BÀI GIẢNG Hóa đại CƯƠNG CHƯƠNG 2 LIÊN Kết HOÁ Học Và Cấu ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Hóa học
BÀI GIẢNG hóa đại CƯƠNG CHƯƠNG 2 LIÊN kết HOÁ học và cấu tạo PHÂN tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.58 KB, 23 trang )

Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tửChương 2LIÊN KẾT HỐ HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ2.1- Những đặc trưng cơ bản của liên kết hóa học2.1.1- Năng lượng liên kết♦ Khái niệmQ trình hình thành phân tử từ các ngun tử ln ln gắn liền với sự giảiphóng năng lượng, năng lượng này được gọi là năng lượng hình thành phân tử.Ngược lại, sự phá vỡ phân tử thành những ngun tử riêng rẽ ln ln gắn liềnvới sự thu nhận năng lượng. Năng lượng này được gọi là năng lượng ngun tử hốphân tử.C + 4H CH4hình thành phân tửnguyên tử hóa phân tửĐối với phân tử hai ngun tử AB hoặc A2 thì năng lượng liên kết là năng lượngcần thiết để phá liên kết giữa hai ngun tử trong phân tử ở trạng thái khí, cơ bản thànhcác ngun tử cũng ở trạng thái khí, cơ bản. Nó thường được tính bằng kJ.mol-1. Ví dụ:HCl (k, cb) → H (k, cb) + Cl (k, cb), EH-Cl = 432 kJ.mol-1.N2 (k, cb) → N (k, cb) + N (k, cb), EN≡N = 941 kJ.mol-1.Kí hiệu : EA-B (kcal/mol, kJ/mol)Về trị số, năng lượng phân ly liên kết bằng năng lượng hình thành liên kết Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết đó càng bềnLiên kết A – B Năng lượng liên kết(kcal/mol)Liên kết A – B Năng lượngliên kết(kcal/mol)C – H 98,7 C – Cl 78,5C – C 83 C – Br 66C = C 143 C – I 57C ≡ C194 H – H 103C – O 84 O – H 111C = O (CO2) 182 O = O 118C- N 70 N – H 93C = N 207 N - N 38Trang 36Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tửC – F 105 N = N 100♦ Năng lượng liên kết trung bìnhĐối với những phân tử nhiều nguyên tử kiểu ABn, trong đó chỉ có liên kết giữaA và B, năng lượng trung bình của liên kết A – B có giá trị tuyệt đối bằng n1năng lượngtạo thành phân tử đó từ các nguyên tử ở trạng thái khí. Ví dụ, phản ứng sau:CH4 (k, cb) → C (k, cb) + 4H (k, cb), cần E = 1649 kJ.mol-1. Vì 1 mol CH4có 4 liên kết C – H, nên năng lượng liên kết C – H trong trường hợp này bằng:).(412416491−−== molkJEHCCần chú ý rằng mol ở đây là mol liên kết.Đối với phân tử nhiều nguyên tử có số nguyên tố lớn hơn 2, ví dụ, xét 1 mol C2H6ta có: C2H6 (k, cb) → 2C (k, cb) + 6H (k, cb), quá trình này đã phá vỡ 1 mol liênkết C – C và 6 mol liên kết C – H, năng lượng của phản ứng là EC-C + 6EC-H.Nhận xét: + Năng lượng trung bình của liên kết càng lớn thì liên kết đó càng bền. + Năng lượng liên kết giữa hai nguyên tử tăng cùng bậc liên kết.C – C 83 (kcal/mol)C = C 143C ≡ C194C- N 70C = N 207 + Biết giá trị năng lượng liên kết có thể tính được hiệu ứng nhiệt của phảnứng.2.1.2- Độ dài liên kếtĐộ dài liên kết là khoảng cách giữa hai tâm nguyên tử liên kết trực tiếp với nhautrong phân tử.Ví dụ, độ dài liên kết giữa hai nguyên tử H trong phân tử H2 là 0,074 nm, độ dàiliên kết H – O trong H2O là 0,0957 nm.Độ dài liên kết của một số phân tử Phân tử Độ dài liên kết (Å) Phân tử Độ dài liên kết (Å)H20,74 HF 0,92Trang 37Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tửF21,42 HCl 1,27Cl21,99 HBr 1,41Br22,28 HI 1,61I22,67 C2H6 (C – C ) 1,54N21,094 C2H4 (C = C) 1,35O21,207C2H2 (C ≡ C)1,21CO 1,128Độ dài liên kết càng bé, liên kết càng bền Giữa hai nguyên tử xác định, độ dài liên kết càng giảm khi bậc liên kết tăng.Liên kết C – C C = CC ≡ C d(Å) 1,54 1,35 1,212.1.3- Góc liên kếtGóc liên kết là góc được tạo bởi 1 nguyên tử liên kết trực tiếp với 2 nguyên tửkhác trong phân tử.Ví dụ, góc liên kết HÔH trong phân tử H2O là 104,50, góc liên kết ^HCHtrong phântử CH4 là 109028/ (hình 2.1).HOHGoùc HOH = 104,50Hình 2.1: Góc liên kết trong phân tử H2O2.1.4- Độ bội liên kết theo phương pháp liên kết cộng hóa trịĐộ bội liên kết giữa hai nguyên tử trong phân tử là cặp e chung để tạo liên kếtgiữa hai nguyên tử đó trong phân tử.Ví dụ, độ bội liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử N2 là ba: N ≡ N, độ bộiliên kết giữa hai nguyên tử C trong phân tử C2H4 là hai, giữa C và H là một:CCHH HHKhi độ bội liên kết bằng 3 được gọi là liên kết ba, độ bội liên kết bằng hai gọi làliên kết đôi (liên kết kép), độ bội liên kết bằng một là liên kết đơn.2.2. Liên kết ion theo Kossel.Liên kết ion là liên kết được hình thành từ hai nguyên tử của hai nguyên tố có độâm điện rất khác nhau, một bên là kim loại điển hình có độ âm điện rất bé, một bên làphi kim điển hình có độ âm điện rất lớn, như trường hợp giữa các kim loại kiềm hoặckim loại kiềm thổ và halogen hoặc oxi, lúc này hiệu số độ âm điện của chúng lớn hơnTrang 38Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử1,7 đơn vị.Khi tạo liên kết ion thì nguyên tử kim loại nhường hẳn electron cho nguyên tử phikim để tạo thành cation và anion, các ion ngược dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Vậy, bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.Liên kết ion có một số đặc điểm sau:- Mỗi ion tạo ra điện trường xung quanh nó, nên liên kết ion xảy ra theo mọihướng hay thường nói liên kết ion là liên kết không có hướng.- Không bảo hoà, nghĩa là mỗi ion có thể liên kết được nhiều ion xung quanh nó.- Liên kết rất bền.Do các đặc điểm trên mà hợp chất ion ở điều kiện thường là chất rắn gồm một tậphợp rất nhiều ion dương và ion âm, có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. Ví dụmuối Na+Cl-.Hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là điện hoá trị hay hoá trịion của nguyên tố đó.2.3. Liên kết cộng hoá trị theo Lewis.Liên kết cộng hoá trị là loại liên kết bằng cặp electron chung hình thành giữa cácnguyên tử giống nhau hay không khác nhau nhiều về độ âm điện, nghĩa là hiệu số độ âmđiện giữa chúng nhỏ hơn hay bằng 1,7 đơn vị. Vậy liên kết cộng hoá trị là liên kết bằng cặp electron chung.Ví dụ: Cl:Cl ; H:ClNếu hai nguyên tử có độ âm điện như nhau, cặp electron liên kết sẽ nằm ở giữa, tacó liên kết cộng hoá trị không cực. Ví dụ Cl:Cl Nếu hai nguyên tử có độ âm điện khác nhau, cặp electron liên kết sẽ nằm lệch vềphía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn, ta có liên kết cộng hoá trị phân cực ( H :Cl ).Nếu cặp electron chung liên kết do một trong hai nguyên tử đưa ra còn nguyên tửkia được dùng chung: đó là hình thành liên kết phối trí.♦ So sánh liên kết cộng hoá trị và liên kết ion: - Liên kết ion không có hướng và không bão hoà, còn liên kết cộng hoá trị cóhướng rõ rệt và bảo hoà.- Liên kết ion là liên kết bằng lực hút tĩnh điện. Liên kết cộng hóa trị là liên kếtbằng cặp electron chung.- Liên kết ion hình thành giữa 2 nguyên tử có độ âm điện khác nhau nhiều. Liênkết cộng hoá trị hình thành giữa các nguyên tố giống nhau hay không khác nhaunhiều.- Hợp chất ion có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao hơn hợp chất cộng hoá trị.Sự khác biệt giữa hai loại liên kết không phải lúc nào cũng rõ rệt. Không có hợpchất nào có 100% liên kết ion.Số liên kết giữa hai nguyên tử gọi là bậc liên kết.Trang 39Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tửHoá trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hoá trị là số liên kết được hìnhthành giữa một nguyên tử của nguyên tố đó với các nguyên tử khác trong phân tử.2.4. Liên kết cộng hoá trị theo Thuyết VB (Valence – Bond).2.4.1- Những luận điểm cơ bản của phương pháp liên kết hóa trịKết quả nghiên cứu sự tạo thành liên kết hóa trị trong phân tử H2 có thể áp dụngcho các phân tử khác và phương pháp này được gọi là phương pháp liên kết hóa trị(phương pháp VB). Những luận điểm cơ bản của phương pháp liên kết hóa trị như sau:a) Mỗi liên kết cộng hóa trị được tạo thành bằng sự góp chung 2e độc thân cócác gía trị ms khác dấu của 2 nguyên tử tham gia liên kết. Hai e này thuộc sởhữu của cả 2 nguyên tử.b) Khi tạo liên kết xảy ra sự xen phủ các obitan hóa trị của 2 nguyên tử thamgia liên kết. Sự xen phủ càng lớn thì liên kết càng bền.c) Liên kết cộng hóa trị là liên kết có hướng. Hướng của liên kết là hướng cóđộ xen phủ các obitan hóa trị lớn nhất.-++++--++s - s (xichma)p - p (xichma)s - p (xichma)Hình 2.2: Hướng xen phủ lớn nhất của các obitan s và p2.4.2- Hóa trị của nguyên tố theo phương pháp VBTừ luận điểm thứ nhất của phương pháp VB ta thấy rằng, điều kiện trước tiên đểtạo liên kết hóa học giữa hai nguyên tử là chúng phải có e độc thân.Ví dụ, nitơ (Z = 7) có cấu hình e: 1s2 2s2 2p3 : Nguyên tử N có 3e độc thân, nên nó có hóa trị 3, chẳng hạn trong N2 (N≡N),trong NH3, trong NF3.Nguyên tử P ở trạng thái cơ bản có 3e độc thân như N:1s2 2s22p3 3s23p3: Vì vậy, P có hóa trị 3 như N, chẳng hạn trong PH3, PF3.Tuy nhiên, trong P còn có hóa trị 5 như trong PF5, PCl5, nghĩa là trong trường hợpnày P phải có 5e độc thân. Quá trình tạo ra 5e độc thân được giải thích như sau. Ở lớp engoài cùng (lớp M) của P có 5 obitan d trống, khi P tham gia phản ứng hóa học thì các eđã ghép đôi trong lớp M (3s2) hấp thụ năng lượng của phản ứng chuyển 1e ra 3d làmcho số e độc thân tăng lên. Trạng thái này của P được gọi là trạng thái kích thích vàđược kí hiệu bằng dấu (*) trên đầu kí hiệu nguyên tố.Trang 40Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tửP* : 3s 3p 3dNitơ ở cùng nhóm với P, nhưng N không có hóa trị 5, vì muốn có hóa trị đó 1e ở2s phải chuyển ra lớp thứ 3 (lớp M). Quá trình này cần một năng lượng lớn không đượcbù bằng năng lượng phản ứng.Từ ví dụ của N và P ta hiểu được tại sao Oxi không có các hóa trị 4, 6 như S, Sevà Te ở cùng nhóm. Tương tự như vậy F không có hóa trị 3, 5 và 7 như Cl, Br và I.Từ các ví dụ trên ta thấy rằng số LIÊN KếT CộNG HÓA TRị của một nguyên tốlà có hạn, nghĩa là có tính bão hòa, khác với trường hợp liên kết ion.2.4.3- Tính định hướng của liên kết cộng hóa trịNhư đã trình bày ở trên khi tạo liên kết các obitan hóa trị xen phủ nhau theohướng có độ xen phủ lớn nhất. Đó là tính có hướng của liên kết cộng hóa trị.Từ tính có hướng này ta có thể dự đoán được cấu dạng hình học của phân tử.Ví dụ, trong phân tử H2S nguyên tử S có2e độc thân ở 3p4. Hai e này tạo thành 2 liênkết cộng hóa trị với 2 nguyên tử H theo hướngvuông góc trên tọa độ Descartes, vì ở đó sựxen phủ các obitan 3p của S với các obitan 1scủa H là lớn nhất, nên phân tử H2S có dạng gấpkhúc (hình 2.3)~900SHHxzSHHHình 2.3: Sự xen phủ các obitan hóatrị trong phân tử H2S2.4.4- Liên kết cho - nhậnLiên kết cho – nhận là liên kết cộng hóa trị, nhưng cặp e chung để tạo liên kết chỉdo một nguyên tử (hay ion) cung cấp.Để có thể tạo thành liên kết cho – nhận, một nguyên tử (hay ion) phải có cặp e hóatrị chưa tham gia liên kết, còn nguyên tử (hay ion) kia còn obitan hóa trị trống. Một sốví dụ:HN :HH+ H+HN HHHFB + : F :FFFB FFF. .. ._Liên kết cho – nhận được biểu diễn bằng mũi tên hướng từ nguyên tố “cho” cặp esang nguyên tố “nhận” cặp e đó.Liên kết cho – nhận trong NH4+ và BF4- có giá trị tương đương với 3 liên kết cònTrang 41Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tửlại trong chúng, vì các liên kết này đều có cùng bản chất chung cặp e.Trong phân tử CO, liên kết giữa C và O là liên kết 3, trong đó 2 LK được tạothành do sư góp chung 2e độc thân của 2 nguyên tử, còn liên kết thứ 3 là liên kết cho –nhận được tạo thành bằng cặp e hóa trị chưa tham gia liên kết của O và obitan hóa trịtrống 2p của C:C OLiên kết cho – nhận được tạo thành đôi khi do sự sắp xếp lại e hóa trị của phần tửnhận để tạo ra obitan hóa trị trống. Ví dụ:H O NOOỞ đây, trong nguyên tử O có sự sắp xếp lại các e hóa trị để tạo ra một obitan hóatrị trống tạo điều kiện cho việc “nhận” cặp e liên kết:O :1s2 2s2 2p41s2 2s2 2p4Năng lượng cần cho sự sắp xếp lại này được bù bằng năng lượng của phản ứnghóa học.2.4.5- Các kiểu liên kết cộng hoá trịLiên kết σ là liên kết được tạo thành do sự xen phủ các obitan hóa trị của hainguyên tử dọc theo trục nối hai hạt nhân (hình 2.4).Liên kết π là liên kết được tạo thành do sự xen phủ các obitan hóa trị của hainguyên tử ở hai phía của trục nối hai hạt nhân (hình 2.4).++a) s - s++b) s - p++--c) p - p++++----d) d - d+-+-e) p - p+-+--+g) d - p+--+-++-h) d - dHình 2.4: Sự xe phủ σ (a, b, c, d) và π (e, g, h) của các obitan nguyên tửTrang 42Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử2.5- Sự lai hố và dạng hình học của phân tử.2.5.1. Điều kiện ra đời.Thuyết lai hố ra đời nhằm bổ sung một số thiếu sót của phương pháp cặpelectron liên kết. Nó giải quyết hai khó khăn của phương pháp cặp electron liên kết, đólà cấu hình hình học của đa số phân tử và độ bền của các liên kết trong các phân tử này.Xét sự tạo liên kết trong phân tử CH4. Ngun tử C ở trạng thái hóa trị 4 có 4e độcthân: 1s2 2s2 1z1y1xp2p2p2. Bốn e này tạo thành 4 liên kết C – H, trong đó có 3 liên kết p-s, nghĩa là ba obitan 2p của C xen phủ với 3 obitan 1s của 3 ngun tử H, tạo thành bagóc liên kết (HCH) bằng 900. Liên kết thứ tư C – H được tạo thành do sự xen phủ giữaobitan 2s của C và 1s của H khơng có hướng xác định trong khơng gian, vì độ xen phủgiữa các obitan s với nhau là như nhau theo mọi hướng.Nếu coi rằng liên kết thứ 4 này phải cách đều 3 liên kết kia thì góc liên kết(HCH) thứ 4 phải bằng 120014/. Kết quả này còn dẫn đến độ bền của 1 liên kết C – H(do sự xen phủ s – s) khác với độ bền của 3 liên kết C – H còn lại (do sự xen phủ p – s).Tuy nhiên thực nghiệm xác nhận rằng bốn góc liên kết (HCH) trong phân tửCH4 đều bằng 109028/ (góc 4 mặt đều) và độ bền của 4 liên kết C – H đều như nhau.Để giải quyết sự khơng phù hợp giữa suy luận với thực nghiệm. Pauling vàSlater đã đề ra thuyết lai hố. Theo đó, khi các ngun tử tương tác với nhau có thểkhơng dùng các AO “thuần khiết” s, p, d mà những AO này được tổ hợp thành nhữngobitan mới có năng lượng, hình dạng, kích thước giống nhau, phân bố đối xứng trongkhơng gian - gọi là các AO lai hố. Có bao nhiêu AO tham gia lai hố thì có bấy nhiêu AO lai hố được hình thànhvà chúng phân bố đối xứng trong khơng gian. Muốn lai hố được với nhau các AO phảicó mức năng lượng xấp xỉ nhau.CHHHHHình 2.5: Cấu dạng hình học của phân tử CH4 theo thuyết lai hóa.Đối với phân tử CH4, người ta cho rằng khi tạo liên kết giữa C và H, 1 obitan 2svà 3 obitan 2p của C lai hóa (trộn lẫn) với nhau tạo thành 4 obitan lai hóa sp3 giống hệtnhau. Bốn obitan sp3 này hướng tới 4 đỉnh của hình 4 mặt đều, ở đó chúng xen phủ với4 obitan 1s của 4 ngun tử H (hình 2.5). Vậy 4 liên kết C – H phải giống nhau và 4 góc(HCH) phải bằng nhau và bằng góc 4 mặt đều.2.5.2- Các kiểu lai hóa giữa các obitan ns và npTrang 43Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử♦ Lai hóa sp 3 : Một obitan ns lai hóa với 3 obitan np tạo thành 4 obitan sp3 giống hệtnhau. Bốn obitan này hướng tới 4 đỉnh của hình 4 mặt đều, tạo thành góc giữa cácobitan lai hóa là 109028/ (hình 2.6a) sp3+-+-++--109o28/a)+++---120ob)+-+-++-+++--sp2+-++++180Ospc)Hình 2.6: Hướng phân bố các obitan lai hóa xung quanh hạt nhân nguyên tử:a) sp3 ; b) sp2 ; c) sp♦ Lai hóa sp 2 : Một obitan ns lai hóa với 2 obitan np tạo thành 3 obitan lai hóa sp2giống hệt nhau. Ba obitan này hướng tới 3 đỉnh của tam giác đều, hình thành gócgiữa các obitan lai hóa bằng 1200 (hình 2.6b).♦ Lai hóa sp: Một obitan ns lai hóa với 1 obitan np tạo thành 2 obitan lai hóa spgiống hệt nhau. Hai obitan này nằm trên một đường thẳng tạo thành góc giữa haiobitan lai hóa bằng 1800 (hình 2.6c).2.5.3. Điều kiện lai hoá bềnNăng lượng AO tham gia lai hoá thấp và xấp xỉ bằng nhau.Độ xen phủ các AO lai hoá với các AO nguyên tử khác tham gia liên kết phải lớn.Nếu không đủ các điều kiện trên thì khả năng lai hoá giảm dần hoặc không có sựlai hoá, kết quả dẫn đến độ bền liên kết giảm dần.Ví dụ: Từ trái sang phải trong chu kỳ 3, độ bền liên kết trong các ion −44SiO, −34PO, −24SOgiảm dần vì các obitan hoá trị của nguyên tử trung tâm đều có lai hoá sp3, nhưngvì từ trái sang phải trong chu kỳ hiệu năng lượng các obitan 3p và 3s tăng dần, dẫn đếnnăng lượng liên kết X – O giảm dần theo chiều trên.Từ trên xuống trong nhóm VA độ bề liên kết và góc liên kết trong phân tử NH3,PH3, AsH3, SbH3 giảm dần vì lai hoá bền sp3 giảm, do năng lượng các obitan hoá trị tăngTrang 44Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tửdần từ N đến Sb trong nhóm.Phân tử NH3PH3AsH3SbH3Năng lượng liên kết ( )molkJ380 323 281 256Góc liên kết (HXH) 107,30940920910Tương tự như vậy đối với các phân tử XH2 trong nhóm VIA.Phân tử H2O H2S H2Se H2TeNăng lượng liên kết ( )molkJ463 347 276 238Góc liên kết (HXH) 104,50920910900♦Lưu ý: Khi số nguyên tử liên kết với nguyên tử trung tâm A ít hơn số obitan laihóa của A thì góc liên kết trong phân tử bị thu hẹp lại đôi chút so với góc giữacác obitan lai hóa, vì cặp e hóa trị trên obitan lai hóa chưa tham gia liên kết cótác dụng đẩy mạnh hơn so với cặp e trên obitan lai hóa đã tham gia LIÊN KếT .Ví dụ, góc (OSO) trong SO2 là 119,50 < 1200 giữa các lai hóa sp2.Góc (HNH) trong NH3 là 107,30 ; góc (HOH) = 104,50 đều nhỏ hơn 109028/giữa các obitan lai hóa sp3.2.5.4. Dự đoán kiểu lai hoá và dạng hình học của phân tửXuất phát từ ý tưởng các cặp electron hoá trị của một nguyên tử luôn đẩy lẫnnhau, R.J. Gillespie đã đưa ra quy tắc tiên đoán sự định hướng các liên kết xung quanhmột nguyên tử trung tâm của phân tử hoặc ion gọi là thuyết sự đẩy các cặp electroncủa những lớp hoá trị, viết tắt là VSEPR (từ tiếng anh: Valence Shell Electronic PairRepusions)♦Nội dung: Mọi cặp electron liên kết và không liên kết (cặp electron tự do) củalớp ngoài cùng đều cư trú thống kê ở cùng một khoảng cách đến hạt nhân, trên bềmặt quả cầu mà hạt nhân nằm ở tâm. Các electron tương ứng sẽ ở vị trí xa nhaunhất để lực đẩy của chúng giảm đến cực tiểu.Theo mô hình VSEPR: Xét phân tử AXmEn trong đó nguyên tử X liên kết vớinguyên tử trung tâm A bằng những liên kết σ và n cặp electron không liên kết hay cặpelectron tự do E. Khi đó tổng ( n + m) xác định dạng hình học của phân tử.n + m = 2 → Phân tử thẳng → A lai hoá spn + m = 3 → Phân tử phẳng tam giác → A lai hoá sp2n + m = 4 → Phân tử tứ diện → A lai hoá sp3n + m = 5 → Phân tử tháp đôi đáy tam giác → A lai hoá sp3dn + m = 6 → Phân tử tháp đôi đáy vuông (bát diện) → A lai hoá sp3d2(n + m) là tổng số số nguyên tử liên kết trực tiếp với nguyên tử X trong phân tử vàsố cặp electron hoá trị của X chưa tham gia liên kết).Trang 45Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tửVí dụ: Trong: BeH2 có m + n = 2 → Be có lai hoá sp. BH3 có m + n = 3 → B có lai hoá sp2.CH4 có m + n = 4 → C có lai hoá sp3. NH3 có m + n = 4 → N có lai hoá sp3.PCl5 có m + n = 5 → P có lai hoá sp3d.♦Dạng hình học một số phân tử AXmEnn + m Đa diện phối tríCông thứccấu trúcDạng phân tửAXmPhântử liênkết đơnPhân tử liênkết bội2 Đoạn thẳngAX3E0thẳngBeH2BeCl2CO2HCN3 Tam giác đềuAX3E0Tam giác đềuBH3AlCl3SO3, NO3-HClO2AX2E1gấp khúc SnCl2SO2, NO2,NOCl4 Tứ diệnAX4E0tứ diệnCH4NH4+SO42-, POCl3AX3E1Tháp đáy tamgiácNH3OH3+SOBr2 ClO3-AX2E2gấp khúcOF2NH2-ClO2-2.6- Liên kết cộng hoá trị theo phương pháp MO (Moleccular Obital).2.6.1. Nội dung cơ bản.♦Phương pháp MO cho rằng phân tử không tồn tại các AO mà các electron củaphân tử chuyển động trên các obitan chung của phân tử được gọi là MO. Nếu trong nguyên tử, mỗi electron được miêu tả bằng một hàm sóng ψ (obitannguyên tử AO), thì trong phân tử mỗi electron được miêu tả bằng một hàm sóng ψ(obitan phân tử, viết tắt MO).Nếu trong mỗi obitan nguyên tử, electron được đặt trưng bằng một bộ các sốlượng tử và ta có các obitan nguyên tử với các tên s, p, d, f thì trong mỗi obitan phântử, electron cũng được đặt trưng bằng một bộ các số lượng tử, ta có các obitan phân tửvới các tên σ, π, δ, φ Nếu mỗi obitan nguyên tử ứng với một mức năng lượng xác định, thì mỗi obitanphân tử cũng tương ứng với một mức năng lượng xác định.♦Về nguyên tắc, số MO thu được bằng tổng số AO tham gia tổ hợp. Các MO nàygồm hai loại: MO liên kết (năng lượng thấp) và MO phản liên kết (năng lượngcao)Vậy, MO chung tổ hợp tuyến tính được viết như sau: 1iiCi∞=Ψ = Ψ∑Trang 46Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử♦Sự điền electron vào các MO đó (tn theo ngun lí vững bền, ngun lý loại trừPauli, quy tắc Hund) cho ta cấu hình electron của phân tử.2.6.2. Điều kiện tổ hợp có hiệu quả các AO.♦Các AO phải có cùng tính chất đối xứng.♦Năng lượng các AO phải xấp xỉ nhau.♦Các AO phải xen phủ nhau rõ rệt.Về mặt định tính, để biết được các AO có cùng tính chất đối xứng hay khơng, cóthể dựa vào sự xen phủ dương, âm hoặc bằng khơng của các AO (hình 2.7).s - s p - p s- p p - p p - da) Sự xen phủ dươngb) Sự xen phủ âm và xen phủ bằng khôngHình 2.7: Sự xen phủ dương, âm hoặc bằng khơng của các AOChỉ có sự xen phủ dương mới có thể tạo liên kết và trong trường hợp này các AOmới có cùng tính chất đối xứng, nghĩa là chúng mới tổ hợp được với nhau. Tuy nhiên,việc tổ hợp có hiệu quả hay khơng còn phụ thuộc vào hai điều kiện còn lại.2.6.3. Các đặc trưng của liên kết cộng hố trị trong phương pháp MO- Chỉ số liên kết hay độ bội liên kết (N): 1( *)2N n n= −Với: n - số electron nằm ở MO liên kết.n* - số electron nằm ở MO phản liên kết.- Độ dài liên kết (l) bằng khoảng cách giữa tâm của hai hạt nhân, l càng nhỏ khichỉ số liên kết càng lớn.- Năng lượng liên kết càng lớn khi liên kết càng bền.2.6.4. Giản đồ năng lượng các MO đối với 2 2 2 2, , , .H H He He+ + Vì hai ngun tử trong phân tử giống nhau nên các AO hố trị của chúng đềugiống nhau, nghĩa là chúng có cùng tính chất đối xứng.Trang 47Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tửTrong trường hợp này sự tổ hợp n AO sẽ cho ta 2nMO liên kết có năng lượngthấp hơn năng lượng AO đem tổ hợp và cho 2nMO phản liên kết (kí hiệu MO*) có nănglượng cao hơn các AO trong tổ hợp.Xét trường hợp: ++→+2HHH Hai AO 1s của hai hiđro có sự xen phủ dương và là liên kết σ (hình 2.8). Tổ hợpAO này như sau:ψ= C1ϕ1 + C2ϕ2s1 + s2+++++.... a)b)Hình 2.8: a) Sự xen phủ các AO s b) là hình dạng các MO σs và σs*Vì hai AO giống nhau cùng năng lượng tổ hợp với nhau, nên chúng tham giavào hàm sóng chung với cùng một trọng lượng thống kê. Từ điều kiện chuẩn hóa củahàm sóng ta có thể tính được C1 = ± C2 = 21±, nghĩa là sự tổ hợp hai AO 1s cho haihàm sau: ( )2121ϕ+ϕ=ψ+ và ( )2121ϕ−ϕ=ψ−sasbσsσs∗αα + βα − βHình 2.9a: Giản đồ năng lương các MO của ion +2HHàm ψ+ - MO σs liên kết có năng lượng thấp hơn năng lượng các AO tham giatổ hợp. Hàm ψ- - MO σs phản liên kết (viết tắt là σs*) có năng lượng cao hơn năng lượngcác AO tham gia tổ hợp.Kí hiệu σs có nghĩa là MO tạo thành từ liên kết σ, còn chỉ số s là được tạo thànhtừ các AO s.Trang 48σsσs*Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tửCác kết quả tạo thành ion +2H từ H+ và H được trình bày trên giản đồ gọi là giản đồ năng lượng cac MO (hình 2.9a)Theo phương pháp MO bậc liên kết (độ bội liên kết) giữa hai nguyên tử trongnguyên tử A2 hay AB được tính bằng công thức sau:( )*rsnn21p −=Trong đó: prs – bậc liên kết giữa 2 nguyên tử r và s;n – số electron trên MO liên kết;n* – số electron trên MO phản liên kết.Đối với ion +2H, +2He và He2 các AO tham gia tổ hợp cũng là hai AO 1s, nên cũngtạo ra hai MO là σs và*sσ. Ta cũng có giản đồ năng lượng các MO giống như ion +2H.Tuy nhiên số electron điền vào các MO nhiều hơn.Quy tắc điền electron vào các MO giống như điền electron vào các AO trongnguyên tử, nghĩa là eletron điền vào các MO có năng lượng từ thấp đến cao, mỗi MO cótối đa hai electron có spin đối song song, khi các MO có cùng năng lượng thì sự điềnelectron vào các MO đó sao cho có số electron độc thân với các spin song song là lớnnhất.Giản đồ năng lượng MO các phân tử A2 thuộc chu kì 1:Các nguyên tử thuộc chu kì 1 có một orbital hoá trị 1s. Sự tổ hợp 2 AO đó thuộchai nguyên tử giống nhau cho hai MO:MO liên kết σ1s có năng lượng E+ = α + β MO phản liên kết σ1s* có năng lượng E- = α - β + H2+ : 11sσ; 21201=−=N (nửa liên kết)Độ dài liên kết : l = 1,06 ÅNăng lượng liên kết : E = 256 kJ/mol+ H2 : Electron thứ 2 được phân bố tiếp vào MO σ1s nhưng có spin đối songvới electron thứ nhất. σsσs∗AO MO AOEHình 2.9b: Giản đồ năng lượng MO của phân tử H2Trang 49Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tửCấu hình :21sσ 1202=−=N Độ dài liên kết : l = 0,74 ÅNăng lượng liên kết : E = 432 kJ/molPhân tử H2 có một liên kết , liên kết này cũng được gọi là liên kết σ So với phân tử H2+ ta thấy: số liên kết càng lớn thì năng lượng liên kết càng lớn vàđộ dài liên kết càng nhỏ.+ He2+ : Electron thứ 3 phân bố trên MO *1sσCấu hình : 1*121 ssσσ 21212=−=N Độ dài liên kết : l = 1,08 ÅNăng lượng liên kết : E = 215 kJ/molGiống trường hợp H2+, ở đây ta lại có nửa liên kết, H2+ và He2+ do đó l và E gầnnhư nhau.+ He2 : Electron thứ 4 sẽ được phân bố vào MO phản liên kết σ1s* Cấu hình : σ1s2 σ1s*2 0222=−=N Phân tử này không tồn tại vì số liên kết bằng 0. Tác dụng phản liên kết của haielectron phản liên kết làm triệt tiêu tác dụng liên kết của 2 electron liên kết.Dưới đây là những số liệu về đặc tính liên kết của các hệ đang xétHệ Cấu hình electron Bậc liên kết prsNăng lượng liên kết(kJ.mol-1)Độ dài liên kết(nm)H2+1sσ0,5 256 0,106H22sσ1 432 0,074H e2+1*s2sσσ0,5 251 0,108H e22*s2sσσ0 0 -Bậc liên kết của He2 bằng không, nghĩa là không tồn tại phân tử He2.Phân tử H2 có bậc liên kết lớn hơn, nên năng lượng liên kết lớn hơn và độ dài liênkết ngắn hơn so với ion +2H.2.6.5. Giản đồ năng lượng MO của các phân tử A2 thuộc chu kỳ 2. Trang 50Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tửBao gồm : Li2, Be2, B2, C2, N2, O2, F2, Ne2. Các nguyên tử ở chu kỳ 2 đều có 4 AO hoá trị khi tạo thành phân tử A2 bằng cáctổ hợp sau: 2s2p2p2sπxπyπ*yπ*xσz*σzσsσs*AA2AHình 2.10a: Giản đồ năng lượng các MO của phân tử A2 chu kỳ 2 (giản đồ thứ 1)2s2p2p2sπxπyπ*yπ*xσz*σzσsσs*A2AAHình 2.10b: Giản đồ năng lượng các MO của phân tử A2 chu kỳ 2 (giản đồ thứ 2)Hai giản đồ năng lượng MO của các phân tử A2 thuộc chu kỳ 2♦ Giản đồ a) là của các phân tử cuối chu kỳ : O2, F2 và Ne2. Trong trường hợp này,hiệu ứng năng lượng Enp – Ens ở các nguyên tử lớn nên không có sự tương tác σs -σz.⇒ Cấu hình electron của các phân tử O2, F2, Ne2 có dạng :Trang 51Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử(KK) σs σs*σz (πx = πy ) (πx* = πy* ) σz* (hình a)♦ Giản đồ b) là của các phân tử đầu chu kỳ : Li2 , Be2, B2, C2, N2 . Trong trường hợpnày, hiệu ứng năng lượng Enp – Ens tương đối nhỏ nên khi tạo thành phân tử A2 cósự tương tác σs - σz làm cho mức năng lượng các MO σz và πx , πy thay đổi so vớigiản đồ a). ⇒ Cấu hình electron của các phân tử Li2 , Be2, B2, C2, N2 có dạng :(KK) σs σs*(πx = πy )σz (πx* = πy* ) σz* (hình b)♦ Kí hiệu (KK) ở đây chỉ rằng có 4e (1s2 ) của hai nguyên tử của lớp K không thamgia tạo thành MO.Ví dụ : - Phân tử Li2 có 6e, Cấu hình electron Li2 : σs2 N = 1l = 2,67 A0E = 105 kJ/mol - Phân tử Be2 có 8e, Cấu hình electron Be2 : σs2 σs*2 ( N = 0, nên phân tử không tồn tại ). - Phân tử B2 có 10e, Cấu hình electron B2 : σs2 σs*2 πx1 = πy1N = 1, nên phân tử bền.l = 1,59 A0E = - 287 kJ/molPhân tử có 2e độc thân nên có tính chất thuận từ. - Phân tử N2 có 14e, Cấu hình electron N2 : σs2 σs*2 πx2 = πy2σz2 N = 3, liên kết 3 : N N≡ l = 1,10 A0E = -942 kJ/mol- Phân tử O2 có 16e, Cấu hình electron O2 : σs2 σs*2σz2 πx2 = πy2 πx*1 = πy*1N = 2l = 1,21 A0E = -494 kj/molPhân tử có 2e độc thân nên có tính chất thuận từ.- Phân tử F2 có 18e, Cấu hình electron F2 : σs2 σs*2σs2 πx2 = πy2 πx*2 = πy*2N = 1, l = 1,42A0E = -155 kJ/molTrang 52Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử- Phân tử Ne2 : không tồn tại.2.6.6. Giản đồ năng lượng MO của các phân tử AB có hai hạt nhân khác nhau củacác chu kỳ 1 và 2. Về nguyên tắc cách xây dựng các MO đối với phân tử dạng AB tương tự dạng A2.Khác nhau ở chỗ, do trong phân tử AB, các AO có tính đối xứng khác nhau nên phầnxen phủ để tạo thành MO là khác nhau. Vì vậy, chỉ có các AO có cùng tính đối xứng mới tham gia tạo thành liên kết.Trong hai nguyên tử A, B thì nguyên tử nào có độ âm điện lớn hơn sẽ có mức nănglượng AO bền hơn và được biễu diễn thấp hơn trên giản đồ MO.♦ Nếu tổng số electron hoá trị của phân tử AB lớn hơn hoặc bằng 12e (tương tự O2,F2 và Ne2) ⇒ giản đồ theo hình a)♦ Nếu tổng số electron hoá trị của phân tử AB nhỏ hơn hoặc bằng 12e (Li2 , Be2, B2,C2, N2 ) ⇒ giản đồ theo hình b).Các MO trong phân tử AB của chu kỳ 2 như CO, NO, CN, … được tạo thành từ cáctổ hợp tuyến tính gữa các AO hóa trị 2s và 2p giống như trong phân tử A2 của chu kỳ 2.Sự khác nhau duy nhất năng lượng các AO 2s cũng như năng lượng các AO 2p của Avà B không bằng nhau :2s2p2p2sπxπyπ*yπ*xσz*σzσsσs*ABBAHình 2.11: Giản đồ năng lượng các MO của phân tử AB chu kỳ 2.B có độ âm điện lớn hơn A, nên năng lượng tương ứng thấp hơn.Ví dụ: cấu hình electron của phân tử CO: (KK) σs2 σs*2 πX2 = πy2 σz2 : phân tửCO nghịch từ vì không có electron độc thân.Bậc liên kết: psr = ( )32821=−Cấu hình electron của ion CO+: (KK) σs2 σs*2 πX2 = πy2 σz2 : ion CO+ thuận từ vìcó electron độc thân.Trang 53Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tửBậc liên kết : psr = ( ).5,22721=−Vậy liên kết trong phân tử CO bền hơn trong CO+, độ dài liên kết trong CO ngắnhơn trong CO+.Ta xét một trường hợp HF, trong đó H ở chu kỳ 1, F ở chu kỳ 2. Các AO hóa trịcủa hai nguyên tử là không giống nhau. H chỉ có một AO hóa trị 1s, F có bốn AO hóatrị 2s và 2p, năng lượng AO 2s của F thấp hơn nhiều so với năng lượng AO 1s của H,nên chúng không tổ hợp được với nhau. Chỉ có một tổ hợp được hình thành giữa AO 1s của H và AO 2pz của F tạo thành1 MO σ liên kết và một MO σ*. Các AO 2s và 2px, 2py của F trong phân tử HF khôngtham gia liên kết, nên chúng ở trong phân tử HF là các MO không liên kết.1sσzσz∗2pHHF Fπx0πy0Hình 2.11: Giản đồ năng lượng các MO của phân tử HFCác MO không liên kết này có năng lượng bằng đúng năng lượng của các AOtương ứng trong nguyên tử F (hình 2.11)Cấu hình electron của phân tử HF như sau: 1s2 2s2 σ2 px2 py2Bậc liên kết prs = ( )10221=−♦Phân tử BeH22p2sσz*σz*1sa1sbσsσs*πx0πy0BeHa, HbBeH2Hình 2.12: Giản đồ năng lượng các MO phân tử BeH2Trang 54Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tửCÂU HỎI VÀ BÀI TẬP2.1- Hãy cho biết điều kiện để hai nguyên tử kết hợp với nhau tạo thành liên kếtion (minh họa bằng ví dụ), bản chất và đặc điểm của LK ion?2.2- Những điều kiện để hai nguyên tử có thể kết hợp với nhau tạo thành LKCHT. Lấy ví dụ minh họa?2.3- Hãy cho biết trạng thái hóa trị của O, S, F và Cl theo phương pháp VB.2.4- Hãy phân biệt liên kết σ và liên kết π. Lấy ví dụ minh họa?2.5- Điều kiện tạo LK cho – nhận là gì ? LK cho – nhận có phải là LK CHTkhông ? Lấy ví dụ.2.6- Dựa vào mô hình đẩy các cặp e hóa trị, dự đoán các kiểu lai hóa sp, sp2, sp3của các AO hóa trị của nguyên tử trong phân tử như thế nào? Lấy ví dụminh họa.2.7- Hãy cho biết các AO hóa trị của nguyên tử trung tâm trong các phân tử ionsau có lai hóa gì và cấu dạng hình học của chúng ra sao: CO2 , SO2 , NH4+ ,BF4- , OF2 , HCN ?2.8- Những giả thiết gần đúng của phương pháp MO – LCAO là gì?2.9- Nêu những điều kiện để các AO có thể tổ hợp được với nhau. Về mặt địnhtính có thể dựa vào tiêu chuẩn gì để nhận biết hai AO có cùng tính chất đốixứng ? Lấy ví dụ.2.10- Tại sao không tồn tại phân tử He2 và Ne2 ? Giải thích bằng hai phương phápVB và MO.2.11- Xác đinh lai hóa?a) Nguyên tử Be, B, C trong các phân tử BeH2, BF3, CH4 có kiểu lai hóa gì?b) Trong các nguyên tử trung tâm (có gạch dưới) của các phân tử: H2O, SO2,CH4, BeCl2, BF32.12- Viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau:a) SO3, CO2, SO2, NH3, PH3b) H2SO3, H2SO4, HNO3, HClO4c) CaSO4, Na3PO4, Zn(NO3)2Trang 55Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tửBÀI TẬP TRẮC NGHIỆMCâu 1: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của liên kết ion:A. Mỗi ion tạo ra điện trường xung quanh nó, nên liên kết ion xảy ra theo mọihướng hay thường nói liên kết ion là liên kết không có hướng.B. Không bảo hoà, nghĩa là mỗi ion có thể liên kết được nhiều ion xung quanhnó.C. Liên kết rất bền.D. Tất cả đều đúngCâu 2: Hãy sắp xếp độ bền liên kết và góc liên kết trong phân tử NH3, PH3, AsH3, SbH3theo chiều giảm dần:A. NH3 > PH3 > AsH3 > SbH3B. SbH3 > AsH3 > PH3 > NH3 C. AsH3 > SbH3 > PH3 > NH3 D. Tất cả đều saiCâu 3: Trong các nguyên tử trung tâm (có gạch dưới) của các phân tử: H2O, SO2, CH4,BeCl2; nguyên tử có trạng thái lai hoá sp là:A. H2O B. SO2C. CH4D. BeCl2Câu 4: Trong các nguyên tử trung tâm (có gạch dưới) của các phân tử: H2O, SO2, BF3,BeCl2; nguyên tử có trạng thái lai hoá sp3 là:A. H2O B. SO2C. BF3D. BeCl2Câu 5: Chỉ ra các hợp chất có liên kết ion: A. HCl, NH3; CH4 C. FeO, MgS, Al2O3B. CaO; NaCl, K2O D. B, C đều đúng. Câu 6: Chỉ ra các phân tử có liên kết cộng hóa trị không cực. A. N2; NaCl; HCl C. MgO; H2O; H2SB. CH4; NH3; P2O5D. N2, Cl2; H2Câu 6: Các chất nào sau đây đều là hợp chất cộng hóa trị:A. KCl, Al2O3, P2O5B. CO2, H2SO4, C2H5OHC. NaOH, NH3, C6H6D. NaCl, MgO, KNO3Câu 7: Phân tử nào dưới đây có cả liên kết ion và liên kết cộng hóa trị: A. HNO2 C. NaClO B.CH2O D. PH3Câu 8: Hợp chất nào sau đây tuân theo quy tắc bát tử:A. ZnCl2B. Al2O3C. FeS D. AgNO3Câu 9: Các hợp chất nào dưới đây không tuân theo quy tắc bát tử:A. H2S. B. N2O5. C. PCl3. D. SF6.Câu 10: Phân tử nào dưới đây có liên kết phân cực mạnh nhất:A. Cl2O B. NH3 C. NO D. H2Trang 56Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tửCâu 11: X là nguyên tố thuộc chu kỳ 3, nhóm IA; Y là nguyên tố thuộc chu kỳ 2, nhómIVA. Hợp chất của X và Y thuộc loại :A. Hợp chất Ion B. Hợp chất cộng hóa trị phân cựcC. Hợp chất CHT không phân cực D. Tùy thuộc vào độ âm điện của nguyên tố.Câu 12: X có độ âm điện là 0,93. Hợp chất XY là hợp chất Ion. Độ âm điện của Y là :A. Nhỏ hơn 2,63 B. Lớn hơn 2,63C. Nhỏ hơn 0,77 D. Lớn hơn 0,77Câu 13: Mức độ phân cực các liên kết tăng dần theo trật tự nào dưới đây:A. H2S; H2O; NH3 B. NH3; H2O; H2SC. H2O; H2S; NH3 D. H2S; NH3; H2O Câu 14: Để giải thích cấu tạo của phân tử PCl5 ta có thể dùng:A. Quy tắc bát tử B. Trạng thái kích thích của nguyên tử PC. Trạng thái kích thích của nguyên tử Cl D. Cả A, B, C đều đúngCâu 15: Sự hình thành phân tử Br2 là do sự xen phủ của: A. 2 opitan p. B. 2 opitan s.C. opitan s và opitan p. D. opitan p và opitan d.Câu 16: Hợp chất nào sau đây chỉ có liên kết cộng hóa trịA.Na2SO4 B.CaO C. HClO D.KNO3Câu 17: Nguyên tử A có 20 proton, nguyên tử B có 17 proton.Công thức của hợp chấtvá kiểu liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử của hai nguyên tố đó là:A. AB, liên kết ion B. AB2, liên kết ionC.A2B, liên kết ion D.AB2, liên kết cộng hoá trịCâu 18: Theo quy tắc bát tử, CTCT nào sau đây là phù hợp:H O S OH OA. H O O S H O OB. H O O S H O OC. D. A, B ñuùngCâu 19: Trong phân tử HClO4 có loại liên kết :A. 1 liên kết Ion, 1 liên kết cộng hóa trị và 3 liên kết phối tríB. 1 liên kết Ion, 2 liên kết cộng hóa trị và 2 liên kết phối tríC. 2 liên kết cộng hóa trị và 3 liên kết phối tríD. 1 liên kết cộng hóa trị và 4 liên kết phối tríCâu 20: Trong phân tử NaHSO4 có những loại liên kết nào?A. Liên kết CHT và liên kết cho nhận B. Liên kết ion và liên kết cộng hóa trịC. Liên kết ion và liên kết cho nhận D. Liên kết CHT – cho nhận – ionCâu 21: Trong phân tử NH4Cl có các loại liên kết :Trang 57Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tửA. Cộng hóa trị B. Ion C. Cho nhận D. Cả A, B và CCâu 22: Cấu dạng hình học nào sau đây không đúng:F FFBA.F FFPB.Cl ClClAlC.F FOD.Câu 23: Cấu hình electron của phân tử Oxi là:A. ( )( )( )( )( ) ( )11422222*y*xy,xz*ssπππσσσB. ( )( )( )( )( ) ( )11242222*y*xzy,x*ssππσπσσC. ( )( )( )( )( )2422222*zy,xz*ssσπσσσC. Tất cả đều saiCâu 24: Tiểu phân nào sau đây có liên kết ngắn nhất:A. O2B. −22OC. −2OD. +2OCâu 25: Cho biết kết luận về trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm nào dướiđây là đúng ?A. C trong CO2 lai hóa sp. B. N trong NH3 lai hóa sp2. C. S trong SO3 lai hóa sp3.D. O trong H2O lai hóa sp.Câu 26: Trong các phân tử dưới đây, phân tử nào có cấu tạo hình học dạng tháp đáy tam giác?A. BH3B. PH3C. SO3D. AlCl3Câu 27: Cho các phân tử N2, CO, HBr, NH3, NH3BCl3, NH4NO2. Hãy chọn phân tử cóliên kết cho nhận:A. N2, CO, HBr, NH3B. NH3, NH3BCl3, NH4NO2C. CO, NH3BCl3, NH4NO2D. CO, HBr, NH3, NH3BCl3Câu 28: Nguyên tử Be, B, C trong các phân tử BeH2, BF3, CH4 có kiểu lai hóa tương ứnglà: A. sp, sp2, sp3 B. sp, sp3, sp2 C. sp2, sp3, sp D. sp3, sp, sp2Câu 29: Trong phân tử BF3, nguyên tử B có kiểu lai hóa sp2. Vậy dạng hình học củaphân tử BF3 là:A. Đường thẳng B. Gấp khúc C. Tam giác D.Tứ diệnCâu 30: Trong tiểu phân NH4+, nguyên tử N có kiểu lai hóa sp3. Vậy dạng hình học củatiểu phân NH4+ là:A. Đường thẳng B. Gấp khúc C. Tam giác D.Tứ diệnTrang 58

Tài liệu liên quan

  • Xây dựng E-Learning chương Xây dựng E-Learning chương "liên kết hóa học và cấu tạo phân tử" học phần hóa đại cương trường Cao Đẳng Giao thông vận tải 3
    • 126
    • 1
    • 5
  • Bài giảng liên kết hóa học và cấu tạo phân tử Bài giảng liên kết hóa học và cấu tạo phân tử
    • 67
    • 1
    • 1
  • ài tập liên kết hoá học và cấu tạo phân tử ài tập liên kết hoá học và cấu tạo phân tử
    • 27
    • 1
    • 0
  • chương 4 liên kết hóa học và cấu tạo phân tử phương pháp orbital phân tử chương 4 liên kết hóa học và cấu tạo phân tử phương pháp orbital phân tử
    • 38
    • 1
    • 3
  • chương 4 liên kết hóa học và cấu tạo phân tử chương 4 liên kết hóa học và cấu tạo phân tử
    • 94
    • 1
    • 1
  • tiểu luận  liên kết hóa học và cấu tạo phân tử tiểu luận liên kết hóa học và cấu tạo phân tử
    • 36
    • 1
    • 4
  • bài giảng môn hóa đại cương chương ii liên kết hóa học và cấu tạo phân tử - nguyễn văn hiền bài giảng môn hóa đại cương chương ii liên kết hóa học và cấu tạo phân tử - nguyễn văn hiền
    • 59
    • 1
    • 2
  • Chương 4: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử doc Chương 4: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử doc
    • 28
    • 1
    • 19
  • Chương III: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử pps Chương III: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử pps
    • 12
    • 1
    • 30
  • Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử doc Chương 2: Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử doc
    • 41
    • 3
    • 28

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(605 KB - 23 trang) - BÀI GIẢNG hóa đại CƯƠNG CHƯƠNG 2 LIÊN kết HOÁ học và cấu tạo PHÂN tử Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » độ Bền Liên Kết Tăng Dần