Bài 6: Đọc Hiệu điện Thế Của Một Nguồn điện Qua Cổng Analog.

Bạn đang tìm kiếm điều gì?

Hãy giúp arduino.vn chia sẻ bài viết để nhiều dự án hay xuất hiện ở đây hơn

Cộng đồng Arduino Việt Nam

Bạn đang ở đây

  • Arduino.vn
  • Chương trình mẫu
  • Level: Beginner - Vỡ lòng
Bài 6: Đọc hiệu điện thế của một nguồn điện qua cổng Analog. Bạn có một DỰ ÁN hay giống thế này? Chia sẻ nhé!

Nội dung chính, cần nắm

Đã bao giờ, bạn từng hỏi bản thân mình làm sao cái đồng hồ điện nó đọc được hiệu điện thế của một nguồn hay chưa? Bạn vẫn thắc mắc nguyên lý và vẫn chưa tìm ra lời giải? Vậy hãy đọc bài này. Chúng ta sẽ tìm cách để đọc tín hiệu từ analog từ đó suy ra giá trị hiệu điện thế của một vị trí xác định. Hiệu điện thế này tối đa chỉ 5V thôi bạn nhé. Nếu muốn đo cao hơn, bạn phải nghiên cứu nhiều hơn nữa!

Phần cứng

  • Arduino Uno
  • 1 biến trở (1 kOhm hoặc 10 kOhm)

Lắp mạch

Bạn chỉ cần lắp chân chính giữa của biến trở vào cổng analog, một chân trong 2 chân còn lại vào cực dương, và chân còn lại vào cực âm.

Chương trình và hướng dẫn

int bientroPin = A2; // Lưu chân biến trở void setup() { //Đối với một chân analog bạn không cần pinMode Serial.begin(9600);//Mở cổng Serial ở mức 9600 } void loop() { int value = analogRead(bientroPin); // Ta sẽ đọc giá trị hiệu điện thế của biến trở // Giá trị được số hóa thành 1 số nguyên có giá trị // trong khoảng từ 0 đến 1023 float volt = value / 1023.0 * 5.0; // Bây giờ ta chỉ cần tính ra giá trị hiệu điện thế // Công thức rất đơn giản. Cứ mỗi một giá trị trong khoảng từ 0-1023 // có giá trị tương đương 5 / 1023 vol. // Vậy nếu có value giá trị thì sẽ có value * 5 / 1023 vol. // Vậy tại sao tôi lại phải ghi là 1023.0 và 5.0? // Bạn cần nhớ rằng, trong ngôn ngữ lập trình Arduino, // kiểu dữ liệu của một giá trị phụ thuộc vào // phép tính cuối cùng của một biểu thức và kiểu dữ liệu của biến. // Vì vậy, ta đã khai báo biến volt có kiểu float // nên các phép tính ta cũng phải thực hiện trên số thực. // Nói như vậy thì chỉ cần viết float volt = val / 1023 * 5.0 // Đúng là như vậy sẽ trả về một giá trị kiểu float. // Nhưng khi ta thực hiện phép tính con val / 1023 thì nó sẽ trả về kiểu int (vì val là int và 1023 cũng vậy) // ==> giá trị nhận được chỉ là 0 hoặc 1 ==> hiệu điện thế đo được là 0 Volt hoặc là 5 Volt. Serial.println(volt);//Xuất ra serial Monitor. Nhấn Ctrl+Shift+M để xem delay(10); }

Cảnh báo

Nếu bạn cấp một nguồn lớn hơn 5v (thực chất là > 5.3Volt) vào chân analog thì mạch Arduino của bạn sẽ hư ngay. Nếu muốn tự xây dựng cho mình một đồng hồ đo điện điện tử thì bạn cần một bài khác trên Arduino.vn. smiley

Lưu ý

Nếu bạn chỉ đơn thuần thực hiện các thao tác trên và upload đoạn code vừa rồi, bạn sẽ đo được một hiệu điến thế từ biến trở được gắn vào nguồn 5V. Nếu bạn gắn vào nguồn 3.3 Vol thì khoảng giá trị cho phép sẽ ngắn hơn (từ 0 đến 1024 * 5 / 3.3). Nếu như một cảm biến hoặc một biến trở như trên chỉ xuất ra đươc một nguồn tối đa < 5V có thể cực nhỏ đến 0.x vol, thì với đoạn code trên bạn sẽ chỉ có vài giá trị trong khoảng đa được. Như vậy thật là hạn chế, đúng không nào?

Phát triển nâng cao

Nhưng, không sao cả, Arduino IDE đã xây dựng một hàm có tên gọi analogReference() để thực hiện những điều trên. Hãy tham khảo hàm ấy để đươc hướng dẫn chi tiết phần phát triển của bài này!

Rate node lên8 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích. Từ khóa: analogbiến trởanalogreferenceserial Chuyên mục: Level: Beginner - Vỡ lòng Bài liên quan
  • Bài 4: Đọc điện áp điều chỉnh bởi biến trở
  • Bài 05: Thay đổi độ sáng của đèn, hay làm mờ nó, có khó không?
  • Giới thiệu Servo SG90 và cách điều khiển bằng biến trở
  • Cách đọc dữ liệu từ quang trở và xây dựng cảm biến ánh sáng
  • Cảm biến nhiệt độ LM35 và cách sử dụng nó trong môi trường Arduino
  • Làm máy đo nhiệt độ cầm tay như thế nào, có khó không?
  • 1 trên 2
  • sau ›
Các dự án được truyền cảm hứng

Select any filter and click on Apply to see results

Các bài viết cùng tác giả Bạn có một DỰ ÁN hay giống thế này? Chia sẻ nhé!

Nếu bạn đã đọc qua Bài 3: Xác định trạng thái của một nút nhấn (button) thì chắc hẳn bạn đã biết cách sử dụng một button. Nhưng đôi khi bạn muốn button của bạn đặc biệt hơn một tí, chẳng hạn như là nhấn vài ba lần thì mới thực hiện chức năng của nó. Để làm được điều này, bạn cần biết được lúc nào button được nhấn và lúc nào button được thả ra, và đếm số lần. Hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn bạn giải quyết vấn đề này.

Rate node lên27 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích. Từ khóa: buttondigitalledbutton stateserial Bạn có một DỰ ÁN hay giống thế này? Chia sẻ nhé!

Rất đơn giản, {} là một cặp dấu ngoặc nhọn, nên một khi bạn đã mở ngoặc thì phải đóng ngoặc lại cho nó!

Nhiệm vụ của nó là cung cấp một cú pháp để gọi những lệnh cho những cấu trúc đặc biệt như (if, while, for,...)

Rate node lên4 thành viên đã đánh giá bài viết này hữu ích.

Cửa cuốn thông minh

Đăng nhập Tên người dùng * Mật khẩu *
  • Tạo tài khoản mới
  • Yêu cầu mật khẩu mới
Đăng nhập bằng Facebook Connect Mã kiểm traVui lòng nhập vào mã kiểm tra ở ô bên cạnh

mã số thuế

 

Thành viên trực tuyến

Hiện đang có 4 người trực tuyến.

  • HaiAutomation97
  • mactanh
  • ngtmanh
  • Trần Quang Thịnh
Thành viên mới
  • Trần Quang Thịnh
  • ngtmanh
  • quoc thaiss
  • mai tiến hưng
  • minh van
  • HUYNHMINHPHAT
  • mactanh
  • tuanshark2k4
Về chúng tôi

Arduino.vn được xây dựng trên nền tảng Drupal 7, phiên bản hiện tại 2.3 tên mã Chia sẻ tình yêu với Arduino.

Đây là trang thông tin phi lợi nhuận ra đời hướng tới cộng đồng trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Tìm hiểu thêm

Lấy tin RSS Đăng kí nhận Lấy tin RSS DMCA.com Protection Status      Creative Commons LicenseNội dung trên trang Arduino.vn được phân phối theo giấy phép Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 International License.Vui lòng ghi rõ nguồn và link về bài gốc nếu bạn tham khảo nội dung từ website này.

Bạn ơi ^_^!

Mục lục

Hãy trở thành thành viên của Cộng đồng Arudino Việt Nam để mở khóa chức năng này.

Mục lục Bạn ơi

Cùng đăng nhập vào Cộng đồng Arduino Việt Nam để mở hết các chức năng của Cộng đồng nhé.

Từ khóa » Cách Sử Dụng Analog Trong Arduino