Bài đồng Dao: Ông Trẳng ông Trăng | Ca Dao Mẹ

  • Ông trẳng ông trăng

    Ông trẳng ông trăng Xuống chơi với tôi, Có bầu có bạn, Có bát cơm xôi, Có nồi cơm nếp, Có nệp bánh chưng, Có lưng hũ rượu, Có khướu đánh đu, Thằng cu vỗ chài, Bắt trai bỏ giỏ, Cái đỏ ẵm em, Đi xem đánh cá, Có rá vo gạo, Có gáo múc nước, Có lược chải đầu, Có trâu cày ruộng, Có muống thả ao, Ông sao trên trời.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • cơm nếp
      • con trâu
      • bánh chưng
      • cái lược
      • cái gáo
      • cơm xôi
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 22 January,2014
  • Bình luận
Cùng thể loại:
  • Trẩu trẩu trầu trầu

    Trẩu trẩu trầu trầu Mày làm chúa tao Tao làm chúa mày Tao không hái ngày Thì tao hái đêm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • trầu cau
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 2 April,2020
  • Rủ nhau lên núi hái chè

    Rủ nhau lên núi hái chè Hái năm ba ngọn, xuống khe ta ngồi Ta ngồi ta bắt con ốc lặn Bắt con ốc lội, ta đem lên bờ Ta đập đánh chát Ta hút đánh chụt Ta lên trên ngàn hái nắm rau mơ Ta lên trên bờ hái lá rau răm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • con ốc
      • rau răm
      • rau mơ
      • chè xanh
      • hái chè
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 24 June,2014
  • Nôm na là cha mách qué

    Nôm na là cha mách qué Mách qué là mẹ mách xiên Mách qué là mẹ mách xiên Ta cho đồng tiền, mách nữa ta nghe.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 23 January,2014
  • Ông giẳng ông giăng

    Ông giẳng ông giăng Ông giằng búi tóc, Ông khóc ông cười, Mười ông một cỗ, Đánh nhau lỗ đầu, Đi cầu nhà huyện, Đi kiện nhà quan, Đi bàn nhà phủ, Một lũ ông già, Mười ba ông điếc, Con hiệc hai chân, Đưa giăng về giời.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • trăng
      • Quan Nha
      • Ông Trang
      • kiện cáo
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 15 January,2014
  • Úp chén úp dĩa

    Úp chén úp dĩa Dĩa ngu dĩa ngốc Con cóc cụt đuôi Ở bờ ở bụi Ai nuôi mày lớn, Dạ thưa thầy, con lớn mình ên.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Quan hệ thiên nhiên
    • Thẻ:
      • con cóc
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 7 January,2014
  • Buổi mai ngủ dậy

    Buổi mai ngủ dậy Ra tắm bể Đông Đạp cây xương rồng Kéo lên chín khúc Gặp mệ bán cá úc Đổ máu đầu cầu Gặp mệ bán dầu Dầu trơn lầy lẫy Gặp mệ bán giấy Giấy mỏng tanh tanh Gặp mệ bán chanh Chanh chua như dấm Gặp mệ bán nấm Nấm lại một tai Gặp mệ bán khoai Khoai lọi một cổ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 21 October,2013
  • Ù à ù ập

    Ù à ù ập Nước chảy tràn ngập Cả vũng chân trâu Chị đỏ đi đâu? Đi cày đi cấy Bắt được con bấy Đem về nấu canh Băm tỏi băm hành Xương sông lá lốt Băm cho đầy thớt Nấu cho đầy nồi Đặt lên vừa sôi Bắc xuống vừa chín Chàng về chàng hỏi Được mấy bát canh? Tôi chiềng với anh Được ba bốn bát Đừng có xáo xác Mà xóm giềng nghe Để ra ăn de Được ba bốn bữa.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Khác
    • Thẻ:
      • cái nồi
      • lá lốt
      • cái thớt
      • bát canh
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 4 October,2013
  • Đối đáp

    – Trọc gì ? – Trọc đầu. – Đầu gì? – Đầu tàu. – Tàu gì? – Tàu hoả. – Hoả gì? – Hoả tốc. – Tốc gì? – Tốc hành. – Hành gì? – Hành củ. – Củ gì? – Củ khoai. – Khoai gì? – Khoai lang. – Lang gì? – Lang trọc. – Trọc gì? – Trọc đầu.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • xe lửa
      • khoai lang
      • củ hành
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 26 August,2013
  • Một con cua, đua vô hang

    Một con cua, đua vô hang Hai cái càng và tám cái que Hai con cua, đua vô hang Bốn cái càng, mười sáu cái que

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • con cua
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 8 August,2013
  • Mỏ gà thời tròn

    Mỏ gà thời tròn Mỏ vịt thời dẹt Vịt kêu cạc cạc Gà gáy te te Ai thức thời nghe Ai ngủ thời chớ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • con vịt
      • con gà
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 8 August,2013
Có cùng từ khóa:
  • Anh có sừng trâu bạc, tôi có giác trâu đen

    Anh có sừng trâu bạc, Tôi có giác trâu đen

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • con trâu
    • Người đăng: Phan An
    • 6 January,2021
  • Sáng tai họ, điếc tai cày

    Sáng tai họ, điếc tai cày

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
      • Lao động sản xuất
    • Thẻ:
      • lười biếng
      • con trâu
    • Người đăng: Phan An
    • 17 June,2020
  • Bộ xuống thì sở mổ trâu

    Bộ xuống thì sở mổ trâu, Sở lên, bộ hỏi “Đi đâu đấy mày?”

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • con trâu
      • thời bao cấp
    • Người đăng: Phan An
    • 20 April,2020
  • Ruộng đầm nước cả bùn sâu

    Ruộng đầm nước cả bùn sâu, Suốt ngày anh với con trâu cày bừa.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lao động sản xuất
    • Thẻ:
      • cày bừa
      • con trâu
      • làm ruộng
    • Người đăng: Phan An
    • 5 April,2020
  • Trâu ho bằng bò rống

    Trâu ho bằng bò rống

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • con trâu
      • con bò
    • Người đăng: Phan An
    • 5 April,2020
  • Trâu đeo mõ, chó leo thang

    Cơm đồ, nhà gác Nước vác, lợn thui Ngày lùi, tháng tới Quần một ống, áo tầy gang Trâu gõ mõ, chó leo thang

    Dị bản
    • Trâu đeo mõ, chó leo thang

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • con chó
      • con trâu
      • con lợn
      • nhà sàn
      • người Mường
    • Người đăng: Phan An
    • 5 April,2020
  • Để lâu cứt trâu hóa bùn

    Để lâu cứt trâu hóa bùn

    Dị bản
    • Cứt trâu để lâu hóa bùn

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • con trâu
    • Người đăng: Phan An
    • 5 April,2020
  • Dai như trâu đái

    Dai như trâu đái

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • con trâu
    • Người đăng: Phan An
    • 5 April,2020
  • Bụng trâu làm sao, bụng bò làm vậy

    Bụng trâu làm sao, bụng bò làm vậy

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • con trâu
      • con bò
    • Người đăng: Phan An
    • 5 April,2020
  • Thân trâu trâu lo, thân bò bò liệu

    Thân trâu trâu lo, Thân bò bò liệu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • con trâu
      • con bò
    • Người đăng: Phan An
    • 5 April,2020
Chú thích
  1. Bánh chưng Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.

    Bánh chưng

    Bánh chưng

  2. Khướu Loại chim nhỏ, lông dày xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và các cành cây. Chim khướu có nhiều loài khác nhau, có tiếng hót hay và vang xa nên thường được nuôi làm cảnh.

    Chim khướu

    Chim khướu

  3. Có bản chép: Chiếu.
  4. Chài Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

  5. Đỏ Con gái (phương ngữ Bắc Bộ).
  6. Trầu Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  7. Chè Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.

    Đồi chè Thái Nguyên

    Đồi chè Thái Nguyên

  8. Mơ Còn gọi là mơ lông, một loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi, nên cũng có tên là thúi địt hoặc rắm chó. Lá mơ thường được dùng làm thuốc, và là gia vị không thể thiếu trong món thịt chó.

    Lá mơ

    Lá mơ

  9. Rau răm Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.

    Rau răm

    Rau răm

  10. Giăng Trăng (phương ngữ Bắc Bộ).

    Lòng tôi không giăng gió Nhưng gặp người gió giăng (Khúc hát - Lưu Quang Vũ)

  11. Tỉnh, sứ, huyện, nha Các cơ quan hành chính từ cao xuống thấp thời trước. Hai câu này có thể diễn đạt là: từ tỉnh, sứ đến huyện, nha.
  12. Phủ Tên gọi một đơn vị hành chính thời xưa, cao hơn cấp huyện nhưng nhỏ hơn cấp tỉnh. Đứng đầu phủ gọi là quan phủ, cũng gọi tắt là phủ.
  13. Đọc trại từ "con hạc".
  14. Giời Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
  15. Mình ên Một mình, đơn độc (phương ngữ Nam Bộ).
  16. Mệ Bà cụ già, mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  17. Cá úc Một loài cá da trơn, chủ yếu sống ngoài biển, một số sống trong môi trường nước lợ hay ngọt, thường thấy ở khu vực ôn đới ấm và nhiệt đới. Cá úc được chế biến thành nhiều món đặc sản Nam Bộ.

    Cá úc

    Cá úc

  18. Lọi Gãy lìa (phương ngữ).
  19. Cổ Củ (phương ngữ Trung Bộ).
  20. Bấy Cua mới lột xác, vỏ còn mềm (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
  21. Xương sông Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...

    Lá xương sông

    Lá xương sông

  22. Lá lốt Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.

    Lá lốt

    Lá lốt

  23. Chiềng Trình, trình bày (từ cổ).
  24. Xáo xác Xào xạc, lao xao.
  25. Ăn de Ăn nhín, ăn dè.
  26. Thời Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  27. Giác Sừng.
  28. Anh có sừng trâu bạc, tôi có giác trâu đen Ai cũng có mặt mạnh của mình.
  29. Tắc, hò, rì Những tiếng hô để điều khiển trâu bò khi cày bừa. "Hò tắc" là rẽ trái, "hò rì" là rẽ phải, "hò" (có nơi hô thành "họ") là dừng lại.
  30. Sáng tai họ, điếc tai cày (Trâu, bò cày) Khi được bảo nghỉ ("họ") thì nghe ngay, khi bảo cày thì lờ đi như điếc. Chỉ những người lười biếng, không thích làm việc, chỉ thích chơi bời.
  31. Đồ Nấu bằng cấp hấp (cơm hoặc xôi) trong chõ cho chín bằng sức nóng của hơi nước.

    Cơm đồ

    Cơm đồ. Ảnh tư liệu của Bảo tàng Không gian văn hóa Mường.

  32. Nhà sàn Nhà có sàn để ở, làm ở lưng chừng cột, cách mặt đất (hoặc mặt nước) một khoảng, thường thấy ở miền rừng núi hay trên các mặt hồ rộng.

    Nhà sàn

    Nhà sàn của người Ê-đê

  33. Lịch Đoi Cũng gọi là lịch tre hoặc lịch đá, một loại lịch cổ của người Mường. Lịch được đặt tên theo sao Đoi, cách người Mường gọi sao Thần Nông. Lịch Đoi gồm 12 thanh tre, mỗi thanh chỉ một tháng trong năm. Trên mỗi thanh khắc 30 vạch, mỗi vạch chỉ một ngày. So với dương lịch, lịch có ngày lùi 1, tháng tiến 3 (ví dụ ngày 9/10/2017 dương lịch trùng với ngày 8/1/2018) nên thường gọi là "ngày lui tháng tới." Lịch Đoi ngày nay hầu như chỉ được dùng trong các nghi thức tính ngưỡng.

    Lịch Đoi

    Lịch Đoi

  34. Tày Bằng (từ cổ).
  35. Mõ trâu Một loại mõ đeo cho trâu bò ở các vùng rừng núi để dễ tìm kiếm. Mõ trâu thường là một khúc gỗ hoặc ống tre bịt hai đầu, trong treo vài khúc gỗ hoặc tre nhỏ, khi lắc qua lại những khúc này va vào thành mõ gây ra tiếng động.

    Trâu đeo mõ

    Trâu đeo mõ

  36. Câu này mô tả cuộc sống và văn hóa của dân tộc Mường.

Từ khóa » Bài Thơ ông Trăng ông Trăng