Bài 8: Các Biện Pháp Tu Từ Từ Vựng - SoanBai123

Bài 8: Các biện pháp tu từ từ vựng

Mời mọi người tham khảo thêm tài liệu:

Bài 9: Luyện tập về các biện pháp tu từ từ vựng

Hướng dẫn các biện pháp tu từ từ vựng

I. CỦNG CỐ LÍ THUYẾT

Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm – nói tránh.

1. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Trẻ em như búp trên cành

2. Nhân hoá: là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.

VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.

3. ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự

vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).

5. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…

VD:    Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

6.Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.

VD:

Mênh mông muôn mẫu màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

7. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Bài 8: Các biện pháp tu từ từ vựng

Bài 8: Các biện pháp tu từ từ vựng

VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.

8 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

 II. Luyện tập

Bài tập 1: Phân biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học và ẩn dụ, hoán dụ tu từ học?

Gợi ý: 1.( 1điểm)

– ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học là phép chuyển nghĩa tạo nên nghĩa mới thực sự của từ, các nghĩa này đư­ợc ghi trong từ điển.

– ẩn dụ, hoán dụ tu từ học là các ẩn dụ, hoán dụ tạo ra ý nghĩa lâm thời (nghĩa ngữ cảnh) không tạo ra ý nghĩa mới cho từ. Đây là cách diễn đạt bằng hình ảnh, hình t­ượng mang tính biểu cảm cho câu nói; Không phải là phư­ơng thức chuyển nghĩa tạo nên sự phát triển nghĩa của từ ngữ.

Bài tập 2: Biện pháp tu từ được sử dụng  trong hai câu thơ sau là gì ?

Người về chiếc bóng năm canh

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi .

( Truyện Kiều – Nguyễn Du )

A. ẩn dụ     C. Tương phản

B. Hoán dụ   D. Nói giảm , nói tránh .

Gợi ý: C

Bài tập 3: Hai câu thơ sau  sử dụng những biện pháp tu từ nào ?

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa”

A. Nhân hoá và so sánh   C. ẩn dụ và hoán dụ.

B. Nói quá và liệt kê.      D. Chơi chữ và điệp từ.

Gợi ý: A

Bài tập 4: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau:

Ngày ngày mặt trờ đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trog lăng rất đỏ.

Gợi ý: Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ.

Bài 8: Các biện pháp tu từ từ vựng

Chuyên mục: Học Sinh Giỏi Văn Lớp 9

Thảo luận cho bài: Bài 8: Các biện pháp tu từ từ vựng

Bài viết cùng chuyên mục

  • Đề thi Thử HSG lớp 9 cấp tỉnh môn Văn tỉnh Long An

  • Đề thi học sinh giỏi Văn 9 trường THCS Cao Dương năm 2014-2015

  • Đề thi thử học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn tỉnh Long An

  • Đề thi học sinh giỏi cấp Huyện môn Ngữ văn lớp 9 GD-ĐT Nghĩa Thành

  • Đề tham khảo học sinh giỏi lớp 9 năm 2008-2009

  • Đề thị học sinh giỏi Văn 9 trường THCS Nhơn Bình năm 2014-2015

  • Đề thi Học sinh giỏi Văn 9 2014-2015 Phù Ninh

  • Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ văn 9 năm 2014-2015

Từ khóa » Các Biện Pháp Tu Từ Của Lớp 9