Bài Giảng Đại Cương Về Giải Phẫu Và Sinh Lý

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Bài giảng Đại cương về giải phẫu và sinh lý pdf Số trang Bài giảng Đại cương về giải phẫu và sinh lý 196 Cỡ tệp Bài giảng Đại cương về giải phẫu và sinh lý 42 MB Lượt tải Bài giảng Đại cương về giải phẫu và sinh lý 99 Lượt đọc Bài giảng Đại cương về giải phẫu và sinh lý 76 Đánh giá Bài giảng Đại cương về giải phẫu và sinh lý 4.3 ( 6 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 196 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Giải phẫu người Giải phẫu sinh lý Đại cương về giải phẫu và sinh lý Tài liệu giải phẫu Cơ chế duy trì cân bằng nội môi Hệ thống cơ thể người

Nội dung

Giải phẫu và sinh lý   ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ Mục tiêu học tập: 1. Nêu được định nghĩa giải phẫu, sinh lý là gì? 2. Giải thích được cơ chế duy trì cân bằng nội môi 3. Liệt kê được các thành phần cấu tạo nên cơ thể sống 4. Trình bày được cấu tạo và chức năng cơ bản của tất cả các hệ thống trong cơ thể 5. Nêu được một số thuật ngữ cơ bản của giải phẫu I. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ LÀ GÌ? - Giải phẫu là nghiên cứu về cấu trúc của cơ thể. Giải phẫu học có sức hấp dẫn nhất định vì nó cụ thể, có có thể quan sát được, sờ được, kiểm tra được mà không cần phải tưởng tượng. Giải phẫu được chia làm 2 phần: - Gải phẫu đại thể: có thể quan sát được mà không cần phải dùng kính hiển vi - Giải phẫu vi thể: đòi hỏi phải dùng kính hiển vi - Sinh lý là giải thích những chức năng của các phần của cơ thể, có nghĩa là tìm hiểu xem các bộ phận của cơ thể hoạt động như thế nào. Trong cơ thể chúng ta, cấu trúc và chức năng hoạt động cùng với nhau giúp cho các bộ phận của cơ thể hoạt động đạt hiệu quả nhất II. CÂN BẰNG NỘI MÔI: 1. Định nghĩa: Cân bằng nội môi là sự giữ cho các trạng thái của môi trường bên trong tương đối hằng định cho dù môi trường bên ngoài thay đổi. 2. Đặc tính và cơ chế duy trì cân bằng nội môi: - Cân bằng nội môi đạt được khi cấu trúc và chức năng được phối hợp hoàn toàn và tất cả các hệ thống trong cơ thể cùng làm việc với nhau.   1     Giải phẫu và sinh lý   - Trong thực tế thì hầu hết các mô và cơ quan đều góp phần duy trì sự hằng định tương đối này, và sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan và mô chịu sự kiểm soát của hệ thần kinh và hệ nội tiết - Cơ chế duy trì cân bằng nội môi: § Bộ phận tiếp nhận kích thích § Bộ phận điều khiển § Bộ phận thực hiện § Liên hệ ngược (feedback âm tính) - Khi cân bằng nội môi không được duy trì thì chúng ta sẽ trở nên bệnh, thậm chí có thể chết. Một trong những nguyên nhân gây mất cân bằng nội môi thường gặp là do cơ thể bị stress quá mức III. TỪ NGUYÊN TỬ ĐẾN CƠ THỂ SỐNG - Ở cấp độ cơ bản nhất, cơ thể được cấu tạo từ những nguyên tử, đây là những đơn vị cơ bản nhất của mọi vật chất. Khi hai hay nhiều nguyên tử kết hợp lại với nhau sẽ hình thành nên phân tử. Nếu một phân tử được kết hợp từ nhiều hơn một nguyên tố thì đó là hợp chất. - Tế bào là những đơn vị độc lập nhỏ nhất của sự sống. Tế bào có những chức năng cơ bản gồm: chuyển hoá (trao đổi chất), dễ bị kích thích, tăng trưởng và sinh sản. - Mô được cấu tạo từ nhiều loại tế bào giống nhau để thực hiện một chức năng chuyên biệt. Mô được chia làm 4 loại là: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, và mô thần kinh - Một cơ quan là sự hợp nhất lại của hai hay nhiều loại mô để cùng thực hiện một chức năng chuyên biệt - Một hệ thống là một nhóm những cơ quan làm việc cùng với nhau để thực hiện chức năng chính của cơ thể. Tất cả những hệ thống trong cơ thể sẽ phối hợp với nhau để hình thành nên cơ thể sống.   2     Giải phẫu và sinh lý   IV. NHỮNG HỆ THỐNG TRONG CƠ THỂ 1. Hệ Da: bao gồm da và tất cả những cấu trúc có nguồn gốc từ da. Chức năng chính của da là giữ tất cả những cơ quan ở bên trong và ngăn cản những thứ không mong muốn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào bên trong 2. Hệ Xương: bao gồm xương, sụn, màng sụn, khớp, gân và dây chằng. Hệ xương có 5 chức năng quan trọng là: - Nâng đỡ và tạo hình cho cơ thể - Giúp cơ thể di chuyển - Bảo vệ các cơ quan cạnh chúng - Nơi dự trữ Calcium và Phospho - Nơi sản xuất tế bào máu 3. Hệ Cơ: bao gồm tất cả các cơ trong cơ thể. Chức năng chính của hệ cơ là giúp cơ thể di chuyển và điều hoà nhiệt độ cơ thể 4. Hệ Nội Tiết: là một hệ thống các tuyến không ống dẫn, với khả năng tiết các chất hormon theo máu đến và tạo các tác động đến các cơ quan khác trong cơ thể. Hormon điều hoà những hoạt động chuyển hoá bên trong tế bào, sự tăng trưởng và phát triển, stress và đáp ứng với chấn thương, sự sinh sản, và nhiều chức năng quan trọng khác. 5. Hệ Thần Kinh: bao gồm hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên, nó cũng bao gồm các cơ quan cảm giác. Hệ thần kinh và hệ nội tiết là những hệ điều hoà và kiểm soát chính của cơ thể. 6. Hệ Tim Mạch: bao gồm tim, máu, và mạch máu. Một chức năng vô cùng quan trọng của hệ tim mạch là vận chuyển Oxy và các chất cần thiết đến những mô của cơ thể cần, và chuyên trở những chất thải của cơ thể đến phổi và thận để thải ra ngoài. 7. Hệ Bạch Huyết: bao gồm bạch huyết, hạch bạch huyết và mạch bạch huyết. Hệ bạch huyết giúp hấp thu trở lại lượng dịch và protein dư thừa vào máu, nó còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân lạ, vi sinh vật hay những tế bào ung thư.   3     Giải phẫu và sinh lý   8. Hệ Hô Hấp: bao gồm toàn bộ quá trính hít vào và thở ra. Chức năng chính của hệ hô hấp là thực hiện trao đổi khí giữa máu và không khí 9. Hệ Tiêu Hoá: bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn. Chức năng chính của hệ tiêu hoá là phá vỡ thức ăn bằng các cơ chế lý hoá thành các phân tử đủ nhỏ để có thể hấp thu từ ruột non vào máu hoặc hệ bạch huyết, nó cũng giúp thải bỏ những sản phẩm cứng hoặc không tiêu hoá được. 10. Hệ Tiết Niệu: bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo và cơ quan sinh dục ngoài. Chức năng chủ yếu là lọc bỏ những sản phẩm thải của tế bào và điều hoà cân bằng dịch trong cơ thể 11. Hệ Sinh Sản: nam (tinh hoàn, ống dẫn tinh và dương vật) nữ ( vú, buồng trứng, tử cung, âm hộ). Chức năng của hệ sinh sản là sản sinh ra những tế bào sinh dục đặc biệt và những tế bào này có khả năng duy trì nồi giống của con ngườia V. TƯ THẾ GIẢI PHẪU VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỊ TRÍ GIẢI PHẪU 1. Tư thế giải phẫu Tư thế người đứng thẳng 2 tay buông xuôi, mắt và 2 bàn tay hướng về phía trước. Các vị trí và cấu trúc giải phẫu được xác định theo 3 mặt phẳng không gian. 2. Các mặt phẳng giải phẫu 2.1. Mặt phẳng đứng dọc Là mặt phẳng đứng theo chiều trước sau. Có nhiều mặt phẳng đứng dọc song song với nhau, song chỉ có một mặt phẳng đứng dọc giữa nằm chính giữa cơ thể và chia cơ thể làm 2 nửa đối xứng, phải và trái. Ngoài ra, cho mỗi nửa cơ thể, mặt phẳng đứng dọc giữa còn là mốc để so sánh 2 vị trí trong và ngoài. 2.2. Mặt phẳng đứng ngang Là mặt phẳng trán, là một mặt phẳng đứng theo chiều ngang, từ bên nọ sang bên kia, thẳng góc với mặt phẳng đứng dọc. Có nhiều mặt phẳng đứng ngang, song người ta thường lấy một mặt phẳng đứng ngang qua giữa chiều dày trước sau của cơ thể làm mốc, chia cơ thể thành phía trước và phía sau.   4     Giải phẫu và sinh lý   2.3. Mặt phẳng nằm ngang Là mặt phẳng nằm theo chiều ngang, thẳng góc với trục đứng thẳng của cơ thể hay thẳng góc với 2 mặt phẳng đứng. Có nhiều mặt phẳng nằm ngang khác nhau, song song với các chiều nằm ngang phải trái và trước sau của cơ thể. Song cũng có một mặt phẳng nằm ngang qua chính giữa cơ thể, lúc này cơ thể chia thành 2 phần trên và dưới. * Không nên nhầm mặt phẳng nằm ngang với mặt cắt ngang, hai mặt phẳng này có thể trùng nhau. A. Mặt phẳng đứng dọc B. Mặt phẳng nằm ngang C Mặt phẳng đứng ngang 2.4. Nguyên tắc đặt tên trong giải phẫu học Đây là môn học mô tả nên phải có các nguyên tắc đặt tên cho các chi tiết đê người học dễ nhớ và không bị lẫn lộn, những nguyên tắc chính là: - Lấy tên các vật trong tự nhiên đặt cho các chi tiết có hình dạng giống như thế. - Đặt tên theo hình học (chỏm, lồi cầu, tam giác, tứ giác...). - Đặt tên theo chức năng (dạng, khép, gấp, duỗi...).   5     Giải phẫu và sinh lý   - Đặt tên theo vị từ nông sâu (gấp nông, gấp sâu...) - Đặt tên theo vị trí tương quan trong không gian (trên, dưới, trước, sau, trong, ngoài, dọc, ngang...) dựa vào 3 mặt phẳng trong không gian là mặt phẳng đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang. 4. Các vùng trong cơ thể: Cơ thể được chia là 2 phần, đó là phần chính và phần phụ. - Phần chính bao gồm: đầu, cổ, ngực, bụng, khung chậu. - Phần phụ bao gồm: chi trên và chi dưới. Riêng bụng được chia làm 9 vùng. + vùng thượng vị + Vùng trung vị + Vùng hạ vị + Vùng hạ sườn phải + Vùng hạ sườn trái + Vùng hông phải + Vùng hông trái + Vùng hố chậu phải + Vùng hố chậu trái VI. KHOANG VÀ CÁC MÀNG CỦA CƠ THỂ 1. Khoang: dùng để chứa và bảo vệ các cơ quan bên trong, có 2 khoang chính là khoang lưng và khoang bụng. Khoang bụng thì được chia ra làm 2 bởi cơ hoành, đó là khoang ngực ở trên và khoang bụng chậu ở dưới. Khoang lưng thì chứa sọ não và tuỷ sống. 2. Màng: dùng để lót những khoang cơ thể và bao phủ hoặc phân chia các vùng, các cấu trúc, các cơ quan. Có 3 loại màng chính là niêm mạc (lót các cơ quan), thanh mạc (lót các khoang) và màng hoạt dịch (lớp màng lót trong các bao khớp).   6     Giải phẫu và sinh lý   GIẢI PHẪU ĐẦU MẶT CỔ - THÂN MÌNH ----------------//---------------- A. VÙNG ĐẦU MẶT CỔ I. XƯƠNG ĐẦU MẶT CỔ Sọ được cấu tạo do 22 xương hợp lại, trong đó có 21 xương gắn lại với nhau thành khối bằng các đường khớp bất động, chỉ có xương hàm dưới liên kết với khối xương trên bằng một khớp động (khớp thái dương hàm). Sọ gồm hai phần: - Sọ thần kinh hay sọ não, tạo nên một khoang rỗng, chứa não bộ. Hộp sọ có hai phần là vòm sọ và nền sọ. - Sọ tạng hay sọ mặt, có các hốc mở ra phía trước: hốc mắt, hốc mũi, ổ miệng. 1. Khối Xương Sọ Não gồm có 15 xương: 5 xương đôi và 5 xương đơn. (Theo phân loại của N.A) - Xương đơn: xương trán, xương sàng, xương bướm, xương chẩm, xương lá mía. - Xương đôi: xương đỉnh, xương thái dương, xương lệ, xương mũi, xương xoăn mũi dưới. 1.1. Xương trán Xương trán tạo nên phần trước của vòm sọ và nền sọ gồm 3 phần: - Trai trán: tạo nên phần trước vòm sọ.   7     Giải phẫu và sinh lý   - Phần mũi: tạo nên trần ổ mũi là một phần của nền sọ. - Phần ổ mắt: tạo nên trần ổ mắt, một phần của nền sọ. Bên trong xương có hai xoang trán đổ vào ổ mũi ở ngách mũi giữa. 1.2. Xương đỉnh Xương đỉnh là một mảnh xương hình vuông hơi lồi, tạo thành phần giữa vòm sọ, xương đỉnh có hai mặt. Hai xương đỉnh tiếp khớp với nhau phía trên bằng một khớp hình răng cưa, gọi là khớp dọc, phía sau hai xương tiếp khớp với xương chẩm bằng khớp lămđa, phía trước tiếp khớp với xương trán bởi khớp vành. 1.3. Xương thái dương Xương thái dương góp phần tạo nên thành bên của vòm sọ và một phần của nền sọ. Có ba phần: phần đá, phần trai, phần nhĩ, ba phần này dính với nhau hoàn toàn khi được 7 tuổi. Hình 3.3. Xương thái dương 1. phần đá 2. phần nhĩ 3. Lỗ ống tai ngoài 4. Phần trai 1.4. Xương chẩm   8     Giải phẫu và sinh lý   Xương chẩm Tạo nên phần sau của vòm sọ và nền sọ. Ở giữa có một lỗ lớn là lỗ lớn xương chẩm, thông thương giữa ống sống và hộp sọ có hành não đi qua. 1.5. Xương sàng Xương sàng tạo nên phần trước nền sọ, thành ổ mắt và ổ mũi, có ba phần. - Mảnh sàng: nằm ngang, ở giữa có mào gà, hai bên mào gà có lỗ sàng để các sợi thần kinh khứu giác đi qua. - Mảnh thẳng đứng: nằm thẳng đứng, thẳng góc với mảnh sàng, tạo thành một phần của vách mũi. - Mê đạo sàng: là hai khối hai bên mảnh thẳng đứng, có nhiều hốc nhỏ chứa không khí, tập hợp các hốc này gọi là xoang sàng. 1.6. Xương xoăn mũi dưới Xương xoăn mũi dưới là một xương cong, có hình dạng như máng xối úp ngược. 1.7. Xương lệ Xương lệ là một xương nhỏ nằm ở phía trước của thành trong ổ mắt, cùng với xương hàm trên tạo thành rãnh lệ và hố túi lệ. 1.8. Xương mũi Xương mũi là một mảnh xương nhỏ hình vuông, hai xương hai bên gặp nhau ở đường giữa, tạo nên phần xương của mũi ngoài. 1.9. Xương lá mía Xương lá mía là một mảnh xương nằm ở mặt phẳng đứng dọc giữa, nó cùng với mảnh thẳng đứng của xương sàng tạo nên vách mũi. 1.10. Xương bướm Xương bướm, tạo nên một phần nền sọ và một phần nhỏ hố thái dương. Gồm có các phần: thân, hai cánh lớn, hai cánh nhỏ và hai mỏm chân bướm. 1.10.1. Thân bướm: hình hộp 6 mặt. Bên trong thân xương bướm có xoang bướm thông với ngách mũi trên. 1.10.2. Cánh lớn:tạo nên hố sọ giữa ở nền sọ trong, hố dưới thái dương ở nền sọ ngoài, hố thái dương ở mặt bên vòm sọ. Ở cánh lớn có ba lỗ: - Lỗ tròn: có thần kinh hàm trên đi qua.   9     Giải phẫu và sinh lý   - Lỗ bầu dục: có thần kinh hàm dưới đi qua. - Lỗ gai: có động mạch màng não giữa đi từ ngoài sọ vào trong sọ. Phía sau lỗ gai là mỏm gai. 1.10.3. Cánh nhỏ: có ống thị giác, cánh nhỏ góp phần tạo nên thành trên của ổ mắt, mặt ngòai của cánh nhỏ có rãnh trên ổ mắt để cho mạch máu và thần kinh cùng tên đi qua. 1.10.4. Mỏm chân bướm: hướng xuống dưới tạo nên thành ngòai của lỗ mũi sau. Hình 3.4. Xương bướm 1. cánh nhỏ 2. thân xương bướm 3. Khe ổ mắt trên 4. Mỏm chân bướm 5. cánh lớn 2. Khối Xương Sọ Mặt Có 14 xương chia làm 2 hàm: - Hàm trên: có 13 xương lần lượt: 2 xương hàm trên, 2 xương xoăn dưới; 2 xương gò má, 2 xương khẩu cái; 2 xương mũi, 1 xương lá mía và 2 xương lệ. - Hàm dưới: có 1 xương hàm dưới. 2.1. Xương hàm trên Xương hàm trên có một thân và bốn mỏm: mỏm trán, mỏm gò má, mỏm huyệt răng, mỏm khẩu cái. Bên trong thân xương có xoang hàm thông với ngách mũi giữa. 2.2.Xương khẩu cái   10     This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Đơn xin việc Tài chính hành vi Lý thuyết Dow Bài tiểu luận mẫu Trắc nghiệm Sinh 12 Mẫu sơ yếu lý lịch Thực hành Excel Đề thi mẫu TOEIC Atlat Địa lí Việt Nam Giải phẫu sinh lý Hóa học 11 Đồ án tốt nghiệp adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Giải Phẫu Sinh Lý đại Cương