Bài 6: Phép Toán, Biểu Thức, Câu Lệnh Gán - Hoc24

BÀI 6. PHÉP TOÁN, BIỂU THỨC, CÂU LỆNH GÁN

1. Phép Toán

- Ngôn ngữ lập trình Pascal sử dụng một số phép toán sau:

  • Với số nguyên: +, -, *, Div, Mod
  • Với số thực: +, -, *, /
  • Các phép toán quan hệ: <, <=, >, >=, <> cho kết quả là một giá trị Logic (true hoặc false).
  • Các phép toán logic: NOT, OR, AND thường dùng để kết hợp nhiều biểu thức quan hệ với nhau.

2. Biểu thức và câu lệnh gán

a. Biểu thức số học

- Biểu thức số học là một dãy các phép toán +, -, *, /, div và mod từ các hằng, biến kiểu số và các hàm.

- Dùng cặp dấu () để quy định trình tự tính toán.

* Thứ tự thực hiện các phép toán:

- Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

- Nhân chia trước, cộng trừ sau

- Giá trị của biểu thức có kiểu là kiểu của biến hoặc hằng có miền giá trị lớn nhất trong biểu thức.

b. Hàm số học chuẩn

- Các ngôn ngữ lập trình thường cung cấp sẵn một số hàm số học để tính một số giá trị thông dụng.

- Cách viết: Tên_hàm (đối số). VD: sqrt(4); sqr(2);

- Kết quả của hàm phụ thuộc vào kiểu của đối số.

- Đối số của hàm là một hay nhiều biểu thức số học đặt trong dấu ngoặc () sau tên hàm.

- Bản thân hàm cũng có thể coi là biểu thức số học và có thể tham gia vào biểu thức như một toán hạng bất kỳ.

* Bảng một số hàm chuẩn số học:

SQR(x)

Trả về x2

SQRT(x)

Trả về căn bậc hai của x (x\(\ge\)0)

ABS(x)

Trả về |x|

SIN(x)

Trả về sin(x) theo radian

COS(x)

Trả về cos(x) theo radian

ARCTAN(x)

Trả về arctang(x) theo radian

LN(x)

Trả về ln(x)

EXP(x)

Trả về ex

TRUNC(x)

Trả về số nguyên gần với x nhất nhưng bé hơn x.

INT(x)

Trả về phần nguyên của x

FRAC(x)

Trả về phần thập phân của x

ROUND(x)

Làm tròn số nguyên x

PRED(n)

Trả về giá trị đứng trước n

SUCC(n)

Trả về giá trị đứng sau n

ODD(n)

Cho giá trị TRUE nếu n là số lẻ.

INC(n)

Tăng n thêm 1 đơn vị (n:=n+1).

DEC(n)

Giảm n đi 1 đơn vị (n:=n-1).

c. Biểu thức quan hệ

* Cấu trúc:

<Biểu thức 1> <phép toán quan hệ> <Biểu thức 2>

- Trong đó: Biểu thức 1 và biểu thức 2 phải cùng kiểu.

* Trình tự thực hiện:

- Tính giá trị biểu thức

- Thực hiện phép toán quan hệ

=> Kết quả của biểu thức logic là True hoặc False.

- Ví dụ: a>b hoặc 2*c<3*a

d. Biểu thức Logic

- Biểu thức Logic đơn giản nhất là hằng hoặc biến Logic.

- Ví dụ:

  • a, b, c là 3 cạnh của tam giác nếu thoã mãn điều kiện: (a+b>c) and (b+c>a) and (c+a>b)

=> Giá trị của biểu thức logic là: true hoặc false

  • not(x>1) thể hiện phát biểu “x không lớn hơn 1”. Biểu thức này tương đương biểu thức quan hệ x<=1

- Ngoài ra còn có các phép toán logic khác như: and, or, ... Ví dụ: biểu thức quan hệ ta viết lại dưới dạng phép toán logic như sau: (x>=4) and (x<=9)

e. Câu lệnh gán

- Lệnh gán là cấu trúc cơ bản nhất của mọi ngôn ngữ lập trình, thường dùng để gán giá trị cho biến.

- Cấu trúc: Tên biến:=biểu thức;

- Trong đó biểu thức phải phù hợp với tên biến, nghĩa là kiểu của tên biến phải cùng với kiểu của biểu thức hoặc phải bao hàm kiểu của biểu thức.

- Hoạt động của lệnh gán: Tính giá trị của biểu thức sau đó ghi giá trị đó vào tên biến.

- Ví dụ:

  • x1:=(- b + sqrt(delta))/(2*a);
  • x2:=(- b - sqrt(delta))/(2*a);
  • x1:=(-b-sqrt(b*b-4*a*c))/(2*a);

* Lưu ý:

- Biến kiểu thực có thể nhận giá trị kiểu nguyên và biến kiểu xâu có thể nhận kiểu kí tự, ngược lại thì không.

Từ khóa » Câu Lệnh Gán Có Dạng