Bài Ca Dao: Quảng Bình đẹp Nhất Quê Ta

  • Quảng Bình đẹp nhất quê ta

    Quảng Bình đẹp nhất quê ta Mấy truông cũng vượt, mấy xa cũng gần

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Quảng Bình
    • Người đăng: Phan An
    • 17 June,2017
  • Bình luận
Cùng thể loại:
  • Ngó lên cái mặt thì lanh

    – Ngó lên cái mặt thì lanh Ngó xuống cái mủng một phanh dây dừa – Anh ơi chớ phụ xơ dừa Xơ dừa đỡ đói từ xưa đến rày

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • hát đối
      • Bình Định
      • nghề truyền thống
    • Người đăng: Phan An
    • 12 December,2023
  • Tam Sơn chảy xuống ba Hà

    Tam Sơn chảy xuống ba Hà Qua đình Hà Thượng chảy ra Cánh Hòm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Quảng Trị
    • Người đăng: Phan An
    • 30 May,2023
  • Hỡi ai đi sớm về trưa

    Hỡi ai đi sớm về trưa Kìa Bát Tốt Lát đón đưa chào mời Hương thơm khói đậm tuyệt vời Hút cho một điếu cho đời thêm tươi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
      • Lịch sử
    • Thẻ:
      • thuốc lá
    • Người đăng: Phan An
    • 6 May,2023
  • Ai về thăm xóm Lò Nồi

    Ai về thăm xóm Lò Nồi Mà xem cái bát sáng ngời nước men

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • gốm sứ
      • nghề truyền thống
      • Hải Phòng
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 3 May,2023
  • An Tử có đất trồng chè

    An Tử có đất trồng chè, Chồng gọi, vợ bảo: cái gì hắn kia?

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • sản vật
      • Hải Phòng
      • chè xanh
      • An Tử
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 3 May,2023
  • Thái Bình có chú Phạm Tuân

    Thái Bình có chú Phạm Tuân Bay vào vũ trụ một tuần về ngay

    Dị bản
    • Hoan hô đồng chí Phạm Tuân Bay vào vũ trũ một tuần về ngay

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • Phạm Tuân
      • thái bình
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 30 December,2022
  • Thái Bình có cái cầu Bo

    Thái Bình có cái cầu Bo Có nhà máy cháo, có lò đúc muôi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • thái bình
      • cầu Bo
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 30 December,2022
  • Sá chi thân phận con quy

    Sá chi thân phận con quy Ngày thì bùn lấm, đêm thì gió sương – Cây khô mấy thuở mọc chồi Cá mại dưới nước mấy đời hóa long

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • con rùa
      • cá mại
      • Thừa Thiên-Huế
      • Quảng Điền
      • Niêm Phò
      • Nguyễn Văn Mại
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 29 August,2022
  • Cha chài, mẹ lưới bên sông

    Cha chài, mẹ lưới bên sông Đứa con thi đậu làm ông trên bờ

    Dị bản
    • Cha chài, mẹ lưới, con câu Có con hay chữ làm quan trên bờ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
      • Lịch sử
    • Thẻ:
      • Nguyệt Biều
      • tứ đức
      • Thừa Thiên-Huế
      • Hương Trà
      • Quảng Tế
      • Huỳnh Hữu Thường
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 29 August,2022
  • Trông lên hòn núi Tam Thai

    Trông lên hòn núi Tam Thai Thấy đôi chim quạ ăn xoài chín cây Quạ kêu ba tiếng quạ bay Để bầy chim én đêm ngày chắt chiu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • tam thai
      • chim quạ
      • chim én
      • Thừa Thiên-Huế
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 29 August,2022
Có cùng từ khóa:
  • Chín năm làm một Điện Biên

    Chín năm làm một Điện Biên, Mười năm lịch sử làm nên cầu Ròn

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • thời bao cấp
      • Quảng Bình
    • Người đăng: Phan An
    • 20 April,2020
  • Dạ ai hoài cho dù xa ngái

    Dạ ai hoài cho dù xa ngái Em xin chàng chớ ngại đừng nghi Để em lên Đợi xuống Tuy Đắt làm thuê, ế làm mướn đỡ khi đói lòng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Quảng Bình
    • Người đăng: Phan An
    • 17 June,2017
  • Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim

    Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Quảng Bình
    • Người đăng: Phan An
    • 17 June,2017
  • Bao giờ hết cát Mỹ Hoà

    Bao giờ hết cát Mỹ Hoà Sông Gianh hết nước, La Hà hết quan.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • La Hà
      • Quảng Bình
    • Người đăng: Phan An
    • 17 June,2017
  • Quảng Bình là đất Ô châu

    Quảng Bình là đất Ô châu Ai đi đến đó quảy bầu về không.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Quảng Bình
      • châu Ô
    • Người đăng: Phan An
    • 17 June,2017
  • Quảng Bình có động Phong Nha

    Quảng Bình có động Phong Nha Có đèo Mụ Giạ, có phà sông Gianh

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Phong Nha
      • sông Gianh
      • Quảng Bình
      • mụ gia
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 18 April,2015
  • Tiếng hát ngư ông giữa dòng Nhật Lệ

    Tiếng hát ngư ông giữa dòng Nhật Lệ, Tiếng kêu đàn nhạn trên ánh Hoành Sơn, Một mình anh ngồi giữa sông Hương, Tiếng ca theo khúc đoạn trường ai nghe.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • chim nhạn
      • Quảng Bình
      • Hoành Sơn
      • sông Nhật Lệ
      • ngư ông
      • Thừa Thiên-Huế
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 16 April,2014
  • Ai về Đồng Hới cho tui gởi đôi lời

    Ai về Đồng Hới cho tui gởi đôi lời Cho không đừng có, cho có đừng không Có mua nồi phải nhớ đến vung Giăng tơ phải nhớ ngãi tằm ngày xưa

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • tằm
      • Quảng Bình
      • Đồng Hới
    • Người đăng: Phan An
    • 4 March,2014
  • Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình

    Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình Hỏi anh ba tỉnh, em thuận tình nơi mô?

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Quảng Ngãi
      • Quảng Nam-Đà Nẵng
      • Quảng Bình
    • Người đăng: Phan An
    • 9 December,2013
  • Vè chợ Lệ Thủy

    Trâu, chè, thơm, mít chợ Động Tôm, cua, cá bống chợ Chè Cam, quýt, đậu, mè chợ Trạm Chim, ốc, hến, rạm chợ Thùi Bún thịt heo tràn đầy chợ Tréo Cá biển khắp nẻo chợ Tuy Thu, ngừ, mực, nuốt chi chi chợ Cưỡi Sắn, khoai, mật ong, thị, ổi chợ Mỹ Đức Ai về Lệ Thủy mặc sức tiêu tiền

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • chợ búa
      • Lệ Thủy
      • sản vật
      • Quảng Bình
    • Người đăng: Phan An
    • 14 November,2013
Chú thích
  1. Quảng Bình Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm ở vùng hẹp nhất của nước ta từ Đông sang Tây (chỉ dài độ 50 km). Vào thế kỉ 11, Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn trong cương vực lãnh thổ Đại Việt. Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng Bình bị chia cắt tại sông Gianh. Từ 20/9/1975 đến 1/7/1989, tỉnh Quảng Bình được sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên.

    Quảng Bình nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, các di tích lịch sử thời Trịnh - Nguyễn phân tranh như thành Đồng Hới, Lũy Thầy... Nơi đây cũng là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp, Ngô Đình Diệm...

    Vường quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc Quảng Bình

    Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc Quảng Bình

  2. Truông Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
  3. Mủng Cái thúng (phương ngữ Trung Bộ).
  4. Phanh Khoanh (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  5. Rày Nay, bây giờ (phương ngữ).
  6. Hát đối về nghề làm dây từ xơ dừa ở thôn Chánh Khoan Đông, Mỹ Lợi, Phù Mỹ, Bình Định.
  7. Tam Sơn Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Tam Sơn, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  8. Ba Hà Tức Hà Thượng, Hà Trung, Hà Hạ (nay là Hà Thanh), ba làng nghề được lập vào cuối thế kỉ 15, nay thuộc địa phận Gio Linh, Quảng Trị.
  9. Cánh Hòm Một con sông trải dài trên diện tích phía đông của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, nối liền sông Thạch Hãn ở phía Nam và sông Bến Hải ở phía Bắc.
  10. Bastos Luxe Giới bình dân gọi là "Bát Tốt Lát" hay "Bát Tốt Lút," một nhãn thuốc lá đầu lọc của hãng Juan Bastos phổ biến vào những năm 1960 ở Sài Gòn.
  11. Lò Nồi Tên một xóm xưa thuộc tổng Dưỡng Động, nay là xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
  12. An Tử Tên một thôn nay thuộc xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
  13. Thái Bình Địa danh nay là một tỉnh ven biển ở đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km. Phần đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay trước đây thuộc về trấn Sơn Nam. Tới năm Thành Thái thứ hai (1890) tỉnh Thái Bình được thành lập. Tỉnh có nhiều khu du lịch và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển Đồng Châu, cồn Vành, chùa Keo... Các ngành nghề truyền thống như chạm bạc, làm chiếu ở đây cũng khá phát triển. Ngoài ra, Thái Bình còn được mệnh danh là Quê Lúa.

    Bãi biển Đồng Châu

    Bãi biển Đồng Châu

  14. Cầu Bo Tên dân gian của cầu Độc Lập bắc qua sông Trà Lý, xưa thuộc làng Bo, tỉnh Thái Bình.

    Cầu Bo những năm 1920

  15. Quy Con rùa (từ Hán Việt).
  16. Cá mại Loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, cỡ nhỏ bằng ngón tay cái, thân dẹp và ngắn.

    Cá mại nấu canh chua

    Cá mại nấu canh chua

  17. Cá hóa long Cá hóa rồng. Theo truyền thuyết phương Đông, cá chép có thể vượt vũ môn và hóa thành rồng. Nghĩa bóng chỉ việc học hành đỗ đạt, có công danh.
  18. Đây được cho là hai câu hát mỉa mai nhau của hai nhà họ Nguyễn và họ Hồ, đều là bá hộ làng Niêm Phò ngày trước (nay thuộc huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế). Họ Hồ có cô con gái tên Qui, họ Nguyễn có người con trai tên Mại. Hai ông chồng đều muốn làm sui với nhau nhưng hai bà vợ không chịu nên mới có câu hát đối đáp nhau như thế. Nguyễn Văn Mại sau này đỗ đạt cao, làm đến quan nhất phẩm triều Nguyễn. (Theo sách Cố đô Huế của Thái Văn Kiểm)
  19. Theo sách Cố đô Huế của Thái Văn Kiểm: Theo cụ Tùng Lâm, câu này do đám dân chài làng Quảng Tế, huyện Hương Trà đặt ra để nhắc lại sự tích ông Huỳnh Hữu Thường, con một ngư phủ, mà biết chăm lo việc học hành, thi đỗ Cử nhân, rồi đỗ Hoàng giáp, làm quan đến Thượng thư. Vua Tự Đức rất mến ông, nhận thấy làng ông không có đất đai chi cả, bèn hạ chỉ cắt 20 mẫu đất làng Nguyệt Biều giao cho làng Quảng Tế để có đất cho dân cư ngụ, trồng trỉa và xây cất đền chùa.
  20. Tam Thai Còn gọi là Tả Phụ Sơn, tên một ngọn núi thấp thuộc phường An Cựu (Huế). Tam Thai nằm cạnh núi Ngự Bình, cùng với núi Bân (Hữu Bật Sơn) tạo nên thế "Đệ nhất án sơn" cho kinh thành Huế.
  21. Cầu Ròn (hay cầu Roòn) bắt qua sông Ròn ở Quảng Bình, làm 10 năm mới xong. Bài ca dao này nhại theo hai câu trong bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của nhà thơ Tố Hữu:

    Chín năm làm một Điện Biên, Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.

  22. Ai hoài Buồn thương và nhớ da diết (từ cũ, dùng trong văn chương).
  23. Đại Phong Tên Nôm là làng Đợi, một ngôi làng nay thuộc xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
  24. Tuy Lộc Một ngôi làng nay thuộc xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
  25. Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim Tám ngôi làng nổi tiếng với truyền thống hiếu học, khoa bảng của tỉnh Quảng Bình ngày xưa: Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngoạn, Văn Hóa, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại.
  26. Mỹ Hòa Một địa danh nay thuộc phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Nơi đây có rất nhiều cát. Có người nói cát ở đây là cát thần, cứ lấy đi là tự sản sinh ra lại.
  27. Sông Gianh Còn gọi là Linh Giang hoặc Thanh Hà, con sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786), sông Gianh chính là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.

    Một khúc sông Gianh

    Một khúc sông Gianh

  28. La Hà Một làng nay thuộc xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, trước đây nổi tiếng về truyền thống khoa bảng.
  29. Châu Ô Tên cũ của vùng đất từ đèo Lao Bảo đến lưu vực sông Thạch Hãn, phía Nam tỉnh Quảng Trị. Châu Ô cùng với Châu Rí là vùng đất cũ của Vương quốc Chăm Pa. Năm 1306, vua Chăm Pa là Chế Mân sai sứ cầu hôn công chúa Huyền Trân, em gái vua Trần Anh Tông, và dâng hai châu Ô và Rí làm sính lễ. Vua Trần bằng lòng gả công chúa Huyền Trân cho vua Chăm Pa, thu nhận hai châu, rồi đổi châu Ô làm Thuận Châu, châu Rí làm Hóa Châu.
  30. Phong Nha Còn gọi Động Thầy Tiên, Núi Thầy, Động Troóc, Hang Chùa, một hệ thống hang động nổi tiếng thế giới và là danh thắng tiêu biểu nhất của vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

    Trong lòng động Phong Nha

    Trong lòng động Phong Nha

  31. Mụ Giạ Còn gọi là Mụ Gia hay Mụ Già, một đèo trên quốc lộ 12A giáp biên giới Việt Nam-Lào, thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

    Một đoạn đèo Mụ Giạ

    Một đoạn đèo Mụ Giạ

  32. Nhật Lệ Tên một dòng sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi thuộc dãy Trường Sơn, chảy ra Biển Đông tại cửa Nhật Lệ. Cùng với sông Gianh, dãy Hoành Sơn, đèo Ngang, sông Nhật Lệ là một trong những biểu tượng của tỉnh Quảng Bình.

    Sông Nhật Lệ đoạn chảy qua Đồng Hới

    Sông Nhật Lệ đoạn chảy qua Đồng Hới

  33. Hoành Sơn Tên một dãy núi ở phía nam tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc tỉnh Quảng Bình. Hoành Sơn và sông Gianh là biểu trưng lịch sử, văn hoá, địa lý của tỉnh Quảng Bình. Thế kỷ 17, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói với sứ của chúa Nguyễn Hoàng "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân," nghĩa là "một dải Hoành Sơn có thể dung thân đời đời." Nguyễn Hoàng đã vượt Hoành Sơn vào đến Thuận Hóa và dựng nên nghiệp lớn của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong và nhà Nguyễn sau này.

    Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn

    Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn

  34. Sông Hương Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương

  35. Đoạn trường Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
  36. Đồng Hới Một địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Bình. Trước đây Đồng Hới có tên là Động Hải, là một làng nằm ven cửa sông Nhật Lệ, chuyên làm nghề đánh cá, làm mắm và nấu muối. Trải qua một thời kỳ dài trong lịch sử, đây là khu vực tranh chấp giữa Vương quốc Champa và Đại Việt. Lịch sử đô thị Đồng Hới có lẽ được tính từ thời kỳ chúa Nguyễn Hoàng vượt dãy Hoành Sơn để tránh bị chúa Trịnh tiêu diệt vào cuối thế kỉ 16.

    Sông Nhật Lệ đoạn chảy qua Đồng Hới

    Sông Nhật Lệ đoạn chảy qua Đồng Hới

  37. Ngãi Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  38. Tằm Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  39. Quảng Nam Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...

    Vẻ đẹp Hội An

    Vẻ đẹp Hội An

  40. Quảng Ngãi Địa danh nay là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, nằm hai bên bờ sông Trà Khúc, được mệnh danh là vùng đất Núi Ấn Sông Trà. Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Tại đây cũng nổi tiếng cả nước với đặc sản đường mía (đường phèn, đường phổi, mạch nha...) và tỏi ở Lý Sơn.

    Núi Ấn

    Núi Ấn sông Trà

  41. Mô Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  42. Chè Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.

    Đồi chè Thái Nguyên

    Đồi chè Thái Nguyên

  43. Dứa Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.

    Cây dứa đang ra quả

    Cây dứa đang ra quả

  44. Chợ Động Tên một ngôi chợ thuộc xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Tên chợ được người dân ở đây phát âm nặng hơn là chợ Đôộng.
  45. Cá bống Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.

    Cá bống tượng Kiên Giang.

    Cá bống tượng

    Cá bống kho tộ

    Cá bống kho tộ

  46. Chợ Chè Tên một ngôi chợ thuộc xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
  47. Vừng Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

  48. Chợ Trạm Tên một ngôi chợ ở xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
  49. Rạm Loài cua nhỏ thân dẹp có nhiều lông, sống ở vùng nước lợ. Rạm giàu chất bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như: rạm rang lá lốt, rạm nướng muối ớt, canh rạm rau đay, canh rạm rau dền mồng tơi...

    Con rạm

    Con rạm

  50. Chợ Thùi Tên một ngôi chợ thuộc xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Trước thời kỳ chống Pháp, chợ Thùi đóng ở bến đò chợ Thùi (thôn Thạch Bàn), nơi hạ nguồn sông Kiến Giang. Đến những năm 1960, chợ được dời sang Mũi Viết, thuộc thôn Phú Thọ. Quy mô không lớn như nhiều chợ khác nhưng chợ Thùi đã nức tiếng hàng trăm năm nay và có nhiều khác biệt so với những chợ trong vùng. Sách Địa chí Lệ Thủy giải thích: “Thùi theo tiếng Chăm có nghĩa là quán lợp lá, từ đó có thể suy ra chợ Thùi có nghĩa là chợ có những cái quán lợp bằng lá. Điều này phù hợp với thực tế, bởi chợ Thùi tuy tồn tại khá lâu nhưng chỉ là những quán lá san sát nhau, không có đình chợ như các chợ khác trong vùng”. Chợ là nơi hội tụ những sản vật đồng ruộng, đầm phá.

    Thịt chuột bán ở chợ Thùi

    Thịt chuột bán ở chợ Thùi

  51. Chợ Tréo Tên một ngôi chợ nay thuộc địa phận thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, nằm ở ngã ba sông Kiến Giang. Chợ rất sầm uất, bán rất nhiều món ăn đặc trưng của vùng quê chiêm trũng: bánh ướt, bánh tráng, bánh đòn, bánh nếp, chè bột lọc, bún thịt lợn...

    Chợ Tréo

    Chợ Tréo

  52. Chợ Tuy Lộc Tên một ngôi chợ ở xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
  53. Cá thu Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.

    Cá thu

    Cá thu

  54. Cá ngừ Một loài cá biển đặc biệt thơm ngon, mắt rất bổ, được chế biến thành nhiều loại món ăn ngon và hiện nay là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Nghề câu cá ngừ đại dương tại Việt Nam ra đời năm 1994, nhờ công sức phát hiện ra phương pháp câu của ngư dân Phú Yên. Sau đó nghề này dần lan rộng, trở thành thế mạnh của ngư dân duyên hải Nam Trung Bộ như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa...

    Cá ngừ

    Cá ngừ

  55. Nuốt Cũng viết là nuốc, một loại sứa gặp nhiều ở các vùng biển Bắc Trung Bộ. Nuốt được chế biến thành các món bình dân như nuốt chấm ruốc, bún giấm nuốt…

    Nuốt

    Nuốt

  56. Chợ Cưỡi Tên một ngôi chợ thuộc thôn Thanh Mỹ, xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
  57. Khoai mì Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).

    Khoai mì luộc

    Khoai mì luộc

  58. Thị Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.

    Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng. (Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)

    Quả thị trên cây

    Quả thị

  59. Chợ Mỹ Đức Tên một ngôi chợ thuộc xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
  60. Lệ Thủy Một địa danh nay là huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Nơi đây nổi tiếng với sông Kiến Giang, khu nghỉ mát suối nước khoáng Bang, văn hóa đặc trưng Hò khoan Lệ Thủy, trong đó có điệu hò khoan chèo đò, hò giã gạo. Hằng năm, vào ngày 2 tháng 9, nơi đây diễn ra đua thuyền truyền thống. Tương truyền đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, là quê hương của Sùng Nham hầu Dương Văn An, Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Kim tử Vinh Lộc Đại phu Đặng Đại Lược, Thạc Đức hầu Đặng Đại Độ, Sư bảo Nguyễn Đăng Tuân, Vũ Đăng Phương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm...

    Đua thuyền ở Lệ Thủy

    Đua thuyền ở Lệ Thủy

Từ khóa » Thơ Ca Về Quảng Bình