Bài C1- C10 Trang 55, 56, 57 Môn Lý 8: Cơ Năng

Giải bài C1 trang 55; C2, C3, C4 ,C5, C6 trang 56; C7, C8, C9, C10 trang 57 SGK Lý 8: Cơ năng.

1. Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó (H.16.1b) thì nó có cơ năng không? Tại sao?

2015-12-31_091717

Quả nặng A chuyển động xuống phía dưới làm căng sợi dây. Sức căng của sợi dây làm thỏi gỗ B chuyển động, tức là thực hiện công. Như vậy quả nặng A khi đưa lên độ cao nào đó nó có khả năng sinh công, tức là có cơ-năng.

2. Lúc này lò xo có cơnăng. Bằng cách nào để biết được lò xo có cơ-năng?

Đốt cháy sợi dây, lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực hiện công. Lò xo khi biến dạng (bị nén) có cơnăng.

3. Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào?

Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B, làm miếng gỗ B chuyển động một đoạn.

4. Chứng minh rằng quả cầu A đang chuyển động có khả năng thực hiện công.

Advertisements (Quảng cáo)

Quả cầu A tác dụng vào miếng gỗ B một lực làm miếng gỗ B chuyển động tức là thực hiện công.

5. Từ kết quả thí nghiệm hãy tìm từ thích hợp cho chỗ trống của kết luận : Một vật chuyển động có khả năng… tức là có cơ năng.

→ …sinh công (thực hiện công)…

6. Độ lớn vận tốc của quả cầu lúc đập vào miếng gỗ B thay đổi thế nào so với thí nghiệm 1? So sánh công của quả cầu A thực hiện lúc này với lúc trước. từ đó suy ra động năng của quả cầu A phụ thuộc thế nào vào vận tốc của nó?

Advertisements (Quảng cáo)

So với TN1, lần này miếng gỗ B chuyển động được đoạn dài hơn. Như vậy khả năng thực hiện công của quả cầu A lần này hơn lần trước. quả cầu A lăn từ vị trí cao hơn nên vận tốc của nó khi đập vào miếng gỗ B lớn hơn trước. Qua TN2 có thể rút ra kết luận: Động năng của quả cầu A phụ thuộc vào vận tốc của nó. Vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.

7.  Hiện tượng xảy ra có gì khác so với thí nghiệm 2? So sánh công thực hiện được của hai quả cầu A và A’. từ đó  suy ra động năng của quả cầu còn phụ thuộc thế nào vào khối lượng của nó.

Miếng gỗ B chuyển động được đoạn đường dài hơn, như vậy công của quả cầu A’ thực hiện được lớn hơn công của quả cầu A thực hiện lúc trước. TN3 cho thấy, động năng của quả cầu còn phụ thuộc vào khối lượng của nó. Khối lượng của vật càng lớn , thì động năng của vật càng lớn.

8. Các thí nghiệm trên cho thấy động năng phụ thuộc yếu tố gì và phụ thuộc thế nào?

Động năng phụ thuộc vận tốc và khối lượng của nó.

9. Nêu ví dụ vật có cả động năng và thế năng?

Ví dụ vật vừa có cả động năng và thế năng : Vật đang chuyển động trong không trung, con lắc lò xo dao động…

Bài C10: Cơ năng của từng vật ở hình 16,4 a, b, c thuộc dạng cơ-năng nào?

a) Thế năng.

b) Động năng.

c) Thế năng.

Từ khóa » C9 C10 Bài 16 Vật Lý 8