Bài 59: RẦY NÂU
Có thể bạn quan tâm
Bài 59: RẦY NÂU
(Tên khoa học: Nilaparvata lugens Stal)
Thuộc Họ: Delphacidae Bộ: Homoptera
Đặc điểm hình thái:
- Trứng rầy nâu có dạng ”quả chuối tiêu”, mới đẻ trong suốt, gần nở chuyển màu vàng và có hai điểm mắt đỏ. Trứng rầy nâu đẻ thành từng ổ từ 5-12 quả nằm sát nhau theo kiểu ”úp thìa”, đầu nhỏ quay vào trong, đầu to quay ra ngoài biểu bì ngoài của bẹ lá.
- Rầy non rất linh hoạt, mới nở có màu xám trắng, tuổi 2-3 trở lên có màu nâu vàng, trong điều kiện mật độ cao có màu nâu sẫm.
- Con trưởng thành có màu nâu tối, con đực nhỏ hơn con cái. Có 2 dạng rầy trưởng thành: loại cánh dài và loại cánh ngắn.
Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:
Vòng đời của sâu gai từ 25-30 ngày và thay đổi theo mùa.
+ Thời gian trứng: 5-14 ngày.
+ Thời gian rầy non: 12-32 ngày.
+ Thời gian rầy trưởng thành: 3-20 ngày.
Rầy cái trưởng thành có thể đẻ 150-250 trứng và có tính hướng sáng mạnh. Con trưởng thành và rầy non đều hút nhựa cây từ dảnh và lá lúa. Rầy nâu xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Rầy nâu phát sinh với mật độ cao và gây hại nặng vào giai đoạn trước lúc lúa trỗ bông, ngậm sữa và bắt đầu chín. Nếu chỉ đơn thuần rầy gây hại không là môi giới truyền bệnh thì đánh giá mức gây hại của rầy nâu là không lớn nhưng cách phòng trừ loại rầy này lại tương đối khó.
Rầy nâu có phản ứng kháng, nhiễm với các giống lúa rất rõ, nó có khả năng hình thành các nòi sinh học (Biotype) mới khi có sức ép chọn lọc của môi trường đủ lớn. Rầy có khả năng di cư đám đông rất xa và kháng thuốc cao.
Rầy nâu còn có tác hại chủ yếu là truyền lan các loại virut. Nguy hiểm hơn cả là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa. Bệnh này làm cho lá chuyển màu vàng nhạt hoặc vàng da cam và cây lúa không phát triển được, cằn cọc. Thiệt hại của loại bệnh này là rất nghiêm trọng.
Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ. Ở Miền Nam rầy có thể gây hại liên tục các vụ lúa, còn ở phía Bắc cháy rầy thường sảy ra vào tháng 5 (vụ xuân) và cuối tháng 9 đầu tháng 10 (vụ mùa).
Rầy nâu trưởng thành cánh ngắn
Rầy nâu trưởng thành cánh dài
Trứng rầy nâu
Rầy con (ấu trùng)
Ruộng lúa bị dịch rầy nâu
Phòng trừ:
Phòng trừ bằng cách:
● Sử dụng các giống lúa kháng rầy.
● Cấy lúa với mật độ vừa phải, bón phân cân đối NPK Có thể thả vịt vào ruộng lúa để diệt rầy.
● Khi mật độ rầy cám trên 18 con/khóm cần phun thuốc diệt rầy. Dùng các loại thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt côn trùng nội hấp rất hữu hiệu. Có thể sử dụng các loại thuốc sau: Bassa 50EC, Regent 800WP, Trebon 20ND, Mipcin 20WP, Actara 25WG...
Từ khóa » đặc điểm Của Rầy Nâu Nhỏ Hại Lúa
-
Một Số đặc điểm Chính Nhận Dạng Các Loại Rầy Trên đồng Ruộng
-
Chủ động Phòng Trừ Rầy Nâu Hại Lúa Cuối Vụ Đông Xuân 2020- 2021
-
Rầy Nâu, Biện Pháp Phòng Trừ Và Thuốc đặc Trị Hiệu Quả - .vn
-
Rầy Nâu Là Gì? Top 3 Cách Phòng Trừ Rầy Nâu Hại Lúa Cuối Mùa Vụ
-
Cách Phòng Trừ Rầy Nâu Hại Lúa
-
Phòng Trừ Rầy Gây Hại Lúa Mùa - Ban Dân Vận Tỉnh Hưng Yên
-
Rầy Nâu
-
RẦY NÂU LÀ ĐỐI TƯỢNG CẦN ĐẶC BIỆT QUAN TÂM Ở THỜI ...
-
Phòng Trừ Rầy Nâu Hại Lúa Xuân - BaoHaiDuong - Báo Hải Dương
-
Rầy Nâu, Rầy Lưng Trắng Hại Lúa Và Biện Pháp Quản Lý
-
Phòng Trừ Rầy Nâu Hại Lúa, Bài Học Kinh Nghiệm Từ Vụ Đông Xuân ...
-
KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ RẦY NÂU, RẦY LƯNG TRẮNG TRONG ...
-
Phòng Trừ Rầy Nâu Hại Lúa - Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Thái Bình