Bài 8. Nhiễm Sắc Thể - Củng Cố Kiến Thức

SureLRN THÔNG BÁO Bạn có 0 thông báo mới Đang tải thông báo ...
Xem tất cả
  1. Trang chủ
  2. Củng cố kiến thức
  3. Lớp 9
  4. Sinh học

Bài 8. Nhiễm sắc thể

I. TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA BỘ NHIỄM SẮC THỂ

- Trong tế bào sinh dưỡng, nhiễm sắc thể (NST) tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau về hình thái và kích thước.

- Bộ NST lưỡng bội, kí hiệu 2n, là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng.

- Bộ NST đơn bội, kí hiệu n, là bộ NST chứa một NST của mỗi cặp tương đồng.

- Ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở cặp NST giới tính, được kí hiệu là XX và XY.

- Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng.

II. CẤU TRÚC CỦA NHIỄM SẮC THỂ

- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa.

+ Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V.

+ Dài 0,5 – 50 micrômét.

+ Đường kính 0,2 – 2 micrômét.

+ Cấu trúc: ở kì giữa NST gồm 2 crômatit (nhiễm sắc tử chị em) gắn nhau ở tâm động (eo).

+ Mỗi crômatit gồm phân tử ADN và prôtêin loại histôn.

III. CHỨC NĂNG CỦA NHIỄM SẮC THỂ

- NST là cấu trúc mang gen, trên đó, mỗi gen ở một vị trí xác định. Những biến đổi về cấu trúc, số lượng NST đều dẫn tới biến đổi tính trạng di truyền.

- NST có bản chất là ADN, sự tự nhân đôi của ADN dẫn tới sự tự nhân đôi của NST nên tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Bài tập

Bạn chưa đăng nhập !

Vui lòng đăng nhập trước khi thực hiện thao tác này.

Đăng nhập Quay lại Đồng ý Đóng

Từ khóa » Bộ Nhiễm Sắc Thể Lưỡng Bội Có Kí Hiệu Là