Bài 6: Bản Vẽ Các Khối Tròn Xoay

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Thư Viện Giáo Án Điện Tử

Trang ChủCông NghệCông Nghệ 8Phần một - Vẽ kĩ thuậtCHƯƠNG I - BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌCBài 6. Bản vẽ các khối tròn xoay Bài 6: Bản vẽ các khối tròn xoay

I/ MỤC TIÊU: Sau bài này giáo viên (GV) phải làm cho học sinh(HS):

1. Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp: hình trụ, hình nón, hình cầu.

2. Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình trụ, hình nón,hình cầu.

3. Rèn luyện kỹ năng vẽ các thể và các hình chiếu.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- Tranh vẽ các hình của bài 6 SGK.

- Mô hình các khối tròn xoay: hình trụ, hình nón, hình cầu.

- Các vật mẫu: vỏ hộp sữa, cái nón, quả bóng .

 III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số.

2. Kiểm tra bài cũ:( 6ph)

a.Thế nào là khối đa diện? Hãy vẽ 3 hình chiếu của hình lăng trụ tam giác đều? Biểu diễn các kích thước trên 3 hình chiếu đo ?

 

doc 17 trang Người đăng giaoan Lượt xem 8174Lượt tải 1 Download Bạn đang xem tài liệu "Bài 6: Bản vẽ các khối tròn xoay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên cầu. Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình trụ, hình nón,hình cầu. Rèn luyện kỹ năng vẽ các thể và các hình chiếu. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - Tranh vẽ các hình của bài 6 SGK. Mô hình các khối tròn xoay: hình trụ, hình nón, hình cầu. Các vật mẫu: vỏ hộp sữa, cái nón, quả bóng. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số. Kiểm tra bài cũ:( 6ph) a.Thế nào là khối đa diện? Hãy vẽ 3 hình chiếu của hình lăng trụ tam giác đều? Biểu diễn các kích thước trên 3 hình chiếu đo ? 3. Bài mới: t.g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức 4 ph 5 ph 10ph 15ph 3 ph Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường dùng các đồ vật có hình dạng tròn xoay khác nhau như: bát, đĩa, chai, lọ Hỏi: Vậy các đồ vật đó được làm ra như thế nào ? -Vậy các khối tròn xoay là khối hình học được tạo thành khi quay 1 hình phẳng quanh 1 đường cố định của hình. Để nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Tìm hiểu khối tròn xoay -GV cho HS quan sát tranh và mô hình các khối tròn xoay, đặt câu hỏi: Hỏi: Các khối tròn xoay này có tên gọi là gì ? Chúng được tạo thành như thế nào ? Hỏi: Vậy khối tròn xoay được tạo thành như thế nào ? Hỏi: Em hãy kể tên 1 số vật thể có dạng các khối tròn xoay mà em biết ? Hoạt động 3: Tìm hiểu hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu 1. Hình trụ -GV cho HS quan sát mô hình hình trụ ( đặt đáy hình trụ song song với mp chiếu bằng) và chỉ rõ các phương chiếu vuông góc, đặt câu hỏi: Hỏi: Em hãy nêu tên gọi các hình chiếu ? Mỗi hình chiếu có hình dạng như thế nào ? Hỏi: Mỗi hình chiếu thể hiện những kích thước nào của hình trụ ? -GV lần lược vẽ các hình chiếu của hình trụ lên bảng 2.Hình nón và hình cầu: -GV hướng dẫn HS tìm hiểu hình chiếu của hình nón và hình cầu tương tự như hình trụ. -GV lần lượt vẽ các hình chiếu lên bảng. Hỏi: Để xác định khối tròn xoay cần có các kích thước nào ? Hỏi: Để biểu diễn khối tròn xoay cần mấy hình chiếu và gồm những hình chiếu nào ? Hoạt động 4: Tổng kết -GV yêu cầu 1 vài HS đọc phần ghi nhớ . - GV trả bài tập thực hành 5 của HS, GV nhận xét đánh giá kết quả và nêu những điểm cần lưu ý -HS thảo luận cùng nêu các cách làm bát đĩa. -HS quan sát và trả lời: +Hình trụ được tạo thành khi quay hình CN quanh 1 cạnh cố định. +Hình nón: quay hình tam giác vuông 1vòng quanh 1 cạnh góc vuông cố định. +Hình cầu: quay 1 nữa hình tròn 1vòng quanh đường kính cố định. -HS: khối tròn xoay được tạo thành khi quay 1 hình phẳng quanh 1 đường cố định của hình. -HS: cái nón, quả bóng . -HS: quan sát trả lời : +HC đứng có dạng hình CN, thể hiện chiều cao và đường kính đáy. +HC bằng là những đường tròn đáy, thể hiện đường kính đáy. +HC cạnh giống HC đứng -HS quan sát và trả lời các câu hỏi hướng dẫn của GV bằng cách điền vào bảng 6.2,6.3 -HS trả lời: cần biết chiều cao và đường kính đáy. -HS trả lời: để biểu diễn khối tròn xoay thường dùng 2 HC: 1HC thể hiện mặt bên và chiều cao, 1HC thể hiện hình dạng và đường kính đáy. - HS đọc và ghi phần ghi nhớ vào vở. I. Khối tròn xoay: -Khối tròn xoay được tạo thành khi quay một hình phẳng quanh 1 đường cố định (trục quay) của hình. II. Hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu: 1. Hình trụ 2.Hình nón: 3. Hình cầu: 4.Hướng dẫn về nhà: - Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. - Đọc và chuẩn bị trước bài thực hành 7 SGK. (2ph) 5.Rút kinh nghiệm . Tuần 3 Người Soạn : CAO THANH TUẤN Tiết 6 Ngày soạn : 4/9/2010 Ngày dạy : 6/9/2010 BÀI 7 : BÀI TẬP THỰC HÀNH ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY I/ MỤC TIÊU: Sau bài này giáo viên (GV) phải làm cho học sinh(HS): 1.Đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng khối tròn xoay. 2.Phát huy trí tưởng tượng không gian. 3.Rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ các vật thể đơn giản. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - GV: mô hình các vật thể hình 7.2 SGK. - HS: Thước kẻ, êke, compa, giấy vẽ A4,bút chì, tẩy, giấy nháp . III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: t.g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức 2 ph 3 ph 3 ph 10ph 3 ph Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Để rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ các vật thể đơn giản có dạng các khối tròn xoay, nhằm phát huy trí tưởng tượng không gian, hôm nay chúng ta sẽ học bài “ đọc bản vẽ các khối tròn xoay” Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và trình tự tiến hành -GV nêu mục tiêu của bài, trình bày nội dung của bài thực hành gồm 2 phần: +Trả lời các câu hỏi bằng phương pháp lựa chọn câu trả lời đúngvà đánh dấu (x) vào bảng7.1 SGK để chỉ rõ sự tương quan giữa các bản vẽ và các vật thể. +Phân tích hình dạng vật thể bằng cách đánh dấu (x) vào bảng 7.2 SGK, vẽ 3 hình chiếu của 1 trong 4 vật thể . -GV giới thiệu trình tự tiến hành như SGK. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách trình bày bài làm (Báo cáo thực hành) -GV nêu cách trình bày bài làm, có trình bày bằng hình vẽ minh hoạ trên bảng. +yêu cầu HS trình bày bài làm trên khổ giấy A4, phần khung tên được vẽ ở góc dưới bên phải của bản vẽ. +Bảng 7.1 và 7.2 bố trí phía trên bên trái, 3 hình chiếu bố trí phía trên bên phải của bản vẽ. Hoạt động 4: Tổ chức thực hành -GV theo dõi cách kẻ khung và ghi các nội dung trong khung tên của HS, sửa chữa những nội dung chưa đúng. -GV theo dõi cách vẽ 3 hình chiếu của HS, uốn nắn quá trình thực hiện của HS như cách vẽ đường nét, vị trí các hình chiếu, cách vẽ các hình chiếu.. Hoạt động 5: Tổng kết và đánh giá bài thực hành -GV nhận xét giờ làm bài thực hành của HS: +Sự chuẩn bị của HS. +Cách thực hiện qui trình. +Thái độ học tập. -GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học -GV thu bài về chấm, giờ tới trả bài và đánh giá kết quả -HS quan sát hình 7.1, 7.2 SGK -HS đọc các bước tiến hành ở SGK -HS quan sát và chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành. -HS tiến hành kẻ khung bản vẽ , khung tên và ghi các nội dung trong khung tên. -HS kẻ bảng 7.1 và 7.2 đánh dấu (x) ô thích hợp. -HS vẽ 3 hình chiếu của 1 vật thể lên bản vẽ -HS tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học. I. Nội dung : -Trả lời các câu hỏi bằng cách lựa chọn và đánh dấu (x) vào bảng 7.1 để chỉ sự tương ứng giữa các bản vẽ và các vật thể. -Phân tích hình dạng vật thể bằng cách lựa chọn và đánh dấu (x) vào bảng 7.2 -Vẽ lại hình chiếu của 1 trong 4 vật thể trên bản vẽ KT II. Mẫu báo cáo thực hành: -Bài thực hành trình bày trên giấy A4 MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH Vật thể Bản vẽ A B C D 1 x 2 x 3 x 4 x Vị trí 3 hình chiếu Vật thể Khối hình học A B C D Hình trụ x x Hình nón cụt x x Hình hộp x x x x H. chỏm cầu x Khung tên 4.Hướng dẫn về nhà : - Đọc trước bài 8 SGK. - Có thể làm mô hình các vật thể bằng vật liệu mềm. 5.Rút kinh nghiệm: . Tuần 4 NGƯỜI SOẠN: CAO THANH TUẤN Tiết 7 Ngày Soạn : 10/9/2010 Ngày Dạy : 11/9/2010 CHƯƠNG II: BẢN VẼ KĨ THUẬT BÀI 8 : KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ KĨ THUẬT – HÌNH CẮT I/ MỤC TIÊU: Sau bài này giáo viên (GV) phải làm cho học sinh (HS): Biết được một số khái niệm về bản vẽ kĩ thuật, nội dung và phân loại bản vẽ kĩ thuật. Từ quan sát mô hình và hình vẽ của ống lót, hiểu được hình cắt được vẽ như thế nào và hình cắt này được dùng để làm gì? Biết được khái niệm và công dụng của hình cắt. Rèn luyện trí tưởng tượng không gian của HS. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: * GV chuẩn bị: - Các tranh vẽ hình bài 8 SGK Vật mẫu: quả cam và mô hình ống lót được cắt làm hai; tấm nhựa trong dùng làm mặt phẳng cắt. *HS đọc trước bài mới. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định lớp : kiểm tra sỉ số. Kiểm tra bài cũ: (5ph) HS1: Bản vẽ KT có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống ? Cho ví dụ về việc sử dụng bản vẽ KT trong sản xuất và đời sống ? Bài mới: t.g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức 5 ph 10ph 15ph 8 ph Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới -HS đã biết vai trò của bản vẽ KT trong SX và đời sống: các sản phẩm từ nhỏ đến lớn do con người tạo ra đều gắn liền với bản vẽ KT. O Vậy bản vẽ KT trình bày những nội dung gì ? -GV : Để biết được một số khái niệm về bản vẽ KT, hiểu được khái niệm và công dụng của hình cắt, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về bản vẽ kĩ thuật O Bản vẽ KT có vai trò rất quan trọng trong SX và đời sống; theo các em trên bản vẽ KT trình bày những nội dung gì ? -GV có thể đặt câu hỏi gợi ý thêm để HS tìm hiểu về nội dung của bản vẽ KT. -GV thông báo: trên bản vẽ KT người thiết kế phải thể hiện được hình dạng, kết cấu, kích thước và những yêu cầu khác để xác định sản phẩm. Người công nhân phải căn cứ vào bản vẽ KT để chế tạo sản phẩm, do đó các nội dung trên bản vẽ KT phải được trình bày theo 1 qui tắc thống nhất. O Bản vẽ KT được sử dụng trong các lĩnh vực KT nào? -GV : mỗi lĩnh vực đều phải có trang bị máy móc, thiết bị và cơ sở hạ tầng, do đó bản vẽ KT được chia thành 2 loại lớn: bản vẽ cơ khí và bản vẽ xây dựng. O Bản vẽ KT được thực hiện bằng cách nào ? Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm hình cắt O Khi học về động vật, thực vật. Muốn thấy rõ cấu tạo bên trong của hoa, quả, các bộ phận của cơ thể, người ta làm như thế nào ? -GV nhấn mạnh: Để diễn tả các kết cấu bên trong bị che khuất của vật thể ( lỗ, rãnh của chi tiết máy)trên bản vẽ KT cần phải dùng phương pháp cắt. -GV trình bày quá trình vẽ hình cắt thông qua vật mẫu ống lót bị cắt đôi và hình 8.2 SGK O Hình cắt được vẽ như thế nào? Và dùng để làm gì ? -GV kết luận: + Hìnhcắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt khi giả sử cắt vật thể bằng mp cắt tưởng tượng. + Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. Hoạt động 4: Tổng kết -GV yêu cầu 1 vài HS đọc phần ghi nhớ ở SGK -GV trả bài tập thực hành 7, nhận xét đánh giá kết quả, nêu các điểm cần chú ý. -HS suy nghĩ về tình huống của bài -HS trả lời: trên bản vẽ KT trình bày các nội dung: hình vẽ, kích thước, tỉ lệ, tên gọi. - HS tìm hiểu ở SGK đưa ra khái niệm về bản vẽ KT - HS kể tên 1 số lĩnh vực sử dụng bản vẽ KT đã được học ở bài 1: cơ khí, điện lực,kiến trúc, nông nghiệp, quân sự, xây dựng, giao thông. - HS: vẽ bằng tay, dụng cụ vẽ, máy vi tính -HS trả lời: phải cắt vật thể ra để quan sát - HS theo dõi cách vẽ hình cắt, quan sát mô hình và hình 8.2 SGK - HS trình bày cách vẽ hình cắt và công dụng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. -HS đọc phần ghi nhớ SGK I/ Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật - Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo qui tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ - Bản vẽ kĩ thuật được chia thành 2 loại lớn: + Bản vẽ cơ khí: thuộc lĩnh vực chế tạo máy và thiết bị. + Bản vẽ xây dựng: thuộc lĩnh vực xây dưng các công trình kiến trúc II/ Khái niệm hình cắt - Hình cắt là hình biểu diễn vật thể ở sau mặt phẳng cắt khi giả sử cắt vật thể bằng mp cắt tưởng tượng - Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. + Phần vật thể bị mp cắt cắt qua được kẻ gạch gạch. 4. Hướng dẫn về nhà:( 2ph) Trả lời các câu hỏi ở SGK. Đọc trước bài 9 bài 11 5. Rút kinh nghiệm: . Tuần 4 NGƯỜI SOẠN: CAO THANH TUẤN. Tiết 8 Ngày Soạn :20/9/2010 Ngày Dạy :22/9/2010 BÀI 9 : BẢN VẼ CHI TIẾT I/ MỤC TIÊU: Sau bài này giáo viên (GV) phải làm cho học sinh(HS): Biết được nội dung của bản vẽ chi tiết. Biết cách đọc bản vẽ chi tiết đơn giản. Rèn luyện kỹ năng đọc bản bẽ kĩ thuật nói chung và bản vẽ chi tiết nói riêng. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: * GV chuẩn bị: - Sơ đồ hình 9.2 SGK, bản vẽ ống lót hình 9.1 SGK Vật mẫu: Ống lót hoặc mô hình ống lót. *HS đọc trước bài mới. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số. Kiểm tra bài cũ: ( 5ph ) HS1: Thế nào là bản vẽ KT? Cách phân loại bản vẽ KT ? HS2: Thếnào là hình cắt? Hình cắt dùng để làm gì ? Trình bày cách vẽ hình cắt của một vật ? Bài mới: t.g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức 2 ph 5 ph 8 ph 2 ph Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới -Mỗi một sản phẩm, một cổ máy thương bao gồm nhiều chi tiết máy có chức năng khác nhau lắp ghép lại tạo thành.Vậy khi chế tạo một chi tiết phải căn cứ vào bản vẽ chi tiết. O Vậy bản vẽ chi tiết là bản vẽ như thế nào? trình bày những nội dung gì? -GV : Để biết được thế nào là bản vẽ chi tiết và cách đọc những bản vẽ chi tiết đơn giản, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bản vẽ chi tiết -GV cho HS quan sát bản vẽ chi tiết ống lót O yêu cầu HS cho biết trên bản vẽ này trình bày những nội dung gì? -GV thông báo: hình cắt và hình chiếu được gọi chung là các hình biểu diễn. Sau đó thống nhất 4 nội dung của bản vẽ chi tiết O Các hình biểu diễn cho ta biết điều gì? O Các con số kích thước có tác dụng gì? O Các yêu cầu kỹ thuật nhằm mục đích gì? O Khung tên gồm những nội dung nào? -GV vẽ sơ đồ và ghi tóm tắt các nội dung của bản vẽ chi tiết. O Vậy bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đọc bản vẽ chi tiết O Theo các em khi đọc bản vẽ chi tiết ta đọc theo trình tự nào?đọc nội dung nào trước? Vì sao? -GV giới thiệu trình tự đọc bản vẽ chi tiết ống lót như SGK O Khi đọc phần khung tên ta cần nắm được những nội dung gì? Ví dụ đọc bản vẽ ống lót? O Đọc hình biểu diễn cần phải xác định điều gì? O Đọc kích thước cần phải xác định những kích thước nào? O Đọc yêu cầu kỹ thuật cần phải xác định điều gì? O Phần tổng hợp yêu cầu ta phải làm gì? Hoạt động 4: Tổng kết O Bản vẽ chi tiết gồm những nội dung nào? O Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết? -GV gọi một vài HS đọc phần ghi nhớ SGK. -HS suy nghĩ về tình huống của bài -HS quan sát và trả lời: trên bản vẽ chi tiết trình bày các nội dung: hình chiếu,hình cắt, kích thước, yêu cầu KT, khung tên. - HS: giúp ta biết được hình dạng bên trong, bên ngoài của vật thể. -HS: cho ta biết độ lớn của sản phẩm -HS: làm cho sản phẩm đẹp hơn và bền hơn. -HS: gồm tên sản phẩm, vật liệu, tỉ lệ. -HS: Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết. -HS thảo luận nhóm và tìm hiểu ở SGK, nêu lên trình tự đọc: khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu KT -Đọc phần khung tên phải biết được tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ bản vẽ. -Đọc hình biểu diễn phải xác định được tên gọi của hình chiếu, vị trí hình cắt. -Đọc kích thước phải xác định kích thước chung của chi tiết và kích thước các phần của chi tiết. -Đọc yêu cầu KT phải biết được bản vẽ yêu cầu về KT nào; VD: xử lí bề mặt, hay gia công -Phần tổng hợp yêu cầu HS mô tả hình dạng cấu tạo của chi tiết, công dụng của chi tiết. -HS vân dụng đọc bản vẽ ống lót. -HS trả lời các câu hỏi cung cố của GV -HS đọc phần ghi nhớ SGK I/ Nội dung bản vẽ chi tiết : Gồm a.Hình biểu diễn: gồm hình cắt, hình chiếu diễn tả hình dạng của chi tiết. b.Kích thước: gồm tất cảc các kích thước cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra chi tiết. c.Yêu cầu kĩ thuật: gồm các chỉ dẫn về công nghệ, nhiệt luyện thể hiện chất lượng của chi tiết. d.Khung tên: gồm tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ bản vẽ II/ Đọc bản vẽ chi tiết a.Đọc khung tên: tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ b.Đọc hình biểu diễn: xác định tên gọi hình chiếu, vị trí hình cắt. c.Đọc kích thước: Xác định kích thước chung của chi tiết, kích thước các phần của chi tiết. d.Đọc yêu cầu KT: xác định bản vẽ yêu cầu về gia công, xử lí bề mặt hay nhiệt luyện e.Tổng hợp: mô tả hình dạng kết cấu của chi tiết, công dụng của chi tiết. 4.Hướng dẫn về nhà: - Trả lời các câu hỏi trong SGK. 5.Rút kinh nghiệm: . Tuần 5 NGƯỜI SOẠN: CAO THANH TUẤN Tiết 9 Ngày soạn : 24/9/2010 Ngày dạy : 25/9/2010 . BÀI 10: Bài tập thực hành ĐỌCBẢN VẼ CHI TIẾT ĐƠN GIẢN CÓ HÌNH CẮT I/ MỤC TIÊU: Sau bài này giáo viên (GV) phải làm cho học sinh(HS): Đọc được bản vẽ vòng đai có hình cắt. Hình thành kỹ năng đọc bản vẽ chi tiết có hình cắt. Hình thành tác phong làm việc theo qui trình. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: * GV chuẩn bị: - Bản vẽ chi tiết vòng đai Vật mẫu: vòng đai hoặc mô hình vòng đai. *HS chuẩn bị dụng cụ : thước kẻ, compa,giấy vẽ khổ A4, bút chì, tẩy, giấy nháp, SGK, vở bài tập. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số. Kiểm tra bài cũ: Bài mới: t.g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức 2 ph 2 ph 2 ph 10ph 4 ph Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, các kích thước và các thông tin cần thiết để xác định chi tiết máy. Để nâng cao kỹ năng đọc bản vẽ chi tiết có hình cắt, từ đó hình thành tác phong làm việc theo qui trình kĩ thuật, chúng ta cùng làm bài thực hành hôm nay. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và trình tự tiến hành -GV nêu mục tiêu của bài, gọi một HS đọc nội dung bài thực hành: Đọc bản vẽ chi tiết vòng đai (h 10.1sgk) và ghi các nội dung cần hiểu vào bảng 9.1 ở bài 9 SGK -GV giới thiệu trình tự tiến hành như SGK. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách trình bày bài làm (Báo cáo thực hành) -GV nêu cách trình bày bài làm theo mẫu bảng 9.1 SGK. Hoạt động 4: Tổ chức thực hành -GV kiểm tra việc chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành của HS -GV yêu cầu HS làm bài thực hành theo sự hướng dẫn của GV Hoạt động 5: Tổng kết và đánh giá bài thực hành -GV nhận xét giờ làm bài thực hành của HS: +Sự chuẩn bị của HS. +Cách thực hiện qui trình. +Thái độ học tập. -GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học -GV thu bài về chấm, giờ tới trả bài và đánh giá kết qua -HS quan sát hình 9.1 SGK, tìm hiểu nội dung và trình tự tiến hành trong sgk -HS tìm hiểu mẫu bảng 9.1 bài 9 SGK -HS chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành. -HS hoàn thành bài thực hành dưới sự hướng dẫn của GV -HS tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học. I. Nội dung : - Đọc bản vẽ chi tiết vòng đai và ghi các nội dung cần hiểu vào mẫu như bảng 9.1 SGK MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH: Trình tự đọc Nội dung cần hiểu Bản vẽ vòng đai 1. Khung tên - Tên gọi chi tiết: - Vật liệu: - Tỉ lệ: - Vòng đai - Thép - 1: 2 2. Hình biểu diễn - Tên gọi hình chiếu - Vị trí hình cắt - Hình chiếu bằng - Hình cắt ở hình chiếu đứng 3. Kích thước - Kích thước chung của chi tiết - Kích thước các phần của chi tiết - 140, 50, R39 - Bán kính trong: R25, chiều dày 10, đường kính lỗ: f 12, khoảng cách 2 lỗ : 110. 4. Yêu cầu K ĩ Thuật - Làm sạch: - Xử lí bề mặt: - Làm tù cạnh - Mạ kẽm 5. Tổng hợp - Mô tả hình dạng kết cấu - Công dụng của chi tiết - Phần giữa chi tiết là nữa ống hình trụ, 2 bên là hình hộp chữ nhật có lỗ tròn - Dùng để ghép nối chi tiết hình trụ và các chi tiết khác Rút kinh nghiệm: Tuần 4. Người Soạn :CAO THANH TUẤN Tiết 8 Ngày soạn : 20/9/2010 Ngày dạy : 22/9/2010 BÀI 11: BIỂU DIỄN REN I/ MỤC TIÊU: Sau bài này giáo viên (GV) phải làm cho học sinh(HS): Nhận dạng được ren trên bản vẽ chi tiết. Biết đươc qui ước về ren. Rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ chi tiết có ren. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: * GV chuẩn bị: - Tranh vẽ các hình của bài 11 SGK Vật mẫu: Đinh tán, bóng đèn đui xoáy, lọ mực; mô hình các loại ren bằng kim loại, bằng gỗ hay bằng chất dẻo. *HS đọc trước bài mới. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số. Kiểm tra bài cũ: Bài mới: t.g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức 2 ph 5 ph 10 ph 3 ph Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới Các hình biểu diễn của chi tiết được vẽ bằng phép chiếu vuông góc, song đối với các chi tiết hoặc kết cấu của chi tiết có hình dạng phức tạp như ren, lò xo, mối hàn thì được vẽ theo qui ước đơn giản. Hôm nay chung ta cùng tìm hiểu về các qui ước đó. Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết có ren O yêu cầu HS kể tên một số chi tiết có ren thường thấy? O Công dụng của ren trên các chi tiết đó là gì? -GV thông báo: ngoài ra ren còn dùng để truyền lực, như trục êtô, trục bàn ép Hoạt động 3: Tìm hiểu qui ước vẽ ren -GV thông báo: vì kết câu ren có các mặt xoắn ốc phức tạp, do đó nếu vẽ đúng như thật thì mất nhiều thời gian, nên ren được vẽ theo cùng một qui ước đơn giản. a/ Ren ngoài: ( ren trục ) -GV : ren ngoài được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết. -GV cho HS quan sát vật mẫu và h.11.2 SGK O Yêu cầu HS chỉ rõ đường chân ren, đỉnh ren, đường giới hạn, đường kính ngoài, đường kính trong . O Yêu cầu HS đối chiếu với các hình vẽ ren theo qui ước h.11.3 SGK trả lới câu hỏi bằng cách điền cụm từ thích hợp vào các mệnh đề. b/ Ren trong( ren lỗ ) Phương pháp dạy tương tự như ren ngoài. -GV cho HS quan sát vật mẫu h. 11.4SGK, đối chiếu h.11.5 SGK, yêu cấu HS điền các cụm từ thích hợp vào các mệnh đề. c/ Ren bị che khuất: O Khi vẽ hình chiếu thì các cạnh khuất, đường bao khuất được vẽ bằng nét gì ? -GV kết luận: vậy khi vẽ ren bị che khuất thì các đường đỉnh ren, chân ren, giới hạn được vẽ bằng nét đứt. -GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về qui ước vẽ ren trong 2 trường hợp ren khuất, ren thấy. Hoạt động 4: Tổng kết -GV yêu cầu một vài HS đọc phần ghi nhớ SGK -HS vận dụng kiến thức thực tế và quan sát hình 11 SGK trả lời câu hỏi -HS trả lời: ren dùng để lắp ghép các chi tiết với nhau -HS quan sát mô hình, hình vẽ SGK và trả lời câu hỏi -HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Đường đỉnh ren: nét liền đậm. + Đường chân ren: nét liền mảnh. +Đường giới hạn: nét liền đậm. + Vòng tròn đỉnh ren: nét liền đậm. +3/4 vòng chân ren: nét liền mảnh -HS ghi vở các qui ước vẽ ren. -HS quan sát, đối chiếu và điền các cụm từ thích hợp vào các mệnh đề -HS trả lời: được vẽ bằng nét đứt -HS quan sát h.11.6 SGK -HS rút ra kết luận như phần ghi nhớ SGK -HS đọc phần ghi nhớ SGK I/ Chi tiết có ren: - Ren là kết cấu được dùng rộng rãi trong kĩ thuật và đời sống. - Ren dùng để lắp ghép các chi tiết với nhau như bulông, đai ốc, vít hay dùng để truyền lực như trục êtô, bàn ép II/ Qui ước vẽ ren 1. Ren ngoài: - Đường đỉnh ren vẽ nét liền đậm. - Đường chân ren vẽ nét liền mãnh. - Đường giới hạn ren vẽ nét liền đậm. - Vòng đỉnh ren vẽ nét liền đậm. - ¾ vòng chân ren vẽ nét liền mãnh 2. Ren trong: - Đường đỉnh ren vẽ nét liền đậm. - Đường chân ren vẽ nét liền mãnh. - Đường giới hạn vẽ nét liền đậm. - Vòng đỉnh ren vẽ nét liền đậm. - ¾ vòng chân ren vẽ nét liền mãnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Bản vẽ các khối tròn xoay (5).doc
Tài liệu liên quan
  • Tiết 34, Bài 32: Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống - Trường THCS số 1 Gia Phú

    Lượt xem 3589 Lượt tải 4

  • Giáo án Công nghệ 8 - Bài 27 - Mối ghép động

    Lượt xem 1290 Lượt tải 0

  • Bài 36: Vật liệu kỹ thuật điện

    Lượt xem 6749 Lượt tải 5

  • Tiết 30, Bài 30: Biến đổi chuyển động - Huỳnh Công Bình

    Lượt xem 1873 Lượt tải 1

  • Tiết 10, Bài 12: Thực hành Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren - Năm học 2012-2013

    Lượt xem 25626 Lượt tải 1

  • An toàn điện (Tuần 18)

    Lượt xem 2858 Lượt tải 3

  • Giáo án Nghề điện dân dụng 8 cả năm - GV Hoàng Nam Hiến

    Lượt xem 1226 Lượt tải 2

  • Tiết 1, Bài 1: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống - Phạm Thị Diệu

    Lượt xem 1800 Lượt tải 1

  • Tiết 38+39, Bài 41+42+43: Đồ dùng điện - Nhiệt: Bàn là điện - Bếp điện - Nồi cơm điện

    Lượt xem 7462 Lượt tải 2

  • Tiết 37, Bài 39: Đèn huỳnh quang

    Lượt xem 4990 Lượt tải 1

Copyright © 2024 ThuVienGiaoAn.com - Tổng hợp thủ thuật word, excel hay, Top sáng kiến kinh nghiệm, Thư viện đề thi và kiểm tra

Facebook Twitter

Từ khóa » đai ốc 6 Cạnh Có Phải Khối Tròn Xoay