Bài đồng Dao: Bòn Bon

  • Bòn bon

    Bòn bon Sô cô la Bánh tây Sữa hột gà Dầu cù là Bánh trung thu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề: Uncategorized
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 15 April,2015
  • Bình luận
Cùng thể loại:
  • Xe Vespa

    Xe Vespa Chở bà già Đi chơi phố Rớt xuống hố Đền năm trăm Bà không lấy Viết tờ giấy Nằm nhà thương Đau bệnh chi? Đau bệnh phổi Ăn trái ổi, lành mau Ăn trái cau, đau lại Tiêm thuốc bại, đau thêm Ăn mắm nêm, đau nữa Uống li sữa, lành liền

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 19 May,2024
  • Rậm rịt, rậm rịt

    Rậm rịt, rậm rịt Con nghịt chết khô Con rô chết đứng Con ruồi cứng vòi Con voi dài ngà Con gà dài cựa Con heo to trốc Chiếc nốc hay đi Gà ri hay gáy Củ ráy dưới ao Ngôi sao côi trời Cá bơi ngoài đồng Tổ ong trong nhà Cái đà ngoài nương Chàng cương dưới bàu Cá tràu trong hang

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 19 August,2022
  • Cá biển, cá đồng

    Cá biển, cá đồng Cá sông, cá ruộng Dân yêu dân chuộng Là cá tràu ổ Ăn nói hàm hồ Là con cá sứ Đưa đẩy chốn xa Là con cá đày Hay gặp mặt nhau Là con cá ngộ Trong nhà nghèo khổ Là con cá cầy Chẳng dám múc đầy Là con cá thiểu Mỗi người mỗi thiếu Là con cá phèn Ăn nói vô duyên Là con cá lạc Trong nhà rầy rạc Là con cá kình Trai gái rập rình Là cá trích ve Dỗ mãi không nghe Là con cá ngạnh Đi đàng phải tránh Là con cá mương Mập béo không xương Là con cá nục Được nhiều diễm phúc Là con cá hanh Phản hại cha anh Là con cá giếc Suốt ngày ăn miết Là con cá cơm Chẳng kịp dọn đơm Là con cá hấp Rủ nhau lên dốc Là con cá leo Hay thở phì phèo Là con cá đuối Vừa đi vừa cúi Là con cá còm Hay nói tầm xàm Là con cá gáy Vừa trốn vừa chạy Là con cá chuồn Cứ viết lách luôn Là con cá chép

    Dị bản
    • Cá biển cá bầy Ăn ngày hai bữa Là con cá cơm Ăn chẳng kịp đơm Là con cá hấp Rủ nhau lên dốc Là con cá leo Miệng thở phèo phèo Là con cá đuối Nhọn mồm nhọn mũi Là con chào rao Nhận hủ nhận vò Là con cá nhét Nở ra đỏ chẹt Là con cá khoai Đi ăn trộm hoài Là con cá nhám Khệnh khệnh khạng khạng Là con cá căng Già rụng hết răng Là con cá móm Bò đi lọm khọm Là con cá bò Ăn chẳng biết no Là con cá hốc

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 18 August,2022
  • Nghé bầu nghé bạn

    Nghé bầu nghé bạn Trâu cày ruộng cạn Mẹ cày ruộng sâu Lúa tốt bằng đầu Cò bay thẳng cánh Một sào năm gánh Một mẫu năm trăm Một bông lúa chăm Một trăm hạt thóc Hạt bằng đấu bảy Hạt bằng đấu ba Hạt bằng trứng gà Hạt bằng trứng vịt Hạt bằng trái mít Hạt bằng bình vôi Hạt nào vỡ đôi Bằng nồi gánh nước Nghé ơi…

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lao động sản xuất
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 10 August,2022
  • Sắc sắc nhụt nhụt

    Sắc sắc nhụt nhụt Ta ở nước lụt Thầy mới tới đây Có ai cứu thầy Khỏi cơn nước lụt

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 6 August,2022
  • Sắc sắc soi soi

    Sắc sắc soi soi Đầu đội mâm xôi Tay cầm chén mắm Vừa đi vừa nhắm Hết cả mâm xôi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 6 August,2022
  • Khi khóc dai ngồi dỗ

    Khi khóc dai ngồi dỗ Khi ngứa ngáy ngồi xoa Trông tháng trọn ngày qua Trông từng li từng tí Khi bữa ăn đương dở Con tiểu giải lên mình Ai nấy cũng đều kinh Cha mẹ ngồi chịu vậy Kể trong nhà đói khổ Trời giá rét căm căm Nơi ướt để mẹ nằm Nơi khô xê con lại Suốt đêm ngày mong mỏi Con khôn lớn mai sau Nghĩa khó nhọc bấy lâu Công giữ gìn chăm sóc

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Thẻ:
      • cha mẹ
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 6 August,2022
  • Voi ăn trong rú trong ri

    Voi ăn trong rú trong ri Voi ra uống nước voi đi giữa đường

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • con voi
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 6 August,2022
  • Bông chi

    Bông chi Bông bác Bác chi Bác hùm Hùm chi Hùm beo Beo chi Beo lùm Lùm chi Lùm tài Tài chi Tài thụt

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 6 August,2022
  • Ban đêm oi bức mặt trời

    Ban đêm oi bức mặt trời Ban ngày mát mẻ trăng cười trên cao Ban đêm nắng đỏ hồng hào Ban ngày nhấp nháy ông sao đầy trời

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • nói ngược
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 6 August,2022
Chú thích
  1. Bòn bon Một loại kẹo (phiên âm từ tiếng Pháp bonbon).

    Kẹo bòn bon

    Kẹo bòn bon

  2. Sô cô la Phiên âm từ tiếng Pháp chocolat.
  3. Sữa hột gà Một món giải khát thành phần chủ yếu gồm lòng đỏ trứng gà, sữa, soda.

    Soda sữa hột gà

    Soda sữa hột gà

  4. Dầu cù là Cũng gọi là dầu cao, một loại cao bôi ngoài da dạng sệt có tác dụng làm nóng, chữa cảm cúm, đau bụng, côn trùng cắn... Dầu cù là thường được đóng trong các hộp nhỏ hình tròn bằng thủy tinh hoặc kim loại. Theo học giả An Chi, Cù Là là tên mà người xưa ở miền Tây Nam Bộ dùng để gọi nước Miến Điện. Trước đây có một loại dầu cao mang nhãn hiệu Mac Phsu, sản xuất tại Miến Điện, được ưa chuộng khắp Nam bộ, nên được gọi là dầu Cù Là. Sau này danh từ dầu cù là được dùng rộng rãi để chỉ tất cả các loại dầu cao.

    Dầu cù là

    Dầu cù là

  5. Có bản chép: Pepsi.
  6. Vespa Một nhãn hiệu xe máy nổi tiếng của Ý, khá phổ biến ở miền Nam trước 1975.

    Một bãi đỗ toàn xe Vespa ở Sài Gòn xưa

    Một bãi đỗ toàn xe Vespa ở Sài Gòn xưa

  7. Thuốc bại Thuốc chữa bại liệt.
  8. Mắm nêm Cũng gọi là mắm cái ở một số vùng, một loại mắm lên men từ cá, có nhiều ở miền Trung và miền Nam, dùng làm nước chấm trong các bữa ăn. Tùy theo phong tục từng vùng mà mắm nêm được pha với các loại gia vị khác nhau, thường là tỏi, ớt, thơm (dứa)...

    Mắm nêm Bình Thuận

    Mắm nêm Bình Thuận

  9. Cuốc Còn gọi là chim quốc, con nghịt, một loại chim nhỏ thường gặp ngoài đồng ruộng, có tiếng kêu "cuốc, cuốc." Tương truyền chim cuốc (cũng gọi là chim đỗ quyên, xin xem chi tiết ở chú thích Đỗ quyên) là do vua Thục Đế mất nước khóc đến chảy máu mắt, chết đi hóa thành.

    Chim cuốc

    Chim cuốc

  10. Cá rô Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  11. Trốc Đầu, sọ (phương ngữ).
  12. Nốc Cổ ngữ Việt chỉ thuyền, ghe. Ngày nay chỉ thuyền nhỏ, còn dùng ở miền Bắc Trung Bộ.
  13. Gà ri Một giống gà đẻ trứng nhỏ, thường được nuôi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Gà mái có màu lông màu vàng và nâu, có các điểm đốm đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có lông màu vàng tía, sặc sỡ, đuôi có lông màu vàng đen dần ở phía cuối đuôi.

    Gà ri

    Gà ri

  14. Ráy Loài cây mọc ở bụi bờ ẩm thấp, thân mềm hình bẹ, lá hình tim, thân ngầm hình củ. Củ ráy có vỏ màu vàng nâu. Tài liệu cổ coi củ ráy là vị nhạt, tính hàn, độc nhiều, ăn vào gây ngứa miệng và họng.

    Cây ráy

    Cây ráy

  15. Côi Trên, cao (phương ngữ Trung Bộ).

    Ta bay lên! Ta bay lên! Gió tiễn đưa ta tới nguyệt thiềm Ta ở côi cao nhìn trở xuống Lâng lâng mây khói quyện trăng đêm (Chơi trên trăng - Hàn Mặc Tử)

  16. Kì đà Còn gọi là cái đà, một loài bò sát giống thằn lằn, toàn thân phủ vảy, có cổ dài, đuôi và chân khỏe. Những năm gần đây, kì đà bắt đầu được nuôi để lấy thịt.

    Kì đà

    Kì đà

  17. Chàng hiu Còn gọi là chàng hương, chàng cương, chẫu chàng, nhái bén, một loài thuộc họ ếch nhái, mình nhỏ, chân dài, sống ở đồng ruộng, ao hồ hoặc trên cây.

    Chàng hiu

    Chàng hiu

  18. Bàu Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.

    Bàu sen ở Mũi Né, Bình Thuận

    Bàu sen ở Mũi Né, Bình Thuận

  19. Cá lóc Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.

    Cá lóc

    Cá lóc

  20. Cá sứ Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cá sứ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  21. Cá đày Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cá đày, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  22. Cá ngộ Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cá ngộ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  23. Cá cầy Một loài cá nước ngọt, xuất hiện nhiều ở hạ lưu sông Mekong, nhất là vào mùa mưa lũ. Cá cầy ăn tạp, có thân hình thon dài, màu trắng sáng, trên lưng màu đen than.

    Cá cầy

  24. Cá thiểu Một loài cá nước ngọt, xuất hiện nhiều vào mùa lũ. Cá có thân dẹp, lớn cỡ 2 ngón tay người lớn, vảy li ti óng ánh màu trắng bạc. Thịt cá béo, thơm ngon, được chế biến được các món ăn như: muối chiên, kho sả ớt nước cốt dừa, kho quẹt…

    Cá thiểu

  25. Cá phèn Một số địa phương gọi là cá thèn, một loại cái biển nhỏ chừng hai, ba ngón tay, da lưng có màu hơi hồng, có nhiều vảy. Cá phèn thường được kho tiêu.

    Cá phèn kho

    Cá phèn kho

  26. Cá lạt Một số nguồn viết là cá lạc, một loại cá biển có thân hình ống dài, nhìn giống cá chình. Cá lạt thường được chế biến thành các món canh cần tây cá lạt, cá lạt rim trứng muối, cá lạt um khế…

    Cá lạt

  27. Rầy rạc Gây lộn, gấu ó, quấy rối, làm phiền (từ cũ). Có chỗ nói rầy rật.
  28. Cá kình Có nơi gọi là cá rò hay cá giò, một loại cá nước lợ sống ở cửa biển. Cá kình hơi giống cá cơm, có xương mềm, vẩy óng ánh. Thịt cá kình rất thơm ngọt, thường được dùng làm mắm gọi là mắm kình hoặc mắm rò.

    Mắm rò (mắm cá kình)

    Mắm rò (mắm cá kình)

  29. Cá trích Một loại cá biển, mình thon dài, ít tanh, ăn rất lành, thịt trắng, ít mỡ, rất béo, và là một trong các loại cá dễ đánh bắt nhất. Có hai loại cá trích là cá trích ve và cá trích lầm. Cá trích ve lép mình, nhiều vảy trắng xanh, thịt trắng, thơm, béo nhưng nhiều xương. Cá trích lầm mình tròn, ít vảy, nhiều thịt hơn nhưng thịt cá đỏ và không thơm ngon như trích ve.

    Cá trích

    Cá trích

  30. Cá ngạnh Một loại cá da trơn nước ngọt có hình dáng tương tự cá trê nhưng nhỏ hơn, thịt ăn rất ngon. Hai bên mang cá có hai cái ngạnh, nếu ai vô tình bị ngạnh cá đâm trúng thì rất đau nhức. Loài cá ngạnh của Huế thường thích sống ở các khe suối nước chảy nên dân địa phương gọi là cá ngạnh nguồn.

    Cá ngạnh nấu măng chua

    Cá ngạnh nấu măng chua

  31. Cá mương Một loại cá sông, thân dài khoảng 10 đến 15 cm, có vảy màu trắng bạc, to bằng ngón tay trỏ người lớn. Cá mương sống và di chuyển thành từng đàn, thường được đánh bắt để làm các món nướng, canh chua...

    Cá mương nướng

    Cá mương nướng

  32. Cá nục Một loại cá biển, có rất nhiều ở các vùng biển miền Trung. Cá nục được dùng làm nguyên liệu chính cho nhiều món ăn ngon như cá nục sốt cà, cá nục kho, cá nục hấp cuốn bánh tráng...

    Cá nục

    Cá nục

  33. Cá hanh Một loài cá nước lợ giống cá chép, sống ở các cửa sông, đầm phá. Thịt cá trắng, ngọt và mềm, chế biến được thành nhiều món ăn.

    Cá hanh

    Cá hanh

  34. Cá giếc Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.

    Cá diếc

    Cá giếc

  35. Cá cơm Cũng gọi là cá duội (ruội) hay cá chi, một loại cá biển phổ biến ở Việt Nam, có thể chế biến thành các món ăn, phơi làm khô cá, hoặc làm nước mắm.

    Cá cơm

    Cá cơm

  36. Đơm Lấy, xới cơm hay xôi từ nồi vào vật đựng khác (đơm xôi, đơm cơm).
  37. Cá hấp Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cá hấp, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  38. Cá nheo Miền Bắc gọi là cá leo, một loài cá thuộc họ cá da trơn, có thân rất dài và dẹp. Thân và đầu không có vảy. Đầu khá to, dẹp đứng ở phần mõm. Miệng rộng, rạch miệng xiên dài kéo qua khỏi mắt, có hai đôi râu.

    Cá nheo

    Cá nheo

  39. Cá đuối Một loài cá biển, cùng họ với cá nhám, thân dẹp hình đĩa, vây ngực rộng, xòe hai bên, đuôi dài.

    Cá đuối

    Cá đuối

  40. Cá còm Một loại cá nhỏ bằng ngón tay, thường thấy nhiều ở các sông suối miền tây Nghệ An với đặc tính chỉ sinh sống ở vùng nước nông, chảy xiết. Cá còm thịt chắc, xương mềm, được chế biến thành nhiều món ăn ngon như nấu canh chua, cá còm rán, kho tộ, kho nghệ, v.v.

    Cá còm

  41. Cá chép Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.

    Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.

    Cá chép

    Cá chép

  42. Cá chuồn Tên một họ cá biển có chung một đặc điểm là có hai vây ngực rất lớn so với cơ thể. Hai vây này như hai cánh lượn, giúp cá chuồn có thể "bay" bằng cách nhảy lên khỏi mặt nước và xòe vây lượn đi, có thể xa đến khoảng 50 mét. Cá chuồn sống ở những vùng biển ấm, thức ăn chủ yếu của chúng là các phiêu sinh vật biển.

    Ở nước ta, cá chuồn có nhiều ở những vùng biển miền Trung. Cá chuồn có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, kho, nấu bún...

    Cá chuồn đang bay.

    Cá chuồn đang bay.

  43. Chào rao Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chào rao, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  44. Vò Hũ lớn làm bằng sành sứ, thường để đựng nước uống, rượu.

    Cái vò

    Cái vò

  45. Cá chạch Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...

    Cá chạch

    Cá chạch

  46. Cá khoai Còn gọi là cá cháo, cá chuối, một loài cá sống chủ yếu ở biển, đôi khi ở nước lợ. Cá có thân dài, hình ống hơi dẹp, dài trung bình khoảng 10-27 cm, thịt mềm, có màu trắng đục, xương rất ít, chỉ có một đường sụn chạy dọc theo sống lưng, đầu to, mắt nhỏ, miệng rộng có nhiều răng cứng, nhọn và rất sắc. Cá khoai được chế biến thành nhiều món ăn dân dã rất hấp dẫn như cháo cá khoai, canh cá khoai nấu ngót, nấu riêu, nhúng mẻ, làm khô nướng hay làm lẩu, v.v.

    Canh chua cá khoai

    Canh chua cá khoai

  47. Cá nhám Còn gọi cá mập con, cá mập sữa, cá mập cáo hay cá chèo bẻo, là một loài cá biển thường xuất hiện vào mùa biển động. Thịt cá nhám giàu dinh dưỡng, có giá cao, được chế biến thành nhiều món ngon như kho nghệ, canh chua, gỏi, nhúng giấm... Cá nhám còn được dùng làm vị thuốc Đông y.

    Cá nhám

  48. Cá căng Cũng gọi là cá ong căng, tên chung của một số loài cá biển cỡ nhỏ, sống thành đàn, có thân bầu dục dài, dẹt hai bên, với các dải hoặc vết màu sẫm trên nền vàng hay xanh lục. Thịt cá căng có màu trắng ngà, chắc và ngon, đặc biệt lòng rất béo. Một số loài cá căng có màu sắc đẹp, được nuôi làm cá cảnh.

    Cá căng

    Cá căng

  49. Cá móm Một loại cá sông thân hơi tròn, vảy bạc, thịt nhiều, ăn ngọt, béo và ngon. Cá có tên như vậy có lẽ vì mồm hơi vêu lên trên.

    Cá móm

    Cá móm

  50. Cá bò Tên chung của một số loài cá biển như cá bò hòm, cá bò giáp, cá bò gai, cá bò da đá... Những loại cá này đều có thân hình to bản, da dày cứng, nhưng thịt rất thơm ngon.

    Cá bò hòm

    Cá bò hòm

  51. Cá hốc Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cá hốc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  52. Sào Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
  53. Mẫu Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
  54. Chiêm (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  55. Đấu Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
  56. Bình vôi Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

  57. Rú ri Rừng rú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).

Từ khóa » Bòn Bon Si Cô La