Bài Giảng Đại Cương Về Giải Phẫu Và Sinh Lý - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • 12 điều y đức
  • Sinh lý máu
  • Điều dưỡng cơ bản
  • Bệnh học nội khoa
  • Phục hồi chức năng
  • HOT
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo Trong Doanh...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Y Tế - Sức Khoẻ » Y khoa - Dược Bài giảng Đại cương về giải phẫu và sinh lý

Chia sẻ: Tran Huu Viet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:196

Thêm vào BST Báo xấu 678 lượt xem 113 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Đại cương về giải phẫu và sinh lý giúp bạn nêu được định nghĩa giải phẫu, sinh lý, giải thích được cơ chế duy trì cân bằng nội môi, liệt kê được các thành phần cấu tạo nên cơ thể sống, trình bày được cấu tạo và chức năng cơ bản của tất cả các hệ thống trong cơ thể, nêu được một số thuật ngữ cơ bản của giải phẫu. Chúc bạn học tốt.

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Giải phẫu người
  • Giải phẫu sinh lý
  • Đại cương về giải phẫu và sinh lý
  • Tài liệu giải phẫu
  • Cơ chế duy trì cân bằng nội môi
  • Hệ thống cơ thể người

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đại cương về giải phẫu và sinh lý

Giải phẫu và sinh lý<br /> <br />  <br /> <br /> ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ<br /> Mục tiêu học tập: 1. Nêu được định nghĩa giải phẫu, sinh lý là gì? 2. Giải thích được cơ chế duy trì cân bằng nội môi 3. Liệt kê được các thành phần cấu tạo nên cơ thể sống 4. Trình bày được cấu tạo và chức năng cơ bản của tất cả các hệ thống trong cơ thể 5. Nêu được một số thuật ngữ cơ bản của giải phẫu I. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LÀ GÌ? - Giải phẫu là nghiên cứu về cấu trúc của cơ thể. Giải phẫu học có sức hấp dẫn nhất định vì nó cụ thể, có có thể quan sát được, sờ được, kiểm tra được mà không cần phải tưởng tượng. Giải phẫu được chia làm 2 phần: Gải phẫu đại thể: có thể quan sát được mà không cần phải dùng kính hiển vi Giải phẫu vi thể: đòi hỏi phải dùng kính hiển vi - Sinh lý là giải thích những chức năng của các phần của cơ thể, có nghĩa là tìm hiểu xem các bộ phận của cơ thể hoạt động như thế nào. Trong cơ thể chúng ta, cấu trúc và chức năng hoạt động cùng với nhau giúp cho các bộ phận của cơ thể hoạt động đạt hiệu quả nhất II. CÂN BẰNG NỘI MÔI: 1. Định nghĩa: Cân bằng nội môi là sự giữ cho các trạng thái của môi trường bên trong tương đối hằng định cho dù môi trường bên ngoài thay đổi. 2. Đặc tính và cơ chế duy trì cân bằng nội môi: - Cân bằng nội môi đạt được khi cấu trúc và chức năng được phối hợp hoàn toàn và tất cả các hệ thống trong cơ thể cùng làm việc với nhau.<br /> <br />  <br /> <br /> 1 <br />   <br />  <br /> <br /> Giải phẫu và sinh lý<br /> <br />  <br /> <br /> - Trong thực tế thì hầu hết các mô và cơ quan đều góp phần duy trì sự hằng định tương đối này, và sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan và mô chịu sự kiểm soát của hệ thần kinh và hệ nội tiết - Cơ chế duy trì cân bằng nội môi: § Bộ phận tiếp nhận kích thích § Bộ phận điều khiển § Bộ phận thực hiện § Liên hệ ngược (feedback âm tính) - Khi cân bằng nội môi không được duy trì thì chúng ta sẽ trở nên bệnh, thậm chí có thể chết. Một trong những nguyên nhân gây mất cân bằng nội môi thường gặp là do cơ thể bị stress quá mức III. TỪ NGUYÊN TỬ ĐẾN CƠ THỂ SỐNG - Ở cấp độ cơ bản nhất, cơ thể được cấu tạo từ những nguyên tử, đây là những đơn vị cơ bản nhất của mọi vật chất. Khi hai hay nhiều nguyên tử kết hợp lại với nhau sẽ hình thành nên phân tử. Nếu một phân tử được kết hợp từ nhiều hơn một nguyên tố thì đó là hợp chất. - Tế bào là những đơn vị độc lập nhỏ nhất của sự sống. Tế bào có những chức năng cơ bản gồm: chuyển hoá (trao đổi chất), dễ bị kích thích, tăng trưởng và sinh sản. - Mô được cấu tạo từ nhiều loại tế bào giống nhau để thực hiện một chức năng chuyên biệt. Mô được chia làm 4 loại là: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, và mô thần kinh - Một cơ quan là sự hợp nhất lại của hai hay nhiều loại mô để cùng thực hiện một chức năng chuyên biệt - Một hệ thống là một nhóm những cơ quan làm việc cùng với nhau để thực hiện chức năng chính của cơ thể. Tất cả những hệ thống trong cơ thể sẽ phối hợp với nhau để hình thành nên cơ thể sống.<br /> <br /> <br />  <br /> <br /> 2 <br />   <br />  <br /> <br /> Giải phẫu và sinh lý<br /> <br />  <br /> <br /> IV. NHỮNG HỆ THỐNG TRONG CƠ THỂ 1. Hệ Da: bao gồm da và tất cả những cấu trúc có nguồn gốc từ da. Chức năng chính của da là giữ tất cả những cơ quan ở bên trong và ngăn cản những thứ không mong muốn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào bên trong 2. Hệ Xương: bao gồm xương, sụn, màng sụn, khớp, gân và dây chằng. Hệ xương có 5 chức năng quan trọng là: Nâng đỡ và tạo hình cho cơ thể Giúp cơ thể di chuyển Bảo vệ các cơ quan cạnh chúng Nơi dự trữ Calcium và Phospho Nơi sản xuất tế bào máu<br /> <br /> 3. Hệ Cơ: bao gồm tất cả các cơ trong cơ thể. Chức năng chính của hệ cơ là giúp cơ thể di chuyển và điều hoà nhiệt độ cơ thể 4. Hệ Nội Tiết: là một hệ thống các tuyến không ống dẫn, với khả năng tiết các chất hormon theo máu đến và tạo các tác động đến các cơ quan khác trong cơ thể. Hormon điều hoà những hoạt động chuyển hoá bên trong tế bào, sự tăng trưởng và phát triển, stress và đáp ứng với chấn thương, sự sinh sản, và nhiều chức năng quan trọng khác. 5. Hệ Thần Kinh: bao gồm hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên, nó cũng bao gồm các cơ quan cảm giác. Hệ thần kinh và hệ nội tiết là những hệ điều hoà và kiểm soát chính của cơ thể. 6. Hệ Tim Mạch: bao gồm tim, máu, và mạch máu. Một chức năng vô cùng quan trọng của hệ tim mạch là vận chuyển Oxy và các chất cần thiết đến những mô của cơ thể cần, và chuyên trở những chất thải của cơ thể đến phổi và thận để thải ra ngoài. 7. Hệ Bạch Huyết: bao gồm bạch huyết, hạch bạch huyết và mạch bạch huyết. Hệ bạch huyết giúp hấp thu trở lại lượng dịch và protein dư thừa vào máu, nó còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân lạ, vi sinh vật hay những tế bào ung thư.<br /> <br /> <br />  <br /> <br /> 3 <br />   <br />  <br /> <br /> Giải phẫu và sinh lý<br /> <br />  <br /> <br /> 8. Hệ Hô Hấp: bao gồm toàn bộ quá trính hít vào và thở ra. Chức năng chính của hệ hô hấp là thực hiện trao đổi khí giữa máu và không khí 9. Hệ Tiêu Hoá: bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn. Chức năng chính của hệ tiêu hoá là phá vỡ thức ăn bằng các cơ chế lý hoá thành các phân tử đủ nhỏ để có thể hấp thu từ ruột non vào máu hoặc hệ bạch huyết, nó cũng giúp thải bỏ những sản phẩm cứng hoặc không tiêu hoá được. 10. Hệ Tiết Niệu: bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo và cơ quan sinh dục ngoài. Chức năng chủ yếu là lọc bỏ những sản phẩm thải của tế bào và điều hoà cân bằng dịch trong cơ thể 11. Hệ Sinh Sản: nam (tinh hoàn, ống dẫn tinh và dương vật) nữ ( vú, buồng trứng, tử cung, âm hộ). Chức năng của hệ sinh sản là sản sinh ra những tế bào sinh dục đặc biệt và những tế bào này có khả năng duy trì nồi giống của con ngườia V. TƯ THẾ GIẢI PHẪU VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỊ TRÍ GIẢI PHẪU 1. Tư thế giải phẫu Tư thế người đứng thẳng 2 tay buông xuôi, mắt và 2 bàn tay hướng về phía trước. Các vị trí và cấu trúc giải phẫu được xác định theo 3 mặt phẳng không gian. 2. Các mặt phẳng giải phẫu 2.1. Mặt phẳng đứng dọc Là mặt phẳng đứng theo chiều trước sau. Có nhiều mặt phẳng đứng dọc song song với nhau, song chỉ có một mặt phẳng đứng dọc giữa nằm chính giữa cơ thể và chia cơ thể làm 2 nửa đối xứng, phải và trái. Ngoài ra, cho mỗi nửa cơ thể, mặt phẳng đứng dọc giữa còn là mốc để so sánh 2 vị trí trong và ngoài. 2.2. Mặt phẳng đứng ngang Là mặt phẳng trán, là một mặt phẳng đứng theo chiều ngang, từ bên nọ sang bên kia, thẳng góc với mặt phẳng đứng dọc. Có nhiều mặt phẳng đứng ngang, song người ta thường lấy một mặt phẳng đứng ngang qua giữa chiều dày trước sau của cơ thể làm mốc, chia cơ thể thành phía trước và phía sau.<br /> <br />  <br /> <br /> 4 <br />   <br />  <br /> <br /> Giải phẫu và sinh lý<br /> <br />  <br /> <br /> 2.3. Mặt phẳng nằm ngang Là mặt phẳng nằm theo chiều ngang, thẳng góc với trục đứng thẳng của cơ thể hay thẳng góc với 2 mặt phẳng đứng. Có nhiều mặt phẳng nằm ngang khác nhau, song song với các chiều nằm ngang phải trái và trước sau của cơ thể. Song cũng có một mặt phẳng nằm ngang qua chính giữa cơ thể, lúc này cơ thể chia thành 2 phần trên và dưới. * Không nên nhầm mặt phẳng nằm ngang với mặt cắt ngang, hai mặt phẳng này có thể trùng nhau.<br /> <br /> A. Mặt phẳng đứng dọc<br /> <br /> B. Mặt phẳng nằm ngang<br /> <br /> C Mặt phẳng đứng ngang<br /> <br /> 2.4. Nguyên tắc đặt tên trong giải phẫu học Đây là môn học mô tả nên phải có các nguyên tắc đặt tên cho các chi tiết đê người học dễ nhớ và không bị lẫn lộn, những nguyên tắc chính là: - Lấy tên các vật trong tự nhiên đặt cho các chi tiết có hình dạng giống như thế. - Đặt tên theo hình học (chỏm, lồi cầu, tam giác, tứ giác...). - Đặt tên theo chức năng (dạng, khép, gấp, duỗi...).<br /> <br /> <br />  <br /> <br /> 5 <br />   <br />  <br /> <br /> ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Đại cương cơ thể người - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh

    pdf 33 p | 466 | 86

  • Bài giảng Đại cương về giải phẫu và sinh lý mắt

    pdf 13 p | 284 | 61

  • Bài giảng Đại cương về nhân học y học và y xã hội học

    pdf 45 p | 243 | 34

  • Bài giảng Đại cương bệnh lý hệ hô hấp - ThS. BS Nguyễn Phúc Học

    pdf 0 p | 286 | 32

  • Bài giảng: Đại cương vi sinh vật

    ppt 56 p | 168 | 28

  • Bài giảng Đại cương về phẫu thuật

    pdf 47 p | 219 | 27

  • Bài giảng Y học quân sự: Bài 27 - Đại Tá Bác sỹ Bùi Xuân Quang

    pdf 18 p | 104 | 16

  • Bài giảng Bài 6: Đại cương về thuốc - GV. Hà Văn Châu

    pdf 13 p | 130 | 13

  • Bài giảng Đại cương về chẩn đoán và điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới - BS. Nguyễn Vân Anh

    pdf 45 p | 100 | 8

  • Bài giảng Đại cương về trật khớp - BS. Nguyễn Hồ Huy Hoàng

    pdf 65 p | 31 | 5

  • Bài giảng Đại cương về giải phẫu học

    pdf 150 p | 52 | 4

  • Bài giảng Thuốc kháng histamin H1 và ức chế giải phóng histamin

    ppt 20 p | 14 | 3

  • Bài giảng Đại cương về Bào chế học

    pdf 9 p | 22 | 3

  • Bài giảng Đại cương về máy thở (Thông khí áp lực dương)

    pdf 31 p | 29 | 3

  • Bài giảng Siêu âm đánh giá tử cung - BS CKII. Lê Thị Quỳnh Hà

    pdf 78 p | 41 | 3

  • Bài giảng Bài 4: Đại cương và phân loại

    pdf 7 p | 46 | 3

  • Bài giảng Thuốc giải biểu (58 trang)

    ppt 58 p | 0 | 0

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » đại Cương Về Giải Phẫu Sinh Lý