Bài Ca Dao: Thân Em Vất Vả Trăm Bề

  • Thân em vất vả trăm bề

    Thân em vất vả trăm bề Sớm đi ruộng lúa tối về ruộng dâu Có lược chẳng kịp chải đầu Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Than thân trách phận
    • Thẻ:
      • trầu cau
      • ruộng
      • dâu tằm
      • Thân em
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 10 April,2013
  • Bình luận
Cùng thể loại:
  • Khen ai khéo đặt cái nghèo

    Khen ai khéo đặt cái nghèo Kém ăn kém mặc, kém điều khôn ngoan Bây giờ chẳng có bạn vàng Cho nên đổ cả khôn ngoan cho người Nhà giàu nói một hay mười Nhà khó nói chẳng được lời nào khôn Nhà nghèo như giỏ thủng trôn Nhà giàu như bạc bỏ hòm xưa nay Nghèo đâu nghèo mãi thế này Mất chúng mất bạn vì nay tội nghèo Bốn bề công nợ eo xèo Chỉ vì một nỗi tội nghèo mà thôi Tôi làm, tôi chẳng có chơi Nghèo sao nghèo mãi, trời ơi hỡi trời

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Than thân trách phận
    • Thẻ:
      • giàu nghèo
    • Người đăng: Kim Khương
    • 26 March,2022
  • Khổ chi khổ lắm bớ trời

    Khổ chi khổ lắm bớ trời Chính giữa đòn gánh, hai đầu hai ki

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lao động sản xuất
      • Than thân trách phận
    • Người đăng: Phan An
    • 21 March,2022
  • Chưa đi chưa biết Cửa Ông

    Chưa đi chưa biết Cửa Ông Đến đây mới biết đường không lối về Phu sắng-tẩy ai thuê mà đánh Thẻ than sàng ai bán mà mua Nhà quê còn có ngày mùa Đi nhặt, đi mót hột thừa mà ăn Ở đây rét đói quanh năm Đi câu cá: rủi, đi săn: hổ vồ Khu Bò Đái xương khô rải rác Bến Lò Vôi mấy xác bồng bềnh Lạc loài bể khổ mông mênh Thân vờ xơ xác lênh đênh chét mòn Trót nghe bầu bạn ra đây Lạ thung, lạ thổ, lạ cây, lạ nhà Đồn Cẩm Phả sơn hà bát ngát Huyện Hoành Bồ đá cát mênh mông Ai ơi đứng lại mà trông Kìa khe nước độc, nọ ông hùm già Vui gì mà rủ nhau ra Làm ăn khổ cực nghĩ mà tủi thân.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lịch sử
      • Đấu tranh, phản kháng
      • Than thân trách phận
    • Thẻ:
      • Hải Phòng
      • thợ mỏ
    • Người đăng: Phan An
    • 20 March,2022
  • Tìm vào đến mỏ Hòn Gai

    Tìm vào đến mỏ Hòn Gai Xin làm phu mỏ ở ngay dưới hầm Cuộc đời vất vả âm thầm Mông Dương, Cẩm Phả, Hà Lầm đều qua

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lịch sử
      • Than thân trách phận
    • Thẻ:
      • Pháp thuộc
      • Quảng Ninh
      • thợ mỏ
    • Người đăng: Phan An
    • 18 March,2022
  • Ba toong đi lại nghênh ngang

    Ba toong đi lại nghênh ngang Chậm chân thì gậy nó phang vỡ đầu Công việc khoán nặng, khoán cao Làm mà không được xơi bao mũi giày Mồm quát tháo chân tay đá tát Đánh đập rồi cúp phạt hết lương.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Đấu tranh, phản kháng
      • Than thân trách phận
    • Thẻ:
      • thợ mỏ
    • Người đăng: Phan An
    • 18 March,2022
  • Em là con gái tỉnh Nam

    Em là con gái tỉnh Nam Chạy tàu vượt biển ra làm Cửa Ông Từ khi mới mở Cửa Ông Đi làm thì ít, đi rông thì nhiều Chị em cực nhục trăm điều Trước làm một lượt đã trèo cầu thang Đặt mình chưa ấm chỗ nằm Đã lại còi tầm hú gọi ra đi Dế kêu, suối chảy rầm rì Bắt cô trói cột não nề ngân nga Đoàn người hay quỷ hay ma Tay mai, tay cuốc, sương sa mịt mù Hai bên gió núi ù ù Tưởng oan hồn của dân phu hiện về.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Đấu tranh, phản kháng
      • Than thân trách phận
    • Thẻ:
      • Pháp thuộc
      • Quảng Ninh
      • thợ mỏ
    • Người đăng: Phan An
    • 18 March,2022
  • Hòn Gai có núi Bài Thơ

    Hòn Gai có núi Bài Thơ Nhác trông đàn khỉ đu đưa trên cành Đêm nằm nghe vượn cầm canh Khỉ hời, vượn hỡi thấu tình cho chăng?

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Than thân trách phận
    • Thẻ:
      • Quảng Ninh
      • thợ mỏ
    • Người đăng: Phan An
    • 18 March,2022
  • Ngày ngày anh vẫn đi làm

    Ngày ngày anh vẫn đi làm, Đi qua nhà máy nhặt ngầm bù loong Đem về anh bỏ vào hòm, Bắc cân bắc lạng còn non một vài Cẩm Phả xem thợ nào tài, Thì anh kéo nhẫn, hoa tai cho nàng, Người ta kéo bạc kéo vàng, Anh nay kéo xích sắt cho nàng, nàng ơi!

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Trào phúng, phê phán đả kích
      • Than thân trách phận
    • Thẻ:
      • thợ mỏ
    • Người đăng: Phan An
    • 18 March,2022
  • Tháng lương được có ba hào

    Tháng lương được có ba hào, Thúng than trên đầu nặng lắm con ơn!

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Đấu tranh, phản kháng
      • Than thân trách phận
    • Thẻ:
      • Pháp thuộc
      • thợ mỏ
    • Người đăng: Phan An
    • 18 March,2022
  • Hòn Gai, Cẩm Phả, Đông Triều

    Hòn Gai, Cẩm Phả, Đông Triều Cuộc đời phu mỏ đói nghèo đắng cay Giam chân chốn sở than này Thân con ắt bón gốc cây giữa rừng.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Đấu tranh, phản kháng
      • Than thân trách phận
    • Thẻ:
      • Pháp thuộc
      • thợ mỏ
    • Người đăng: Phan An
    • 18 March,2022
Có cùng từ khóa:
  • Ăn trầu gẫm

    Ăn trầu gẫm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • trầu cau
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 8 May,2022
  • Bây giờ anh bắt tay nàng

    Bây giờ anh bắt tay nàng Hỏi sao lá ngọc cành vàng xa nhau Xa nhau ta mới xa nhau Khi xưa ta vẫn ăn trầu một cơi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • trầu cau
      • xa cách
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 26 March,2022
  • Chợ Viềng năm họp một phiên

    Chợ Viềng năm họp một phiên Để cho trai gái tốn tiền trầu cau

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • trầu cau
      • Nam Định
      • chợ Viềng
    • Người đăng: Phan An
    • 12 December,2021
  • Ăn trầu chọn lấy cau khô

    Ăn trầu chọn lấy cau khô, Trèo lên Ba Dội có cô bán hàng. Cô bán hàng lòng cô buồn bã, Bóng xế chiều bóng ngả về tây, Đợi cô ba bảy hai mốt năm nay.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • trầu cau
    • Người đăng: Phan An
    • 11 December,2021
  • Thợ rèn không dao ăn trầu

    Thợ rèn không dao ăn trầu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • trầu cau
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 13 February,2021
  • Trẩu trẩu trầu trầu

    Trẩu trẩu trầu trầu Mày làm chúa tao Tao làm chúa mày Tao không hái ngày Thì tao hái đêm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • trầu cau
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 2 April,2020
  • Trầu em trầu gói trong khăn

    Trầu em trầu gói trong khăn, Trầu gói trong áo, anh ăn sao đành

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • trầu cau
      • ăn trầu
    • Người đăng: Phan An
    • 14 March,2020
  • Bấy lâu vắng tiếng vắng tăm

    Bấy lâu vắng tiếng vắng tăm Như đàn vắng nhị, như tằm vắng dâu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • xa cách
      • dâu tằm
      • con tằm
      • đàn cò
    • Người đăng: Phan An
    • 7 November,2018
  • Gió đưa tờ giấy lên mây

    Gió đưa tờ giấy lên mây, Gió đưa cô ấy lại đây ăn trầu. Yêu nhau thì ném bã trầu, Chớ ném gạch đá vỡ đầu nhau ra.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • trầu cau
    • Người đăng: Phan An
    • 18 November,2017
  • Vô giàn hái lá trầu giàn

    Vô giàn hái lá trầu giàn Đem têm kiểu phụng bỏ ngang khay cừ Bề mô rồi phụ mẫu cũng ừ Lẽ mô phụ mẫu chối từ nghĩa con

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • trầu cau
      • cưới xin
    • Người đăng: Phan An
    • 6 May,2016
Chú thích
  1. Dâu tằm Loại cây thường được trồng hai bên bờ sông, chủ yếu để lấy lá cho tằm ăn. Lá và rễ dâu cũng là vị thuốc đông y. Quả dâu tằm chín cũng có thể dùng để ăn hoặc ngâm rượu, gọi là rượu dâu tằm. Ở nước ta, dâu có nhiều giống: dâu bầu, dâu da, dâu cỏ, dâu tam bội...

    Lá và quả dâu tằm

    Lá và quả dâu tằm

  2. Cau Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.

    Cây cau

    Cây cau

    Quả cau và lá trầu

    Quả cau và lá trầu

  3. Trầu Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  4. Bạn vàng Bạn thân, bạn quý. Thường dùng để chỉ người yêu.
  5. Trôn Mông, đít, đáy (thô tục).
  6. Ki Một loại giỏ đan bằng nan tre (tương tự như cần xé) thường gặp ở Trung và Nam Bộ, dùng để đựng trái cây, nông sản.
  7. Cửa Ông Địa danh nay là phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây có đền Cửa Ông, được xem là một trong những ngôi đền đẹp nhất Việt Nam, thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật lịch sử thời Trần.

    Đền Cửa Ông

    Đền Cửa Ông

  8. Phu sắng-tẩy Phu chuyên việc san gạt than trong hầm chứa của tàu.
  9. Công việc san gạt than trong hầm chứa và than sàng thường phải có quen biết, móc nối mới có và phải chia chác nhiều, không dễ tới tay người cu li.
  10. Bò Đái, Lò Vôi: Hai địa danh có từ thời Pháp khai mỏ, vẫn còn dùng tới ngày nay.
  11. Vờ Còn gọi là con vờ vờ, con phù du, một loại côn trùng có cánh chỉ sống trong khoảng vài phút tới vài ngày sau khi đã trưởng thành và chết ngay sau giao phối và đẻ trứng xong. Điều đáng ngạc nhiên là ấu trùng vờ lại thường mất cả năm dài sống trong môi trường nước ngọt để có thể trưởng thành. Khi chết, xác vờ phơi trên các bãi sông hoặc trên mặt nước, bị các loài cá ăn thịt. Từ đó có thành ngữ "Xác như (xác) vờ, xơ như (xơ) nhộng" để chỉ sự rách nát, cùng kiệt.

    Con vờ

    Con vờ

  12. Thung Vùng đất rộng.
  13. Cẩm Phả Một địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tại đây từ xưa đã nổi tiếng với ngành khai thác than đá. Cẩm Phả cũng có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp.

    Cẩm Phả về đêm

    Cẩm Phả về đêm

  14. Hoành Bồ Địa danh nay là một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh. Hoành Bồ là một huyện miền núi, khá biệt lập với bên ngoài, cuộc sống người dân lam lũ, vất vả.

    Xã Dân Chủ, huyện Hoành Bồ

    Xã Dân Chủ, huyện Hoành Bồ

  15. Hồng Gai Cũng gọi là Hòn Gai, tên cũ là Bang Gai hoặc Áng Gai, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cuối thế kỷ 19 trở về trước, đây là một vùng vắng vẻ, cư dân thưa thớt, vốn chỉ là vũng biển đậu thuyền. Tại đây có mỏ Hòn Gai, một mỏ than đã được đưa vào khai thác từ thời Pháp thuộc.

    Một góc mỏ than Hòn Gai thời Pháp thuộc

    Một góc mỏ than Hòn Gai thời Pháp thuộc

  16. Mông Dương Địa danh nay là tên một phường thuộc thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đây là nơi có mỏ than Mông Dương, một trong những mỏ thang có trữ lượng lớn và chất lượng tốt nhất từ thời Pháp thuộc.

    Khai thác than ở mỏ Mông Dương

    Khai thác than ở mỏ Mông Dương

  17. Hà Lầm Địa danh nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long. Tại đây có mỏ Hà Lầm, một mỏ than đã được đưa vào khai thác từ thời Pháp thuộc.
  18. Ba toong Gậy chống, thường cong một đầu để làm tay cầm. Từ này có gốc từ tiếng Pháp bâton. Các viên chức, trí thức dưới thời Pháp thuộc thường mang theo gậy này.
  19. Khoán Giao ước làm xong công việc mới được lấy tiền.
  20. Cúp Cắt (đọc theo âm tiếng Pháp của couper).
  21. Còi tầm Còi báo bắt đầu hoặc kết thúc giờ làm việc các xưởng, mỏ, công trường, nhà máy…
  22. Bắt cô trói cột Một loài chim thuộc họ Cu cu, chim trưởng thành nửa thân trên có màu trắng, nửa dưới có nhiều vạch trắng đen. Tiếng chim kêu nghe như "Bắt cô trói cột" nên dân gian lấy làm tên, sinh sống hầu như trên khắp nước ta. Nghe tiếng chim bắt cô trói cột.

    Bắt cô trói cột

    Bắt cô trói cột

  23. Dân phu Người dân lao động phải làm những công việc nặng nhọc trong chế độ cũ (phu xe, phu mỏ, phu đồn điền).
  24. Núi Bài Thơ Một ngọn núi đá vôi cao trên 200m, nay thuộc địa phận phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Có tên như vậy vì trên núi còn lưu lại bài thơ chữ Hán của vua Lê Thánh Tông (1468) và chúa Trịnh Cương (1729).

    Núi Bài Thơ

    Núi Bài Thơ

  25. Bù loong Cũng gọi là bu lông (từ tiếng Pháp boulon), một sản phẩm cơ khí dạng hình thanh trụ tròn, tiện ren, dùng để lắp ráp, ghép nối, liên kết các chi tiết rời rạc thành một hệ thống hoàn chỉnh.

    Bù loong

  26. Hào Một trong các đơn vị tiền tệ (hào, xu, chinh, cắc) bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Mười xu bằng một hào, mười hào bằng một đồng.

    Tiền giấy năm hào

    Tiền giấy năm hào

  27. Đông Triều Tên một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh, là vùng đất cổ có từ thời Bắc thuộc, ghi đậm nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa. Đây cũng là nơi phát hiện ra than đá đầu tiên ở Việt Nam, và than đá Đông Triều đã được khai thác từ rất sớm – từ những năm 1820.

    Lăng mộ vua Trần ở đập Trại Lốc

    Lăng mộ vua Trần ở đập Trại Lốc

  28. Ăn trầu gẫm Suy nghĩ việc đời. (Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn - Huỳnh Tịnh Của)
  29. Cơi trầu Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.

    Cơi đựng trầu

    Cơi đựng trầu

  30. Chợ Viềng Một phiên chợ Tết đặc biệt của Nam Định xưa. Tương truyền ngày xưa ở Nam Định có đến 3, 4 chợ cùng mang tên chợ Viềng. Chợ Viềng chính nằm ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, họp vào ngày 8 tháng Giêng. Dân vùng này tin rằng buôn bán vào ngày này sẽ gặp may mắn quanh năm. Do đó, nếu gặp những ngày có mưa gió, lại gặp đò ngang cách trở, dân buôn tự động họp chợ ở một nơi nào đó để buôn bán gọi là “lấy ngày”, cầu may cho cả năm, thế là một phiên chợ Viềng mới được thành hình.

    Một góc chợ Viềng

    Một góc chợ Viềng

  31. Tam Điệp Tên một dãy núi nằm giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, chạy ra biển theo hướng Tây Bắc–Đông Nam, gồm có 3 ngọn. Trên dãy núi này cũng có đèo Tam Điệp, con đường thiên lý cổ thời phong kiến từ Thăng Long vào Nam, đi qua 3 đoạn đèo: Đèo phía Bắc, đèo phía Nam, và đèo Giữa. Đèo Tam Điệp cũng có tên dân gian là Ba Dội (dội tiếng Việt cổ nghĩa là đợt, lớp).

    Một đèo, một đèo, lại một đèo, Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo. Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, Hòn đá xanh rì lún phún rêu. (Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương)

    Phòng tuyến Tam Điệp

    Phòng tuyến Tam Điệp

  32. Thợ rèn không dao ăn trầu Lo phần người mà quên mất phần mình.
  33. Đàn cò Còn gọi là đàn nhị, một loại đàn có hai dây, chơi bằng cách kéo vĩ. Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải thêm về đàn cò tại đây.

    Kéo đàn nhị

    Kéo đàn nhị

  34. Tằm Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  35. Ốc xà cừ Một loại ốc biển lớn, vỏ dày có nhiều hoa văn đẹp mắt. Vỏ ốc xà cừ thường được dùng để khảm vào các đồ vật bằng gỗ, có tác dụng trang trí, gọi là cẩn xà cừ.

    Ốc xà cừ

    Ốc xà cừ

    Tranh cẩn xà cừ

    Tranh cẩn xà cừ

  36. Mô Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  37. Phụ mẫu Cha mẹ (từ Hán Việt).

Từ khóa » Có Lược Chẳng Kịp Chải đầu