Bài Giảng Công Nghệ 6 (Bài Số 1)

Bài Kiểm Tra © 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved. logo 1
  • Trang nhất
  • Công nghệ
Thứ sáu, 29/11/2024, 20:51 Bài giảng Công nghệ 6 (Bài số 1) 2016-09-29T15:51:28+07:00 Chương IMAY MẶC TRONG GIA ĐÌNHCÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC(Tiết 1) https://baikiemtra.com/uploads/news/2016_09/1_9.jpg Bài Kiểm Tra Thứ năm - 29/09/2016 15:47
  • In ra
Chương IMAY MẶC TRONG GIA ĐÌNHCÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC(Tiết 1) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Biết được nguồn gốc, quá trình sản xuất, tính chất công dụng của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha. • Biết phân biệt được một số loại vải thông thường. • Thực hành chọn các loại vải, biết phân loại vải bằng cách đốt sợi vải, nhận xét quá trình cháy, nhận xét tro sợi vải khi đốt. B. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG 1. Nội dung Bài có nhiều nội dung cần đề cập, GV cần nắm chắc nội dung, trọng tâm bài để phân bố thời gian. • Phần nguồn gốc và qui trình sản xuất: không đi sâu vào phần kỹ thuật mà chỉ giới thiệu sơ lược để HS phân biệt được sự khác nhau giữa nguồn gốc và qui trình sản xuất vải sợi thiên nhiên (dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên), qui trình sản xuất vải sợi hóa học (loại sợi do con người tạo ra bằng phương pháp hóa học) và sự giống nhau trong việc sản xuất vải (các sợi bông, lanh, len, viscô, pôlyeste, nilon... đều phải kéo thành sợi, se sợi tạo thành sợi để dệt vải).   • Phần tính chất: GV cung cấp kiến thức và thao tác thử nghiệm chứng minh (vò vải, nhúng vải vào nước, đốt vải) để HS quan sát và nắm được tính chất điển hình của từng loại vải. 2. Phân bố bài giảng Tiết 1: I. Nguồn gốc, tính chất của các loại vải 1- Vải sợi thiên nhiên 2- Vải sợi hóa học Tiết 2: 3- Vải sợi pha II. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải. 3. Chuẩn bị đồ dùng dạy học • Tranh: - Qui trình sản xuất vải sợi thiên nhiên - Qui trình sản xuất vải sợi hóa học. • Mẫu các loại vải để quan sát và nhận biết, vải vụn các loại vải để đốt thử phân loại vải. • Một số băng vải nhỏ ghi thành phần sợi dệt đính trên áo, quần may sẵn... • Dụng cụ: - Bát đựng nước để thử nghiệm chứng minh độ thấm nước của vải. - Diêm hoặc bật lửa để thử đốt sợi vải (mỗi nhóm 1 bao diêm). C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC ♦ Kiểm tra bài cũ - Hãy nêu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình ? - Nêu mục tiêu môn học, phương pháp học tập? ♦ Bài mới TIẾT 1: GIỚI THIỆU BÀI MỚI GV: - Mỗi chúng ta ai cũng biết những sản phẩm quần áo dùng hàng ngày đều được may từ các loại vải, còn các loại vải đó có nguồn gốc từ đâu, được tạo ra như thế nào và có những đặc điểm như thế nào thì các em chưa biết. - Bài mở đầu chương May mặc trong gia đình sẽ giúp các em hiểu được nguồn gốc, tính chất của các loại vải và cách phân biệt các loại vải đó. Hỏi: Các em đã đọc trước bài I SGK. Em hãy kể tên 3 loại vải chính thường dùng trong may mặc? GV: Vậy chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc, tính chất của từng loại vải. I. Nguồn gốc, tính chất của các loại vải 1. Vải sợi thiên nhiên a. Nguồn gốc GV: Treo tranh, hướng dẫn HS quan sát hình 1.1 (SGK) Hỏi: Qua quan sát tranh em cho biết tên cây trồng, vật nuôi cung cấp sợi dùng để dệt vải? GV: - Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc thực vật như sợi bông thu từ quả cây bông, sợi đay, gai, lanh thu từ thân cây đay, gai, lanh. - Vải sợi có nguồn gốc động vật như sợi len từ lông cừu, lông vịt... sợi tơ tằm từ kén tằm. - Sợi bông, lanh, tơ cầm, lông cừu là dạng sợi có sẵn trong thiên nhiên: qua quá trình sản xuất, sợi dệt có thành phần và tính chất của nguyên liệu ban đầu. GV: Treo tranh, hướng dẫn HS quan sát hình 1. la (SGK) Hỏi: Qua quan sát tranh em hãy nêu qui trình sản xuất vải sợi bông? Cây bông => Quả bông => Xơ bông => Sợi dệt => Vải sợi bông GV bổ sung: - Từ cây bông ra hoa kết trái cho quả bông. Quả bông sau khi thu hoạch được giũ sạch hạt, loại bỏ các chất bẩn, đánh tơi để tạo xơ bông, kéo thành sợi dệt vải và qua quá trình dệt tạo thành vải sợi bông. Hỏi: Em hãy nêu qui trình sản xuất vải tơ tằm? bai giang cong nghe 6 GV bổ sung, HS ghi vào vở. - Từ con tằm cho kén tằm và từ kén tằm cho sợi tơ tằm sau một quá trình ươm tơ: Người ta đem kén tằm nấu trong nước sỏi làm cho keo tơ tan ra một phần, kén tơ trở nên mềm ra, dễ dàng rút thành sợi, sợi tơ rút ra từ kén còn ướt (kén đang ở trong nồi nước nóng) được chập lại thành sợi tơ mộc, từ sợi tơ dệt được vải tơ tằm. Hỏi: Qua quan sát sơ đồ em cho biết thời gian tạo thành nguyên liệu dệt vải? GV: Thời gian tạo thành nguyên liệu lâu vì cần có thời gian lừ khi cây con sinh ra đến khi cho thu hoạch. GV: Cho HS quan sát mẫu vải để giới thiệu phương pháp dệt vải. Vải có thể dệt bằng phương pháp thủ công hoặc bằng máy: dệt thoi hoặc dệt kim. + Dệt thoi: Từ các loại sợi dệt tạo thành sản phẩm mà trong đó có ít nhất là hai hệ sợi đan vuông góc với nhau (hình l.la SGV) + Dệt kim: Từ một hoặc một hệ thống sợi dệt đem uốn cong thành các vòng (gọi là vòng sợi) làm cho chúng luồn vào nhau để tạo thành vải dệt kim hoặc thành các sản phẩm cụ thể. Quá trình dệt kim tương tự như đan tay; vải dệt kim co dãn dễ dàng và sử dụng thuận tiện (hình 1. 1a SGK). b. Tính chất vải thiên nhiên GV: Thực hiện thao tác làm thử nghiệm vò vải, đốt sợi vải, nhúng vải vào nước để HS quan sát và nêu tính chất của vải sợi thiên nhiên GV gọi HS đọc tính chất của vải trong Sách giáo khoa. GV: Kết luận tính chất vải thiên nhiên - Vải sợi bông dễ hút ẩm. thoáng hơi, chịu nhiệt tốt có nhược điểm dễ bị co, dễ bị nhàu. Khi đốt lượng tro ít và dễ vỡ, màu trắng. - Tơ tằm: mềm mại, bóng mịn, nhẹ xốp, cách nhiệt tốt, mặc thoáng mát, hút ẩm tốt. Khi đốt cháy chậm mùi khét như sừng cháy, tàn tro đen, vón cục, dễ vỡ. - Vải len dạ nhẹ, xốp, độ bền cao, giữ nhiệt tốt, ít co giãn. ít hút nước. Nhược điểm dễ bị gián nhậv cắn thủng. - Một nhược điểm của vải thiên nhiên là dễ bị nhăn nhưng ngày nay đã có công nghệ xử lý đặc biệt làm cho vải sợi bông, vải tơ tằm không bị nhàu, tăng giá trị vải nhưng giá thành cao. 2. Vải sợi hóa học a. Nguồn gốc GV: - Gợi ý cho HS quan sát hình 1-2 (SGK) - Nêu nguồn gốc của vải sợi hóa học là từ chất xelulo của gỗ, tre, nứa và từ một số chất hóa học lấy từ than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên... Nguyên liệu không có dạng sợi mà phải qua quá trình tạo sợi. - Căn cứ vào nguyên liệu ban đầu và plurơng pháp sản xuất người ta chia sợi hóa học làm 2 loại là sợi nhân tạo và sợi tổng hợp. Hỏi: Qua quan sát sơ đồ em cho biết tóm tắt qui trình sản xuất vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp. GV bổ sung: - Sợi nhân tạo: nguyên liệu chính là tre. nứa, gỗ có hàm lượng xenlulo cao qua xử lý bằng chất hóa học như xút - để kéo thành sợi visco, axetat... dùng để dệi vải nhân tạo (vải xatanh, tơ lụa nhân tạo, dệt một số mặt hàng mỏng, nhẹ may áo phụ nữ, khăn quàng). - Sợi tổng hợp: là loại sợi chế tao lừ một số chất hóa học lấy từ than đá, dầu mỏ, qua quá trình biến đổi hóa học phức tạp tạo thành nguyên liệu để đan xuất sợi tổng hợp có thành phần và tính chất khác hẳn nguyên liệu ban đầu (Sợi tổng hợp nilon, pôlyeste, lụa, nilon...)- - Sản xuất sợi hóa học nhờ máy móc hiện dại nên rất nhanh chóng. - Về nguyên liệu sản xuất vải hóa học dồi dào và giá rẻ vì vậy vải sợi hóa học được sử dụng nhiều trong may mặc. HS tự nghiên cứu hình 1.2 (SGK) tìm nội dung điền vào khoảng trống trong bài tập ở SGK và ghi vào vở. * Đáp án: + vải sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp + sợi visco, axetat; gỗ, tre, nứa + sợi nilon, sợi polyeste; dầu mỏ, than đá. b. Tính chất vải sợi hóa học GV: Làm thử nghiệm chứng minh (đốt vải, vò vải). HS quan sát kết quả - rút ra nhận xét. GV: - Vải dệt bằng sợi nhân tạo mềm mại, hút ẩm, nhưng độ bền kém, ít nhàu hơn sợi bông và bị cứng lại trong nước. Khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan. - Vải dệt bằng sợi tổng hợp độ hút ẩm ít nên ít thấm mồ hôi, bền, đẹp, giặt mau khô và không bị nhàu. Khi đốt sợi vải, tro vón cục, bóp không tan. Hỏi: Vì sao vải sợi hóa học được sử dụng nhiều trong may mặc? + Vải sợi hóa học phong phú, đa dạng, bền, đẹp, giặt mau khô, ít bị nhàu, giá thành rẻ. ♦ Dặn HS về nhà chuẩn bị - Mỗi HS chuẩn bị sẵn các mẫu vải, sưu tầm các băng vải nhỏ đính trên quần áo may sẵn, bao diêm để bài sau thử nghiệm phân loại vải. © Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích

Theo dòng sự kiện

    /assets/news/2024_05/hanh-phuc.jpg Trình bày suy nghĩ của em về hạnh phúc

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Cảm nhận về câu chuyện Góc nhìn

Xem tiếp...

GIẢI BÀI TẬP
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Bài học Bài soạn Bài giảng
Bài giới thiệu Bài hướng dẫn
Bài làm văn Bài trắc nghiệm
Kiểm tra 15P Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra HK1 Kiểm tra HK2
Thi vào lớp 10 Tốt nghiệp THPT
BÀI LUYỆN THI
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kiểm tra 15 phút Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 2
Luyện thi theo Bài học
Luyện thi THPT Quốc Gia
THÀNH VIÊN Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký © 2020 Bàikiểmtra.com. All Rights Reserved. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Nguyên Liệu Sản Xuất Vải Sợi Thiên Nhiên Là A Sợi Tơ Tằm