Bãi Chôn Lấp Hợp Vệ Sinh - Tài Liệu Môi Trường

Close

NHẬN XÉT MỚI

Liên kết

Thông báo mới

Welcome to www.tailieumoitruong.org Thư viện chia sẻ tài liệu môi trường miễn phí Home » Bãi chôn lấp hợp vệ sinh » Kiến thức » Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

Bài viết ngẫu nhiên

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh 0 Lượt xem: | Nhận xét: 0 Admin Tài liệu môi trường | Biên tập: John Pham Tags: Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Kiến thức Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Bãi chôn lấp hợp vệ sinh tháng 12 31, 2017 9/10 356 bình chọn
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

1. Đặc điểm

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp phù hợp với các nước đang phát triển, nhất là ở khu vực Đông Nam Á, bởi giá thành rẻ. Các chất thải rắn được lưu trữ trong một bãi và được phủ đất lên trên. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp bị phân hủy sinh học, tạo thành các sản phẩm như acid hữu cơ, các hợp chất nitơ, amon và một số khí như CO2, CH4….

2. Chất thải rắn được chôn lấp phải là chất thải không nguy hại.

Các cơ chế hình thành các khí trong bãi chôn lấp Quá trình sinh hóa, hình thành các khí chủ yếu bãi chôn lấp xảy ra 5 giai đoạn: Giai đoạn 1: phân hủy hiếu khí Giai đoạn này có thể kéo dài một vài ngày cho đến vài tháng, phụ thuộc vào tốc độ phân hủy. trong giai đoạn này các thành phần hữu cơ phân hủy với điều kiện hiếu khí bởi vì một lượng không khí bị giữ lại trong bãi rác trong quá trình chôn lấp. Nguồn vi sinh vật chủ yếu thực hiện trong quá trình phân hủy này có trong thành phần hữu cơ của rác ngay từ khi rác được thu gom. Giai đoạn 2: giai đoạn phân hủy kị khí. Khi oxy trong rác bị cạn kiệt thì sự phân hủy chuyển sang dạng phân hủy kỵ khí. Trong giai đoạn này, nitrate và sulfate thường bị khử thành khí nitrogen N2 và H2S. Khi thế oxy hóa khử giảm, cộng đồng vi khuẩn thực hiện quá trình thủy phân và chuyển hóa các hợp chất cao phân tử (lipid, polysaccharides, protein, nucleic acid) do các enzyme trung gian thành các hợp chất đơn giản hơn thích hợp cho các vi sinh vật. chúng sẽ dung các chất đơn giản này như chất dinh dưỡng, nguồn năng lượng và carbon cho tế bào chúng. Trong giai đoạn này pH của nước rò rỉ sẽ giảm xuống do sự hình thành các acid hữu cơ và ảnh hưởng của sự tăng nồng độ CO2 trong bãi rác. Giai đoạn 3: lên men acid Khí được sinh ra trong giai đoạn này là CO2, một lượng nhỏ H2, H2S cũng được hình thành. Vi sinh vật hoạt động chủ yếu là tùy tiện và hiếu khí, pH của nước rò rỉ sẽ giảm xuống <5. BOD5, COD, và độ dẫn điện tăng lên đáng kể và một số thành phần vô cơ, chủ yếu là kim loại nặng sẽ được hòa tan trong giai đoạn này. Giai đoạn 4: lên men Methanen (CH4) Vi sinh vật hoạt động trong giai đoạn này chủ yếu là kị khí (vi khuẩn methane). Ở đây, sự hình thành methane và acid diễn ra đồng thời mặc dù sự hình thàh acid giảm đáng kể. Do các acid và hadrogen bị chuyển hóa thành CH4 và CO2 nên pH nước rò rỉ đạt giá trị trung bình từ 6,8 đến 8. Giá trị BOD5, COD, nồng độ kim loại nặng giảm xuống. Giai đoạn 5: giai đoạn ổn định. Giai đoạn ổn định xảy ra sau khi các vật liệu hữu cơ dễ phân hủy sinh học được chuyển hóa thành CH4 và CO2.

3. Sự tạo thành khí

Khí sinh học được tạo ra do quá trình phân hủy các chất hữu cơ qua 5 giai đoạn phân hủy ở trên. Bao gồm các khí: NH3, CO2, N2, CO, H2S, CH4…trong đó khí metan chiếm tỷ lệ cao nhất.

4. Các công trình chủ yếu

  • Hệ thống đường đi, hệ thống thoát nước
  • Vị trí nhà cửa,, kho bãi.
  • Khu vực chôn lấp.
  • Hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác.
  • Thu gom nước
  • Rãnh thoát nước
  • Thiết kế hệ thống thoát nước
  • Các công trình phụ trợ: văn phòng, nhà kho, hệ thống điện nước, trạm bảo dưỡng.

5. Vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn

5.1. Giai đoạn hoạt động của bãi chôn lấp. Chất thải được chở đến BCL phải được kiểm tra phân loại (qua trạm cân) và tiến hành chôn lấp ngay, không để quá 24 giờ. Chất thải phải được chôn lấp theo đúng các ô quy định cho từng loại chất thải tương ứng. Đối với các BCL tiếp nhận trên 20.000 tấn (hoặc 50.000 m3) chất thải/năm nhất thiết phải trang bị hệ thống cân điện tử để kiểm soát định lượng chất thải. Chủ vận hành BCL phải xác định đúng các loại chất thải được phép chôn lấp khi tiếp nhận vào BCLvà phải lập sổ đăng ký theo dõi định kỳ hàng năm theo các đề mục sau: a. Tên người lái xe vận tải chất thải. b. Tính chất của chất thải, nếu là bùn sệt phải ghi rõ hàm lượng cặn. c. Lượng chất thải. d. Thời gian (ngày,tháng, năm) vận chuyển chất thải. e. Nguồn phát sinh chất thải, nếu là chất thải công nghiệp thì phải ghi rõ tên nhà máy, xí nghiệp. Sổ sách ghi chép và các tài liệu có liên quan phải được lưu giữ và bảo quản tại Ban Quản lý BCL trong thời gian vận hành và sau ít nhất là 5 năm kể từ ngày đóng BCL. Chất thải phải được chôn lấp thành các lớp riêng rẽ và ngăn cách nhau bằng các lớp đất phủ. a. Chất thải sau khi được chấp nhận chôn lấp phải được san đều và đầm nén kỹ (bằng máy đầm nén 6 – 8 lần) thành những lớp có chiều dầy tối đa 60cm đảm bảo tỷ trọng chất thải tối thiểu sau đầm nén 0,52 tấn – 0,8 tấn/m3. b. Phải tiến hành phủ lấp đất trung gian trên bề mặt rác khi rác đã được đầm chặt (theo các lớp) có độ cao tối đa từ 2,0m – 2,2m. Chiều dầy lớp đất phủ phải đạt 20cm. Tỷ lệ lớp đất phủ chiếm khoảng 10 % – 15% tổng thể tích rác thải và đất phủ. c. Đất phủ phải có thành phần hạt sét > 30%, đủ ẩm để dễ đầm nén. Lớp đất phủ phải được trải đều khắp và kín lớp chất thải và sau khi đầm nén kỹ thì có bề dày khoảng 15 – 20 cm. Ngoài đất phủ, vật liệu đủ các điều kiện sau đây cũng được sử dụng làm vật liệu phủ trung gian giữa các lớp chất thải: a. Có hệ số thấm <1.10-4 cm/s và có ít nhất 20% khối lượng có kích thước <0,08 mm. b. Có các đặc tính:
  • Có khả năng ngăn mùi.
  • Không gây cháy, nổ.
  • Có khả năng ngăn chặn các loại côn trùng, động vật đào bới.
  • Có khả năng ngăn chặn sự phát tán các chất thải là vật liệu nhẹ.
- CTR của các nhà máy nhiệt điện được chôn lấp theo hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành. - Các ô chôn lấp phải được phun thuốc diệt côn trùng (không được ở dạng dung dịch). Số lần phun sẽ căn cứ vào mức độ phát triển của các loại côn trùng mà phun cho thích hợp nhằm hạn chế tối đa sự phát triển của côn trùng. -Các phương tiện vận chuyển CTR sau khi đổ chất thải vào BCL cần phải được rửa sạch trước khi ra khỏi phạm vi BCL. -Hệ thống thu gom và xử lý nước thải phải thường xuyên hoạt động và được kiểm tra, duy tu, sửa chữa và thau rửa định kỳ đảm bảo công suất thiết kế. Các hố lắng phải được nạo vét bùn và đưa bùn đến khu xử lý thích hợp. - Nước rác không được phép thải trực tiếp ra môi trường nếu hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá các tiêu chuẩn quy định (TCVN). - Cho phép sử dụng tuần hoàn nước rác nguyên chất từ hệ thống thu gom của BCL, hoặc bùn sệt phát sinh ra từ hệ thống xử lý nước rác trở lại tưới lên BCL để tăng cường quá trình phân huỷ chất thải trong những điều kiện sau: a. Chiều dầy lớp rác đang chôn lấp phải lớn hơn 4 m. b. Phải áp dụng kỹ thuật tưới đều trên bề mặt. c. Không áp dụng cho những vùng của ô chôn lấp khi đã tiến hành phủ lớp cuối cùng. Giai đoạn đóng BCL Việc đóng BCL được thực hiện khi: a. Lượng chất thải đã được chôn lấp trong BCL đã đạt được dung tích lớn nhất như thiết kế kỹ thuật. b. Chủ vận hành BCL không có khả năng tiếp tục vận hành BCL. c. Đóng BCL vì các lý do khác. Trong mọi trường hợp chủ vận hành BCL phải gửi công văn tới CQQLNNMT để thông báo thời gian đóng BCL. Trình tự đóng BCL: a. Lớp đất phủ trên cùng có hàm lượng sét > 30%, đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3ữ 5 %, luôn đảm bảo thoát nướctốt và không trượt lở, sụt lún, sau đó cần:
  • Phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm ữ 60 cm.
  • Phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm ữ30 cm.
  • Trồng cỏ và cây xanh.
b. Trong các BCL lớn,cần phải tiến hành song song việc vận hành BCL với việc xây dựng các ô chôn lấp mới, đóng các ô đầy. Vì vậy, các công việc đều phải tuân thủ các quy định cho từng công đoạn nêu trên. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đóng BCL, chủ vận hành BCL phải báo cáo CQQLNNMT về hiện trạngcủa BCL. Báo cáo này phải do một tổ chức chuyên môn độc lập về môi trường thực hiện, bao gồm các nội dung sau: a. Tình trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong BCL bao gồm: hệ thống chống thấm của BCL, hệ thống thu gom và xử lý nước rác, hệ thống quản lý nước mặt, nước ngầm, hệ thống thu gom khí thải cũng như toàn bộ hệ thống giám sát chất lượng nước ngầm v.v… b. Tình hình quan trắc chất lượng nước thải từ BCL ra môi trường, về chất lượng nước ngầm cũng như về phát thải khí thải. c. Việc tuân thủ những quy định hiện hành của Thông tư này cũng như phục hồi và cải thiện cảnh quan khu vực BCL. Báo cáo phải chỉ rõ các trường hợp không tuân thủ các quy định của Thông tư này và phải nêu các biện pháp khắc phục. - Sau khi đóng BCL,vẫn không được phép cho người và súc vật vào tự do, đặc biệt trên đỉnh bãi nơi tập trung khí gas. Phải có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong BCL. Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo Hot

Tham gia cộng đồng trên Zalo để nhận được sự tương tác tốt hơn. Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo Hot

Nhóm đăng và tìm thông tin tuyển dụng ngành môi trường. Hướng Dẫn Download | Liên Hệ Like và chia sẻ bài viết này ủng hộ mình nhé!

0 Response to "Bãi chôn lấp hợp vệ sinh"

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Xem nhiều nhất

Vi sinh vật có khả năng chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ

Fanpage

Công nghệ - Kỹ thuật Môi trường

CHUYÊN MỤC

  • Bản vẽ - Thiết kế (4)
  • Công nghệ xử lý nước thải (48)
  • Đồ án (69)
  • File tính toán (1)
  • Giáo trình (134)
  • Hướng dẫn vận hành (7)
  • Luận văn (19)
  • Tài liệu xử lý bùn thải (1)
  • Tài liệu xử lý khí thải (10)
  • Tài liệu xử lý nước cấp (15)
  • Tài liệu xử lý nước thải (24)
  • Tiêu chuẩn thiết kế (1)
  • Tính toán - thiết kế (18)

TÀI LIỆU XEM NHIỀU

  • HƯỚNG DẪN QUY ĐỔI ĐƠN VỊ NM³/H SANG M3/H HƯỚNG DẪN QUY ĐỔI ĐƠN VỊ NM³/H SANG M3/H Lượt xem:
  • Thư Viên Autocad Môi Trường, Thư Viên Cad Van Co Tê Bơm Thư Viên Autocad Môi Trường, Thư Viên Cad Van Co Tê Bơm Lượt xem:
  • Giáo trình quản lý chất thải nguy hại - Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải Giáo trình quản lý chất thải nguy hại - Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải Lượt xem:
  • Giáo trình tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải - Trịnh Xuân Lai Giáo trình tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải - Trịnh Xuân Lai Lượt xem:
  • Tính toán thiết kế bể lắng ngang, bể lắng cát Tính toán thiết kế bể lắng ngang, bể lắng cát Lượt xem:
  • Phân tích chỉ tiêu Sắt (Fe) trong môi trường nước Phân tích chỉ tiêu Sắt (Fe) trong môi trường nước Lượt xem:
  • Giáo trình máy bơm trạm bơm Giáo trình máy bơm trạm bơm Lượt xem:
  • Thư Viên Autocad Môi Trường 2007,2010,1013,2018 Thư Viên Autocad Môi Trường 2007,2010,1013,2018 Lượt xem:
  • Trọn bộ giáo trình máy bơm - trạm bơm Trọn bộ giáo trình máy bơm - trạm bơm Lượt xem:
  • Tài liệu Metcalf and Eddy (2014) Tài liệu Metcalf and Eddy (2014) Lượt xem:

NHẬN XÉT MỚI

LƯỢT TRUY CẬP

Được tải trợ

Liên kết

Thư viện môi trường | Mật ong rừng | Hóa Chất Xử Lý Nước Thải | Vi sinh môi trường | Tự Học Exsel | Bách Hóa Môi Trường | Vật tư môi trường | Van và Thiết bị đo lường | Cộng đồng kỹ thuật cơ điện VN Hotline: 09.8484.2357 Chat Facebook Theo dõi

Từ khóa » Các Bước Thiết Kế Bãi Chôn Lấp Hợp Vệ Sinh