Bài Cúng, Văn Khấn, Lễ & Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng 2022

Bài Cúng, Văn Khấn, Lễ & Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng 2022

Người xưa thường có quan niệm “Cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng”, vì vậy lễ cúng rằm tháng giêng rất quan trọng trong tâm linh người Việt. Tuy nhiên mâm cúng rằm tháng giêng chuẩn bị sao cho đầy đủ? Bài cúng, văn khấn rằm tháng giêng trong nhà, ngoài trời sao cho chuẩn? Hãy cùng Đồ Cúng Ba Miền tìm hiểu kỹ hơn về nghi lễ này trong bài viết dưới đây. 

Ý nghĩa của lễ cúng rằm tháng giêng 

Rằm tháng giêng hay còn gọi Tết Nguyên tiêu là một ngày lễ quan trọng của người Việt, có nguồn gốc từ lễ hội cổ truyền của Trung Quốc. Ngày Tết Nguyên tiêu mang ý nghĩa của sự đoàn viên, là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, quây quần cùng nhau bên mâm cơm trước khi chính thức bắt đầu làm việc trong năm mới. 

Đây cũng là dịp gia đình thể hiện lòng thành kính đối với Phật, tổ tiên và ông bà đã khuất, cám ơn các vị thần linh và tổ tiên đã phù hộ cho cả gia đình trong năm qua, đồng thời cầu xin các vị tiếp tục phù hộ cho gia đình hòa thuận, êm ấm, mạnh khỏe, may mắn và mọi việc hanh thông, thuận lợi. 

Mâm cúng rằm tháng giêng 2022
Mâm cúng rằm tháng giêng 2022

Cúng rằm tháng giêng ngày nào, giờ nào? 

Câu hỏi phổ biến nhất nhiều người thường đặt ra khi làm lễ cúng rằm tháng giêng, đó là nên cúng vào ngày 14 hay ngày 15. Theo tục lệ từ xưa đến nay, lễ cúng Tết Nguyên tiêu thường được thực hiện từ trưa ngày 14 đến đêm ngày 15/1 âm lịch.

Trong năm 2022, ngày 14 và 15 tháng giêng âm lịch sẽ rơi vào ngày 14 và 15/2 dương lịch. Hai ngày này đều có thể tiến hành làm lễ.

Giờ tốt để làm lễ cúng gồm các khung giờ: 

  • Ngày 14 âm lịch: Giờ đẹp để cúng là 15h – 17h chiều hoặc từ 17h – 19h tối. 
  • Ngày 15 âm lịch: Giờ cúng có thể chọn gồm 7h – 9h sáng, 11h – 13h trưa hoặc từ 13h – 15h chiều. Không cúng sau 7h tối ngày 15 âm lịch. 

Mâm cúng rằm tháng giêng cần chuẩn bị gì? 

Rằm tháng giêng đối với người Việt rất quan trọng, nên các gia đình thường chuẩn bị rất nhiều lễ vật để dâng lên Phật và tổ tiên. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện của từng gia đình và phong tục tập quán của từng địa phương mà mâm cỗ cúng có thể khác nhau, không cần quá cầu kỳ mà quan trọng là lòng thành kính đối với các vị thần và tổ tiên. Thông thường mâm cúng sẽ có: 

Lễ vật cúng Tết Nguyên tiêu 

  • Hoa tươi. 
  • Trái cây tươi. 
  • Trầu cau. 
  • Thuốc lá. 
  • Rượu. 
  • Đèn cầy hoặc nến. 
  • Hương. 
  • Vàng mã. 

Mâm lễ cúng Phật 

Trong đạo Phật tránh sát sinh, vì thế mâm lễ cúng Phật nên cúng chay. Những đồ cúng cần chuẩn bị gồm: 

  • Xôi. 
  • Chè. 
  • Bánh trôi nước. 
  • Giò chay. 
  • Nem chay. 
  • Canh nấm chay. 
  • Rau củ xào thập cẩm. 
  • Đậu hũ.

 Mâm cúng rằm tháng giêng gia tiên 

  • Xôi, bánh chưng hoặc bánh tét. 
  • Thịt gà luộc. 
  • Nem rán. 
  • Giò. 
  • Canh măng mọc. 
  • Rau củ xào. 
  • Hành muối hoặc củ kiệu muối. 
  • Nước chấm. 

Đây là 1 menu mâm cúng rằm tháng giêng mà Đồ Cúng Ba Miền gợi ý, ngoài ra thì tùy thuộc vào từng gia đình, đặc điểm ẩm thực vùng miền để có thể có các món mâm cúng rằm tháng giêng khác nhau, tuy nhiên là sẽ cần đầy đủ các món: xào, luộc/hấp, mặn, canh, rau,…

Bài cúng, văn khấn rằm tháng giêng năm Nhâm Dần

Bài cúng trong nhà 

Bài cúng rằm tháng giêng này sẽ được đọc khi bày mâm cúng trên bàn thờ ở trong nhà. Cụ thể: 

Bài cúng - Văn khấn rằm tháng giêng trong nhà
Bài cúng – Văn khấn rằm tháng giêng trong nhà

Bài khấn ngoài trời 

Khi bày mâm cỗ cúng ngoài trời thì nên đọc bài cúng này. 

Văn khấn - Bài cúng rằm tháng giêng ngoài trời
Văn khấn – Bài cúng rằm tháng giêng ngoài trời

Bài khấn Thổ công 

Trong lễ cúng rằm tháng giêng sẽ phải bày tỏ lòng thành kính và cám ơn Thổ công đã trông coi nhà cửa, ruộng vườn của gia đình trong năm vừa qua; đồng thời cầu mong Thổ công tiếp tục trông coi đất của gia đình trong năm tới, ngăn không cho kẻ xấu xâm nhập và mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho các thành viên trong gia đình. 

Bài cúng như sau: 

Văn khấn - Bài cúng rằm tháng giêng thổ công
Văn khấn – Bài cúng rằm tháng giêng thổ công

Hướng dẫn cách cúng rằm tháng giêng 2022

Để việc làm lễ cúng rằm tháng giêng mang lại hiệu quả tốt nhất, nghi lễ cần được thực hiện theo các thủ tục như sau: 

  • Trước giờ làm lễ, gia chủ dọn dẹp bàn thờ rồi bày các lễ vật đã chuẩn bị lên bàn thờ hoặc ra mâm, sắp xếp các đồ cúng gọn gàng và đẹp mắt. Đối với những gia đình cúng ngoài trời, thì để mâm lễ ở trước cửa nhà hoặc giữa sân. 
  • Gia chủ hoặc người làm lễ cần ăn mặc chỉnh tề, không hở hang, màu mè hay luộm thuộm. 
  • Đến giờ làm lễ, gia chủ hoặc người làm lễ thắp hương, chắp tay lạy 3 vái rồi đọc văn khấn. 
  • Sau khi đọc xong văn khấn thì chắp tay và lạy thêm 3 vái nữa. 
  • Đợi cho đến khi hương gần tàn hết thì hóa vàng và hạ lễ để thụ lộc. 

Những lưu ý khi làm lễ cúng ngày rằm tháng giêng 

Trong lễ cúng rằm tháng giêng có một số điều kiêng kị cần tránh khi cúng như sau: 

  • Dọn dẹp bàn thờ trước khi bày lễ: Lau dọn bàn thờ sẽ giúp thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần Phật và tổ tiên. Tuy nhiên, không được xê dịch bát hương và trước khi lau dọn nên thắp 1 nén nhang để xin phép. 
  • Không dùng hoa giả, trái cây giả: Việc thờ cúng phải tịnh tâm, nhà có sao dâng lên vậy; nếu không chuẩn bị được hoa quả tươi thì không được thay thế bằng đồ giả để dâng lên thần Phật và tổ tiên.
  • Không dùng đồ chay giả mặn: Nếu trong mâm lễ có đồ chay thì nên làm đồ thuần chay, không được làm giả mặn vì như vậy là dối trá với bề trên. 
  • Không dùng tiền giả hoặc bất chính: Tuyệt đối không cúng tiền giả hoặc tiền có nguồn gốc bất chính, trái với đạo đức. Tiền để cúng nên là tiền thật và do chính gia đình bỏ công sức làm ra. 
  • Không cúng thủ lợn: Vì nếu đầu năm sát sinh có thể ảnh hưởng đến vận phúc của cả gia đình. 
  • Không đốt nhiều vàng mã: Trong đạo Phật không bắt buộc đốt vàng mã cho người đã khuất, vì vậy không nên sắm nhiều đồ mã để tránh lãng phí. 
  • Khi làm lễ cúng cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng đối với bề trên. 

Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng có cần tự chuẩn bị không?

Tự tay chuẩn bị lễ cúng là điều gia đình nào cũng muốn thực hiện để tỏ lòng thành kính đối với thần Phật, thần linh và tổ tiên. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc sống bận rộn như hiện nay, việc mua sắm lễ vật và chuẩn bị cỗ cúng tốn nhiều thời gian và công sức. Do đó, nhiều người đã chọn các dịch vụ đồ cúng đặt sẵn để có được mâm cúng tươm tất, phù hợp với tâm linh và phong tục tập quán để dâng lên bề trên, mà không cần tốn nhiều công sức chuẩn bị. 

Trong số các đơn vị cung cấp đồ cúng được ưa chuộng hiện nay, mâm cúng Đồ Cúng Ba Miền là cái tên được nhiều người tin tưởng đặt mâm cúng nhất. Bởi vì, lễ vật được sắm sửa đầy đủ và đẹp mắt; cỗ cúng được tuyển chọn từ các nguyên liệu chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chế biến ngon miệng; mức giá hợp lý và có nhiều gói đồ cúng cho khách hàng lựa chọn, phù hợp với yêu cầu và điều kiện của mỗi người. Ngoài ra, tại đây còn có đội ngũ tư vấn luôn tận tâm, chu đáo và sẵn sàng tư vấn cho khách hàng mọi thắc mắc liên quan đến việc đặt cỗ cúng. 

 Hệ thống của Đồ Cúng Ba Miền trải rộng trên khắp cả nước, cùng với các dịch vụ đồ cúng đa dạng từ cúng thôi nôi, cúng đầy tháng, cho đến cúng Tết đoan ngọ, rằm tháng 7, khai trương, động thổ, Tất niên…. Vì thế, ngày càng có nhiều người tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu đặt mâm cúng. 

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về lễ cúng rằm tháng giêng. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi lễ này để có thể chuẩn bị được mâm cúng đầy đủ, ý nghĩa dâng lên thần Phật, thần linh và tổ tiên. 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DỊCH VỤ

Chọn mâm cúng (bắt buộc) ---Cúng khai trươngCúng thôi nôiCúng đầy thángKhác

DỊCH VỤ MÂM CÚNG KHÁC TẠI ĐỒ CÚNG BA MIỀN

icon day thang
CÚNG ĐẦY THÁNG
icon thoi noi
CÚNG THÔI NÔI
icon-tat-nien
CÚNG TẤT NIÊN
icon-khai-truong
CÙNG KHAI TRƯƠNG
icon-cung-ram
CÚNG RẰM THÁNG 7
icon-dong-tho
CÚNG ĐỘNG THỔ
icon-cung-nha
CÚNG NHẬP TRẠCH
icon-cung-xe
CÚNG XE MỚI

Từ khóa » đồ Cúng Rằm Tháng Giêng Năm 2022