Bài Cúng Thôi Nôi Bé Trai Miền Trung - Xôi Chè Cô Hoa

Bài cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé gái – bé trai ở miền trung tiến hành như thế nào? Với một đất nước đa dạng bản sắc văn hóa như Việt Nam, mỗi vùng miền đều có những phong tục tập quán riêng. Điều này thể hiện rõ ở các nghi thức cúng lễ. Vậy ở miền trung, cách cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé sẽ được thực hiện ra sao? Tìm hiểu qua những thông tin sau đây để giải đáp được thắc mắc của bạn nhé.

1/ Ý nghĩa ngày lễ cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé gái – bé trai ở miền Trung

Uống nước nhớ nguồn là truyền thống vô cùng tốt đẹp của người Việt ta. Ngày cúng đầy tháng hay cúng thôi nôi đều là nghi thức cúng bái quan trọng được các gia đình có con nhỏ thực hiện. Không chỉ riêng ở miền trung mà kể cả miền bắc hay miền nam vẫn tồn tại. Từ trước đến nay những ngày cúng lễ này được xem như một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của dân tộc ta.

Ngày cúng đầy tháng và thôi nôi thực sự vô cùng ý nghĩa:

  • Theo như quan niệm của ông bà ta, mỗi đứa trẻ có thể bình an sinh ra đời là nhờ “mẹ sanh, mẹ độ”. Chính sự che chở, bảo vệ của các bà mụ và Đức ông đã giúp bé chào đời thành công và lớn lên khỏe mạnh.
  • Thực hiện nghi lễ này chính là cách để cha mẹ tạ ơn các vị thần cùng gia tiên nội ngoại, thiên địa đã phù hộ bản mệnh cháu bé.
  • Không chỉ vậy, thông qua nghi lễ còn có thể thành cầu mong chư vị phù hộ chở che cho trẻ trong giai đoạn đầu đời. Hy vọng có thể giúp bé vượt qua mọi khó khăn một cách thuận lợi mà phát triển tốt nhất ở giai đoạn tiếp theo.
  • Ngoài ra, ngày cúng đầy tháng thôi nôi còn để khẳng định sự tồn tại của bé trong gia phả dòng họ. Là ngày để mọi người có thể cùng chia sẻ niềm vui với nhau.
bài cúng thôi nôi bé trai miền trung
Bài cúng thôi nôi bé trai bé gái ở miền trung

Bài cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé gái – bé trai ở miền trung chi tiết

Về vấn khấn, hầu như mọi vùng miền đều gần giống như nhau. Thông thường một bài cúng sẽ rất dài nên khó mà chúng ta có thể học thuộc trong một khoảng thời gian ngắn. Một trong những mẹo nhỏ chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn chính là nên in bài mẫu dưới đây ra giấy để tiến hành nghi lễ một cách thuận lợi nhất.

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Chúng con kính lạy Đệ nhất đại tiên chúa cùng chư vị tiên nương

Chúng con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương, các vị Đức ông cùng gia tiên hai họ nội ngoại.

Hôm nay là ngày … tháng … năm … âm lịch. Vợ chồng chúng con gồm có … sinh được con (trai, gái) đặt tên là … Chúng con hiện ngụ tại …

Nay chúng con thành tâm sắm sửa lễ vật cúng đầy tháng cho cháu dâng bày lên trước án. Trước chư vị Tôn thần kính cẩn chúng con tâu trình:

Nhờ ơn chư vị thần linh cùng gia tiên. Để chúng con sinh cháu (trai, gái) tên … sinh ngày … được mẹ tròn con vuông.

Chúng con thành tâm cúi xin chư vị giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Xin các vị phù hộ độ trì, vuốt ve che chở. Phù hộ cho cháu được tươi đẹp, thông minh, được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được an khang, không nghĩ lo, gặp dữ hóa lành.

Xin thành tâm cúi lễ, xin được chư vị chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)”

Trước khi thực hiện bạn nên đọc đi đọc lại nhiều lần để có thể nắm được hết các ý chính của bài văn khẩn. Như vậy khi tiến hành thực hiện nghi lễ sẽ không còn cảm thấy bỡ ngỡ. Hiệu quả khấn vái đạt được cũng sẽ cao hơn.

bài cúng thôi nôi cho bé gái ở miền trung
Bài cúng thôi nôi cho bé gái ở miền trung

Những lưu ý khi cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé gái – bé trai theo phong tục miền Trung

Sự chỉnh chu trong lễ cúng đầy tháng cũng như thôi nôi là điều tất cả mọi người đều hướng đến. Vậy bạn đã biết đâu là những vấn đề chúng ta cần chuẩn bị để nghi lễ được tiến hành một cách thuận lợi nhất hay chưa? Ngoài việc xác định bài cúng thôi nôi bé trai miền trung và bài cúng thôi nôi cho bé gái ở miền trung như thế nào bạn còn nên chú ý đến thông tin sau:

  • Thứ nhất, nên bày mâm cúng bà Mụ ở bàn lớn và đồ cúng các Đức ông sẽ đặt ở bàn nhỏ.
  • Thứ hai, cần phải đảm bảo khoảng cách giữa 2 bàn cúng không quá xa.
  • Thứ ba, khi sắp xếp lễ vật trên bàn cần chú ý tuân thủ quy tắc đặt “Đông bình Tây quả”.
  • Thứ tư, đảm bảo chọn vị trí đặt các lễ cúng sao cho gọn gàng, đẹp mắt.
  • Tiếp đến, sau khi bày mâm xong sẽ tiến hành nghi thức chính. Đúng giờ đã chọn cha mẹ sẽ bắt đầu thắp nhang đèn xin phép cúng và khấn thành tâm.
  • Sau khi khấn xong sẽ cắm nhang và chờ đến khi nhang gần cháy hết để làm nghi lễ khai hoa bắt miếng hoặc xin keo chọn tên cho con.
  • Cuối cùng, khi nhang đã cháy hết hãy bắt đầu đốt giấy tiền vàng mã và rải muối gạo xung quanh sân nhà.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn nắm được bài cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé gái – bé trai ở miền trung chính xác nhất. Bắt đầu tiến hành chuẩn bị mọi thứ ngay từ bây giờ để ngày vui được diễn ra một cách trọn vẹn nhất nhé. Trên đây chính là tất tần tật những thông tin về lễ cúng đầy tháng và thôi nôi theo phong tục miền trung hữu ích nhất dành cho bạn đấy.

Từ khóa » Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai ở Miền Trung