Bài 8: Mạch Khuếch đại - Mạch Tạo Xung

  • Trang chủ
  • Chương trình
    • Tiểu học
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Đại học
  • Đề thi
    • Tiểu học
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Đại học
  • Tư liệu
    • Tiểu học
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Đại học
  1. Trang chủ
  2. Công Nghệ 12
  3. Chương 2: Một Số Mạch Điện Tử Cơ Bản
  4. Bài 8: Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung
Bài 8: Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung
  • Lý thuyết
  • 10 Trắc Nghiệm
  • 4 BT SGK

Nội dung chính của Bài 8: Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung gồm các kiến thức về chức năng và sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại thuật toán và mạch tạo xung đa hài tự dao động, nhằm giúp các em hiếu các thuật ngữ của bài học, sử dụng thành thạo các công thức tính hệ số khuếch đại, độ rộng xung và tần số xung. Từ đó có thể vận dụng được kiến thức của bài học vào thực tế, đọc được các số liệu kĩ thuật, các thuật ngữ kĩ thuật. Mời các em cùng theo nội dung bài học.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mạch khuếch đại:

1.1.1. Chức năng của mạch khuếch đại:

  • Mạch khuếch đại mắc phối hợp các linh liện để khuếch đại tín hiệu về điện áp, dòng  điện, công suất.

1.1.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc:

  • Mạch khuếch đại có thể dùng Tranzito rời rạc hoặc dùng IC .

a. Giới thiệu về  IC khuếch đại thuật toán và mạch khuếch đại dùng IC

  • Sơ đồ khuếch đại dùng IC và IC khuếch đại thuật toán viết tắt là OA thực chất là bộ khuếch đại dòng điện một chiều có hệ số khuếch đại lớn có hai đầu vào và một đầu ra. (Đầu vào đảo đánh dấu trừ “-” đầu vào không đảo đánh dấu cộng “+”).

Kí hiệu của IC khuếch đại thuật toán

b. Nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại điện áp dùng OA

  • Mạch hồi tiếp âm thông qua. Đầu vào không đảo được nối với điểm chung của mạch điện ( Nối đất).

  • Tín hiệu vào qua đưa vào đầu vào không đảo của OA.

  • Kết quả ngược pha với và đã được khuếch đại

 

Sơ đồ khuếch đại đảo dùng OA

  • Hệ số khuếch đại :  

\({K_d} = \frac{{{{\rm{U}}_{{\rm{r}}a}}}}{{{U_v}}} = \frac{{{R_{ht}}}}{{{R_1}}}\)

1.2. Mạch tạo xung.

1.2.1. Chức năng của mạch tạo xung:

  • Mạch tạo xung là mạch điện tử nhằm phối hợp các linh kiện điện tử để biến đổi dòng điện thành năng lượng xoay chiều có hình dạng và tần số theo yêu cầu.

1.2.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch tạo xung đa hài tự dao động.

a. Sơ đồ:

Mạch tạo xung đa hài tự kích dùng Tranzito ghép Colecto-bazo

b. Nguyên  lý làm việc:

  • Khi đóng điện, ngẫu nhiên một Tranzito mở còn Tranzito tắt. Nhưng chỉ sau thời gian Tranzito đang mở lại tắt và Tranzito đang tắt lại mở.

  • Chính quá rình phóng nạp của hai tụ điện đã làm thay đổi điện áp mở tắt của hai Tranzito.

  • Quá trình cứ như vậy theo chu kì để tạo xung.

 

Dạng xung ra lý tưởng tại Colecto

của các Tranzito trong mạch tạo xung đa hài đối xứng

  • Trường hợp đặc biệt \({T_1}\) và \({T_2}\) giống nhau \({R_1} = {R_2};{\rm{ }}{R_3} = {R_4} = R;{C_1} = {C_2} = C\) thì ta sẽ được xung đa hài đối xứng với độ rộng xung là  \(\tau  = 0,7RC\) và  chu kì  xung \({T_X} = 2 = 1,4RC\)

Bài tập minh họa

   

Bài 1

Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, nếu thay các điện trở R1 và R2 bằng các đèn LED thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Các đèn LED sẽ luân phiên chớp tắt.                           

B. Mạch sẽ không còn hoạt động được nữa.

C. Xung ra sẽ không còn đối xứng nữa.                            

D. Các tranzito sẽ bị hỏng.

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án A

    • Các đèn LED sẽ luân phiên chớp tắt.           

Bài 2:

Người ta có thể làm gì để thay đổi hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA?

A. Chỉ cần thay đổi giá trị của điện trở hồi tiếp (Rht).                   

B. Thay đổi tần số của điện áp vào.

C. Thay đổi biên độ của điện áp vào.                    

D. Đồng thời tăng giá trị của điện trở R1 và Rht lên gấp đôi.

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án A

    • Chỉ cần thay đổi giá trị của điện trở hồi tiếp (Rht).  

Bài 3:

Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không liên quan đến mạch khuếch đại điện áp dùng OA?

A. Điện áp ra và điện áp vào luôn có cùng chu kì, tần số và cùng pha.

B. Tín hiệu Uvào được đưa tới đầu vào đảo thông qua điện trở R1.

C. Đầu vào không đảo được nối mass (nối đất)

D. Điện áp ra luôn ngược pha với điện áp vào.

Hướng dẫn giải

  • Chọn đáp án A

    • Điện áp ra và điện áp vào luôn có cùng chu kì, tần số và cùng pha.

3. Luyện tập Bài 8 Công Nghệ 12 

Như tên tiêu đề của bài Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được chức năng sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại và mạch tạo xung đơn giản.

  • Thành thạo cách vẽ sơ đồ mạch khuếch đại đơn giản, mạch tạo xung đơn giản.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, nếu thay các điện trở R1 và R2 bằng các đèn LED thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

    • A. Các đèn LED sẽ luân phiên chớp tắt.
    • B. Mạch sẽ không còn hoạt động được nữa.
    • C. Xung ra sẽ không còn đối xứng nữa.
    • D. Các tranzito sẽ bị hỏng.
  • Câu 2:

    Người ta có thể làm gì để thay đổi hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA?

    • A. Chỉ cần thay đổi giá trị của điện trở hồi tiếp (Rht).
    • B. Thay đổi tần số của điện áp vào.
    • C. Thay đổi biên độ của điện áp vào.
    • D. Đồng thời tăng giá trị của điện trở R1 và Rht lên gấp đôi.
  • Câu 3:

    Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, người ta đã sử dụng những loại linh kiện điện tử nào?

    • A. Tranzito, điện trở và tụ điện.
    • B. Tirixto, điện trở và tụ điện.
    • C. Tranzito, đèn LED và tụ điện.
    • D. Tranzito, điôt và tụ điện.

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Mạch khuếch đại - Mạch tạo xung để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 45 SGK Công nghệ 12

Bài tập 2 trang 45 SGK Công nghệ 12

Bài tập 3 trang 45 SGK Công nghệ 12

Bài tập 4 trang 45 SGK Công nghệ 12

4. Hỏi đáp Bài 8 Chương 2 Công Nghệ 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

  • 0
  • 0
  • 3,388
Hồng Phong

"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.

BÀI TRƯỚC
Bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều
BÀI KẾ TIẾP
Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản

Tham khảo thêm

  • Bài 10: Mạch nguồn điện một chiều
  • Bài 11: Thực hành Lắp mạch nguồn chỉnh lưu cầu có biến áp nguồn và tụ lọc
  • Bài 12: Thực hành điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng tranzito

Bình luận

Bài viết đọc nhiều

Bài viết cũ mà hay

Có Thể Bạn Quan Tâm ?

Copyright © Howto.vn. Thiết kế web bởi Sonic Team Quảng cáo với chúng tôi Phản hồi tocbot.init({ tocSelector: '.toc', contentSelector: '.the-article-content', headingSelector: 'h2, h3, h4', hasInnerContainers: true, linkClass: 'toc-link', }); $('.sidebar').stickySidebar({ topSpacing: 60, bottomSpacing: 60 });

Từ khóa » đâu Là Mạch điện Tử A Mạch Tạo Xung