BÀI 9: CẲNG CHÂN-BÀN CHÂN - Trần Công Khánh
Có thể bạn quan tâm
Bỏ qua nội dung BÀI 9: CẲNG CHÂN-BÀN CHÂN MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, SV phải biết: 1. Mô tả các cơ theo từng nhóm, và thần kinh vận động của các cơ đó. 2..Mô tả: nguyên ủy, đường đi, và chức năng của thần kinh chày trước, chày sau và TK mác nông và sâu 4.Mô tả nguyên ủy,đường đi, liên quan và chức năng của động mạch:chày trước,chày sau và ĐM mác. 5. Mô tả nguyên ủy,đường đi, liên quan, chức năng của thần kinh chày và thần kinh mác nông, mác sâu. NỘI DUNG. 1. VÙNG CẲNG CHÂN. *Giới hạn: cẳng chân được giới hạn bởi: – Phía trên là đường vòng qua dưới lồi củ chày. – Phía dưới là đường vòng qua 2 mắc cá. – Trên thiết đồ ngang, cẳng chân được chia làm 3 khu cơ: Khu cơ trước và khu cơ ngoài tạo thành vùng cẳng chân trước. Riêng khu cơ sau tạo nên vùng cẳng chân sau. Ba khu cơ được giới hạn bởi: – Màng gian cốt cẳng chân: nối 2 bờ gian cốt của xương chày và xương mác. – Vách gian cơ trước cẳng chân: đi từ bờ trước xương mác đến mạc nông vùng cẳng chân. – Vách gian cơ sau cẳng chân đi từ bờ sau xương mác đến mạc nông cẳng chân.
Trần Công Khánh Discover WordPress
1.1.VÙNG CẲNG CHÂN TRƯỚC
1.1.1.Lớp nông : Gồm có @.Da và tổ chức dưới da: Da và mở dưới da vùng cẳng chân trước mỏng và ít di động. ở quanh mắc cá da được ít mạch máu cung cấp, vì vậy những vết thương nhiểm trùng ở vùng này thường chậm lành, nhất là ở người lớn tuổi. @.TK cảm giác: – TK hiển: Là nhánh của TK đùi. – TK mác nông: Là nhánh của TK mác chung chi phối cảm giác cho phần dưới vùng cẳng chân trước. Sau đó TK mác nông chia 2 nhánh: TK bì mu chân: trong và giữa, để cảm giác cho mu chân. @.TM nông: Là TM hiển lớn đi từ bờ trong bàn chân đến trước mắc cá trong, và đi cùng TK hiển lên đùi. TM hiển lớn nhận nhiều nhánh TM nông ở vùng cẳng chân và cho nhánh nối với TM hiển bé. Ta có thể bọc lộ TM hiển lớn ở trước mắc cá trong để tiêm truyền TM. @.Mạc nông: Liên tiếp với mạc đùi. Phía trong mạc nông bám mặt trong xương chày, phía ngoài mạc nông dính với vách gian cơ trước và vách gian cơ sau. 1.1.2.LỚP SÂU : 1.1.2.1. Cơ khu trước: Gồm 4 cơ : cơ chày trước, cơ duỗi ngón cái dài, cơ duỗi các ngón chân dài và cơ mác ba. Là nhóm cơ duỗi bàn chân, nghiêng trong ,nghiêng ngoài bàn chân và duỗi các ngón chân, do TK mác sâu vận động, được ĐM và TM chày trước dinh dưỡng. Tất cả các cơ khu trước cẳng chân khi đi qua cổ chân đều được giữ bởi mạc giữ gân duỗi trên và dưới 1.1.2.2. Cơ khu ngoài: Có 2 cơ mác dài và mác ngắn, do TK mác nông chi phối và được cấp máu bởi nhánh của ĐM chày trước. 1.1.2.3.Mạch máu: @ ĐM chày trước: #.Nguyên ủy: là 1 trong 2 nhánh tận của ĐM khoeo, bắt đầu từ bờ dướí cơ khoeo, đến khớp cổ chân thì đổi tên thành ĐM mu chân. #.Đường đi và liên quan: *.Ở vùng cẳng chân sau: Từ bờ dưới cơ khoeo, ĐM chạy ra trước giữa 2 đầu cơ chày sau, đến bờ trên màng gian cốt để ra khu trước. Tại đây ĐM cách TK mác sâu bởi chỏm xương mác và cơ duỗi các ngón chân dài. *.Ở 2/3 trên vùng cẳng chân trước: ĐM nằm trên màng gian cốt, trong ĐM là cơ chày trước, ngoài ĐM là cơ duỗi các ngón chân dài và duỗi ngón cái dài. *.Ở 1/3 dưới vùng cẳng chân trước: ĐM nằm trên xương chày và khớp cổ chân. CƠ duỗi ngón cái dài lúc đầu ở ngoài ĐM sau đó bắt chéo ĐM để đi vào trong. TK mác sâu sau khi chạy vòng quanh chỏm mác và xuyên qua cơ duỗi các ngón chân dài đến khu trước, lúc đầu TK nằm ngoài ĐM, sau đó bắt chéo phía trước và vào trong ĐM. Trên da, đường đi của ĐM chày trước là 1 đường thẳng vạch từ điểm giữa lồi củ chày đến giữa 2 mắc cá. #.Phân nhánh: – ĐM quặt ngược chày sau: Đi giữa cơ khoeo và dây chằng khoeo chéo để đến nối với ĐM gối dưới trong. -ĐM quặt ngược chày trước: Xuất phát ngay khi ĐM chày trước chui qua màng gian cốt, đến nối với nhánh gối trên ngoài và dưới ngoài của ĐM khoeo. -ĐM mắc cá trước ngoài: Nối với nhánh xuyên, các nhánh mắc cá ngoài (của ĐM mác), và ĐM cổ chân ngoài (của ĐM mu chân) tạo thành mạng mạch mắc cá ngoài. -ĐM mắc cá trước trong: Đi vòng quanh mắc cá trong, nối với nhánh mắc cá trong (của ĐM chày sau), các ĐM cổ chân trong (của ĐM mu chân), tạo thành mạng mạch mắc cá trong. @.TM chày trước: 2 TM chày trước nhận máu từ mạng TM mu chân, đi cùng với ĐM chày trước đổ vào TM khoeo. @.Thần kinh: Ở vùng khoeo, TK mác chung đi dọc theo bờ trong cơ nhị đầu đùi, nằm trên đầu dài cơ bụng chân, cơ gan chân và cơ khoeo. Sau đó vòng quanh chỏm xương mác rồi cho 2 nhánh tận: TK mác sâu ở khu cẳng chân trước và TK mác nông ở khu cẳng chân ngoài.TK mác chung khi đi qua chỏm mác nằm ngay trên xương, do đó khi bị bệnh phong cùi, ta có thể sờ được TK này tại chỏm mác. Khi bó bột cẳng chân cần tránh bó chật quá ở vùng chỏm mác gây chèn ép TK. *. TK mác sâu:ở khu trước TK mác sâu đi xuyên qua đầu trên cơ duỗi các ngón chân dài, nằm giữa cơ này và cơ chày trước. Sau đó TK đi cùng với ĐM chày trước, đi dưới mạc giữ gân duỗi , xuống bàn chân và phân nhánh. – Các nhánh cho cơ đến vận động tất cả các cơ khu cẳng chân trước. – Các TK mu ngón 1 ngoài và mu ngón 2 trong, để chi phối cảm giác cho kẽ giữa ngón 1 và ngón 2. *.TK mác nông: – Nguyên ủy và đường đi: Sau khi tách ra từ TK mác chung, TK mác nông đi giữa cơ duỗi các ngón chân dài và các cơ mác, hoặc đi dọc giữa 2 đầu của cơ mác dài rồi đi dần ra nông để chi phối cảm giác cho phần dưới khu cẳng chân trước và mu chân. – Phân nhánh: Các nhánh đến vận động 2 cơ mác và 2 nhánh tận là TK bì mu chân trong, bì mu chân ngoài đến cảm giác da ở mu chân.1.2.VÙNG CẲNG CHÂN SAU
1.2.1.LỚP NÔNG: @.Da và tổ chức dưới da: liên tục với vùng gối sau và vùng đùi sau. @.TK nông: *TK bì đùi sau: (xem lại bài mông) *TK bì bắp chân: do sợ hợp thành của TK bì bắp chân ngoài và bì bắp chân trong. – TK bì bắp chân ngoài: tách từ TK mác chung ở hố khoeo, sau đó đi xuống vùng cẳng chân sau và cho nhánh nối với TK bì bắp chân trong. – TK bì bắp chân trong: tách ra từ TK chày, đi giữa 2 đầu cơ bụng chân và dần dần đi xuyên qua nông để nối với TK bì bắp chân ngoài.TK bì bắp chân đi dọc theo bờ ngoài gân gót rồi chia 2 nhánh: * Nhánh gót ngoài đến cảm giác cho vùng gót. * TK bì mu chân ngoài đến cảm giác cạnh ngoài bàn chân. @. TM nông: Là TM hiển bé, đi từ cạnh ngoài bàn chân, đi sau mắc cá ngoài và theo bờ ngoài gân gót lên vùng cẳng chân sau (cùng với TK bắp chân), sau đó đổ vào TK khoeo. Khi máu ở TM này không lưu thông tốt sẽ gây nên bệnh lý giãn TM bụng chân. 1.1.2. LỚP SÂU: @. Cơ: được chia thành 2 lớp bởi mạc sâu cẳng chân và được vận động bởi TK chày. – Lớp nông: Gồm cơ tam đầu cẳng chân và cơ gan chân.Cơ tam đầu cẳng chân là 1 khối cơ to, gồm cơ bụng chân và cơ dép.Gân cơ dép hợp với gân cơ bụng chân thành gân gót (gân Achillis). Gân gót là 1 gân khỏe bám vào mặt sau xương gót.Động tác: gấp cẳng chân và đặc biệt là gấp bàn chân nên rất quan trọng trong động tác đi, đứng, chạy, nhảy. – Lớp sâu: Gồm cơ khoeo, cơ gấp ngón cái dài, cơ chày sau và cơ gấp các ngón chân dài. Các cơ lớp sâu (trừ cơ khoeo) đều chạy sau mắc cá trong để xuống gan chân. @. ĐM chày sau: Là nhánh của ĐM khoeo, bắt đầu từ bờ dưới cơ khoeo đến phía sau mắc cá trong thì chia thành 2 nhánh tận là ĐM gan chân ngoài và ĐM gan chân trong. # .Đường đi: ĐM đi giữa 2 lớp cơ vùng cẳng chân sau, dưới mạc sâu cẳng chân. Lúc đầu ĐM đi giữa xương chày và xương mác, sau đó đi vào trong và ra nông, ở 1/3 dưới cẳng chân ĐM ở trong gân gót. Có 2 TM chày sau và TK chày đi theo ĐM. Trên da, ĐM chày sau đi theo 1 đường thẳng vạch từ góc dưới trám khoeo đến điểm giữa mắc cá trong và gân gót. Có thể bắt được mạch tại điểm này. #.Phân nhánh: ngoài các nhánh cho cơ, còn có các nhánh sau: + Nhánh mũ mác: đi vòng chỏm mác đến nối với nhánh gối dưới ngoài. + ĐM mác: Tách từ ĐM chày cách bờ dưới cơ khoeo khoảng 2,5cm. ĐM đi chếch ra ngoài về phía xương mác, lúc đầu nằm giữa cơ chày sau và cơ gấp ngón cái dài, càng lúc càng đi sâu dưới màng gian cốt. ĐM mác không đi cùng với TK nào. Ngoài các nhánh nuôi cơ và xương ĐM mác còn cho các nhánh: * Nhánh xuyên: xuyên qua vách gian cơ đến khu cẳng chân trước. * Nhánh nốivới ĐM chày sau. * Các nhánh mắc cá ngoài: đến mắc cá ngoài tạo thnh mạng mạch mắc cá. *Các nhánh gót: là nhánh tậncủa ĐM mác đến gót để tạo nên mạng mạch gót. * Các nhánh mắc cá trong. * Các nhánh gót. @.Các TM sâu: có 2 TM chày sau và 2 TM mác đi kèm theo ĐM. Hai TM này đổ về TM khoeo. @.TK chày: #.Đường đi: ở hố khoeo TK nằm trên cơ khoeo, sau đó đi dưới cung gân cơ dép và nằm giữa 2 lớp cơ vùng cẳng chân sau. Lúc đầu TK nằm trong ĐM chày sau, sau đó đi ra ngoài, dọc theo trục giữa vùng cẳng chân sau. Đến dưới mạc giỡ gân duỗi, TK chia 2 nhánh tận là TK gan chân trong và ngoài. #Phân nhánh: ở vùng cẳng chân sau TK chày cho các nhánh: – Các nhánh vận động cho cơ vùng cẳng chân sau. – TK gian cốt cẳng chân đi trên màng gian cốt. – TK bì bắp chân trong chi phối cảm giác vùng cẳng chân sau. – Các nhánh gót trong cảm giác mặt trong và mặt dưới gót chân. Tóm lại cẳng chân được chia làm 2 vùng – Vùng cẳng chân trước: gồm khu cơ trước và khu cơ ngoài. Khu cơ trước có chức năng duỗi bàn chân và duỗi ngón chân, do TK mác sâu chi phối. Khu cơ ngoài có chức năng gấp và nghiêng ngoài bàn chân, do TK mác nông chi phối. Được ĐM chày trước và các nhánh xuyên của ĐM mác nuôi dưỡng. – Vùng cẳng chân sau: gồm các cơ gấp bàn chân, gấp ngón chân, nghiêng trong bàn chân, do TK chày vận động, được cấp máu bởi ĐM chày sau và ĐM mác. 2.BÀN CHÂN Bàn chân bắt đầu từ dưới 2 mắc cá trước đầu các ngón chân, gồm gan chân và mu chân.2.1.GAN CHÂN
2.1.1. Lớp nông: @.Da: ở vùng gan chân da rất dầy dính chặc với tổ chức dưới da bởi mô sợi. Gan chân có nếp vân da đặc trưng cho từng người, @.Tĩnh mạch nông: Ở gan chân tạo thành 1 mạng TM gan chân, mạng này nhận máu từ các TM gan ngón chân, các TM gan đốt bàn chân, rồi nối với mạng TM mu chân và TM hiển lớn, TM hiển bé. @. TK nông: Cảm giác ở gan chân được TK gan chân trong, gan chân ngoài, các nhánh gót trong và gót ngoài chi phối. Tất cả các nhánh trên đều thuộc TK chày. @.Cân gan chân: gồm có 3 phần: #.Phần giữa: chắc và dầy, chia thành 5 trẽ đi từ gân gót đến 5 ngón chân, tạo nên vòm gan chân. #.Phần trong và phần ngoài mỏng. Tại nơi nối giữa phần trong và phần giữa cân gan chân có vách gian cơ trong bám vào. Tại nơi nối giữa phần ngoài và phần giữa có vách gian cơ ngoài. 2.1.2. Lớp sâu: Vách gian cơ trong vách gian cơ ngoài và cân gan chân chia gan chân thành 3 ô cơ: –Ô mô cái chứa cơ dạng ngón cái, gấp ngón cái ngắn và gân cơ gấp ngón cái dài. -Ô giữa chứa cơ gấp các ngón chân ngắn, cơ vuông gan chân, cơ giun, gân cơ gấp các ngón chân dài, cơ khép ngón cái và các cơ gian cốt. -Ô mô út: có cơ dạng ngón út và cơ gấp ngón út ngắn. Các cơ ở gan chân xếp thành 3 lớp rõ rệt. @.Lớp cơ nông: gồm 3 cơ:cơ dạng ngón cái, cơ gấp các ngón chân ngắn, cơ dạng ngón út @. Lớp cơ giữa: gồm các cơ ở gan chân là cơ vuông gan chân, các cơ giun và 2 gân cơ gấp các ngón chân dài và gấp ngón cái dài. @.Lớp cơ sâu: gồm 2 phần: #.Phần sau: có gân cơ chày sau và gân cơ mác dài. #.Phần trước: có các cơ gấp ngón cái ngắn, khép ngón cái và gấp ngón út ngắn, các cơ gian cốt mu chân và gian cốt gan chân. 2.1.3. Mạch máu: ĐM chày sau đến vùng gót trong chia thành 2 nhánh cùng là ĐM gan chân ngoài và ĐM gan chân trong. @.ĐM gan chân ngoài: (lớn hơn ĐM gan chân trong), ĐM đi từ trong ra ngoài đến nền đốt gần ngón 5, ĐM hoøơc vào trong rồi nối với nhánh gan chân sâu của ĐM mu chân tạo thành cung gan chân. #.Liên quan: + Ở vùng gót ĐM đi giữa xương gót và cơ dạng ngón cái. + Đoạn chéo: ĐM đi giữa cơ gấp các ngón chân và cơ vuông gan chân. TK gan chân ngoài đi ở trong ĐM. + Đoạn ngang là cung ĐM gan chân, đi càng lúc càng sâu, giữa cơ gấp các ngón chân dài và cơ khép ngón cái. #.Nhánh bên: + Các nhánh ĐM gan đốt bàn chân, đi ở kẽ giữa các xương bàn chân và cho nhánh đến các ngón. + Các nhánh xuyên nối với ĐM mu chân. @.ĐM gan chân trong: Đi dọc theo phía trong gân gấp ngón cái dài, sau đó nối với nhánh ĐM gan đốt bàn chân 1. 2.1.4.Thần kinh: tách từ TK chày ngay phía sau dưới mắc cá trong gồm 2 nhánh cùng: @.TK gan chân ngoài: giống như TK trụ ở gan tay, TK đi chung với ĐM gan chân ngoài và cho 2 loại nhánh: – Nhánh nông: chia thành 2 nhánh TK gan ngón chân chung, mỗi nhánh lại chia thành 2 nhánh TK gan ngón chân riêng đến cảm giác cho 1 ngón rơăôi ngoài của gan chân. – Nhánh sâu: đến vận động cho các cơ mô út, 3 cơ giun ngoài, các cơ gian cốt và cơ khép ngón cái. @.TK gan chân trong: giống như TK giữa ở gan tay, TK đi giỡa că dạng ngón cái và cơ gấp các ngón chân ngắn, rồi cho các nhánh. – TK gan ngón chân riêng: đến cảm giác cho cạnh trong ngón cái. – 3 TK gan ngón chân chung, mỗi nhánh này lại chia thành 2 TK gan ngón chân riêng để cảm giác cho 3 ngón rưỡi trong gan chân. TK gan chân trongcòn vận động cho cơ dạng ngón cái, gấp ngón cái ngắn và cơ giun 1.2.2.MU CHÂN
2.2.1.Lớp nông: @.Da: mỏng, dễ di động. @.TM nông: Các TM ở mu chân tạo thành 1 mạng TM mu chân. Mạng TM này nối với cung TM mu chân, sau đó cung đổ vào TM hiển lớn và hiển bé. @.TK nông: * TK bì mu chân trong thuộc TK mác nông, cảm giác cho 2 ngón rưỡi trong. * TK bì mu chân giữa thuộc TK mác nông cảm giác cho cạnh ngoài ngón 3, 4 và cạnh trong ngón 5. * TK bì mu chân ngoài thuộc TK bì cẳng chân, cảm giác cho cạnh ngoài ngón 5. * TK hiểncảm giác cạnh trong mu chân. * TK mác sâucảm giác cho kẽ giữa ngón 1 và 2. 2.2.2.Lớp sâu: @.Các gân cơ: của các cơ khu cẳng chân trước đi dưới mạc giữ gân duỗi gồm: – Gân cơ chày trước đến bám vào xương chêm trong và nền xương bàn chân 1. – Gân cơ duỗi ngón cái dài đến bám vào nền đốt xa ngón cái. – Gân cơ duỗi các ngón chân dài đến bám vào nền đốt giữa và đốt xa của ngón 2, 3, 4, 5. – Gân cơ mác 3: đến bám vào nền xương bàn chân 5./. @. Cơ duỗi các ngón chân ngắn @. ĐM mu chân: ĐM chày trước đến khớp cổ chân ở dưới mạc giữ gân duỗi thì đổi tên thành ĐM mu chân. ĐM đi từ điểm giữa 2 mắc cá đến kẽ giữa ngón 1 và 2. ĐM đi dọc theo bờ ngoài cơ duỗi ngón cái dài đến nền xương bàn chân thứ nhất thì cho nhánh ĐM cung nối với ĐM gan chân ngoài. ĐM cung chia các nhánh: – Các ĐM mu đốt bàn chân đi ở kẽ giữa các xương đốt bàn. Các ĐM năy sau đoó cho các nhânh mu ngoón chân đi giũa mặt lòng câc ngóon chân. Câc ĐM mu bàn chân và mu ngón chân cho nhânh nối với ĐM gan chđn. – Nhánh gan chân sâu đi xuống gan chân ở khoang gian cốt 1 nối với ĐM gan chân ngoài tạo thành cung gan chân. – Ở cổ chân : ĐM mu chân cho các nhánh ĐM cổ chân ngoài và trong. @.TK mác sâu: đi theo ĐM mu chân cảm giác kẽ giữa ngón 1 và 2. /.Chia sẻ:
Liên quan
Điều hướng bài viết
BÀI 8: VÙNG ĐÙI TRƯỚC VÀ GỐI BÀI 10: XƯƠNG – KHỚP-CƠ ĐẦU MẶT CỔBình luận về bài viết này Hủy trả lời
Tìm kiếm cho:Bài Viết Mới
- chao bai dang moi
- Featured Content
- Featured Content
- Featured Content
- Blog post title
Chuyên mục
- Âm nhạc
- Bài Giảng
- Bệnh
- Bệnh Học
- Giáo Trình
- Giải Phẫu 1
- Giải trí
- Hình ảnh
- Kiến Thức Y Khoa
- MV Nhạc
- Phần mềm
- Phật học
- Sách
- Sức khỏe
- Sinh học
- Thủ thuật
- Thuốc
- Thường Thức Y Học
- Tin tức
- Uncategorized
- Video
- Video Y Khoa
- Y học
- Y Học Cổ Truyền
Blog – theo dõi
- Trần Công Khánh
- Discover WordPress
- The Daily Post
- WordPress.com News
Hours & Info
3999 Mission Boulevard, San Diego CA 921091-202-555-1212Lunch: 11am - 2pm Dinner: M-Th 5pm - 11pm, Fri-Sat:5pm - 1amText Widget
This is a text widget. The Text Widget allows you to add text or HTML to your sidebar. You can use a text widget to display text, links, images, HTML, or a combination of these. Edit them in the Widget section of the Customizer.Bình luận mới nhất
Blog của Trần Công K… trong Nguyên nhân bệnh tiêu chảy |
A daily selection of the best content published on WordPress, collected for you by humans who love to read.
The Daily PostThe Art and Craft of Blogging
WordPress.com NewsThe latest news on WordPress.com and the WordPress community.
- Bình luận
- Đăng lại
- Theo dõi Đã theo dõi
- Trần Công Khánh Theo dõi ngay
- Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
-
- Trần Công Khánh
- Tùy biến
- Theo dõi Đã theo dõi
- Đăng ký
- Đăng nhập
- URL rút gọn
- Báo cáo nội dung
- Xem toàn bộ bài viết
- Quản lý theo dõi
- Ẩn menu
Từ khóa » Chức Năng Cơ Tam đầu Cẳng Chân
-
Giải Phẫu Vùng Cẳng Chân
-
Giải Phẫu Cơ Chi Dưới
-
[Bài Giảng, Chi Dưới] Cẳng Bàn Chân Thầy Tú - SlideShare
-
GIẢI PHẪU CẲNG CHÂN - SlideShare
-
CẲNG CHÂN, Bàn CHÂN (GIẢI PHẪU) - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đám Rối Thần Kinh Và Các Tổn Thương Dây Thần Kinh - Chi Tiết Bài Viết
-
Tổn Thương Thần Kinh Mác | Vinmec
-
Cấu Tạo, Cách Hoạt động Của Bàn Chân | Vinmec
-
Cơ Tam đầu Cánh Tay – Wikipedia Tiếng Việt
-
Gãy Hai Xương Cẳng Chân - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Vật Lý Trị Liệu, Phục Hồi Chức Năng Tổn Thương Dây Chằng Thần Kinh ...
-
[PDF] NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU VẠT DA – CƠ BỤNG CHÂN ỨNG DỤNG ...
-
GPSL Hệ CƠ | PDF - Scribd