Bài 6. Môi Trường Nhiệt đới (Địa Lý 7)
Có thể bạn quan tâm
1. Khí hậu – Nằm vị trí khoảng vĩ độ từ 5oB và 5oN ở mỗi bán cầu về 2 đường chí tuyến. – Đặc điểm: + Nóng quanh năm, có thời kì khơ hạn, cng gần chí tuyến thời kì khơ hạn cng di, bin độ nhiệt trong năm càng lớn. Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ Xích đạo về chí tuyến. + Càng gần chí tuyến thì thời kì khô hạn càng kéo dài và biên độ nhiệt trong năm càng lớn.
Hinh 6.1 và 6.2. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Ma-la-can (Xu-đăng) và ở Gia-mê-na (Sát)
2. Các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới – Sông ngòi nhiệt đới có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn. – Đất feralit đỏ vàng của miền nhiệt đới dễ bị xói mòn, rửa trôi nếu không được cây cối che phủ, canh tác không hợp lí. – Cảnh quan rừng thay đổi từ rừng thưa sang đồng cỏ cao (xa van) và cuối cùng là bán hoang mạc. Động vật ở đây khá phong phú gồm nhiều loài. – Vùng nbiệt đới có thể trồng được nhiều loại cây lươmg thực và cây công nghiệp, Đây là một trong những khu vực đông dân của thế giới.
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 20 SGK Địa lý 7) Quan sát các biểu đồ dưới đây (hình 6.1 và 6.2 trang 20 SGK Địa lý 7), nhận xét về sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới.
– Nhiệt độ: Dao động mạnh từ 22oC – 34oC và có hai lần tăng cao trong năm vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 và khoảng tháng 9 đến tháng 10. – Lượng mưa: Chênh lệch nhau từ 0mm đến 250 mm giữa các tháng có mưa và các tháng khô hạn, lượng mưa giảm dần về 2 chí tuyến và số tháng khô hạn cũng tăng lên từ 3 đến 9 tháng.
? (trang 22 SGK Địa lý 7) Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới có đặc điểm: – Nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C; – Có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng); càng gần chí tuyến càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn; – Lượng mưa trung bình năm từ 500 đến 1500 mm; tập trung chủ yếu vào mùa mưa.
? (trang 22 SGK Địa lý 7) Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng? Ở vùng nhiệt đới, khí hậu phân mùa rõ rệt; tại khu vực đồi núi vào mùa mưa, nước mưa thấm xuống các lớp đất đá bên dưới, đến mùa khô nước lại di chuyển lên mang theo ôxít sắt, nhôm, tích tụ dần ở gần mặt đất làm cho đất có màu đỏ vàng.
? (trang 22 SGK Địa lý 7) Tại sao diện tích xa van nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng? Ở khu vực chí tuyến, lượng mưa ít cùng với sự phá rừng của con người đã làm cho đất bị thoái hoá.
? (trang 22 SGK Địa lý 7) Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của vùng nhiệt đới dưới đây (trang 22 SGK Địa lý 7), cho biết biểu đồ nào ở Bắc bán cầu, biểu đồ nào ở Nam bán cầu ? Tại sao?
– Biểu đồ thứ Nhất là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Bắc bán cầu. Biểu đồ thứ Hai là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Nam bán cầu. + Biểu đồ thứ Nhất: Đường nhiệt độ có 2 giá trị cực đại trong năm vào tháng 5 và tháng 10; mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, đây là thời kì mùa hạ của Bắc bán cầu. + Biểu đồ thứ Hai: Có tới 3 tháng nhiệt độ dưới 20°C vào các tháng 6, 7, 8 ; thời kì khô hạn kéo dài tới 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10) ; mưa tập trung vào các tháng từ 11 đến tháng 4, đây là thời kì mùa hạ của Nam bán cầu.
Chia sẻ:
- Thêm
- In
- Telegram
- Chia sẻ trên Tumblr
- Túi
Có liên quan
Từ khóa » Bản đồ địa Lý Lớp 7 Bài 6
-
Giải Tập Bản đồ Địa Lí 7 Bài 6: Môi Trường Nhiệt đới
-
Tập Bản đồ Địa Lý 7 Bài 6: Môi Trường Nhiệt đới
-
GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 7 - BÀI 6: Môi Trường Nhiệt đới
-
Giải Tập Bản Đồ Địa Lí 7 - Bài 6: Môi Trường Nhiệt đới
-
Giải TBĐ địa 7 Bài 6: Môi Trường Nhiệt đới | Giải Tập Bản đồ địa Lí Lớp ...
-
Giải Bài Tập Bản đồ Địa Lí 7 Bài 6: Môi Trường Nhiệt đới (ngắn Nhất)
-
Giải Tập Bản đồ Địa Lí 7 Bài 6: Môi Trường Nhiệt đới
-
Giải Tập Bản đồ Địa Lý 7: Bài 6. Môi Trường Nhiệt đới – TopLoigiai
-
Tải Tập Bản đồ Địa Lý 7 Bài 6: Môi Trường Nhiệt đới - 123doc
-
Bài 6: Môi Trường Nhiệt đới - Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 7 | Đề Thi Việt
-
Top 10 Tập Bản đồ địa Lí 7 Bài 6 2022 - Mua Trâu
-
Giải địa Lí 7 Bài 6: Môi Trường Nhiệt đới - SoanVan.NET
-
Giải Bài Tập Tập Bản đồ Địa Lí 7
-
Địa Lý Lớp 7 Bài 6 – Môi Trường Nhiệt Đới - Trang 20 - 22 - YouTube