Bài Giảng Công Nghệ 11, Bài 29: Hệ Thống đánh Lửa. - Bài Kiểm Tra

Bài Kiểm Tra © 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved. logo 1
  • Trang nhất
  • Công nghệ
Thứ hai, 02/12/2024, 04:06 Bài giảng Công nghệ 11, bài 29: Hệ thống đánh lửa. 2017-12-20T08:48:33+07:00 Bài giảng Công nghệ 11, bài 29: Hệ thống đánh lửa. /themes/cafe/images/no_image.gif Bài Kiểm Tra Thứ tư - 20/12/2017 08:48
  • In ra
Bài giảng Công nghệ 11, bài 29: Hệ thống đánh lửa. I, Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức Qua bài học HS cần nắm được: -Nhiệm vụ, của hệ thống đánh lửa,ï cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống đánh lửa. 2, Kĩ năng -Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm. II. Chuẩn bị bài dạy:
  1. Nội dung:
-GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 29 trang 125 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. -HS: đọc trước nội dung bài 29 trang 125 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm Đồ dùng dạy học: -Tranh vẽ hình 29.1, 29.2 SGK.
  1. Phương Pháp.
Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, diễn giảng, phương pháp dạy học tích cực. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1.Phân bổ bài giảng: Bài giảng thực hiện trong một tiết, gồm các nội dung: - Nhiệm vụ và phân loại. - Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm. 2.Các hoạt động dạy học: 2.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh. 2.2.Kiểm tra bài cũ: -Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí ở động cơ điêzen có nhiệm vụ gì? -Trình bày sơ đồ và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu ở động cơ điêzen? -Trình bày đặc điểm của sự hình thành hoà khí ở động cơ điêzen? 2.3.Đặt vấn đề: Như chúng ta đã biết, đ/c điêzen ở quá trình cháy thì nhiên liệu tự bốc cháy ở cuối kì nén do P,t0 cao. Còn quá trình cháy ở đ/c xăng diễn ra do bugi bật tia lửa điện để đốt cháy hoà khí ở cuối kì nén. Vậy làm thế nào mà bugi bật tia lửa điện ở cuối kì nén để đốt cháy hoà khí ở đ/c xăng. Để hiểu được vấn đề trên ta đi tìm hiểu bài 29 “hệ thống đánh lửa”.
Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệm vụ và phân loại. ( phút)
I, Nhiệm vụ và phân loại GV hỏi : - Hệ thống đánh lửa được sử dụng ở động cơ nào? Vì sao? -Vậy nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa là gí? - Tại sao phải đánh lửa đúng thời điểm? Đó là thời điểm nào? - Căn cứ vào đâu để phân loại hệ thống đánh lửa? - Có mấy loại hệ thống đánh lửa, đó là những loại nào? GV: - Hệ thông đánh lửa thường không có bộ phận điều khiển bằng điện tử mà dùng cam điều khiển. - Hệ thông đánh lửa điện tử (bán dẫn) có bộ phận điều khiển bằng các thiết bị điện tử. - Quan sát sơ đồ em hãy cho biết hệ thống đánh lửa điện tử có mấy loại đó là những loại nào? - GV: Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm có nhiều ưu điểm nên được sử dụng rộng rãi (các động cơ ô tô như hiện nay). ?. Quan sát hình 29.2 hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm em hãy cho biết hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm cấu tạo gồm những chi tiết nào? - GV: Giới thiệu các bộ phận trong hệ thống, hình 29.2 1. Man-nhê-tô: WN,WĐK các cuộn dây Stato của Man-nhê-tô, cuộn WĐK đặt ở vị trí sao cho khi tụ CT tích đầy điện thì WĐK có điện áp cao nhất. 2. Cụm CDI: thực hiện nhiệm vụ chia điện, gồm 2 điôde thường để nắn dòng điện xoay chiều thành 1 chiều, 1 tụ điện tích điện và 1 điôde điều khiển(chỉ mở và phân cực thuận khi có điện áp dương đặt vào cực điều khiển) - Biến áp đánh lửa 2: tăng diện áp thấp củ máy pdát điện thành điện áp cao để phóng tia lửa điện trên bugi. - Biến áp đánh lửa làm việc dựa trên hiện tượng vật lý nào? + Ngoài ra còn có khoá K(4) GV yêu cầu HS quan sát hình 29.2 sgk và đặt câu hỏi. ? Khoá K mở và Rôto quay có các hiện tượng gì xảy ra trong hệ thống đánh lửa? Dòng điện trong mạch đi như thế nào? - Khoá K đóng và Rôto quay Dòng điện trong mạch đi như thế nào? - Động cơ xăng, vì nhiên liệu ở đ/c xăng không tự bốc cháy mà phải có bugi bật tia lửa điện để đốt cháy hoà khí. -HS tạo ra tia lửa điện cao áp ở bugi để đốt cháy nhiên liệu. - HS: để quá trình cháy trong động cơ diễn ra đúng lúc, ở cuối kỳ nén khi Pit-tong gần ĐET(đánh lửa sớm để đốt cháy hết nhiên liệu => áp suất động cơ cao). - HS: Dựa vào cấu tạo bộ chia điện có 2 loại: loại đánh lửa thường và loại đánh lửa điện tử. -HS lắng nghe và ghi kết luận. - HS: có 2 loại có tiếp điểm và không có tiếp điểm. - HS: Quan sát hình và đọc SGK để trả lời. - HS lắng nghe và tự ghi các ý của nội dung. - HS: Hiện tượng cảm ứng điện từ. - HS: Quan sát hình kết hợp đọc SGK để trả lời . - HS: Nữa chu kỳ dương dòng điện WN tích vào tụ điện => ĐĐK khoá. - Khi CT đầy điện thì WĐK có nửa chu kỳ dương. - HS: khoá K đóng dòng điện từ WN =>Mấy =>bugi không có tia lửa điện, động cơ ngừng hoạt động. I, Nhiệm vụ và phân loại 1, Nhiệm vụ -Tạo ra tia lửa điện cao áp ở 2 cực của bugi để đốt cháy hoà khí trong xilanh động cơ xăng đúng thời điểm. 2, Phân loại -Theo cấu tạo của bộ chia điện có 2 loại: h1 II,Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm 1, Cấu tạo sgk h2 1-Man-nhê-tô; 2-biến áp đánh lửa; 3-bugi; 4-khoá điện; WN-cuộn nguồn; WĐK-cuộn điều khiển; W1-cuộn sơ cấp; W2-cuộn thứ cấp; Đ1, Đ2-điôde thưòng; ĐK-điôde điều khiển; CT-tụ điện 2, Nguyên lý làm việc * Khi khoá K mở, Rôto quay: - Hiện tượng + Nhờ Đ1 trong nửa chu kì dương của sức điện động của cuộn WN được tích vào tụ CT, lúc đó điôde ĐĐK khoá. + Khi tụ CT đầy điện thì cũng có nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn WĐK qua điốt Đ2 đặt vào cực điều khiển (ĐĐK) => ĐĐK mở => xuất hiện tia lửa điện ở bugi. + Dòng điện đi theo trình tự: Cực +(CT­)=> ĐĐK)=> Mat=>W1=>Cực (-)CT). - Do có dòng điện thứ cấp phóng qua cuộn W1 trong thời gian cực ngắn (tạo ra xung điện) làm từ thông trong lõi thép của bộ tăng điện biến thiện=>W2 xuất hiện sức điện động rất lớn=> tạo ra tia lửa điện bugi. * Khi khoá K đóng: Dòng điện từ WN về Mát,bugi không có tia lửa điện, động ciư ngừng hoạt động.
IV. Tổng kết: Qua bài này các em cần nắm các nội dung sau: - Nhiệm vụ và phân loại của hệ thống đánh lửa. - Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm. V. Dặn dò: - Các em về nhà học bài cũ, đọc phần thông tin bổ sumg trang 127 và chuẩn bị nội dung bài “ Hệ thống khởi động”. VI. Rút kinh nghiệm: © Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích

Theo dòng sự kiện

    /assets/news/2024_09/image-20240919121618-1.png Soạn Ngữ văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo, bài 1: Cõi lá

    /assets/news/2024_09/image-20240919121156-1.png Soạn Ngữ văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo, bài 1: Ai đã đặt tên cho dòng sông

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Bài giảng Công nghệ 11, bài 27: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và cơ khí trong động cơ xăng (tiếp theo).

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Bài giảng Công nghệ 11, bài 27: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và cơ khí trong động cơ xăng.

GIẢI BÀI TẬP
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Bài học Bài soạn Bài giảng
Bài giới thiệu Bài hướng dẫn
Bài làm văn Bài trắc nghiệm
Kiểm tra 15P Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra HK1 Kiểm tra HK2
Thi vào lớp 10 Tốt nghiệp THPT
BÀI LUYỆN THI
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kiểm tra 15 phút Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 2
Luyện thi theo Bài học
Luyện thi THPT Quốc Gia
THÀNH VIÊN Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký © 2020 Bàikiểmtra.com. All Rights Reserved. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Bugi Sẽ Bật Tia Lửa điện Vào Thời điểm Nào