Bài Giảng Chương III: Cấu Tạo Phân Tử Và Liên Kết Hoá Học
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Giáo Án Mẫu
Tổng hợp giáo án điện tử mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học
Bài giảng Chương III: Cấu tạo phân tử và liên kết hoá họcPhân tử là phần tử nhỏ bé nhất của chất , nó được tạo nên từ những nguyên tử cùng loại
hoặc khác loại . Vì vậy nghiên cứu cấu tạo phân tử thực chất là nghiên cứu các mối l iên kết giữa
các nguy ên tử trong phân tử.
I. Một số khái niệm
1. Khái niệm về phân tử
"Phân tử là phần tử nhỏ nhất của một chất có khả năng tồn tại độc lập mà vẫn giữ
nguy ên t ính chất của chất đó".
14 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 2166 | Lượt tải: 0 Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương III: Cấu tạo phân tử và liên kết hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênhi đó chúng cũng có được cấu hình bền vững của khí hiếm, liên kết này gọi là liên kết cộng hoá trị - mỗi cặp electron dùng chung tạo thành một liên kết. Ví dụ: H• + •H → H : H hay H - H H• + Cl → H Cl hay H - Cl Mỗi cặp electron dùng chung được ký hiệu bằng một vạch ngang gọi là vạch hoá trị. - Nếu độ âm điện của 2 nguyên tử tạo liên kết bằng nhau, cặp electron dùng chung được phân bố đều giữa 2 nguyên tử ta có liên kết cọng hoá trị không phân cực (H2, Cl2 ) - Nếu độ âm điện của hai nguyên tử tạo liên kết hơi khác nhau, cặp electron dùng chung sẽ bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn ta có liên kết cộng hoá trị phân cực (HCl). * Hoá trị của một nguyên tố trong liên kết cộng hoá trị: là số liên kết hình thành giữa một một nguyên tử của nguyên tố đó với các nguyên tử khác trong phân tử. Ví dụ: Trong CO2 NH3 HCl Clo và hydrô có hoá trị 1, ôxi có hoá trị 2, nitơ có hoá trị 3 và cacbon có hoá trị 4. Thuyết Lewis đã giải thích khá đơn giản, dễ hiểu về sự tạo thành liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử, giải thích được các trạng thái hoá trị của nguyên tố trong các hợp chất. Tuy nhiên thuyết này cũng gặp một số hạn chế và không giải thích được từ tính của một số chất. 2. Quan điểm của cơ học lượng tử về liên kết cộng hoá trị-Thuyết liên kết hoá trị(VB) Hai thuyết gần đúng của cơ học lượng tử được sử dụng rộng rãi để giải thích bản chất của liên kết cộng hoá trị là thuyết liên kết hoá trị viết tắt là VB (Valence Bond) và thuyết orbital phân tử viết tắt là MO (Molecular orbital). Theo chương trình này ta chỉ xét thuyết VB. Thuyết liên kết hoá trị (VB) 2.1. Liên kết σ, liên kết pi, liên kết δ Thuyết VB dùng sự xen phủ của các orbital nguyên tử (AO) để mô tả sự tạo thành các liên kết. Tuy theo tính đối xứng của vùng xen phủ giữa các AO tham gia liên kết đối với trục liên kết (trục với tâm 2 hạt nhân), người ta phân biệt liên kết xích ma (σ), liên kết (pi) và liên kết (δ). * Liên kết σ: nếu sự xen phủ các AO xảy ra trên trục liên kết thì liên kết này gọi là liên kết σ khi đó phần xen phủ trong liên kết σ sẽ nhận trục nối giữa 2 hạt nhân làm trục liên kết. • Liên kết pi: 28 H - H (σ s-s ) (σ s-p ) H Cl (σ p-p ) ClCl Nếu giữa 2 nguyên tử xuất hiện liên kết đôi hoặc liên kết 3, thì các liên kết thứ 2, 3 do các đám mây p còn lại định hướng theo phương vuông góc với trục nối giữa 2 hạt nhân nguyên tử, các đám mây xen phủ ở 2 bên trục liên kết gọi là liên kết pi. Ví dụ: phân tử nitơ (N2) có một mối liên kết σ và 2 mối liên kết pi. Vậy liên kết pi được tạo thành do sự xen phủ các AO hoá trị ở 2 phía trục liên kết. Giữa 2 nguyên tử liên kết với nhau trong phân tử bao giờ cũng chỉ tồn tại một liên kết σ và số liên kết pi có thể có là 0, 1, 2. • Liên kết δ: Liên kết này ít gặp, đó là liên kết suất hiện do sự xen phủ của các orbital d. 2.2. Luận điểm cơ bản của thuyết VB - Bài toán phân tử hydro Khi áp dụng cơ học lượng tử để giải quyết vấn đề bản chất của liên kết hoá học, năm 1927 hai nhà bác học W.Heiler và F. London đã giải bài toán tính năng lượng liên kết trong phân tử hydrô H2. Kết quả việc giải bài toán này cho thấy: Liên kết giữa 2 nguyên tử hydro được hình thành khi 2 electron của 2 nguyên tử hydro có spin ngược chiều nhau ghép đôi với nhau. Khi đó năng lượng của phân tử hydro thấp hơn năng lượng của hai nguyên tử hydro cô lập và mức năng lượng của hai phân tử thấp nhất khi khoảng cách giữa 2 tâm của hai nguyên tử hydro là 0,74A0. Khi hình thành liên kết mật độ mây electron ở khu vực không gian giữa hai hạt nhân tăng lên giống như hai đám mây xen phủ lên nhau, do đó mật độ điện tích âm của khu vực đó tăng lên, nên hút hai hạt nhân lại với nhau và liên kết chúng lại tức là xuất hiện liên kết giữa 2 nguyên tử hydro để tạo thành phân tử hydro (H2). 29 (σ p-p ) NN (pi p-p ) NN H (1Sa) H (1Sb) H2 ( năng lượng thấp) Từ các kết quả này đã rút ra được luận điểm cơ bản của thuyết VB như sau: Trong phân tử các electron vẫn chuyển động trên các AO. Mỗi liên kết cộng hoá trị được tạo thành do sự ghép đôi 2 electron độc thân có spin trái dấu của 2 nguyên tử khác nhau tương tác với nhau, cặp electron này được xem như chung cho cả 2 nguyên tử. Khi đó xảy ra sự xen phủ giữa 2 đám mây electron liên kết, sự xen phủ càng mạnh thì liên kết càng bền. Liên kết được phân bố theo phương mà tại đó sự xen phủ lẫn nhau giữa các AO tham gia liên kết là lớn nhất, và như vậy sẽ có những phương được ưu tiên trong không gian phù hợp với cấu hình không gian của phân tử vì vậy liên kết cộng hoá trị có tính định hướng. Liên kết cộng hoá trị có tính bão hoà nghĩa là mỗi liên kết chỉ đảm bảo bởi 2 electron và ở một nguyên tử tham gia liên kết chỉ có một số giới hạn các liên kết hoá trị. Ví dụ: N kết hợp với H tạo NH3 , không tạo ra các phân tử NH4, NH5 S liên kết với H tạo H2S, không tạo ra các phân tử H3S, H4S 2.3. Các thuyết trong khuôn khổ thuyết VB 2.3.1. Hoá trị của các nguyên tố theo VB. Thuyết spin về hoá trị Nội dung: Hoá trị cộng hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng số electron độc thân của nguyên tử của nguyên tố đó ở trạng thái đang xét. Ví dụ: Na (Z = 11) có cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s1 có 1 electron độc thân ở phân lớp 3s ⇒ có hoá trị 1. O (Z = 8) có cấu hình electron: 1s2 2s2 2p4 Ở phân lớp 2p có 3AO chứa 4 eletron trong đó có 2 electron độc thân nên oxi có hoá trị 2. Trong quá trình phản ứng khi được cung cấp năng lượng đủ lớn một số electron đã ghép đôi có thể bị kích thích để nhảy ra các AO còn trống ở các phân mức năng lượng của nó đang tồn tại để trở thành độc thân làm cho số electron độc thân tăng lên nên làm tăng hoá trị của nguyên tố. Ví dụ: C (Z = 6) - Trạng thái cơ bản: 1s2 2s2 2p2 hoá trị 2 - Trạng thái kích thích 1s2 2s2 2p2 hoá trị 4 Tuy nhiên trong điều kiện thường của các phản ứng hoá học thường không đủ năng lượng để cho các electron ở các lớp bên trong nhảy ra các lớp có mức năng lượng cao hơn, do đó sự kích thích chỉ được thực hiện giữa các phân lớp có mức năng lượng bằng nhau (trong cùng một lớp). Nhận xét: Thuyết hoá trị spin giúp ta giải thích được hoá trị của nhiều nguyên tố. Tuy vậy nó cũng gặp hạn chế nhưng không giải thích được sự hình thành liên kết trong các ion phân tử và từ tính của một số chất, không giải thích được độ bền của các phân tử 30 ↑↓ ↑ ↑ ↑ ↑↑↓ ↑ ↑ ↑↑ 2.3.2. Thuyết lai hoá orbital Khái niệm lai hoá được Pauling đưa ra trong khuôn khổ thuyết VB để giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử CH4, BeF2 và các hợp chất tương tự. Theo Pauling khi tham gia liên kết các AO hoá trị của các nguyên tử không tham gia đồng thời bằng cách trộn lẫn với nhau trước khi đi vào liên kết. Hay nói cách khác là các AO tổ hợp với nhau thành các tổ hợp tốt nhất để tạo liên kết bền nhất. Các tổ hợp đó là các hàm sóng tương đương nhau, có năng lượng và hình dạng giống nhau và được định hướng rõ rệt trong không gian. Vậy "Sự lai hoá orbital là sự tổ hợp các AO nguyên tử trong một nguyên tử để tạo thành các AO lai hoá giống nhau về năng lượng, hình dạng và định hướng rõ rệt trong không gian". Điều kiện để các AO lai hoá bền là: - Năng lượng của các AO tham gia lai hoá phải xấp xỉ nhau - Năng lượng của các AO tham gia lai hoá thấp - Độ xen phủ các AO lai hoá với các AO của các nguyên tử khác tham gia liên kết phải lớn. Các kiểu lai hoá giữa các AO ns và np - Lai hoá sp: đó là sự tổ hợp giữa một AOs và một AOp thuộc cùng một lớp nguyên tử, tạo thành 2 orbital lai hoá có năng lượng tương đương và hình dạng giống nhau, trục đối xứng của 2 AO lai hoá này tạo với nhau một góc 1800. Trường hợp lai hoá này thường xảy ra trong nguyên tử khi tạo thành các hợp chất có dạng đường thẳng như BeF2, BeH2, BeCl2, CO2, C2H2 Ví dụ: Xét sự tạo thành liên kết trong phân tử BeF2 Be (Z = 4): 1s2 2s2 Trạng thái cơ bản Trạng thái kích thích Hai AO lai hoá sp tạo thành của Be sẽ xen phủ với 2 AO hoá trị của 2 nguyên tử F (2py) để tạo thành 2 liên kết Be - F với góc liên kết FBeF = 1800. F: - Lai hoá sp2 (Lai hoá tam giác) là sự lai hoá giữa một AO s với 2 AO p tạo ra 3AO lai hoá sp2 nằm trong cùng một mặt phẳng, trục đối xứng của chúng tạo với nhau một góc là 1200 hướng về 3 đỉnh của một tam giác đều. 31 ↑↓ ↑↑ ↑↓ ↑↓ ↑↑↓ spsp spsp (F) 2py 2py (F) Be Lai hoá sp2 được dùng để giải thích cấu trúc hình học của các phân tử BH3, BF3, BCl3, SO2, SO3 và giải thích liên kết đôi của các nguyên tử C trong các hợp chất hữu cơ. Ví dụ: Xét sự tạo thành liên kết trong phân tử C2H4 C (Z = 6) Trạng thái cơ bản Trạng thái kích thích Mỗi nguyên tử C thực hiện lai hoá sp2 tạo 3 AO lai hoá sp2. Giữa 2 nguyên tử C liên kết với nhau bằng sự xen phủ của 2 AO lai hoá sp2 tạo ra liên kết σ C-C, sau đó một AO sp2 của mỗi nguyên tử C sẽ tạo 2 liên kết σ C-H với các AO 1s của 2 nguyên tử hydro dọc theo trục liên kết tạo ra bộ khung của phân tử. Ở mỗi nguyên tử C còn lại 1 orbital p chưa lai hoá (có chứa 1 electron độc thân). Vì vậy tạo được một liên kết pi với nhau theo phương vuông góc với trục liên kết có góc hoá trị là 1200. - Lai hoá sp3 (lai hoá tứ diện) Đó là sự lai hoá giữa một AO s và 3 AO p tạo ra 4 AO lai hoá sp3 hoàn toàn giống nhau tạo thành phân tử có cấu trúc tứ diện hoặc gần tứ diện như CH4, CCl4, SiCl4, H2O, NH3 với góc hoá trị là 109028' hoặc gần với góc đó. Ví dụ: xét sự tạo thành liên kết trong phân tử CH4 32 ↑ ↑↑↓ ↑ ↑ ↑↑ C pi (p-p)H σ(sp2-s) σ(sp2-s) σ(sp2-s) σ(sp2-s) (σsp2-sp2) H H H C H C pi H H H C σ 1ΑΟs + 3AOp sp3 sp3 sp3sp3 H H σ(sp3 –s)C C (Z = 6) Trạng thái cơ bản Trạng thái kích thích Trong phân tử CH4, nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H bằng sự xen phủ giữa 4 AO lai hoá sp3 của C với các AO 1s của hydrô tạo ra các liên kết σ (C-H), phân tử CH4 có dạng tứ diện đều với tâm là C và 4 nguyên tử H ở 4 đỉnh, góc liên kết H-C-H = 109028'. 3. Liên kết phối trí Là liên kết cộng hoá trị mà cặp electron dùng chung chỉ do một ngu
File đính kèm:
- ly thuyet lien ket hoa hoc hay.pdf
- Bài giảng Ôn tập học kì I (tiết 6)
8 trang | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 0
- Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi - Hóa học 9 _ Trương Thế Thảo
20 trang | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 2
- Bài giảng Tuần :01 -Tiết :01: Ôn tập lớp 8 (tiết 1)
112 trang | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 0
- Cấu trúc đề kiểm tra học kì I môn: Hoá học khối: 9
6 trang | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0
- Bài giảng Tiết 1 - Bài 1: Chuyển động cơ học (tiếp)
Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0
- Bài giảng Bài: 19 – Tiết: 25 tuần dạy: 13: Sắt (tiết 1)
4 trang | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 0
- Đề khảo sát đầu năm môn: Hoá học – Lớp 9 trường THCS Văn Lem
3 trang | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0
- Giáo án Hóa học lớp 9 - Kră Jẵn K Lưu - Tuần 4 - Tiết 8 - Bài 5: Luyện Tập Tính Chất Hóa Học Của Oxit Và Axit
2 trang | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0
- Bài giảng Tiết 27: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (tiếp)
2 trang | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0
- Giáo án Hóa học lớp 9 - từ tiết 1 đến tiết 10
29 trang | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 0
Copyright © 2025 GiaoAnMau.com - Giáo án hay, Giáo án mới, Sáng kiến kinh nghiệm mới
Từ khóa » Thuyết Spin Về Hóa Trị
-
Hạn Chế :Thuyết Hoá Trị Spin - Tài Liệu Text - 123doc
-
THUYẾT LIÊN KẾT HOÁ TRỊ ( THUYẾT VB) Pot - 123doc
-
Lý Thuyết Liên Kết Hóa Trị – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài Giảng Hoá Đại Cương Nguyễn Thị Phương Ly By Dạy ... - Issuu
-
THUYẾT LIÊN KẾT HOÁ TRỊ ( THUYẾT VB) - TailieuXANH
-
Chương 3 - Liên Kết Hóa Học | CTCT - Chúng Ta Cùng Tiến
-
Chuong 3(5) - SlideShare
-
Ly Thuyet_Chuong 3 LIÊN KẾT HÓA HỌml
-
Cấu Tạo Nguyên Tử Và Liên Kết Hoá Học
-
Phương Pháp Liên Kết Hóa Trị (Hóa Học) - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
[PDF] CHƯƠNG 2: LIÊN KẾT HÓA HỌC & CẤU TẠO PHÂN TỬ LIÊN KẾT ...
-
Liên Kết Hóa Học Và Cấu Tạo Phân Tử - SlideShare
-
4 LIÊN KẾT HÓA HỌC - CẤU TẠO PHÂN TỬ (Compatibility Mode)