Bài Ca Dao: Chiều Chiều Ra đứng Bờ Sông

  • Chiều chiều ra đứng bờ sông

    Chiều chiều ra đứng bờ sông Hỏi thăm chú lái, nào chồng em đâu Chồng em lên ngọn sông Ngâu Buôn chè mạn hảo, năm sau mới về

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Thẻ:
      • trà mạn hảo
      • sông Ngâu
    • Người đăng: Phan An
    • 17 November,2013
  • Bình luận
Cùng thể loại:
  • Chồng chài, vợ lưới, con câu

    Chồng chài, vợ lưới, con câu, Sông Ngô bể Sở biết đâu là nhà.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
      • Lao động sản xuất
    • Người đăng: Phan An
    • 10 April,2022
  • Trồng cây ai nỏ muốn cây xanh

    Trồng cây ai nỏ muốn cây xanh, Cha mẹ sinh thành ai nỏ muốn con nên?

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Người đăng: Phan An
    • 4 April,2022
  • Áo rách thì để thịt ra

    Áo rách thì để thịt ra Chị gần không khỏi em xa không chào

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Thẻ:
      • chị em
    • Người đăng: Phan An
    • 27 March,2022
  • Mẹ ru con ngủ cho ngoan

    Mẹ ru con ngủ cho ngoan, Mẹ còn xúc nốt xe than cho đầy, Mẹ ru con ngủ cho say, Làm xong chuyến nữa nghỉ tay mẹ về

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
      • Lao động sản xuất
    • Thẻ:
      • Pháp thuộc
      • thợ mỏ
    • Người đăng: Phan An
    • 18 March,2022
  • Ngó lên tam sơn, nguồn cơn cảm động

    Ngó lên tam sơn, nguồn cơn cảm động, Ngó về tứ hải, biển rộng sông dài; Ơi người tảo tần nuôi mẹ hôm mai, Trong tâm ảo não, nhớ nhau hoài không quên.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Người đăng: Phan An
    • 14 March,2022
  • Ba đồng một quả đậu xanh

    Ba đồng một quả đậu xanh, Một cân đường cát, đưa anh ra vời

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Thẻ:
      • đánh cá
    • Người đăng: Phan An
    • 13 March,2022
  • Nửa đêm ra đứng giữa trời

    Nửa đêm ra đứng giữa trời, Cầm tờ giấy bạch chờ lời mẹ răn

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Người đăng: Phan An
    • 9 February,2022
  • Ở nuôi cha mẹ trọn niềm

    Ở nuôi cha mẹ trọn niềm, Bao giờ trăng khuyết lưỡi liềm sẽ hay.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Thẻ:
      • trăng
      • cha mẹ
    • Người đăng: Phan An
    • 9 February,2022
  • Vui đâu cho bằng vui nhà

    Vui đâu cho bằng vui nhà, Có con có vợ mới là thật vui. Dạy con nhủ vợ mọi lời, Gốc kia vững chắc thì chồi mới xanh.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Người đăng: Phan An
    • 13 December,2021
  • Anh ơi gà đã gáy dồn

    Anh ơi gà đã gáy dồn, Dậy đi xúc ốc đồng Tròn, đồng Quang, Rổ sề, rổ sảo, rổ sàng Vợ bưng, chồng gánh kịp hàng chợ phiên

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
      • Lao động sản xuất
    • Thẻ:
      • chợ phiên
      • vợ chồng
      • con ốc
      • con gà
      • Thanh Hóa
    • Người đăng: Phan An
    • 12 February,2020
Có cùng từ khóa:
  • Sông Ngâu, sông Cả, sông Đào

    Sông Ngâu, sông Cả, sông Đào Ba con sông ấy đổ vào sông Thương Con sông sâu nước dọc đò ngang Mình về bên ấy ta sang bên này Đương con nước lớn đò đầy…

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • tình yêu đôi lứa
      • đò ngang
      • sông Ngâu
      • sông cả
      • sông Đào
      • sông Thương
    • Người đăng: Lê Tư
    • 28 May,2013
  • Làm trai biết đánh tổ tôm

    Làm trai biết đánh tổ tôm Uống trà mạn hảo, ngâm nôm Thúy Kiều

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • trà
      • truyện Kiều
      • trà mạn hảo
      • tổ tôm
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 6 April,2013
Chú thích
  1. Lái Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
  2. Sông Ngâu Tên phụ lưu bên trái của sông Hồng ở tỉnh Lào Cai.
  3. Trà mạn hảo Một loại trà xanh ướp nổi tiếng ở Bắc Bộ hồi thế kỉ 19, 20. Trà mạn là tiếng gọi chung các loại trà xanh (lục trà) ở miền ngược, nên còn gọi là trà mạn ngược (đặc biệt ở vùng Hà Giang-Lai Châu-Yên Bái). Trà thường được chọn những búp non, lá trà bánh tẻ rửa sạch, cho vào chõ đồ chín. Sau khi đóng bánh, phơi khô, trà được vào chum, trên phủ một lớp lá chuối khô, ủ từ 3–4 năm cho trà phong hóa bớt chất cát hết mùi ngái, có độ xốp mới đem ra dùng.

    Mạn Hảo cũng là một địa danh vùng Vân Nam, ngày xưa người ta lên miền ngược Hà Giang hay lên tận Mạn Hảo mua trà về đều gọi chung là trà mạn hay trà mạn hảo.

    "... Vẫn còn quen cái thói phong lưu, nhiều khi qua chơi ao sen nhà ai, gặp mùa hoa nở, cụ lại còn cố bứt lấy ít nhị đem ướp luôn vào gói trà giắt trong mình, nếu đấy là trà mạn cũ." (Những chiếc ấm đất - Nguyễn Tuân)

  4. Bể Sở, sông Ngô Ở khắp mọi nơi (Sở và Ngô là hai nước thời Xuân Thu, Trung Quốc).

    Một tay gây dựng cơ đồ, Bấy lâu bể Sở, sông Ngô tung hoành (Truyện Kiều)

  5. Nò Một hệ thống ngư cụ gồm nhiều cọc tre và lưới khá lớn và phức tạp, được đặt ở hướng nước chảy để hứng luồng cá lúc nước ròng.

    Nò cá (nò sáo)

    Nò cá (nò sáo)

  6. Tam sơn, tứ hải Chỉ mặt đất. Người xưa cho mặt đất gồm tám phần: núi ba, biển bốn, ruộng đất một (tam sơn tứ hải nhất phần điền).
  7. Tảo tần Cũng như tần tảo, chỉ người phụ nữ khéo thu vén công việc trong nhà. Tần 苹 là bèo, tảo 藻 là rong, hai thứ rau cỏ mọc dưới nước, người Trung Hoa cổ dùng vào việc cúng tế. Thơ "Thái tần" trong Kinh Thi ca ngợi người vợ biết chu toàn việc cúng tế tổ tiên, viết: "Vu dĩ thái tần, nam giản chi tân. Vu dĩ thái tảo, vu bỉ hành lạo" (Hái bèo ở đâu, bên bờ khe nam. Hái rong ở đâu, bên lạch nước kia). "Tảo tần" còn chỉ sự vất vả cực khổ.
  8. Ra vời Ra khơi đánh bắt cá.
  9. Có bản chép: chờ lời chàng phân.
  10. Đồng Tròn, đồng Quang Tên hai cánh đồng thuộc nay thuộc địa phận Bái Đô, Đô Mỹ, xã Hà Tân, huyện Hà Trung, Thanh Hóa.
  11. Sề Đồ đan mắt thưa, nan thô, rộng, to hơn rổ, thường dùng đựng bèo, khoai...
  12. Xảo Đồ đan bằng tre tương tự như giần nhưng có mắt thưa hơn nhiều, thường dùng để lọc lấy thóc và loại bỏ rơm rác. Động tác dùng xảo cũng gọi là xảo.
  13. Sàng Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

    Sàng gạo

    Sàng gạo

  14. Chợ phiên Chợ họp có ngày giờ nhất định.
  15. Sông Lam Còn gọi là sông Ngàn Cả hay sông Cả, một trong hai con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang, Lào. Phần chính sông Lam chảy qua Nghệ An, phần cuối hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo thành ranh giới của Nghệ An và Hà Tĩnh, đổ ra biển tại cửa Hội.

    Sông Lam

    Sông Lam

  16. Sông Đào Một nhánh sông nhân tạo lấy nước từ sông Lam, nằm trên địa phận huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Con sông này nối thượng nguồn và hạ nguồn của sông Lam, đọan chảy hình vòng ôm lấy các xã Bắc Sơn, Đặng Sơn và một phần xã Nam Sơn, huyện Đô Lương, và là đường đi tắt của thuyền, bè lưu thông trên sông Lam.
  17. Sông Thương Còn có tên là sông Nhật Đức, xưa còn gọi là sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn, một con sông lớn ở miền Bắc. Sông bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy qua các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương rồi đổ vào sông Thái Bình. Sông Thương có hiện tượng "nước chảy đôi dòng" do hiện tượng nhập giang của sông Sim mang nhiều phù sa đục vào dòng chính trong xanh, tạo thành hai dòng chảy song song không hòa với nhau.

    Nghe ca khúc Con thuyền không bến của nhạc sĩ Đặng Thế Phong, có nhắc đến sông Thương.

    Sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang

    Sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang

  18. Theo Phạm Duy thì có lẽ câu ca dao này chỉ mang ý nghĩa văn học: "Ai đã sáng tác ra câu ca dao vớ vẩn này? Thực ra, chẳng có con sông nào đổ vào sông Thương cả! Sông phát nguyên từ con suối nhỏ ở Bản Thi thuộc Lạng Sơn, chạy theo dãy núi Cai Kinh rồi trước khi đổ vào Bắc Giang, nước chảy lúc mạnh lúc nhẹ giữa hai bờ đá, con sông không dùng trong việc giao thông được. Chỉ khi tới Bố Hạ thì sông Thương mới rộng ra, thuyền bè mới đi lại được. Hai bên bờ sông có đắp đê và con đê dài là con đường bộ của những xe bò, xe ngựa, xe đạp... liên lạc từ làng này qua làng nọ..." (Hồi Ký - chương 16).
  19. Tổ tôm Một trò chơi bài lá phổ biến trong dân gian ngày trước (hiện chỉ thấy được chơi ở nước ta), thường chơi trong các dịp lễ, Tết. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "tụ tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách.

    Lá bài tổ tôm

    Lá bài tổ tôm

  20. Truyện Kiều Tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm 3.254 câu thơ lục bát của đại thi hào Nguyễn Du. Nội dung chính của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều.

    Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...

Từ khóa » Chiều Chiều Ra đứng Bờ Sông Trà