Bài 9, 10, 11, 12 Trang 46 Đại Số 10 Nâng Cao: Đại Cương Về Hàm Số

 Bài 1 Đại cương về hàm số. Giải bài 9, 10, 11, 12 trang 46 SGK Đại số lớp 10 nâng cao. Tìm tập xác định của mỗi hàm số sau; Cho biết tập xác định của hàm số f

Bài 9: Tìm tập xác định của mỗi hàm số sau:

a) \(y = {{3x + 1} \over {{x^2} – 9}}\)

b) \(y = {x \over {1 – {x^2}}} – \sqrt { – x} \)

c) \(y = {{x – 3\sqrt {2-x} } \over {\sqrt {x + 2} }}\)

d) \(y = {{\sqrt {x – 1}  + \sqrt {4 – x} } \over {(x – 2)(x – 3)}}\)

a) y xác định \( \Leftrightarrow {\rm{ }}{x^2}-{\rm{ }}9{\rm{ }} \ne {\rm{ }}0{\rm{ }} \Leftrightarrow {\rm{ }}x{\rm{ }} \ne {\rm{ }} \pm {\rm{ }}3\)

Vậy tập xác định \(D = \mathbb R\backslash \left\{ { \pm {\rm{ }}3} \right\}\)

b)

y xác định

\( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ 1 – {x^2} \ne 0 \hfill \cr – x \ge 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x \ne \pm 1 \hfill \cr x \le 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x \ne – 1 \hfill \cr x \le 0 \hfill \cr} \right.\)

Vậy \(D = (-∞;-1)\cup (-1; 0]\)

c)

y xác định

\( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ 2 – x \ge 0 \hfill \cr x + 2 > 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x \le 2 \hfill \cr x > – 2 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow – 2 < x \le 2\)

Vậy \(D = (-2, 2]\)

d)

y xác định

\( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x – 1 \ge 0 \hfill \cr 4 – x \ge 0 \hfill \cr (x – 2)(x – 3) \ne 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x \ge 1 \hfill \cr x \le 4 \hfill \cr x \ne 2;\,x \ne 3 \hfill \cr} \right. \)

\(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{ 1 \le x \le 4 \hfill \cr x \ne 2;x \ne 3 \hfill \cr} \right.\)

Vậy \( D = [1, 2) ∪(2, 3) ∪ (3, 4]\)

Bài 10: Cho hàm số:

\(f(x) = \left\{ \matrix{ – 2(x – 2);\,\,\, – 1 \le x < 1 \hfill \cr \sqrt {{x^2} – 1} ;\,\,\,\,x \ge 1 \hfill \cr} \right.\)

a) Cho biết tập xác định của hàm số f

Advertisements (Quảng cáo)

b) Tính \(f(-1); f(0,5); f({{\sqrt 2 } \over 2} ); f(1); f(2)\)

a) Tập xác định của f là \(D = [-1, +∞)\)

b) Ta có:

\(f(-1) = -2(-1 – 2) = 6\)

\(f(0,5) = -2(0,5 – 2) = 3\)

\(f({{\sqrt 2 } \over 2}) =  – 2({{\sqrt 2 } \over 2} – 2) =  – \sqrt 2  + 4\)

\(f(1) = 0\)

\(f(2) =\sqrt 3\)

Bài 11: Trong các điểm \(A(-2, 8); B(4, 12); C(2, 8); D(5, 25 +\sqrt 2 )\)

Điểm nào thuộc, điểm nào không thuộc đồ thị của hàm số \(f(x) = {x^2} + \sqrt {x – 3} \) ? Vì sao?

Tập xác định của hàm số \(D = [3; +∞)\)

Ta có:

Advertisements (Quảng cáo)

\(x = -2\) và \(x = 2\) không thuộc tập xác định nên điểm \(A(-2; 8)\) và \(C(2; 8)\) không thuộc đồ thị hàm số.

Ta có:

\(f(4) = {4^2} + \sqrt {4 – 3}  = 17\) \(⇒ B(4; 12)\) không thuộc đồ thị hàm số

\(f(5) = {5^2} + \sqrt {5 – 3}  = 25 + \sqrt 2 \) \(⇒ D(5; 25 +\sqrt 2  )\) thuộc đồ thị hàm số

Bài 12: Khảo sát sự biến thiên của các hàm số sau

a) \(y = {1 \over {x – 2}}\) trên mỗi khoảng \((-∞; 2)\) và \((2; +∞)\)

b) y = x2 – 6x + 5 trên mỗi khoảng \((-∞; 3)\) và \((3; +∞)\)

c) y = x2005 + 1 trênn khoảng \((-∞; +∞)\)

a) \(f(x) = {1 \over {x – 2}}\)

+ Với x1; x2 ∈ \((-∞; 2)\) và x1 ≠ x2; ta có:

 \(f({x_2}) – f({x_1}) = {1 \over {{x_2} – 2}} – {1 \over {{x_1} – 2}} = {{{x_1} – 2 – {x_2} + 2} \over {({x_1} – 2)({x_2} – 2)}}\)

\(= {{{x_1} – {x_2}} \over {({x_1} – 2)({x_2} – 2)}}\)

\( \Rightarrow {{f({x_2}) – f({x_1})} \over {{x_2} – {x_1}}} = {{ – 1} \over {({x_1} – 2)({x_2} – 2)}} < 0\)

Vậy hàm số \(y = {1 \over {x – 2}}\) nghịch biến trên \((-∞; 2)\)

+ Với x1; x2 ∈ \((2; +∞)\) và x1 ≠ x2; ta có:

\({{f({x_2}) – f({x_1})} \over {{x_2} – {x_1}}} = {{ – 1} \over {({x_1} – 2)({x_2} – 2)}} < 0\)

Vậy hàm số \(y = {1 \over {x – 2}}\)  nghịch biến trên \((2; +∞)\)

Bảng biến thiên

 

b) f(x) = x2 – 6x + 5

+ Với x1; x2 ∈ \((-∞; 3)\)  và x1 ≠ x2; ta có:

f(x2) – f(x1) = x22 – 6x2 + 5 – (x12 – 6x1 + 5)

= x22 – x12 + 6(x1 – x2) = (x2 – x1)(x1  + x2 – 6)

\( \Rightarrow {{f({x_2}) – f({x_1})} \over {{x_2} – {x_1}}} = {x_1} + {x_2} – 6 < 0\)  (vì x1 < 3; x2 < 3)

Vậy hàm số y = x2 – 6x + 5 nghịch biến trên \((-∞, 3)\)

+ Với x1; x2 ∈ \((3, +∞)\) và x1 ≠ x2; ta có:

\({{f({x_2}) – f({x_1})} \over {{x_2} – {x_1}}} = {x_1} + {x_2} – 6 > 0\) (vì x1 > 3; x2 > 3)

Vậy hàm số y = x2 – 6x + 5 đồng biến trên \((3;+∞)\)

Bảng biến thiên

c)

Với mọi x1, x2 ∈ \((-∞; +∞)\) , ta có x1 < x2

\(\Rightarrow\) x12005 < x22005

\(\Rightarrow\)  x12005 + 1 < x22005 + 1

hay f(x1) < f(x2) (y = f(x) = x2005 + 1).

Từ đấy ta có, hàm số đã cho đồng biến trên \((-∞; +∞)\)

Từ khóa » Bài Tập Về Hàm Số Lớp 10 Nâng Cao