Bài đồng Dao: Bà Còng đi Chợ Trời Mưa

  • Bà Còng đi chợ trời mưa

    Bà Còng đi chợ trời mưa Cái Tôm cái Tép đi đưa bà còng Đưa bà qua quãng đường đông Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà Tiền bà trong túi rơi ra Tép Tôm nhặt được trả bà mua rau

    Video
    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • mưa
      • rau
      • tiền
      • công
      • tôm
      • tép
      • chợ búa
    • Người đăng: Virus
    • 30 July,2013
  • Bình luận
Cùng thể loại:
  • Xe Vespa

    Xe Vespa Chở bà già Đi chơi phố Rớt xuống hố Đền năm trăm Bà không lấy Viết tờ giấy Nằm nhà thương Đau bệnh chi? Đau bệnh phổi Ăn trái ổi, lành mau Ăn trái cau, đau lại Tiêm thuốc bại, đau thêm Ăn mắm nêm, đau nữa Uống li sữa, lành liền

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 19 May,2024
  • Rậm rịt, rậm rịt

    Rậm rịt, rậm rịt Con nghịt chết khô Con rô chết đứng Con ruồi cứng vòi Con voi dài ngà Con gà dài cựa Con heo to trốc Chiếc nốc hay đi Gà ri hay gáy Củ ráy dưới ao Ngôi sao côi trời Cá bơi ngoài đồng Tổ ong trong nhà Cái đà ngoài nương Chàng cương dưới bàu Cá tràu trong hang

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 19 August,2022
  • Cá biển, cá đồng

    Cá biển, cá đồng Cá sông, cá ruộng Dân yêu dân chuộng Là cá tràu ổ Ăn nói hàm hồ Là con cá sứ Đưa đẩy chốn xa Là con cá đày Hay gặp mặt nhau Là con cá ngộ Trong nhà nghèo khổ Là con cá cầy Chẳng dám múc đầy Là con cá thiểu Mỗi người mỗi thiếu Là con cá phèn Ăn nói vô duyên Là con cá lạc Trong nhà rầy rạc Là con cá kình Trai gái rập rình Là cá trích ve Dỗ mãi không nghe Là con cá ngạnh Đi đàng phải tránh Là con cá mương Mập béo không xương Là con cá nục Được nhiều diễm phúc Là con cá hanh Phản hại cha anh Là con cá giếc Suốt ngày ăn miết Là con cá cơm Chẳng kịp dọn đơm Là con cá hấp Rủ nhau lên dốc Là con cá leo Hay thở phì phèo Là con cá đuối Vừa đi vừa cúi Là con cá còm Hay nói tầm xàm Là con cá gáy Vừa trốn vừa chạy Là con cá chuồn Cứ viết lách luôn Là con cá chép

    Dị bản
    • Cá biển cá bầy Ăn ngày hai bữa Là con cá cơm Ăn chẳng kịp đơm Là con cá hấp Rủ nhau lên dốc Là con cá leo Miệng thở phèo phèo Là con cá đuối Nhọn mồm nhọn mũi Là con chào rao Nhận hủ nhận vò Là con cá nhét Nở ra đỏ chẹt Là con cá khoai Đi ăn trộm hoài Là con cá nhám Khệnh khệnh khạng khạng Là con cá căng Già rụng hết răng Là con cá móm Bò đi lọm khọm Là con cá bò Ăn chẳng biết no Là con cá hốc

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 18 August,2022
  • Sắc sắc nhụt nhụt

    Sắc sắc nhụt nhụt Ta ở nước lụt Thầy mới tới đây Có ai cứu thầy Khỏi cơn nước lụt

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 6 August,2022
  • Sắc sắc soi soi

    Sắc sắc soi soi Đầu đội mâm xôi Tay cầm chén mắm Vừa đi vừa nhắm Hết cả mâm xôi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 6 August,2022
  • Voi ăn trong rú trong ri

    Voi ăn trong rú trong ri Voi ra uống nước voi đi giữa đường

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • con voi
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 6 August,2022
  • Bông chi

    Bông chi Bông bác Bác chi Bác hùm Hùm chi Hùm beo Beo chi Beo lùm Lùm chi Lùm tài Tài chi Tài thụt

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 6 August,2022
  • Ban đêm oi bức mặt trời

    Ban đêm oi bức mặt trời Ban ngày mát mẻ trăng cười trên cao Ban đêm nắng đỏ hồng hào Ban ngày nhấp nháy ông sao đầy trời

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • nói ngược
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 6 August,2022
  • Ta mang sợi chỉ lên rừng

    Ta mang sợi chỉ lên rừng Mà trói con hổ, hổ đừng quấy ta Ta đem dây chão về nhà Mà trói con kiến, kiến ra đường nào

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • con hổ
      • nói ngược
      • con kiến
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 5 August,2022
  • Bà chằn lửa

    Bà chằn lửa Sửa cầu tiêu Ba giờ chiều Đứt dây thiều Lọt cầu tiêu Ăn bún riêu Nhớ người yêu.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Phan An
    • 16 January,2022
Có cùng từ khóa:
  • Mưa từ bên núi Mồng Ga

    Mưa từ bên núi Mồng Ga Mưa sang Phúc Đậu, mưa qua vực Nầm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • mưa
      • Hà Tĩnh
    • Người đăng: Phan An
    • 24 March,2022
  • Chợ Chì là chợ Chì xa

    Chợ Chì là chợ Chì xa, Chồng mong, con khóc, chém cha chợ Chì

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • chồng con
      • chợ búa
      • Bắc Ninh
      • chợ Chì
    • Người đăng: Phan An
    • 25 August,2019
  • Mưa đồng Bay vừa trông vừa chạy

    Mưa đồng Bay vừa trông vừa chạy Mưa Tam Đảo bảo nhau đi cày

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quan hệ thiên nhiên
      • Lao động sản xuất
    • Thẻ:
      • Đồng Ích
      • cày cấy
      • mưa
      • thời tiết
      • Tam Đảo
      • Vĩnh Phúc
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 13 January,2016
  • Ai ra ngoài Sãi ngoài Sòng

    Ai ra ngoài Sãi ngoài Sòng Nhắn cô bán bưởi bán bòng ra đây

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • chợ búa
      • Quảng Trị
    • Người đăng: Phan An
    • 2 January,2016
  • Đố anh con rết mấy chân,

    Đố anh con rết mấy chân, Cầu ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người Chợ Dinh bán nón quan hai, Bán tua quan mốt, bộ quai năm tiền, Năm tiền một giạ đỗ xanh, Một cân đường cát, đưa anh lên đường. – Thôi thôi đường cát làm chi Đỗ xanh làm gì, có ngãi thì thôi.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • Bình Định
      • chợ búa
      • chợ Dinh
    • Người đăng: Phan An
    • 17 November,2015
  • Chợ Sài Gòn bán chó, chợ Thầy Phó bán heo

    Chợ Sài Gòn bán chó, chợ Thầy Phó bán heo Thương em anh bơi xuồng xuống, lúc đứng lúc chèo Cả ngày đường xa vắng, nhưng em chê phận anh nghèo phải khổ tấm thân.

    Dị bản
    • Chợ Ngã Năm bán chó, chợ Thầy Phó bán heo Thương em, anh giang xuồng lên xuống, lúc nghỉ lúc chèo Cả ngày đường xa mưa nắng, em chê phận anh nghèo, thiệt khổ tấm thân anh.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • chợ búa
      • chợ Bến Thành
      • chợ Thầy Phó
    • Người đăng: Phan An
    • 13 November,2015
  • Bớ chị em ơi! Đi chợ

    Bớ chị em ơi! Đi chợ Chợ nào bằng chợ Gò Chàm Tôm tươi cá trụng thịt bò thịt heo Còn thêm bánh đúc bánh xèo Bánh khô bánh nổ bánh bèo liên u Những con cá chép cá thu Cá ngừ cá nục cá chù thiệt ngon Ngó ra ngoài chợ Nẫu bán thịt phay Nem tươi chả lụa Rượu trà no say Ngó ra ngoài chợ Nẫu bán trạnh cày Roi mây, lưỡi cuốc Nẫu bày nghinh ngang Ngó ra ngoài chợ Nẫu bán sàn sàn Khoai lang, bắp đỗ Ðục, chàng, kéo, dao Xem ra chẳng sót hàng nào Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng vào đây mua

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Chợ Gò Chàm
      • sản vật
      • Bình Định
      • chợ búa
      • bài chòi
    • Người đăng: Phan An
    • 18 October,2015
  • Vè chợ Lường

    Chợ Lường họp lại vui thay Đàng đông lúa gạo, đàng tây tru bò Xã đã khéo lo Lập lều hai dãy Hàng sồi hàng vải Thì kéo lên đình Hàng xén xung quanh Hàng thịt hàng lòng ở giữa Ngong vô trửa chợ Chộ thị với hồng Dòm ngang xuống sông Chộ thuyền với lái Ngong sang bên phải Chộ những vịt gà Hàng nhãn, hàng na Hàng trầu, hàng mấu Hàng ngô, hàng đậu Hàng mít, hàng cà Hàng bánh, hàng quà Hàng chi có cả Rồi nào hàng cá Hàng bưởi, hàng bòng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Nghệ An
      • chợ búa
      • chợ Lường
    • Người đăng: Phan An
    • 16 October,2015
  • Mây lên ngàn nước tràn xuống bể

    Mây lên ngàn nước tràn xuống bể

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quan hệ thiên nhiên
    • Thẻ:
      • mưa
      • thời tiết
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 24 August,2015
  • Mây ấp rú Xước hứng nước cho mau

    Mây ấp rú Xước, hứng nước cho mau

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
      • Quan hệ thiên nhiên
    • Thẻ:
      • mưa
      • thời tiết
      • Thanh Hóa
      • Nghệ An
      • núi Xước
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 24 August,2015
Chú thích
  1. Còng Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.

    Con còng

    Con còng

  2. Có bản chép: đường cong.
  3. Vespa Một nhãn hiệu xe máy nổi tiếng của Ý, khá phổ biến ở miền Nam trước 1975.

    Một bãi đỗ toàn xe Vespa ở Sài Gòn xưa

    Một bãi đỗ toàn xe Vespa ở Sài Gòn xưa

  4. Thuốc bại Thuốc chữa bại liệt.
  5. Mắm nêm Cũng gọi là mắm cái ở một số vùng, một loại mắm lên men từ cá, có nhiều ở miền Trung và miền Nam, dùng làm nước chấm trong các bữa ăn. Tùy theo phong tục từng vùng mà mắm nêm được pha với các loại gia vị khác nhau, thường là tỏi, ớt, thơm (dứa)...

    Mắm nêm Bình Thuận

    Mắm nêm Bình Thuận

  6. Cuốc Còn gọi là chim quốc, con nghịt, một loại chim nhỏ thường gặp ngoài đồng ruộng, có tiếng kêu "cuốc, cuốc." Tương truyền chim cuốc (cũng gọi là chim đỗ quyên, xin xem chi tiết ở chú thích Đỗ quyên) là do vua Thục Đế mất nước khóc đến chảy máu mắt, chết đi hóa thành.

    Chim cuốc

    Chim cuốc

  7. Cá rô Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  8. Trốc Đầu, sọ (phương ngữ).
  9. Nốc Cổ ngữ Việt chỉ thuyền, ghe. Ngày nay chỉ thuyền nhỏ, còn dùng ở miền Bắc Trung Bộ.
  10. Gà ri Một giống gà đẻ trứng nhỏ, thường được nuôi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Gà mái có màu lông màu vàng và nâu, có các điểm đốm đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có lông màu vàng tía, sặc sỡ, đuôi có lông màu vàng đen dần ở phía cuối đuôi.

    Gà ri

    Gà ri

  11. Ráy Loài cây mọc ở bụi bờ ẩm thấp, thân mềm hình bẹ, lá hình tim, thân ngầm hình củ. Củ ráy có vỏ màu vàng nâu. Tài liệu cổ coi củ ráy là vị nhạt, tính hàn, độc nhiều, ăn vào gây ngứa miệng và họng.

    Cây ráy

    Cây ráy

  12. Côi Trên, cao (phương ngữ Trung Bộ).

    Ta bay lên! Ta bay lên! Gió tiễn đưa ta tới nguyệt thiềm Ta ở côi cao nhìn trở xuống Lâng lâng mây khói quyện trăng đêm (Chơi trên trăng - Hàn Mặc Tử)

  13. Kì đà Còn gọi là cái đà, một loài bò sát giống thằn lằn, toàn thân phủ vảy, có cổ dài, đuôi và chân khỏe. Những năm gần đây, kì đà bắt đầu được nuôi để lấy thịt.

    Kì đà

    Kì đà

  14. Chàng hiu Còn gọi là chàng hương, chàng cương, chẫu chàng, nhái bén, một loài thuộc họ ếch nhái, mình nhỏ, chân dài, sống ở đồng ruộng, ao hồ hoặc trên cây.

    Chàng hiu

    Chàng hiu

  15. Bàu Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.

    Bàu sen ở Mũi Né, Bình Thuận

    Bàu sen ở Mũi Né, Bình Thuận

  16. Cá lóc Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.

    Cá lóc

    Cá lóc

  17. Cá sứ Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cá sứ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  18. Cá đày Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cá đày, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  19. Cá ngộ Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cá ngộ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  20. Cá cầy Một loài cá nước ngọt, xuất hiện nhiều ở hạ lưu sông Mekong, nhất là vào mùa mưa lũ. Cá cầy ăn tạp, có thân hình thon dài, màu trắng sáng, trên lưng màu đen than.

    Cá cầy

  21. Cá thiểu Một loài cá nước ngọt, xuất hiện nhiều vào mùa lũ. Cá có thân dẹp, lớn cỡ 2 ngón tay người lớn, vảy li ti óng ánh màu trắng bạc. Thịt cá béo, thơm ngon, được chế biến được các món ăn như: muối chiên, kho sả ớt nước cốt dừa, kho quẹt…

    Cá thiểu

  22. Cá phèn Một số địa phương gọi là cá thèn, một loại cái biển nhỏ chừng hai, ba ngón tay, da lưng có màu hơi hồng, có nhiều vảy. Cá phèn thường được kho tiêu.

    Cá phèn kho

    Cá phèn kho

  23. Cá lạt Một số nguồn viết là cá lạc, một loại cá biển có thân hình ống dài, nhìn giống cá chình. Cá lạt thường được chế biến thành các món canh cần tây cá lạt, cá lạt rim trứng muối, cá lạt um khế…

    Cá lạt

  24. Rầy rạc Gây lộn, gấu ó, quấy rối, làm phiền (từ cũ). Có chỗ nói rầy rật.
  25. Cá kình Có nơi gọi là cá rò hay cá giò, một loại cá nước lợ sống ở cửa biển. Cá kình hơi giống cá cơm, có xương mềm, vẩy óng ánh. Thịt cá kình rất thơm ngọt, thường được dùng làm mắm gọi là mắm kình hoặc mắm rò.

    Mắm rò (mắm cá kình)

    Mắm rò (mắm cá kình)

  26. Cá trích Một loại cá biển, mình thon dài, ít tanh, ăn rất lành, thịt trắng, ít mỡ, rất béo, và là một trong các loại cá dễ đánh bắt nhất. Có hai loại cá trích là cá trích ve và cá trích lầm. Cá trích ve lép mình, nhiều vảy trắng xanh, thịt trắng, thơm, béo nhưng nhiều xương. Cá trích lầm mình tròn, ít vảy, nhiều thịt hơn nhưng thịt cá đỏ và không thơm ngon như trích ve.

    Cá trích

    Cá trích

  27. Cá ngạnh Một loại cá da trơn nước ngọt có hình dáng tương tự cá trê nhưng nhỏ hơn, thịt ăn rất ngon. Hai bên mang cá có hai cái ngạnh, nếu ai vô tình bị ngạnh cá đâm trúng thì rất đau nhức. Loài cá ngạnh của Huế thường thích sống ở các khe suối nước chảy nên dân địa phương gọi là cá ngạnh nguồn.

    Cá ngạnh nấu măng chua

    Cá ngạnh nấu măng chua

  28. Cá mương Một loại cá sông, thân dài khoảng 10 đến 15 cm, có vảy màu trắng bạc, to bằng ngón tay trỏ người lớn. Cá mương sống và di chuyển thành từng đàn, thường được đánh bắt để làm các món nướng, canh chua...

    Cá mương nướng

    Cá mương nướng

  29. Cá nục Một loại cá biển, có rất nhiều ở các vùng biển miền Trung. Cá nục được dùng làm nguyên liệu chính cho nhiều món ăn ngon như cá nục sốt cà, cá nục kho, cá nục hấp cuốn bánh tráng...

    Cá nục

    Cá nục

  30. Cá hanh Một loài cá nước lợ giống cá chép, sống ở các cửa sông, đầm phá. Thịt cá trắng, ngọt và mềm, chế biến được thành nhiều món ăn.

    Cá hanh

    Cá hanh

  31. Cá giếc Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.

    Cá diếc

    Cá giếc

  32. Cá cơm Cũng gọi là cá duội (ruội) hay cá chi, một loại cá biển phổ biến ở Việt Nam, có thể chế biến thành các món ăn, phơi làm khô cá, hoặc làm nước mắm.

    Cá cơm

    Cá cơm

  33. Đơm Lấy, xới cơm hay xôi từ nồi vào vật đựng khác (đơm xôi, đơm cơm).
  34. Cá hấp Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cá hấp, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  35. Cá nheo Miền Bắc gọi là cá leo, một loài cá thuộc họ cá da trơn, có thân rất dài và dẹp. Thân và đầu không có vảy. Đầu khá to, dẹp đứng ở phần mõm. Miệng rộng, rạch miệng xiên dài kéo qua khỏi mắt, có hai đôi râu.

    Cá nheo

    Cá nheo

  36. Cá đuối Một loài cá biển, cùng họ với cá nhám, thân dẹp hình đĩa, vây ngực rộng, xòe hai bên, đuôi dài.

    Cá đuối

    Cá đuối

  37. Cá còm Một loại cá nhỏ bằng ngón tay, thường thấy nhiều ở các sông suối miền tây Nghệ An với đặc tính chỉ sinh sống ở vùng nước nông, chảy xiết. Cá còm thịt chắc, xương mềm, được chế biến thành nhiều món ăn ngon như nấu canh chua, cá còm rán, kho tộ, kho nghệ, v.v.

    Cá còm

  38. Cá chép Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.

    Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.

    Cá chép

    Cá chép

  39. Cá chuồn Tên một họ cá biển có chung một đặc điểm là có hai vây ngực rất lớn so với cơ thể. Hai vây này như hai cánh lượn, giúp cá chuồn có thể "bay" bằng cách nhảy lên khỏi mặt nước và xòe vây lượn đi, có thể xa đến khoảng 50 mét. Cá chuồn sống ở những vùng biển ấm, thức ăn chủ yếu của chúng là các phiêu sinh vật biển.

    Ở nước ta, cá chuồn có nhiều ở những vùng biển miền Trung. Cá chuồn có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, kho, nấu bún...

    Cá chuồn đang bay.

    Cá chuồn đang bay.

  40. Chào rao Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chào rao, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  41. Vò Hũ lớn làm bằng sành sứ, thường để đựng nước uống, rượu.

    Cái vò

    Cái vò

  42. Cá chạch Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...

    Cá chạch

    Cá chạch

  43. Cá khoai Còn gọi là cá cháo, cá chuối, một loài cá sống chủ yếu ở biển, đôi khi ở nước lợ. Cá có thân dài, hình ống hơi dẹp, dài trung bình khoảng 10-27 cm, thịt mềm, có màu trắng đục, xương rất ít, chỉ có một đường sụn chạy dọc theo sống lưng, đầu to, mắt nhỏ, miệng rộng có nhiều răng cứng, nhọn và rất sắc. Cá khoai được chế biến thành nhiều món ăn dân dã rất hấp dẫn như cháo cá khoai, canh cá khoai nấu ngót, nấu riêu, nhúng mẻ, làm khô nướng hay làm lẩu, v.v.

    Canh chua cá khoai

    Canh chua cá khoai

  44. Cá nhám Còn gọi cá mập con, cá mập sữa, cá mập cáo hay cá chèo bẻo, là một loài cá biển thường xuất hiện vào mùa biển động. Thịt cá nhám giàu dinh dưỡng, có giá cao, được chế biến thành nhiều món ngon như kho nghệ, canh chua, gỏi, nhúng giấm... Cá nhám còn được dùng làm vị thuốc Đông y.

    Cá nhám

  45. Cá căng Cũng gọi là cá ong căng, tên chung của một số loài cá biển cỡ nhỏ, sống thành đàn, có thân bầu dục dài, dẹt hai bên, với các dải hoặc vết màu sẫm trên nền vàng hay xanh lục. Thịt cá căng có màu trắng ngà, chắc và ngon, đặc biệt lòng rất béo. Một số loài cá căng có màu sắc đẹp, được nuôi làm cá cảnh.

    Cá căng

    Cá căng

  46. Cá móm Một loại cá sông thân hơi tròn, vảy bạc, thịt nhiều, ăn ngọt, béo và ngon. Cá có tên như vậy có lẽ vì mồm hơi vêu lên trên.

    Cá móm

    Cá móm

  47. Cá bò Tên chung của một số loài cá biển như cá bò hòm, cá bò giáp, cá bò gai, cá bò da đá... Những loại cá này đều có thân hình to bản, da dày cứng, nhưng thịt rất thơm ngon.

    Cá bò hòm

    Cá bò hòm

  48. Cá hốc Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cá hốc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  49. Rú ri Rừng rú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  50. Dây chão Dây thừng loại to, rất bền chắc.
  51. Mồng Ga Cũng gọi là núi Mồng Gà, tên chữ là Kê Quan, một ngọn núi nay thuộc địa phận xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
  52. Phúc Đậu Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là quê hương của Nguyễn Tuấn Thiện, một bậc khai quốc công thần thời Lê sơ.
  53. Nầm Địa danh nay thuộc xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây cũng có nhiều địa danh liên quan: rú Nầm (núi), vạn Nầm (làng chài), hói Nầm (cửa sông Khuất), vực Nầm (vực nước)…
  54. Chợ Chì Ngôi chợ ở làng Chì, nay thuộc địa phận xã Bồng Lai, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
  55. Đồng Bay Một cánh đồng ở xã Đồng Ích (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc).
  56. Tam Đảo Tên một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc nước ta nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo vì ở đây có ba ngọn núi cao là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Đầu thế kỉ XX, đây là nơi thực dân Pháp chọn làm nơi nghỉ mát. Ngày nay Tam Đảo là địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.

    Tam Đảo trong sương

    Tam Đảo trong sương

  57. Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Người làng Bàn Giản (Lập Thạch) ở về phía tây Tam Đảo thấy mưa Tam Đảo cứ ung dung đi cày vì không mưa tới; nhưng thấy cơn mưa đồng Bay (xã Đồng Ích) phía tây nam Bàn Giản thì sẽ mưa ngay.
  58. Sãi Một địa danh nay thuộc xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sãi là gọi theo chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, người đã cho lập nên vùng đất này. Tại đây có chợ Sãi nổi tiếng với món nem lụi.
  59. Chợ Sòng Một địa danh nay thuộc làng Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị, cũng là tên một ngôi chợ ở đây. Chợ Sòng cùng với chợ phiên Cam Lộ từng là hai trung tâm thương mại sầm uất nhất Quảng Trị ngày trước. Theo Phủ biên tạp lục: Xã Phổ-lạc huyện Đăng-xương tục gọi là Chợ Sòng đấy là nơi đường thủy, đường bộ đến thâu tập lại, đi về tất phải qua lối ấy, tự chợ ấy theo con đường chính mà đi, qua cửa Điếu-ngao đến dinh Cát thì trong một trống canh.
  60. Cầu Ô Thước Chiếc cầu trong điển tích Ngưu Lang - Chức Nữ, tượng trưng cho sự sum họp đôi lứa.
  61. Chợ Dinh Một ngôi chợ nay thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
  62. Quan Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  63. Giạ Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.

    Giạ đong lúa

    Giạ đong lúa bằng gỗ

  64. Ngãi Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  65. Chợ Bến Thành Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.

    Chợ Bến Thành

    Chợ Bến Thành

  66. Chợ Thầy Phó Tên mới là chợ Hựu Thành, một cái chợ ở Thầy Phó, tỉnh Vĩnh Long.

    Chợ Thầy Phó hiện nay

    Chợ Thầy Phó hiện nay

    Xem phóng sự về chợ Thầy Phó.

  67. Chợ Gò Chàm Tên một phiên chợ ở Bình Định. Trước đây chợ ở cách thị trấn Bình Định khoảng hai cây số về phía Bắc. Vùng này có tên là xứ Lam Kiều vì trồng nhiều cây chàm để nhuộm vải, vì vậy chợ có tên chữ là Lam Kiều thị. Đúng ra phải gọi là chợ Cầu Chàm, nhưng dân chúng lại quen gọi là chợ Gò Chàm. Bởi đó, có người còn cho rằng chợ được lập trên vùng đất gò có nhiều mồ mả người Chàm. Năm 1940, chợ Gò Chàm dời vào khu đất phía đông bắc bên ngoài thành Bình Ðịnh, sát với khu phố của thị trấn và đổi tên là chợ Bình Ðịnh, hay chợ Thành, nhưng dân chúng vẫn quen gọi tên cũ. Chợ mới vẫn giữ vai trò lớn nhất tỉnh, nhóm chợ mỗi ngày và mỗi tháng có sáu phiên vào các ngày mồng 3, 8, 13, 18, 23, 28. Ngoài ra, xưa nay vẫn giữ lệ phiên chợ 23, 28 tháng chạp âm lịch nhóm suốt ngày đêm và đông hơn các phiên chợ khác trong năm.

    Chợ Bình Định ngày nay

    Chợ Bình Định ngày nay

  68. Bánh đúc Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.

    Bánh đúc Hà Nội

    Bánh đúc Hà Nội

  69. Bánh xèo Một loại bánh làm bằng bột, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá, đúc hình tròn. Tùy theo mỗi vùng mà cách chế biến và thưởng thức bánh xèo có khác nhau. Ở Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, đậu phộng. Ở miền Nam, bánh có cho thêm trứng, chấm nước mắm chua ngọt. Ở miền Bắc, nhân bánh xèo còn có thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non...

    Bánh xèo

    Bánh xèo

  70. Bánh khô Còn gọi là bánh khô mè, hoặc bánh khô khổ, là một loại bánh miền Trung, làm từ bột gạo nếp, đường và mè.

    Bánh khô mè Cẩm Lệ - Quảng Nam

    Bánh khô mè Cẩm Lệ - Quảng Nam

  71. Bánh nổ Một loại bánh đặc sản của miền Trung. Bánh làm bằng gạo nếp rang cho nổ bung ra (nên có tên là bánh nổ), trộn với nước đường nấu sôi và gừng giã nhỏ, cho vào khuôn hình chữ nhật. Bánh ăn có vị ngọt của đường, bùi của nếp và cay của gừng.

    Bánh nổ

    Bánh nổ

  72. Bánh bèo Một món bánh rất phổ biến ở miền Trung và miền Nam. Bánh làm từ bột gạo, có nhân phía trên mặt bánh làm bằng tôm xay nhuyễn. Nước chấm bánh bèo làm từ nước mắm, và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Thành phần phụ của bánh bèo thường là mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương, có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc...

    Bánh bèo

    Bánh bèo

  73. Cá thu Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.

    Cá thu

    Cá thu

  74. Cá ngừ Một loài cá biển đặc biệt thơm ngon, mắt rất bổ, được chế biến thành nhiều loại món ăn ngon và hiện nay là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Nghề câu cá ngừ đại dương tại Việt Nam ra đời năm 1994, nhờ công sức phát hiện ra phương pháp câu của ngư dân Phú Yên. Sau đó nghề này dần lan rộng, trở thành thế mạnh của ngư dân duyên hải Nam Trung Bộ như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa...

    Cá ngừ

    Cá ngừ

  75. Cá ngừ chù Gọi tắt là cá chù, một loại cá thuộc họ cá ngừ, có nhiều ở các vùng biển miền Trung. Tại đây cá ngừ chù được xem là “cá nhà nghèo,” món quen thuộc trong giỏ đi chợ của các bà nội trợ. Những món ăn từ cá ngừ chù có cà ngừ kho dưa gang, cá ngừ rim cà chua, cá ngừ hấp...

    Cá ngừ chù

    Cá ngừ chù

  76. Ngó Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  77. Nậu Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). 

Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” 

Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. 

Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
  78. Trạnh cày Cũng gọi là diệp cày, bộ phận thường bằng sắt hoặc gang, lắp tiếp trên lưỡi cày, có tác dụng nâng, tách và lật đất cày.
  79. Dùi đục Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.

    Sử dụng dùi đục

    Sử dụng dùi đục

  80. Chàng Dụng cụ của thợ mộc gồm một lưỡi thép dẹp hình tam giác tra vào cán, dùng để vạt gỗ (đẽo xiên).

    Dùng chàng

    Dùng chàng

  81. Quảng Nam Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...

    Vẻ đẹp Hội An

    Vẻ đẹp Hội An

  82. Quảng Ngãi Địa danh nay là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, nằm hai bên bờ sông Trà Khúc, được mệnh danh là vùng đất Núi Ấn Sông Trà. Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Tại đây cũng nổi tiếng cả nước với đặc sản đường mía (đường phèn, đường phổi, mạch nha...) và tỏi ở Lý Sơn.

    Núi Ấn

    Núi Ấn sông Trà

  83. Chợ Lường Tên dân gian của chợ Đô Lương, một ngôi chợ nay thuộc địa phận huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Thời Pháp thuộc, chợ là địa điểm tập trung dân phu để đi làm đường. Đến bây giờ, chợ Lường vẫn được coi như là biểu tượng của cảnh bán buôn sầm uất, tấp nập trong vùng.
  84. Tru Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  85. Lụa sồi Lụa dệt bằng tơ tằm nhưng sợi thô, nếu sợi dệt xe đôi thì gọi là sồi xe, khác với lụa tơ tằm được dệt bằng tơ tằm sợi nhỏ nên mỏng, mềm và mịn hơn.
  86. Hàng xén Cửa hàng tạp hóa hoặc gánh hàng chuyên bán những thứ vặt vãnh như kim, chỉ, đá lửa, giấy bút...

    Những cô hàng xén răng đen Cười như mùa thu tỏa nắng (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)

  87. Ngong Ngóng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  88. Trửa Giữa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  89. Chộ Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  90. Hồng Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.

    Quả hồng

    Quả hồng

  91. Mấu Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Mấu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  92. Chi Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  93. Bòng Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
  94. Ngàn Rừng rậm.
  95. Bể Biển (từ cũ).
  96. Rú Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
  97. Núi Xước Tên dãy núi ngăn cách hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá, xưa kia rất nhiều thú dữ, có truông Đông Hồi ven biển nối giữa xã Hải Hà và Quỳnh Lập.

Từ khóa » đồng Dao Bà Còng đi Chợ Trời Mưa