Bài Giảng Công Nghệ 11, Bài 17: Công Nghệ Cắt Gọt Kim Loại.

Bài Kiểm Tra © 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved. logo 1
  • Trang nhất
  • Công nghệ
Thứ năm, 28/11/2024, 14:41 Bài giảng Công nghệ 11, bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại. 2017-12-18T16:16:44+07:00 Bài giảng Công nghệ 11, bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại. /themes/cafe/images/no_image.gif Bài Kiểm Tra Thứ hai - 18/12/2017 16:16
  • In ra
Bài giảng Công nghệ 11, bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại. I, Mục tiêu bài học: 1, Kiêùn thức Qua bài học HS cần nắm được: -Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. Nguyên lý cắt và dao cắt. Các chuyển động khi tiện. 2, Kĩ năng -Nhận biết được cấu tạo của dao. Các chuyển đông của dao. II. Chuẩn bị bài dạy: 1/ Nội dung: -GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 17 trang 82 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, xem lại bài 18 sách công nghệ 8, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. -HS: đọc trước nội dung bài 17 trang 82 SGK, xem lại bài 18 sách công nghệ 8, tìm hiểu các nội dung trọng tâm. 2/ Đồ dùng dạy học: -Tranh vẽ hình 17.2, 17.3, 17.4 trong SGK. 3/ Phương Pháp. Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, diễn giảng, phương pháp dạy học tích cực. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1/ Phân bổ bài giảng: Bài giảng thực hiện trong 2 tiết, gồm các nội dung: 1: Nguyên lý cắt và dao cắt. 2: Gia công trên máy tiện. 2/ Các hoạt động dạy học: 2.1.Ôån định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh. 2.2.Kiểm tra bài cũ: -Em hãy nêu bản chất vaØ ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc? -Em hãy nêu bản chất vaØ ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực? -Em hãy trình bày bản chất và ưu, nhược điểm của phương pháp gia công hàn? 2.3.Đặt vấn đề: Ơ lớp 8 các em đã được học về các tính chất vật liêu cơ khí, một số các phương pháp gia công cơ khí như khoan, dũa, đục, cưa kim loại…, trong bài trước các em đã biết đến các phương pháp gia công chế tạo phôi. Tuy nhiên các phương pháp gia công trên tạo ra các sản phẩm không có độ chính sác cao, tính công nghệ kém chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành chế tạo máy. Trong thực tế một số sản phẩm yêu cầu có độ cứng xác cao về kĩ thuật như các trục, bánh răng…Vì vậy cần phải có phương pháp gia công khác sử dụng máy móc có nhiều tính năng hiện đại để đáp ứng các nhu cầu trong thực tế sản xuất.
Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung
Nội dung 1: Tìm hiểu bản chất và đặc điểm của gia công kim loại bằng cắt gọt.
I,Nguyên lý cắt và dao cắt GV: đưa ra phôi, trục giữa xe đạp và đặt câu hỏi. -Từ phôi như trên làm thế nào để tạo ra trục giữa xe đạp? -Lấy kim loại thừa bằng cách nào? -Phần kim loại bị cắt bỏ đi gọi là gì? -Vậy bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt là gì? -Em có nhận xét gì về phương pháp gia công cắt gọt với các phương pháp gia công khác mà em đã học? GV: Dùng hình ve 17.1 sgk cho HS quan sát. -Phoi được hìmh thành như thế nào? -Dao cắt kim loại phải có độ cứng như thế nào so với phôi? -Để dao cắt được vật liệu thì giữa dao và phôi phải có điều kiện gì? GV:Đặt câu hỏi cho cả 3 ví dụ. -Tiện kim loại chuyển động tương đối giữa dao và phôi như thế nào? -Bào kim loại chuyển động tương đối giữa dao và phôi như thế nào? -Khoan kim loại chuyển động tương đối giữa dao và phôi như thế nào? GV: Yêu cầu HS quan sát 17.2a sgk và đặt câu hỏi: -Em hãy chỉ đâu là mặt trước của dao tiện? Có tác dụng gì khi tiện? -Em hãy chỉ đâu là mặt sau của dao tiện? Có tác dụng gì khi tiện? -Em hãy chỉ đâu là lưỡi cắt chính của dao tiện? Được tạo ra bởi các mặt nào, có tác dụng gì khi tiện? GV: Yêu cầu HS quan sát 17.2b sgk và đặt câu hỏi: -Góc trước được tạo ra như thế nào? Vai trò của góc trước khi tiện? -Góc sau được tạo ra như thế nào? Vai trò của góc sau khi tiện? -Góc sắc được tạo ra như thế nào? Ý nghiãø của góc trước khi tiện? -Thân dao có hình dạng như thế nào? Tai sao? Làm bằng vật liệu gì? -Bộ phận cắt làm việc trong điều kiện như thế nào? -Em hãy nêu tên vật liệu để tạo ra bộ phận cắt ? -Để dao cắt được kim loại độ cứng của dao như thế nào với dộ cứng của phôi? HS: quan sát -Lấy đi một phần kim loại thừa của phôi. -Dùng máy cắt và dao cắt -Phoi -HS dựa vào mục 1/82 sgk trả lời. -HS so sánh về đặc điểûm, độ chính xác và độ bóng bề mặt giữa các phương pháp gia công. -HS quan sát H17.1 /82 sgk trả lời. -HS dựa vào mục a/82 sgk trả lời. -Độ cứng của dao > Độ cứng của phôi. -Giữa dao và phôi phải có sự chuyển động tương đối -Phôi quay tròn tạo ra chuyển động cắt, dao chuyển động tịnh tiến. -Phôi cố định, dao chuyển động tịnh tiến tạo ra chuyển động cắt. -Phôi cố định, mũi khoan vừa chuyển động quay, vừa chuyển động tịnh tiến tạo ra chuyển động cắt. -HS trả lời -Lưỡi cắt là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau của giao tiện. HS: Độ dài O’A’ so với OA, O’B’ so với OB, O’C’ so với OC thay đổi. -HS quan sát H 17.2 và đọc sgk tramg 83 trả lời. -HS quan sát H 17.2 và đọc sgk tramg 83 trả lời. -HS quan sát H 17.2 và đọc sgk tramg 83 trả lời. -Vật liệu chế tạo bộ phận cắt phải có độ cứng cứng hơn độ cứng của phôi. I,Nguyên lý cắt và dao cắt 1, Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt Lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt (dao cắt, máy cắt…) để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. KL -Phương pháp gia công kim loại bằng cắt gọt là phương pháp gia công phổ biến trong ngành chế tạo cơ khí. -Phương pháp này tạo ra các chi tiết có độ chính xác và độ bóng bề mặt cao. 2, Nguyên lý cắt a, Quá trình hình thành phoi h1 1-phôi; 2-mặt phẳng trượt; 3-phoi; 4-dao; 5-chuyển động cắt -Dưới tác dụng của lực do máy tạo ra dao tiến vào phôi làm cho lớp kim loại phía trước dao dịch chuyển theo mặt trượt tạo thành phoi. a, Chuyển động cắt để dao cắt được kim loại giữa dao và phôi phải có sự chuyển động tương đối với nhau. 3, Dao cắt a, Các mặt của dao -Mặt trước là mặt tiếp xúc với phôi. -Mặt sau là mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi. -Lưỡi cắt là giao tuyến giữa mặt trước và mặt sau của giao tiện. -Mặt đáy là mặt phẳng tì của dao trên đài gá dao. b, Góc của dao -Góc trước γ là góc tạo bởi mặt trước với mặt phẳng song song với mặt đáy của dao. Góc γ càng lớn thì phôi thoát càng dễ. -Góc sau α là góc tạo bởi mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao với mặt đáy của dao. Góc α càng lớn thì ma sát giữa phôi với mặt sau của dao càng nhỏ. -Góc sác β là góc tạo bởi mặt sau với mặt trước của dao. Góc β càng nhỏ thì dao càng sắc nhưng dao yếu và chóng mòn. 3, Vật liệu làm dao a, Thân dao -Làm bằng thép 45. -Hình trụ chữ nhật hoặc vuông. b, Bộ phận cắt -Điều kiện làm việc: chịu ma sát mài mòn, nhiệt độ cao, áp lực lớn. -Vật liệu: Thép gió, thép hợp kim *Chú ý: vật liệu chế tạo bộ phận cắt phải có độ cứng cứng hơn độ cứng của phôi.
Nội dung 2: Tìm hiểu trên máy tiện.
II,Gia công trên máy tiện GV: yêu cầu HS quan sát H17.3 và đặt câu hỏi. -Em hãy nêu các bộ phận chính của máy tiện? -Ụ trước và hộp trục chính của máy tiên có tác dụng gì? -Mâm cặp có tác dụng gì? -Đài gá dao có tác dụng gì? -Bàn dao dọc trên có tác dụng gì? -Ụ động có tác dụng gì? -Bàn dao ngang có tác dụng gì? -Bàn xe dao có tác dụng gì? -Thân máy có tác dụng gì? -Hộp bước tiến dao của máy tiện có tác dụng gì? GV: yêu cầu HS quan sát H17.4 và đặt câu hỏi. Máy tiện hoạt đông được là nhờ có động cơ diện 3 pha hoặc 1 pha nối với trục chính của máy tiện qua hệ thống puli đai truyền và bộ phận diều chỉnh tốc độ, chế độ làm việc của máy tiện. -Khi tiện thì giữa dao và phôi có các chuyển động nào? -Chuyển động cắt là chuyển đông của dao hay phôi? -Dao có những chuyển đông nào? GV: quan sát H17.4a em hãy cho biết đang mô tả quá trình gì khi tiện? GV: quan sát H17.4a em hãy cho biết chuyển đông tịnh tiến dao ngang, phôi và dao chuyển động như thế nào khi tiện? GV: quan sát H17.4b em hãy cho biết đang mô tả quá trình gì khi tiện? GV: quan sát H17.4b em hãy cho biết chuyển đông tịnh tiến dao dọc, phôi và dao chuyển động như thế nào khi tiện? GV: Để tạo ra các mặt côn khi tiện ta thường kết hợp đồng thời 2 chuyển động của dao đóp là chuyển động dao ngang và chuyển động dao dọc để tạo ra chuyển động tịnh tiến dao chéo khi tiện. -Tiện có thể gia công được các mặt như thế nào? HS: đọc sách, quan sát H17.3 trả lời -Gá các trục chính và bàn xe dao của máy tiện. -Kẹp chặt phôi khi tiện. -Lắp dao và điều chỉnh dao khi tiện. -Tịnh tiến dao dọc trục chính khi tiện. -Lắp mũi khoan hoặc cùng với mâm cặp cố định phôi khi tiện. -Tịnh tiến dao theo chiều ngang, để tiện mặt đầu của phôi. -Kết hợp tạo ra chuyển động tịnh tiến dao ngang của bàn dao ngang và chuyển động tịnh tiến dao dọc của bàn dao dọc, khi tiện mặt côn. -Gá lắp các bộ phận trên và gá lắp động cơ điện. -Gá lắp các công tắc điều khiển, hộp tốc độ, bộ phận điều chỉnh các chế độ làm việc của máy tiện. -HS lắng nghe và ghi chép. -Phôi quay tròn, dao chuyển động tịnh tiến. - Chuyển động quay tròn của phôi -HS trả lời -Tiện khoả mặt đầu -Dao chuyển động tịnh tiến ngang nhờ bàn dao ngang, phôi quay tròn. -Tiện mặt ngoài -Dao chuyển động tịnh tiến dọc nhờ bàn dọc, phôi quay tròn. -HS lắng nghe và ghi chép. -HS đọc mục 3 trang 85 để trả lời II,Gia công trên máy tiện 1, Máy tiện Máy tiện gồm có các bộ phận chính sau. 1-Ụ trước và hộp trục chính 2-Mâm cặp, kẹp chặt phôi khi tiện 3- Đài gá dao, lắp dao và điều chỉnh dao khi tiện. 4- Bàn dao dọc trên, tịnh tiến dao dọc trục chính khi tiện. 5- Ụ động, lắp mũi khoan hoặc cùng với mâm cặp cố định phôi khi tiện. 6- Bàn dao ngang, tịnh tiến dao theo chiều ngang. 7- Bàn xe dao, kết hợp tạo ra chuyển động tịnh tiến dao ngang của bàn dao ngang và chuyển động tịnh tiến dao dọc của bàn dao dọc, khi tiện mặt côn. 8- Thân máy, để gá lắp các bộ phận trên và gá lắp động cơ điện. 9- Hộp bước tiến dao, để gá lắp các công tắc điều khiển, hộp tốc độ, bộ phận điều chỉnh các chế độ làm việc của máy tiện. 2, Các chuyển động khi tiện a, Chuyển động cắt phôi quay tròn tạo ra chuyển động cắt Vc (m/phút). b, Chuyển động tịnh tiến - Chuyển động tịnh tiến dao ngang Sng. - Chuyển động tịnh tiến dao dọc Sd. - Chuyển động tiến dao phối hợp Schéo. 3, Tìm hiểu khả năng gia công của máy tiện Cắt đứt phôi, làm nhẵn bề mặt phôi, khoan lỗ trên phôi…
IV. Tổng kết: Qua nội dung bài học các em cần nắm các nội dung sau: -Trình bày bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt? -Tình bày quá trình hình thành phoi? -Kể tên các mặt, góc của dao? -Em hãy nêu các bộ phận của máy tiện? -Tình bày quá trình hình thành phoi? -Tiện có thể gia công được các mặt như thế nào? V. Dặn dò: - Các em về nhà học bài cũ, đọc và nghin cứu bài 18 trang 85 “ thực hành” . VI. Rút kinh nghiệm: © Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích

Theo dòng sự kiện

    /assets/news/2024_09/image-20240919121618-1.png Soạn Ngữ văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo, bài 1: Cõi lá

    /assets/news/2024_09/image-20240919121156-1.png Soạn Ngữ văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo, bài 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Bài giảng Công nghệ 11, bài 16: Công nghệ chế tạo phôi (tiếp theo)

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Bài giảng Công nghệ 11, bài 16: Công nghệ chế tạo phôi.

GIẢI BÀI TẬP
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Bài học Bài soạn Bài giảng
Bài giới thiệu Bài hướng dẫn
Bài làm văn Bài trắc nghiệm
Kiểm tra 15P Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra HK1 Kiểm tra HK2
Thi vào lớp 10 Tốt nghiệp THPT
BÀI LUYỆN THI
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kiểm tra 15 phút Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 2
Luyện thi theo Bài học
Luyện thi THPT Quốc Gia
THÀNH VIÊN Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký © 2020 Bàikiểmtra.com. All Rights Reserved. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » đài Gá Dao Có Tác Dụng Gì