Bài Giảng Bệnh Học Sản Phụ Khoa - 123doc
Bài giảng bệnh học sản phụ khoa 317 1,3K 5 TẢI XUỐNG 5
Đang tải... (xem toàn văn)
XEM THÊM TẢI XUỐNG 5Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1 / 317 trang TẢI XUỐNG 5THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng | |
---|---|
Số trang | 317 |
Dung lượng | 1,17 MB |
Nội dung
mục lục Trang 1. Giới thiệu những nét cơ bản trong Sản phụ khoa Nguyễn Đức Hinh 3 2. Sinh lý kinh nguyệt Lưu Thị Hồng 7 3. Sự thụ thai, làm tổ và phát triển của trứng Nguyễn Việt Hùng 11 4. Tính chất thai nhi và phần phụ đủ tháng Vương Tiến Hoà 18 5. Thay đổi giải phẫu và sinh lý của người phụ nữ khi có thai Phạm Huy Hiền Hào 25 6. Chẩn đoán thai nghén Nguyễn Hữu Cốc 45 7. Chẩn đoán ngôi, thỊ, kiểu thỊ Nguyễn Hữu Cốc 51 8. Cơ chế đẻ nói chung, cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thỊ CCTT Nguyễn Ngọc Minh 56 9. Sự chuyển dạ Cung Thị Thu Thủ 59 10. Sổ rau thường và hậu sản thường Lưu Thị Hồng 66 11. Chăm sóc và quản lý thai nghén Vương Tiến Hoà 80 12. Vô khuẩn trong sản phụ khoa Nguyễn Đức Hinh 94 13. U nang buồng trứng Trần Thị Phương Mai 101 14. U xơ tử cung Đặng T. Minh Nguyệt 106 15. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Vương Tiến Hoà 110 16. Đẻ khó cơ giới Nguyễn Ngọc Minh 117 17. Đẻ khó do cơn co tử cung Cung Thị Thu Thủ 119 18. Sinh đôi Trần Danh Cường 125 19. Thai nghén có nguy cơ cao Phạm Huy Hiền Hào 136 20. Tiền sản giật - Sản giật Ngô Văn Tài 157 21. Chảy máu trong 6 tháng đầu của thời kỳ thai nghén Nguyễn Quốc TuÂn 164 22. Chảy máu trong chuyển dạ và sau đẻ Nguyễn Quốc TuÂn 170 23. Suy thai cấp tính trong chuyển dạ Trần Danh Cường 177 24. Hồi sức sơ sinh ngạt Trần Danh Cường 186 25. Các yếu tố tiên lượng cuộc đẻ Trần Thị Phương Mai 207 26. Các chỉ định mỉ lấy thai Nguyễn Đức Hinh 214 27. Rau tiền đạo Ngô Văn Tài 221 28. Rau bong non Lưu Thị Hồng 227 29. Bệnh tim và thai nghén Ngô Văn Tài 230 30. Thai chết lưu trong tử cung Nguyễn Đức Hinh 250 31. Vì tử cung Vương Tiến Hoà 262 32. Ngôi mông Phạm Bá Nha 269 33. Rối loạn kinh nguyệt Lưu Thị Hồng 277 34. Nhiễm khuẩn đường sinh sản Lê Thị Thanh Vân 283 35. Chưa trứng Nguyễn Viết Tiến 290 36. U nguyên bào nuôi Nguyễn Viết Tiến 300 37. Chưa ngoài tử cung Đặng T. Minh Nguyệt 306 38. Nhiễm khuẩn hậu sản Ngô Văn Tài 312 1 Tên bài: Những nét cơ bản của môn phụ sản Bài giảng: lý thuyết Thời gian giảng: 01 tiết Địa điểm giảng bài: giảng đường Mục tiêu học tập: sau khi học bài này, sinh viên phải: 1. KĨ tên được 4 phần của môn học Phụ Sản 2. Nói được nội dung chính của từng phần Đại cương 2 Môn phụ sản là môn học về các bệnh của riêng người phụ nữ bao gồm các bệnh của bộ máy sinh dục và tất cả những gì liên quan đến bộ máy sinh dục nữ. Trước đây nội dung học tập của môn phụ sản chỉ gồm 2 phần: + Phụ khoa: bệnh của bộ máy sinh dục ngoài thời kỳ thai nghén, sinh đẻ + Sản khoa là tình trạng thai nghén, sinh đẻ và các bệnh lý liên quan đến sinh đẻ. Ngày nay khoa học đã phát triển hơn nhiều, nội dung của môn phụ sản mở rộng ra bao gồm có 4 phần: + Phụ khoa + Sản khoa + Sơ sinh sớm: trong 7 ngày đầu sau khi đẻ + Kế hoạch hóa gia đình: các nội dung giúp cho cặp vợ chồng có thể chủ động về số con, thời gian sinh con bao gồm các biện phá tránh thai, các biện pháp đình chỉ thai trong trường hợp xảy ra thai nghén ngoài ý muốn và điều trị vô sinh cho các cặp vợ chồng bị vô sinh. 1. Phần sản khoa : sản khoa là môn học về thai nghén, sự sinh đẻ và các bệnh lý có liên quan tới thai nghén và sinh đẻ. Thông thường sản khoa bao gồm 3 phần: sản thường, sản khó và sản bệnh lý - Sản thường nghiên cứu về cơ chế thụ thai, sự phát triển của thai và phần phụ của thai, các biến đổi của cơ thể người mẹ trong thai kỳ, cơ chế chuyển dạ, cơ chế đẻ và những thay đổi để trở về bình thường của cơ quan sinh dục trong thời kỳ hậu sản. - Sản khó nghiên cứu các trường hợp đẻ khó vì các nguyên nhân khác nhau làm cho cuộc đẻ diễn ra không bình thường, phải có sự can thiệp tích cực của người cán bộ y tế. Nguyên nhân gây ra đẻ khó có thể là từ phía người mẹ, từ phía thai hay do các phần phụ của thai - Sản bệnh lý nghiên cứu diễn biến thai nghén ở những phụ nữ bị mắc các bệnh lý sẵn có trước khi có thai hay một số bệnh lý xuất hiện trong thai kỳ. Trong sản khoa nổi bật lên là vấn đề cấp cứu như: cấp cứu băng huyết, cấp cứu sang chÂn sản khoa, cấp cứu nhiễm khuẩn sản khoa. Băng huyết 3 vẫn luôn là nguy cơ hàng đầu đe doạ tử vong của người mẹ. Hầu hết các cấp cứu trong sản khoa là vô cùng cấp thiết. Quyết định xử trí rất linh hoạt và thay đổi từng giờ, từng phút tuỳ theo diễn biến của chuyển dạ. Mục đích chính của sản khoa là “mẹ tròn, con vuông”, mẹ an toàn và con khỏe mạnh. 2. Phần phụ khoa : bệnh lý bộ phận sinh dục nữ ngoài thời kỳ sinh đẻ kể cả bệnh lý tuyến vú. Tình trạng sinh lý và bệnh lý của phụ nữ trải qua nhiều thời kỳ: trẻ em, tuổi vị thành niên với biểu hiện dậy thì, tuổi hoạt động sinh sản, tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh,tuổi già. Trong từng giai đoạn bệnh lý có thể là các khối u bao gồm cả u lành tính và u ác tính, các bệnh lý do rối loạn nội tiết. Một số bộ phận của phụ khoa nh: - Phụ khoa khối u lành tính mà phổ biến là khối u của tử cung, buồng trứng và tuyến vú. - Phụ khoa khối u ác tính (ung thư cơ quan sinh dục nữ) như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú. Có một loại khối u ác tính đặc biệt cũng được xếp vào đây đó là bệnh lý tế bào nuôi, khá phổ biến ở Việt Nam. - Phô khoa nội tiết bao gồm các bệnh lý do nguyên rối loạn nội tiết gây ra mà chủ yếu hay gặp rối loạn kinh nguyệt và rối loạn chức năng phóng noãn của buồng trứng gây ra vô sinh 3. Phần sơ sinh : nghiên cứu về sơ sinh bình thường và sơ sinh bệnh lý trong vòng 7 ngày đầu sau khi sinh. Bao gồm các nội dung: - Hồi sức thai và hồi sức sơ sinh - Sơ sinh non tháng - Sơ sinh bệnh lý Nội dung sơ sinh là vùng giáp danh giữa sản khoa và nhi khoa, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ của chuyên ngành sản và cán bộ chuyên ngành nhi. 4. Phần kế hoạch hóa gia đình : nghiên cứu các phương pháp giúp cho các cặp vợ chồng có thể tự quyết định được số con và thời gian sinh con theo ý muốn. Cụ thể là sử dụng các biện pháp tránh thai cho các cặp vợ chồng dễ 4 dàng có thai đồng thời điều trị cho các cặp vợ chồng bị vô sinh. Phần kế hoạch hóa gia đình gồm có những nội dung sau: - Dân số học để thấy được bức tranh về dân số của nước ta, tốc độ tăng dân số, qui mô và chất lượng dân số. - Các biện pháp tránh thai có thể áp dụng được ở Việt Nam - Các biện pháp đình chỉ thai nghén áp dụng trong trường hợp có thai ngoài ý muốn. - Chẩn đoán và điều trị vô sinh áp dụng cho các cặp vợ chồng bị vô sinh với mục đích đem lại hạnh phúc cho các gia đình còn chưa có con. Ngày nay nội dung học tập của môn phụ sản chính là nội dung của chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ vì nó bao gồm việc chăm lo sức khỏe cho người phụ nữ từ thía dậy thì qua thời kỳ hoạt động sinh sản đến thời kỳ mãn kinh và bước vào tuổi già nghĩa là suốt cuộc đời người phụ nữ từ khi sinh ra cho đến khi chỊt. Một số đặc điểm của môn học - Đối tượng là nữ ở mọi lứa tuổi khác nhau. Vì thế cán bộ y tế trong chuyên ngành sản cũng như sinh viên khi học tập môn học này càng phải nâng cao ý thức thương yêu người bệnh, đối xử nhẹ nhàng, nâng niu, ân cần khi tiếp xúc với người bệnh. Chuyên ngành phụ sản đòi hỏi tính tế nhị trong khi tiếp xúc rất cao. - Nhiều câu chuyện trong chuyên ngành sản là những câu chuyện hết sức thầm kín, riêng tư. Trong nhiều trường hợp nếu để lộ ra thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình của người bệnh. Chính vì thế bí mật nghề nghiệp lại càng trở lên hết sức quan trọng. Sự kín đáo từ khi hỏi bệnh cho tới khi thăm khám. Quá trình thăm khám của chuyên ngành sản là tiến hành thăm khám ở những nơi kín đáo nhất của người phụ nữ (vĩ và bộ phận sinh dục) - Sản khoa là hai tính mạng: tính mạng người mẹ và tính mạng của bào thai nằm trong bông mẹ. Quyền lợi của cả hai tính mạng đều được xem xét mỗi 5 khi có quyết định thái độ xử trí. Trong từng trường hợp cơ thể có thể ưu tiên quyền lợi đến một chừng mực nào đó cho từng bên. - Mang thai và sinh đẻ trong phần lớn các trường hợp là hiện tượng sinh lý, được thai phụ và mọi người xung quanh mong ngóng, chờ đón. Chính vì vậy bất kỳ một biến cố hay rủi ro nào đều có thể gây ra những mất mát vô cùng lớn, dễ dàng dẫn đến đến thắc mắc của thai phụ và người thân trong gia đình. Phương pháp giảng dạy: thuyết trình Phương pháp đánh giá: bộ câu hỏi lượng giá Tài liệu học tập: - Bài giảng Sản Phụ khoa, tập I, Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại học Y Hà Nội. - Giáo trình phát tay. 1. Tên bài: sinh lý kinh nguyệt 2. Bài giảng: lý thuyết 3. Thời gian giảng: 02 tiết 4. Địa điểm giảng bài: giảng đường 5. Mục tiêu học tập: sau khi học bài này, sinh viên phải: 5.1. Định nghĩa được kinh nguyệt (KN) là gì 5.2. Trình bày được cơ chế của kinh nguyệt 6 5.3. Nêu được những tính chất của kinh nguyệt 5.4. Kể ra những đặc điểm của kinh nguyệt 6. Nội dung chính: 6.1. Định nghĩa: kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột estrogen hoặc estrogen và Progesteron trong cơ thể. 6.2. Cơ chế của kinh nguyệt. - Hoạt động của hệ trục: Dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng. - Người ta nhận xét thấy: + Vòng kinh không phóng noãn: chỉ có estrogen thì sự tụt đột ngột của estrogen cũng gây chảy máu kinh nguyệt. + Vòng kinh có phóng noãn: có hoàng thể thì sự tụt đột ngột của cả estrogen và Progesteron cũng đủ gây chảy máu kinh nguyệt. 7 + Giả thiết tụt đơn thuần Progesteron không chấp nhận được vì một mình Progesteron không làm phát triển được niêm mạc tử cung và khi tụt Progesteron cũng không làm bong được niêm mạc tử cung. + Vào cuối vòng kinh, dưới tác dụng của Progesteron kết hợp với estrogen, xuất hiện những xoang nối tiếp động - tĩnh mạch, khi estrogen và Progesteron tụt thấp, máu từ tiểu động mạch dồn mạnh vào tiểu tĩnh mạch làm vỡ xoang tiếp nối này và gây chảy máu kinh. + Nhiều tác giả nêu nguyên nhân hoại tử và bong niêm mạc tử cung là do các mạch máu bị co thắt gây thiếu máu. Cơ chế này không có cơ sở vững vàng vì nếu mạch máu không bị đứt vì thì hiện tượng chảy máu chưa chắc đã xảy ra dù niêm mạc tư cung bị hoại tư và bong. 6.3. Tính chất của kinh nguyệt - Niêm mạc tử cung bong không đều tại các vùng khác nhau trong tử cung. Có nơi bong rồi, có nơi chưa bong và có nơi đang bong, chứ không phải là bong cùng một lúc. Chính vì vậy mà thời gian mỗi đợt hành kinh kéo dài 3 - 5 ngày. - Niêm mạc tử cung bong đến đâu thì tái tạo ngay đến đấy. Người ta chưa giải thích được cơ chế của hiện tượng tái tạo nhanh này là do đâu, trong khi nồng độ hoãcm«n sinh dục chưa tăng. - Trong những vòng kinh không phóng noãn, niêm mạc tử cung chỉ chịu tác dụng của estrogen, sẽ không có các xoang nối tiếp động - tĩnh mạch mà chỉ vì các tiểu động mạch xoắn ốc nên máu kinh là máu động mạch, có màu đỏ tươi. - Trong những vòng kinh có phóng noãn, máu kinh thường thẫm màu, ngả về màu nâu, có lẽ do máu chảy từ các xoang nối tiếp động - tĩnh mạch được hình thành dưới tác dụng của estrogen phối hợp với progesteron. - Máu kinh là một hỗn dịch máu không đông trong chứa cả chất nhầy của tử cung, của cổ tử cung, của vòi trứng, những mảnh niêm mạc tử cung, những tế bào bong của âm đạo, cổ tử cung. Máu thực sự chỉ chiếm 40%. 8 + Máu kinh chứa các chất Protein, các chất men và các Prostaglandin. + Thông thường máu đông trong âm đạo chỉ là những tích tụ hồng cầu trong âm đạo chứ không chứa sinh sợi huyết. Có hiện tượng tiêu sợi huyết và tiêu Protein mạnh trong bụng tử cung. Những sản phẩm giáng hoá của sinh sợi huyết và sợi huyết cũng là những nhân tố chống đông máu rất có hiệu quả. + Máu kinh có mùi hơi nồng, không tanh như máu chảy do nguyên nhân khác. - Chu kỳ kinh có thể thay đổi giữa người này, người khác, nhưng ít thay đổi ở cùng một người ở trong tuổi hoạt động sinh dục. - Lượng máu mất trong mỗi kỳ kinh thay đổi theo tuổi, ở lứa tuổi 50, lượng máu kinh nhiều hơn so với tuổi 15. Nói chung, lượng máu kinh bình thường vào quãng 60 - 80 ml. - Lượng máu kinh thường nhiều vào những ngày giữa kỳ kinh, không có mối liên quan nào giữa độ dài của kỳ kinh và lượng máu kinh. Lượng máu kinh khác nhau giữa người này và người khác, nhưng không khác bao nhiêu giữa các kỳ kinh của mỗi người. 6.4. Đặc điểm của kinh nguyệt - Chu kỳ kinh, thời gian hành kinh (kỳ kinh), lượng máu kinh, ngoài ảnh hưởng của thay đổi nội tiết sinh dục, còn phụ thuộc vào tình trạng và sự trả lời của niêm mạc tử cung. Nếu niêm mạc tử cung có tổn thương như viêm, u xơ tử cung khiến các vùng của niêm mạc không trả lời đồng đều với các hormon sinh dục, sẽ xảy ra hiện tượng phát triển không đều của niêm mạc, dẫn đến kinh kéo dài và kinh ra nhiều máu. - Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh tình hình hoạt động nội tiết của trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng và tình trạng của niêm mạc tử cung, là thước đo quá trình diễn biến hoạt động sinh dục của người phụ nữ. - Lấy kinh nguyệt làm mốc để chia cuộc đời hoạt động sinh dục của người phụ nữ thành các thời kỳ khác nhau: 9 + Thời kỳ niên thiếu: trước khi người phụ nữ hành kinh lần đầu + Tuổi dậy thì: được đánh dấu bằng kỳ hành kinh đầu tiên. + Thời kỳ hoạt động sinh sản: là thời kỳ trong đó người phụ nữ hành kinh đều đặn, vòng kinh có phóng noãn, có khả năng sinh sản. + Thời kỳ mãn kinh: thời kỳ mà người phụ nữ không còn hành kinh nữa, không còn khả năng sinh sản. 7. Phương pháp giảng dạy: - Thuyết trình, overhead, sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, có sơ đồ mình hoạ, hỏi đáp sinh viên. 8. Phương pháp đánh giá: dựa vào bài tập lượng giá. 9. Tài liệu học tập: - Điều trị vô sinh - Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh 1998 - Bài giảng Sản phụ khoa - Bộ môn Phụ Sản - Đại học Y Hà Nội. 1. Tên bài : Sự thụ thai, làm tổ và phát triển của trứng 2. Bài giảng: Lý thuyết 3. Thời gian giảng bài : 02 tiết 4. Địa điểm giảng bài : Giảng đường 5. Mục tiêu học tập. Sau khi học xong bài này, sinh viên phải: 5.1. Định nghĩa được sự thụ tinh, sự thụ thai. 10 [...]... sau ny tr thnh thai nhi Cỏc t bo mm nh phỏt trin nhanh, bao quanh cỏc t bo mm to, to thnh phụi dõu, cú 16 - 32 t bo Trong phụi dn xut hin mt bung nh cha dch v y cỏc t bo v mt phớa to thnh phụi nang - Trong quỏ trỡnh di chuyn, trng tip tc phõn bo nhng kớch thc khụng thay i Khi vo ti bung t cung trng giai on phụi nang v cũn t do 2 - 3 ngy trc khi lm t 6.4 S lm t ca trng: - Trng bt u lm t t ngy 6 -... nht chun b cho trng lm t(giai on hoi thai) - Quỏ trỡnh lm t: phụi nang dớnh vo niờm mc t cung, cỏc chõn gi ca lỏ nuụi bỏm vo niờm mc, gi l hin tng bỏm r Cỏc t bo ca lỏ nuụi phỏ hu lp biu mụ niờm mc t cung v phụi nang chui sõu qua lp biu mụ Ngy 9 - 10 phụi nang chui qua lp biu mụ tr nhng cha sõu trong lp m, b mt cha c ph kớn Ngy 11 12 phụi nang hon ton nm trong lp m Ngy 13 - 14 lp biu mụ phỏt trin... nhanh v cong li to thnh cc u v cc uụi Cc u phỏt trin nhanh v to do s hỡnh thnh v phỏt trin ca cỏc tỳi nóo nờn u cúi gp v phớa bụng Bo thai khi mi phỏt trin l mt a phụi dt, cú 3 lp v sau cun trũn li to thnh mt ng hỡnh tr, gi l s khộp mỡnh phụi Phỏt trin ca phn ph: - Ni sn mc: Mt s t bo ca lỏ thai ngoi phớa lng bi thai tan ra to thnh mt bung cha dch l bung i Thnh ca bung i l mng i Bung i ngy cng phỏt... Thi k sp xp t chc bt u t khi th tinh cho n ht thỏng th 2 (8 tun l u) - Thi k hon chnh t chc: t thỏng th 3 n khi thỏng 6.5.2 Thi k sp xp t chc: S hỡnh thnh bo thai: - Khi vo bung t cung trng giai on phụi nang Cỏc t bo mm to phõn chia v phỏt trin thnh bi thai cú 2 lp lỏ thai ngoi v lỏ thai trong Gia hai lỏ thai cú mt khong trng, v sau phỏt trin thnh lỏ thai gia - Tt c cỏc b phn ca c th thai nhi u do... vic trao i cht qua h thng tun hon rau thai 7 Phng phỏp ging dy: Thuyt trỡnh, ging dy tớch cc, cú tranh nh minh ho 8 Phng phỏp ỏnh giỏ: Cõu hi la chn QCM, cõu hi ỳng, sai 9 Ti liu hc tp: - Bi ging sn ph khoa, tp I B mụn ph sn trng i hc Y H Ni - Giỏo trỡnh phỏt tay 16 1 Tờn bi : Tớnh cht thai nhi v phn ph thỏng 2 Bi ging : lý thuyt 3 Thờigian : 4 a im : ging ng 5 Mc tiờu hc tp : 5.1 K c cỏc ng kớnh ca... u ôí s nong v gúp phn lm m CTC 7 Phng phỏp : dy v hc tớch cc 8 Phng phỏp ỏnh giỏ: cỏc cõu hi v bi tp lng giỏ 9 Ti liu hc tp : - Ti liu phỏt tay - B mụn ph sn trng ĐHYHN - Dng Th Cng, Nguyn c Hinh : Sn khoa dnh cho thy thuc thc hnh, Vin BVBMTSS, 1997 23 Tờn bi: nhng thay i v gii phu v sinh lý ca ngi ph n khi cú thai Bi ging: lý thuyt Thi gian ging: 02 tit a im ging bi: ging ng M u Trong khi cú thai, . bệnh lý xuất hiện trong thai kỳ. Trong sản khoa nổi bật lên là vấn đề cấp cứu như: cấp cứu băng huyết, cấp cứu sang chÂn sản khoa, cấp cứu nhiễm khuẩn sản khoa. Băng huyết 3 vẫn luôn là nguy cơ. vợ chồng bị vô sinh. 1. Phần sản khoa : sản khoa là môn học về thai nghén, sự sinh đẻ và các bệnh lý có liên quan tới thai nghén và sinh đẻ. Thông thường sản khoa bao gồm 3 phần: sản thường,. gồm 2 phần: + Phụ khoa: bệnh của bộ máy sinh dục ngoài thời kỳ thai nghén, sinh đẻ + Sản khoa là tình trạng thai nghén, sinh đẻ và các bệnh lý liên quan đến sinh đẻ. Ngày nay khoa học đã phátNgày đăng: 19/04/2015, 22:10
Xem thêm
- Bài giảng bệnh học sản phụ khoa
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
- bài giảng bệnh học sản khoa
- bệnh học sản phụ khoa
Từ khóa » Pdf Sản Khoa
-
[PDF] Bài Giảng Sản Phụ Khoa – Đại Học Y Hà Nội - ViRAD
-
[PDF] Sản Khoa - ĐH Y Dược TPHCM - Tải Sách Miễn Phí
-
[PDF] Bài Giảng Sản Phụ Khoa - Tập 1+2 - Đại Học Y Hà Nội
-
Sổ Tay Sản Phụ Khoa PDF (Sách Dịch) - Y Học Tổng Hợp
-
Ebook SẢN PHỤ KHOA PDF Miễn Phí Mới Nhất - Doctor Plus Club
-
Ebook Giáo Trình Sản Phụ Khoa PDF Miễn Phí Mới Nhất
-
Bài Giảng Sản Phụ Khoa – Tập 1- ĐH Y Hà Nội | THƯ VIỆN Y HỌC
-
[PDF] Siêu âm Sản Khoa Thực Hành, BV Hùng Vương
-
[PDF] Thực Hành Siêu âm Ba Chiều (3D) Trong Sản Khoa, Trần Danh ...
-
Bài Giảng Sản Phụ Khoa - Thư Viện PDF
-
Bộ Tài Liệu SẢN KHOA Link... - Tài Liệu Y Khoa Miễn Phí | Facebook
-
Bài Giảng Sản Phụ Khoa ĐH Y Hà Nội - Bản Đẹp Full PDF - YHocData
-
Sản Khoa Hình Minh Hoạ - Thư Viện PDF
-
SẢN KHOA - HÌNH MINH HỌA / GS DƯƠNG THỊ CƯƠNG | TÔI HỌC Y