Bài đồng Dao: Vuốt Hột Nổ

  • Vuốt hột nổ

    Vuốt hột nổ Đổ bánh xèo Xáo xác vạc kêu Nồi đồng vung méo Cái kéo thợ may Cái cày làm ruộng Cái thuổng đắp bờ Cái lờ thả cá Cái ná bắn chim Cái kim may áo Cái giáo đi săn Cái khăn bịt trốc Cái nốc đi buôn Cái khuôn đúc bánh Cái chén múc chè Cái ve múc rượu.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Quê hương đất nước
      • Lao động sản xuất
    • Thẻ:
      • trò chơi dân gian
    • Người đăng: Phan An
    • 31 January,2013
  • Bình luận
Cùng thể loại:
  • Nghé bầu nghé bạn

    Nghé bầu nghé bạn Trâu cày ruộng cạn Mẹ cày ruộng sâu Lúa tốt bằng đầu Cò bay thẳng cánh Một sào năm gánh Một mẫu năm trăm Một bông lúa chăm Một trăm hạt thóc Hạt bằng đấu bảy Hạt bằng đấu ba Hạt bằng trứng gà Hạt bằng trứng vịt Hạt bằng trái mít Hạt bằng bình vôi Hạt nào vỡ đôi Bằng nồi gánh nước Nghé ơi…

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lao động sản xuất
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 10 August,2022
  • Trẩu trẩu trầu trầu

    Trẩu trẩu trầu trầu Mày làm chúa tao Tao làm chúa mày Tao không hái ngày Thì tao hái đêm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • trầu cau
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 2 April,2020
  • Cô Lý Lệ Hoa

    Cô Lý Lệ Hoa Mang giày Bata Đi xe Vespa Trên đường Catinat…

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
      • Lịch sử
    • Thẻ:
      • Sài Gòn
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 25 November,2015
  • Xuy xoa xuy xuýt

    Xuy xoa xuy xuýt Bán quýt chợ Đông Bán hồng chợ Tây Bán mây chợ Huyện Bán xuyến chợ Đoài Ai vào mà mua

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
      • Lao động sản xuất
    • Thẻ:
      • mây
      • quýt
      • hồng
      • chợ búa
      • xuyến
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 19 July,2014
  • Rủ nhau lên núi hái chè

    Rủ nhau lên núi hái chè Hái năm ba ngọn, xuống khe ta ngồi Ta ngồi ta bắt con ốc lặn Bắt con ốc lội, ta đem lên bờ Ta đập đánh chát Ta hút đánh chụt Ta lên trên ngàn hái nắm rau mơ Ta lên trên bờ hái lá rau răm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • hái chè
      • con ốc
      • rau răm
      • rau mơ
      • chè xanh
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 24 June,2014
  • Vuốt nổ, vuốt nổ

    Vuốt nổ, vuốt nổ Tay vỗ vào tay Nghe rộn ràng thay Tuê toay, tuê tóa Ăn trái gãy răng Ăn măng gãy đũa Ăn của nhà trời Ai ngồi xuống đây Bỏ lúa ai xay Bỏ mây ai chẻ Bỏ trẻ ai bồng Bỏ lồng ai ấp Mà đập tay vỗ Vuốt nổ vuốt nổ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lao động sản xuất
    • Thẻ:
      • trò chơi dân gian
    • Người đăng: Đậu Quang Nam
    • 11 May,2014
  • Nôm na là cha mách qué

    Nôm na là cha mách qué Mách qué là mẹ mách xiên Mách qué là mẹ mách xiên Ta cho đồng tiền, mách nữa ta nghe.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 23 January,2014
  • Ông trẳng ông trăng

    Ông trẳng ông trăng Xuống chơi với tôi, Có bầu có bạn, Có bát cơm xôi, Có nồi cơm nếp, Có nệp bánh chưng, Có lưng hũ rượu, Có khướu đánh đu, Thằng cu vỗ chài, Bắt trai bỏ giỏ, Cái đỏ ẵm em, Đi xem đánh cá, Có rá vo gạo, Có gáo múc nước, Có lược chải đầu, Có trâu cày ruộng, Có muống thả ao, Ông sao trên trời.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • cái gáo
      • cơm xôi
      • cơm nếp
      • con trâu
      • bánh chưng
      • cái lược
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 22 January,2014
  • Ông giẳng ông giăng

    Ông giẳng ông giăng Ông giằng búi tóc, Ông khóc ông cười, Mười ông một cỗ, Đánh nhau lỗ đầu, Đi cầu nhà huyện, Đi kiện nhà quan, Đi bàn nhà phủ, Một lũ ông già, Mười ba ông điếc, Con hiệc hai chân, Đưa giăng về giời.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • trăng
      • Quan Nha
      • Ông Trang
      • kiện cáo
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 15 January,2014
  • Úp chén úp dĩa

    Úp chén úp dĩa Dĩa ngu dĩa ngốc Con cóc cụt đuôi Ở bờ ở bụi Ai nuôi mày lớn, Dạ thưa thầy, con lớn mình ên.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Quan hệ thiên nhiên
    • Thẻ:
      • con cóc
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 7 January,2014
Có cùng từ khóa:
  • Sinh ra trên tổng Đông Ngàn

    Sinh ra trên tổng Đông Ngàn Không ham vật võ khó làm thân trai

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Bắc Ninh
      • đấu vật
      • Hà Nội
      • Đông Ngàn
      • trò chơi dân gian
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 25 August,2015
  • Chồng muống, chồng cà

    Trồng muống, trồng cà Mày xòa hoa khế Khế ngâm, khế chua Cột đình, cột chùa Nhà vua mới làm Cây cam, cây quít Cây mít, cây hồng Cành thông, lá nhãn Ai có chân thì rụt!

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • trò chơi dân gian
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 27 January,2015
  • Dún mình như thể dún đu

    Dún mình như thể dún đu Càng dún càng dẻo, càng đu càng mềm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • trò chơi dân gian
      • đánh đu
      • nhún đu
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 26 January,2015
  • Bợm vật nghe tiếng máy gân

    Bợm vật nghe tiếng máy gân Bợm hò nghe tiếng xa gần cũng đi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • âm nhạc dân gian
      • đấu vật
      • trò chơi dân gian
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 9 November,2013
  • Hú dê dê

    Hú dê dê Về nhà mẹ Mẹ cho bú Chú cho ăn Đừng có đi đâu mà lạc đường.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • trò chơi dân gian
      • con dế
      • chó sói
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 9 October,2013
  • Dù ai buôn đâu bán đâu

    Dù ai buôn đâu bán đâu Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về Dù ai buôn bán trăm nghề Mồng mười tháng tám trở về chọi trâu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • trò chơi dân gian
      • Hải Phòng
      • Chọi trâu
      • Đồ Sơn
    • Người đăng: Lê Tư
    • 20 May,2013
  • Bắc kim thang

    Bắc kim thang, cà lang bí rợ Cột qua kèo là kèo qua cột Chú bán dầu qua cầu mà té Chú bán ếch ở lại làm chi Con le le đánh trống thổi kèn Con bìm bịp thổi tò tí te tò te

    Video
    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Quan hệ thiên nhiên
    • Thẻ:
      • trò chơi dân gian
      • le le
      • bìm bịp
    • Người đăng: Phan An
    • 31 January,2013
  • Xỉa cá mè

    Xỉa cá mè Đè cá chép Tay nào đẹp Đi bẻ ngô Tay nào to Đi dỡ củi Tay nào nhỏ Hái đậu đen Tay lọ lem Ở nhà mà rửa

    Dị bản
    • Xỉa cá mè Đè cá chép Chân nào đẹp Thì đi buôn men Chân nào đen Ở nhà làm chó Ai mua men? Mua men gì? Men vàng Đem ra ngõ khác Ai mua men? Mua men gì? Men bạc Men bạc vác ra ngõ này Một quan bán chăng? Chừng chừng chẳng bán! Hai quan bán chăng? Chừng chừng chẳng bán! Ba quan bán chăng? Chừng chừng chẳng bán! Bốn quan bán chăng? chừng chừng chẳng bán! Năm quan bán chăng? Chừng chừng chẳng bán! Sáu quan bán chăng? chừng chừng chẳng bán! Bảy quan bán chăng? chừng chừng chẳng bán! Tám quan bán chăng? Chừng chừng chẳng bán! Chín quan bán chăng? Chừng chừng chẳng bán! Mười quan bán chăng? Chừng chừng chẳng bán! Tôi gởi đòn gánh Tôi đi ăn cỗ Đi lấy phần về cho tôi Nào phần đâu? Phần tôi để ở gốc đa Chó ăn mất cả! Tôi xin đòn gánh Đòn gánh gì? Đòn gánh tre! Làm bè chó ỉa! Đòn gánh gỗ? Bổ ra thổi! Đòn gánh lim? Chìm xuống ao Đào chẳng thấy Lấy chẳng được! Xin cây mía Ra vườn mà đẵn.

    Video
    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lao động sản xuất
      • Khác
    • Thẻ:
      • trò chơi dân gian
      • ngô
      • con chó
      • cá me
      • cá chép
    • Người đăng: Phan An
    • 31 January,2013
Chú thích
  1. Hạt nổ Một thứ quả nhỏ, khi già vuốt tay thì nổ bung ra.
  2. Có bản chép: xào xạc
  3. Thuổng Công cụ đào xới đất, tương tự cái xẻng. Từ này ở miền Trung cũng được gọi chệch thành xuổng.
  4. Lờ Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  5. Ná Dụng cụ bắn đá cầm tay, thường làm từ một chạc cây hoặc bằng hai thanh tre ghép với nhau, đầu có dây cao su để căng ra. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Khmer sna.

    Bắn ná

    Bắn ná

  6. Trốc Đầu, sọ (phương ngữ).
  7. Nốc Cổ ngữ Việt chỉ thuyền, ghe. Ngày nay chỉ thuyền nhỏ, còn dùng ở miền Bắc Trung Bộ.
  8. Đây là trò chơi vận động dành cho các em nhỏ tuổi. Bắt đầu chơi, hai em đứng quay mặt vào nhau, hai tay giơ ra phía trước ngực, áp bốn bàn tay vào nhau, vuốt nhẹ một lần, rồi vừa hất vừa đập hai bàn tay mình vào bàn tay bạn, sau đó lại đập chéo một bàn tay mình vào bàn tay bạn (bàn tay trái mình đập vào bàn tay trái bạn, bàn tay phải mình đập vào bàn tay phải bạn). Vừa đập tay, vừa hát. Tay đập càng lúc càng nhanh, em nào không theo kịp hoặc đánh nhầm tay là thua cuộc. Trong khi đánh tay phải ăn khớp với lời xướng ở cuối mỗi câu.
  9. Sào Một đơn vị đo diện tích cũ ở nước ta trước đây. Tùy theo vùng miền mà sào có kích thước khác nhau. Một sào ở Bắc Bộ là 360 m2, ở Trung Bộ là 500 m2, còn ở Nam Bộ là 1000 m2.
  10. Mẫu Đơn vị đo diện tích ruộng đất, bằng 10 sào tức 3.600 mét vuông (mẫu Bắc Bộ) hay 4.970 mét vuông (mẫu Trung Bộ).
  11. Chiêm (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.

    Cấy lúa chiêm

    Cấy lúa chiêm

  12. Đấu Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
  13. Bình vôi Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

    Bình vôi bằng gốm làng Dưỡng Động (Hải Phòng)

  14. Trầu Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  15. Lý Lệ Hoa Tên nữ diễn viên Trung Quốc, nổi tiếng ở miền Nam trước 1975 qua các bộ phim Hồng Công.

    Lý Lệ Hoa

    Lý Lệ Hoa

  16. Bata Một hiệu giày của Tiệp Khắc, nổi tiếng với mẫu giày vải rất phổ biến ở nước ta ngày trước, đến nỗi người ta gọi tất cả các loại giày vải là giày bata.

    Một mẫu quảng cáo giày Bata trên báo xưa

    Một mẫu quảng cáo giày Bata trên báo xưa

  17. Vespa Một nhãn hiệu xe máy nổi tiếng của Ý, khá phổ biến ở miền Nam trước 1975.

    Một bãi đỗ toàn xe Vespa ở Sài Gòn xưa

    Một bãi đỗ toàn xe Vespa ở Sài Gòn xưa

  18. Catinat Đọc là ca-ti-na, tên một con đường ở Sài Gòn thời Pháp thuộc, sau 1954 đổi thành đường Tự Do, từ 1975 tới nay là đường Đồng Khởi, thuộc quận 1.

    Đường Catinat xưa

    Đường Catinat xưa

  19. Cầu Đông Một phố cổ của Hà Nội, một trong những khu vực sầm uất nhất của Thăng Long - Hà Nội xưa, tương ứng với phố Hàng Đường ngày nay. Thời xưa, sông Tô Lịch chảy ngang Hà Nội từ sông Hồng, có cây cầu đá bắc qua sông (ở vị trí ngã tư Hàng Đường - Ngõ Gạch ngày nay) gọi là cầu Đông, người dân họp chợ ngay đầu cầu, gọi là chợ Cầu Đông hay chợ Chùa. Đoạn sông này bị lấp hoàn toàn vào năm 1889, cầu cũng không còn, và người Pháp giải tỏa chợ Cầu Đông và chợ Bạch Mã (họp quanh đền Bạch Mã), dời các hàng quán vào Đồng Xuân. Phố Cầu Đông nằm bên cạnh chợ Đồng Xuân ngày nay là một phố mới, đặt tên để kỉ niệm phố Cầu Đông cũ.

    Lọ là oanh yến hẹn hò, Cầu Đông sẵn lối cầu Ô đó mà. (Bích câu kì ngộ - Vũ Khắc Trân)

  20. Chợ Tây Có ý kiến cho rằng đây là một chợ ở khu vực bến xe Kim Mã hiện nay.
  21. Mây Tên chung của khoảng hơn 600 loài dây leo thuộc họ cọ, thân có nhiều gai, mọc nhiều ở các vùng rừng núi nước ta. Gỗ mây rất dẻo, được khai thác để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, đan giỏ đựng... Loài mây được trồng và sử dụng nhiều nhất ở nước ta là mây nếp.

    Dây mây

    Dây mây

  22. Chợ Huyện Một chợ ở huyện Thọ Xương, nay thuộc khu vực Nhà Thờ Lớn, Hà Nội.
  23. Xuyến Vòng trang sức bằng vàng, ngọc, thường đeo ở cổ tay.
  24. Xứ Đoài Tên gọi nôm na của xứ Sơn Tây, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía tây kinh thành Thăng Long.

    Tứ xứ

    Tứ xứ

  25. Chè Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.

    Đồi chè Thái Nguyên

    Đồi chè Thái Nguyên

  26. Mơ Còn gọi là mơ lông, một loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi, nên cũng có tên là thúi địt hoặc rắm chó. Lá mơ thường được dùng làm thuốc, và là gia vị không thể thiếu trong món thịt chó.

    Lá mơ

    Lá mơ

  27. Rau răm Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.

    Rau răm

    Rau răm

  28. Bánh chưng Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.

    Bánh chưng

    Bánh chưng

  29. Khướu Loại chim nhỏ, lông dày xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và các cành cây. Chim khướu có nhiều loài khác nhau, có tiếng hót hay và vang xa nên thường được nuôi làm cảnh.

    Chim khướu

    Chim khướu

  30. Có bản chép: Chiếu.
  31. Chài Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

    Vãi chài trên dòng Nậm Hạt

  32. Đỏ Con gái (phương ngữ Bắc Bộ).
  33. Giăng Trăng (phương ngữ Bắc Bộ).

    Lòng tôi không giăng gió Nhưng gặp người gió giăng (Khúc hát - Lưu Quang Vũ)

  34. Tỉnh, sứ, huyện, nha Các cơ quan hành chính từ cao xuống thấp thời trước. Hai câu này có thể diễn đạt là: từ tỉnh, sứ đến huyện, nha.
  35. Phủ Tên gọi một đơn vị hành chính thời xưa, cao hơn cấp huyện nhưng nhỏ hơn cấp tỉnh. Đứng đầu phủ gọi là quan phủ, cũng gọi tắt là phủ.
  36. Đọc trại từ "con hạc".
  37. Giời Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
  38. Mình ên Một mình, đơn độc (phương ngữ Nam Bộ).
  39. Đông Ngàn Một địa danh cổ, tương ứng với diện tích thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, và một phần các huyện Đông Anh, Gia Lâm, thành phố Hà Nội ngày nay.
  40. Đây là trò chơi dân gian tương tự trò Nu na nu nống.
  41. Dún Nhún.
  42. Bợm Kẻ chuyên lừa bịp, nhiều mánh khóe (bịp bợm), hoặc kẻ sành sỏi về ăn chơi (bợm nhậu, bợm bạc).
  43. Đấu vật Môn võ cổ truyền, đồng thời cũng là trò chơi dân gian phổ biến trong các dịp hội hè đình đám ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ.

    Xem thêm bài khảo cứu Vật cổ truyền Việt Nam của Phan Quỳnh.

    Đấu vật trên tranh dân gian Đông Hồ

    Đấu vật trên tranh dân gian Đông Hồ

  44. Máy gân Đường gân rung khẽ, co giật nhẹ ngoài ý thức (thường do trạng thái kích động, hưng phấn).
  45. Hò Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.

    Nghe một bài

Từ khóa » Trò Chơi Dân Gian Vuốt Tay