Bài 7: Thực Hiện Nền Kinh Tế Nhiều Thành Phần Và Tăng Cường Vai Trò ...
Có thể bạn quan tâm
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 11 – Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Xem thêm các sách tham khảo liên quan:
- Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 11
- Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 11
Bài 1 trang 64 GDCD 11: Trình bày khái niệm thành phần kinh tế và căn cứ để xác định thành phần kinh tế ở nước ta.
Trả lời:
– Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
– Hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế.
Bài 2 trang 65 GDCD 11: Phân tích tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
Trả lời:
– Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước đây, chưa thể cải biến ngay được
– Đồng thời, trong quá trình xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa lại xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể,… tạo thành cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ.
– Nước ta bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với lực lượng sản xuất thấp kém và nhiều trình độ khác nhau, nên có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất khác nhau.
Bài 3 trang 65 GDCD 11: Thành phần kinh tế nhà nước là gì? Phân tích vai trò của thành phần kinh tế nhà nước. Theo em cần phải làm gì để tăng cường vai trò của thành phần kinh tế nhà nước hiện nay ở nước ta?
Trả lời:
– Thành phần kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.
– Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ các vị trí, các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế.
– Để tăng cường vai trò của thành phần kinh tế nhà nước hiện nay cần tăng cường quỹ dự trữ quốc gia, quỹ bảo hiểm, các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, năng lượng…cần sự quản lí, giám sát chặt chẽ của nhà nước.
Bài 4 trang 65 GDCD 11: Thành phần kinh tế tập thể là gì? Vai trò và mối quan hệ giữa nó với thành phần kinh tế nhà nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
Trả lời:
– Thành phần kinh tế tập thể là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, bao gồm nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt.
– Hợp tác xã là những đơn vị kinh tế được xây dựng dựa trên các nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và có sự giúp đỡ của Nhà nước.
– Thành phần kinh tế tập thể đóng vai trò quan trọng; cùng với thành phần kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế đất nước. Kinh tế tập thể có đoàn kết, vững mạnh sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế chung của đất nước.
Bài 5 trang 65 GDCD 11: Trình bày khái niệm, cơ cấu và vai trò của thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
– Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
– Cơ cấu và vai trò của thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay:
+ Kinh tế cá thể, tiểu chủ: dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và lao động của bản thân người lao động; có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động.
+ Kinh tế tư bản tư nhân: dựa trên chế độ sử hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư bản tư nhân có vai trò giải quyết việc làm cho người lao động, có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Bài 6 trang 65 GDCD 11: Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là gì? Cho ví dụ. Tại sao nói thành phần kinh tế tư bản nhà nước giữ vai trò là “cầu nối” để đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
Trả lời:
– Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước hoặc với tư bản nước ngoài, thông qua các hình thức hợp tác như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh…
– Ví dụ: Hợp tác giữa nước ta với nước ngoài trong kĩ thuật lọc hóa dầu; hợp tác chuyển giao công nghệ nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn sạch của Nhật Bản, hợp tác đánh bắt cá ngừ theo công nghệ Nhật Bản.
– Thành phần kinh tế tư bản nhà nước có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lí, nên có những đóng góp không nhỏ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, còn góp phần nâng cao sức cạnh tranh và kinh doanh có hệu quả của các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay.
Bài 7 trang 65 GDCD 11: Thành phần kinh tế nhà nước khác với thành phần kinh tế tư bản nhà nước về:
a. Hình thức sở hữu.
b. Quan hệ quản lí.
c. Quan hệ phân phối.
d. Tất cả các phương án trên.
Hãy chọn phương án mà em cho là đúng. Vì sao?
Trả lời:
Chọn đáp án D: Tất cả các phương án trên.
Vì:
– Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất
– Kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước hoặc với tư bản nước ngoài, thông qua các hình thức hợp tác như hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh
⇒Hình thức sở hữu khác nhau sẽ quyết định về quan hệ quản lí và quan hệ phân phối sản phẩm.
Bài 8 trang 65 GDCD 11: Theo em, sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, vấn đề tìm kiếm việc làm có gì khác với trước đây khi nền kinh tế nước ta còn tình trạng bao cấp?
Trả lời:
– Nền kinh tế nhiều thành phần mang đến nhiều cơ hội việc làm phong phú hơn đa dạng hơn cho người dân. Mỗi người đều tích cực chủ động tìm kiếm công việc phù hợp cho mình giúp phát huy khả năng của bản thân và nâng cao thu nhập.
Bài 9 trang 65 GDCD 11: Phân tích vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
– Thứ nhất, Nhà nước quản lí các doanh nghiệp kinh tế thuộc thành phần kinh tế hà nước. Nhà nước tham gia giữ vai trò chủ đạo hoặc trực tiếp quản lí các doanh nghiệp này.
– Thứ hai, quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước định hướng, tạo môi trường pháp lí, cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể phát triển kinh doanh…
Bài 10 trang 65 GDCD 11: Tại sao phải tăng cường vai trò và nâng cao hiệu lực quản lí kinh tế của nhà nước? Theo em, muốn tăng cường vai trò và nâng cao hiệu lực quản lí kinh tế của Nhà nước, cần có những giải pháp nào? Tại sao?
Trả lời:
* Sự cần thiết, khách quan phải có vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước :
– Do yêu cầu phải thực hiện vai trò của chủ sở hữu Nhà nước về TLSX (vốn) đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
– Điều tiết, điều hành tạo sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội.
– Đảm bảo đúng mục tiêu XHCN trong xây dựng đất nước: giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh cần có sự quản lý của Nhà nước.
* Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý nền kinh tế Nhà nước:
– Nhà nước quản lí kinh tế bằng pháp luật, chính sách và phương pháp quản lý để tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi, bình đẳng.
– Tăng cường lực lượng vật chất của Nhà nước để điều tiết thị trường: dự trữ quốc gia, trang bị công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ quản lý nền kinh tế và các doanh nghiệp Nhà nước.
– Tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước.
Bài 11 trang 65 GDCD 11: Em có dự định sẽ hoạt động trong thành phần kinh tế nào? Tại sao lại lựa chọn thành phần kinh tế đó?
Trả lời:
Học sinh tự đưa ra định hướng nghề nghiệp của bản thân và giải thích.
Ví dụ:
+ Thành phần kinh tế nhà nước: Bình yên, ổn định, được hỗ trợ
+ Thành phần kinh tế tư nhân: Cạnh tranh, lợi nhuận tính theo năng lực, năng động
+ Sự lựa chọn căn cứ vào nhu cầu cảu bản thân và truyền thống gia đình, dòng họ nên mỗi người một định hướng nghề nghiệp khác nhau.
Bài giải này có hữu ích với bạn không?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1007
Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.
Từ khóa » Ví Dụ Về Tăng Trưởng Kinh Tế Gdcd 11
-
Giải GDCD 11 Bài 1: Công Dân Với Sự Phát Triển Kinh Tế
-
Ví Dụ Về Tăng Trưởng Kinh Tế GDCD 11
-
GDCD 11 Bài 1: Công Dân Với Sự Phát Triển Kinh Tế - HOC247
-
Bài 1: Công Dân Với Sự Phát Triển Kinh Tế
-
Bài 1: Công Dân Với Sự Phát Triển Kinh Tế | GDCD 11 (Trang 4
-
Em Hãy Trình Bày Những Nội Dung Cơ Bản Của Phát Triển Kinh Tế Và ...
-
Lý Thuyết GDCD 11: Bài 1. Công Dân Với Sự Phát Triển Kinh Tế
-
Lý Thuyết GDCD 11: Bài 7: Thực Hiện Nền Kinh Tế Nhiều Thành Phần ...
-
Ví Dụ Về Kinh Tế Tập Thể Gdcd 11
-
Giáo án GDCD 11 Bài 1: Công Dân Với Sự Phát Triển Kinh Tế (tiết 2)
-
BÀI TẬP GDCD LỚP 11 – HỌC KỲ I
-
Giải GDCD 11 Bài 4: Cạnh Tranh Trong Sản Xuất Và Lưu Thông Hàng Hóa
-
Em Hãy Trình Bày Những Nội Dung Cơ Bản Của Phát Triển Kinh Tế
-
Giải SGK GDCD 11 Bài 1: Công Dân Với Sự Phát Triển Kinh Tế