Bài 8: Các Trường Hợp Bằng Nhau Của Tam Giác Vuông

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Toán Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Toán lớp 7 tập 1
  • Sách Giáo Khoa Toán lớp 7 tập 2
  • Sách Giáo Viên Toán Lớp 7 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Toán Lớp 7 Tập 2
  • Vở Bài Tập Toán Lớp 7 Tập 1
  • Vở Bài Tập Toán Lớp 7 Tập 2

Sách Giải Sách Bài Tập Toán 7 Bài 8: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông giúp bạn giải các bài tập trong sách bài tập toán, học tốt toán 7 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài 93 trang 151 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác cân tại A. Kẻ AD vuông góc với BC. Chứng minh rằng AD là tia phân giác của góc A

Lời giải:

Xét hai tam giác vuông ADB và ADC, ta có:

∠(ADB) =∠(ADC) = 90o

AB = AC (gt)

Ad cạnh chung

Suy ra: ΔADB= ΔADC(cạnh huyền, cạnh góc vuông)

⇒ ∠(BAD) =∠(CAD) (hai góc tương ứng)

Vậy ADI là tia phân giác ∠(BAC)

Bài 94 trang 151 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ BD vuông góc với AC, kẻ CE vuông góc với AB. Gọi K là giao điểm của BD và CE. Chứng minh rằng Ak là tia phân giác của góc A.

Lời giải:

Xét hai tam giác vuông ADB và AEC, ta có:

∠(ADB) =∠(AEC) = 90o

AB = AC (gt)

∠(DAB) =∠(EAC)

Suy ra: ΔADB= ΔAEC(cạnh huyền, cạnh góc vuông)

⇒AD=AE (hai cạnh tương ứng)

xét hai tam giác vuông ADK và AEK. Ta có:

∠(ADK) =∠(AEK) = 90o

AD = AE (chứng minh trên)

AK cạnh chung

Suy ra: ΔADK= ΔAEK(cạnh huyền, cạnh góc vuông)

⇒∠(DAK) =∠(EAK) (hai góc tương ứng)

Vậy AK là tia phân giác của góc BAC

Bài 95 trang 151 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tam giác ABC có M là trung điểm BC,AM là tia phân giác góc A. Kẻ MH vuông góc với AB, MK vuông góc với AC. Chứng minh rằng:

a. MH = MK

b. ∠B =∠C

Lời giải:

Xét hai tam giác vuông AHM và AKM, ta có:

∠(AHM) =∠(AKM) =90o

Cạnh huyền AM chung

∠(HAM) =∠(KAM) (gt)

⇒ ΔAHM= ΔAKM (cạnh huyền, góc nhọn)

Suy ra: MH = MK (hai cạnh tương ứng)

Xét hai tam giác vuông MHB và MKC, ta có:

∠(MHB) =∠(MKC) =90o

MH = MK (chứng minh trên)

MC = MB (gt)

⇒ ΔMHB= ΔMKC (cạnh huyền, góc nhọn)

∠B =∠C (hai góc tương ứng)

Bài 96 trang 151 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Các đường trung trực của AB, AC cắt nhau ở I. chứng minh rằng AI là tia phân giác góc A.

Lời giải:

Ta có: AB = AC (gt) (1); AM = 1/2 AB (gt) (2);

AN = 1/2 AC (gt)(3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: AM = AN

Xét hai tam giác vuông AMI và ANI, ta có:

∠(AMI) =∠(ANI) =90o

AM = AN (chứng minh trên)

AI cạnh huyền chung

⇒ ΔAMI= ΔANI (cạnh huyền, góc nhọn)

Suy ra: ∠(A1 ) =∠(A2) (hai góc tương ứng)

Vậy AI là tia phân giác của ∠(BAC)

Bài 97 trang 151 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với AB, qua C kẻ đường thẳng vuông góc với AC, chứng cắt nhau tại D. chứng minh rằng AD là tia phân giác của góc A.

Lời giải:

Xét hai tam giác vuông ABD và ACD, ta có:

∠(ABD) =∠(ACD) =90o

Cạnh huyền AD chung

AB = AC

⇒ ΔABD= ΔACD (cạnh huyền, góc nhọn)

Suy ra: ∠(A1 ) =∠(A2) (hai góc tương ứng)

Suy ra AD là tia phân giác góc A

Bài 98 trang 151 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tam giác ABC có M là trung điểm của BC và AM là tia phân giác của góc A. Chứng minh rằng tam giác ABC là tam giác cân.

Lời giải:

Kẻ MH ⊥ AB, MK ⊥AC

Xét hai tam giác vuông AHM và AKM, ta có:

∠(AHM) =∠(AKM) =90o

Cạnh huyền AM chung

∠(HAM) =∠KAM) (gt)

⇒ ΔABD= ΔACD (cạnh huyền, góc nhọn)

Suy ra: MH = MK (hai cạnh tương ứng)

Xét hai tam giác vuông MHB và MKC, ta có:

∠(MHB) =∠(MKC) =90o

MB=MC

MH=MK

⇒ ΔMHB= ΔMKC (cạnh huyền, góc nhọn)

Suy ra: ∠B =∠C (hai góc tương ứng)

Vậy tam giác ABC cân tại A

Bài 99 trang 151 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tai BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. Kẻ BH vuông với AD, kẻ CK vuông góc với AE. Chứng minh rằng:

BH = CK

ΔABH= ΔACK

Lời giải:

Vì ΔABC cân tại A nên∠(ABC) =∠(ACB) (tính chất tam giác cân)

Ta có: ∠(ABC) +∠(ABD) =180o(hai góc kề bù)

∠(ACB) +∠(ACE) =180o(hai góc kề bù)

Suy ra: ∠(ABD) =∠(ACE)

Xét ΔABD và ΔACE, ta có:

AB = AC (gt)

∠(ABD) =∠(ACE) (chứng minh trên)

BD=CE (gt)

Suy ra: ΔABD= ΔACE (c.g.c)

⇒∠D =∠E (hai góc tương ứng)

Xét hai tam giác vuông ΔBHD và ΔCKE, ta có:

∠(BHD) =∠(CKE)

BD=CE (gt)

∠D =∠E (chứng minh trên)

Suy ra: ΔBHD= ΔCKE (c.g.c)

Suy ra: BH = CK (hai cạnh tương ứng)

Xét ΔAHB và ΔACK, ta có:

AB = AC (gt)

∠(ABD) =∠(ACE) =90o

BH=CK

Suy ra: ΔABH= ΔACK (cạnh huyền, góc nhọn)

Bài 100 trang 151 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC. Các tia phân giác của các góc B và C cát nhau tại I. chứng minh rằng AI là tia phân giác của góc A.

Hướng dẫn: từ I, kẻ các đường vuông góc với các cạnh của tam giác ABC.

Lời giải:

Kẻ: ID⊥AB, IE⊥BC, IF⊥AC

Xét hai tam giác vuông ΔIBD và ΔIEB, ta có:

∠(DBI) =∠(EBI) (gt)

∠(IDB) =∠(IEB) =90o

BI cạnh chung

Suy ra: ΔIDB= ΔIEB(cạnh huyền, góc nhọn)

Suy ra: ID = IE ( hai cạnh tương ứng)

Xét hai tam giác vuông ΔIEC và ΔIFC, ta có:

∠(ECI) =∠(FCI)

∠(IEC) =∠(IFC) =90o

CI cạnh huyền chung

Suy ra: ΔIEC= ΔIFC(cạnh huyền góc nhọn)

Suy ra: IE = IF (hai cạnh tương ứng) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: ID = IF

Xét hai tam giác vuông ΔIDA và ΔIFA, ta có:

ID=IF

∠(IDA) =∠(IFA) =90o

AI cạnh huyền chung

Suy ra: ΔIDA= ΔIFA(cạnh huyền.cạnh góc vuông)

Suy ra: ∠(DAI) =∠(FAI) (hai góc tương ứng)

Vậy AI là tia phân giác góc A

Bài 101 trang 151 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác AB < AC. Tia phân giác của góc A cắt đường trung trực của BC tại I. kẻ IH vuông góc với đường thẳng AB, kẻ IK vuông góc với đường thẳng AC. Chứng minh rằng BH = CK.

Lời giải:

Xét ΔBMI và ΔCMI, ta có:

∠(BMI) =∠(CMI) =90o (gt)

BM=CM

MI cạnh chung

Suy ra: ΔBMI= ΔCMI(c.g.c)

Suy ra: IB = IC ( hai cạnh tương ứng)

Xét hai tam giác vuông ΔIHA và ΔIKA, ta có:

∠(HAI) =∠(KAI)

∠(IHA) =∠(IKA) =90o

AI cạnh huyền chung

Suy ra: ΔIHA= ΔIKA(cạnh huyền góc nhọn)

Suy ra: IH= IK (hai cạnh tương ứng)

Xét hai tam giác vuông ΔIHB và ΔIKC, ta có:

IB=IC

∠(IHB) =∠(IKC) =90o

IH=IK (chứng minh trên)

Suy ra: ΔIHB= ΔIKC(cạnh huyền.cạnh góc vuông)

Suy ra: BH=CK(hai cạnh tương ứng)

Bài 8.1 trang 152 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng, khẳng định nào là sai ?

Các tam giác vuông ABC và DEF có ∠A=∠D=90o, AC=DE bằng nhau nếu có thêm :

a) BC = EF;

b) ∠C = ∠E;

c) ∠C = ∠F;

Lời giải:

a) Đúng;

b) Đúng;

c) Sai.

Bài 8.2 trang 152 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Các tam giác vuông ABC và DEF có ∠A = ∠D = 90o,AC = DF,∠B = ∠E.Các tam giác vuông có bằng nhau không

Lời giải:

∠B = ∠E nên ∠C = ∠F.

Ta có ΔABC = ΔDEF (g.c.g).

Bài 8.3 trang 152 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối BC lấy điểm D, Trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho ∠BAD = ∠CAE. Kẻ BH vuông góc với AD (H ∈ AD). kẻ CK vuông góc với AE (K ∈ AE). Chứng minh rằng :

a) BD = CE

b) BH = CK

Lời giải:

a) ΔABD = ΔACE (g.c.g) suy ra BD = CE.

b) ΔBHD = ΔCKE (cạnh huyền – góc nhọn), suy ra BH = CK.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆ Processing your rating... Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{#errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}} There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 894

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Từ khóa » Cách Chứng Minh Trường Hợp Cạnh Huyền Góc Nhọn