Bài 9.1,9.2,9.3,9.4 Trang 23 SBT Vật Lí 10

Zix.vn - Học online chất lượng cao
  • Home What's new Latest activity Authors
  • Tài liệu Đánh giá mới nhất Tìm tài liệu
  • Thi online
  • Nhóm Tìm nhóm Events calendar
  • Blog Tin tức - Sự kiện Bí kíp học thi Hướng nghiệp - Du học Trắc nghiệm tính cách Latest reviews Author list
  • Diễn đàn Bài viết mới Search forums
Đăng nhập Đăng kí Có gì mới? Tìm kiếm

Tìm kiếm

Everywhere Chủ đề This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề Note By: Search Tìm nâng cao…
  • Bài viết mới
  • Search forums
Menu Đăng nhập Đăng kí Navigation Install the app Install How to install the app on iOS

Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.

Note: This feature may not be available in some browsers.

Thêm tùy chọn Liên hệ Đóng Menu
  • Home
  • Diễn đàn
  • Trung học phổ thông
  • Lớp 10
  • Vật lí 10
  • Giải bài tập SBT Vật lí 10 (Cơ bản)
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.You should upgrade or use an alternative browser. The Collectors Bài 9.1,9.2,9.3,9.4 trang 23 SBT Vật lí 10
  • Tác giả Tác giả The Collectors
  • Creation date Creation date 14/3/21
Đăng kí nhanh tài khoản với
  • Facebook
  • Google
Câu hỏi:

9.1.

Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 4 N, 5 N và 6 N. Nếu bỏ đi lực 6 N thì hợp lực của hai lực còn lại bằng bao nhiêu ? A. 9N. B. 1 N. C. 6N. D. Không biết vì chưa biết góc giữa hai lực còn lại. Phương pháp giải: Sử dụng lí thuyết về điều kiện cân bằng của chất điểm: Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó bằng không Lời giải chi tiết: Theo đề bài, vật đứng yên (cân bằng) dưới tác dụng của 3 lực 4N, 5N và 6N nên theo điều kiện cân bằng của chất điểm ta có hợp lực của 3 lực 4N, 5N và 6N bằng 0. Suy ra hợp lực của hai lực 4N và 5N cân bằng với lực 6 N Chọn đáp án C

9.2.

Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6 N, 8 N và 10 N. Hỏi góc giữa hai lực 6 N và 8 N bằng bao nhiêu ? A. 30°.                                     B. 60°. C. 45°.                                     D. 90°. Phương pháp giải: - Sử dụng lí thuyết về điều kiện cân bằng của chất điểm: : Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó bằng không. - Sử dụng qui tắc tổng hợp lực (qui tắc hình bình hành): Nếu hai lực đồng qui làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng qui biểu diễn hợp lực của chúng Lời giải chi tiết: Theo đề bài, vật đứng yên (cân bằng) dưới tác dụng của 3 lực 6N, 8N và 10N nên theo điều kiện cân bằng của chất điểm ta có hợp lực của 3 lực 6N, 8N và 10N bằng 0. Suy ra hợp lực của hai lực 6N và 8N cân bằng với lực \(10N\) Ta có: \({6^2} + {8^2} = {10^2}\) Theo định lí Pytago đảo: cạnh dài 6 vuông góc với cạnh dài 8 hinh-bai-91-trang-23.png Góc hợp bởi hai lực 6N và 8N là \({90^0}\) Chọn đáp án D

9.3.

Lực 10 N là hợp lực của cặp lực nào dưới đây? Cho biết góc giữa cặp lực đó. A. 3 N, 15 N; 120°. B. 3 N, 13 N; 180°. C. 3 N, 6 N; 60°. D. 3 N, 5 N; 0°. Phương pháp giải: Sử dụng lí thuyết về qui tắc tổng hợp lực (qui tắc hình bình hành) và định lí cos trong tam giác - Nếu hai lực đồng qui làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng qui biểu diễn hợp lực của chúng - Định lí cos: \({a^2} = {b^2} + {c^2} - 2bc.\cos (b, c)\) Lời giải chi tiết: Áp dụng qui tắc hình bình hành ta có hình vẽ hinh-bai-93-trang-23.png Áp dụng định lí cos trong tam giác có: \({a^2} = {b^2} + {c^2} - 2bc.\cos \beta \) Vì \(\alpha  + \beta  = {180^0}\) \(\to {a^2} = {b^2} + {c^2} + 2bc.\cos \alpha \) (*) Thử 4 đáp án A, B, C và D vào phương trình (*) ta có: \({3^2} + {13^2} + 2.3.13.\cos 180 = 100 = {10^2}\) Chọn đáp án B

9.4.

Câu nào đúng ? Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể A. Nhỏ hơn F. B. Lớn hơn 3F. C. Vuông góc với lực F. D. Vuông góc với lực 2F. Phương pháp giải: - Sử dụng lí thuyết về qui tắc tổng hợp lực (qui tắc hình bình hành): Nếu hai lực đồng qui làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng qui biểu diễn hợp lực của chúng - Áp dụng công thức: \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\) với \({F_1},{F_2}\)là hai lực thành phần, F là hợp lực Lời giải chi tiết: Áp dụng công thức: \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\) với \({F_1},{F_2}\)là hai lực thành phần, F là hợp lực, ta có: \(F \le {F_{hopluc}} \le 3F\) Suy ra A và B sai Nếu hợp lực vuông góc với một trong hai lực thành phần ta có hình vẽ: hinh-bai-94-trang-23.png Từ hình vẽ ta thấy một trong hai lực thành phần sẽ là cạnh huyền của tam giác vuông, vì vậy lực thành phần nhỏ hơn sẽ là cạnh của tam giác vuông, tức hợp lực sẽ vuông góc với cạnh nhỏ hơn Chọn đáp án C Lời giải Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!! Click để xem thêm... The Collectors Written by

The Collectors

Moderator Moderator
  • Bài viết 127,157
  • Điểm tương tác 263
  • Điểm 82
Bạn phải đăng nhập hoặc đăng kí để trả lời. Chia sẻ: LinkedIn Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Chia sẻ Link

Quảng cáo

  • Home
  • Diễn đàn
  • Trung học phổ thông
  • Lớp 10
  • Vật lí 10
  • Giải bài tập SBT Vật lí 10 (Cơ bản)
Back Top

Từ khóa » Một Chất điểm đứng Yên Dưới Tác Dụng Của 3 Lực 6n 8n Và 10n Góc Giữa Hai Lực 6n Và 8n Là