BAI GIANG LT Dược Lý 1 đh Y - 123doc
Có thể bạn quan tâm
Đại cương về dược động học Đại cương về dược lực học Thuốc giảm đau Thuốc giảm đau gây nghiện Thuốc giảm đau, kháng viêm nhóm NSAID Thuốc trị Goute Thuốc tác động trên hệ tiêu hóa Thuốc trị loét dạ dàytá tràng, trào ngược thực quản Thuốc trị tiêu chảy Thuốc trị táo bón Thuốc tác động trên hệ timmạch Thuốc trị tăng huyết áp Thuốc trị suy tim Thuốc chống loạn nhịp Thuốc trị đau thắt ngực Thuốc lợi tiểu Thuốc tác động lên hệ thần kinh thực vật Thuốc tác động lên hệ cholinergic Thuốc tác động lên hệ adrenergic Kháng sinh Tác động của kháng sinh và sự đề kháng của vi khuẩn Tác dụng phụ của kháng sinh Nhóm bêta lactamin Nhóm macrolid Nhóm phenicol Nhóm cyclin Nhóm aminosid Nhóm quinolon Các nhóm kháng sinh khác Sulfamid và các phối hợp có sulfamid Thuốc kháng lao Thuốc kháng nấm Thuốc kháng siêu vi Thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương Thuốc mê, thuốc tê Thuốc kích thích thần kinh trung ương Thuốc chống trầm cảm Thuốc chống động kinh Thuốc an thần Thuốc ngủ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
KHOA DƯỢC
BÀI GIẢNG MƠN HỌC
LÝ THUYẾT DƯỢC LÝ 1
Giảng viên biên soạn:
LÊ VINH BẢO CHÂU
Đơn vị:
BM HĨA DƯỢC–DƯỢC LÝ–DƯỢC LÂM SÀNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯƠNG TOẢN
BÀI GIẢNG MƠN HỌC
Tên mơn học: Lý thuyết Dược Lý 1
Hậu Giang – Năm
2014
Trang 2Trình độ: Đại học Y
Số tín chỉ: 3Giờ lý thuyết: 45 tiếtGiờ thực hành: 30 tiết
Thông tin Giảng viên:
Tên Giảng viên: Lê Vinh Bảo Châu
Đơn vị: Bộ môn Hóa Dược- Dược lý- Dược lâm sàng- Hóa sinh
Điện thoại: 0935079525,
E-mail: lvbchau@vttu.edu.vn
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1 Điều kiện tiên quyết:
2 Mục tiêu môn học:
Sau khi học xong học phần này, sinh viên có thể thực hiện các thao tác thực hànhđúng qui trình kỹ thuật; quan sát hiện tượng xảy ra của thuốc trên mô hình thú thínghiệm, giải thích và biện luận được kết quả các thử nghiệm về thuốc, ứng dụng vàotrong lâm sàng và các lĩnh vực có liên quan
3 Phương pháp giảng dạy: GV giảng bài, SV ghi chép và thảo luận nhóm
4 Đánh giá môn học:
4.1 Thang điểm:
- Điểm giữa kỳ chiếm trọng số 20% Hình thức: trắc nghiệm
- Điểm cuối kỳ chiếm trọng số 80% Hình thức thi: trắc nghiệm khách quan
4.2 Số lần dự đánh giá kết quả cuối kỳ hoặc thi cuối kỳ: 01 lần.
Trang 34.3 Điểm công nhận đạt: tổng điểm từ 4.0 trở lên (theo thang điểm lo).
4.4 Điều kiện dự đánh giá cuối kỳ hoặc thi cuối kỳ:
Sinh viên được dự thi hoặc đánh giá cuối kỳ nếu không rơi vào một trong các trườnghợp sau:
- Sinh viên vắng quá 20% số tiết quy định cho mỗi học phần lý thuyết hoặc có cả lýthuyết và thực hành thì không được dự thi hoặc dự đánh giá kết thúc học phần đó
- Sinh viên nằm trong danh sách bị cấm thi tất cả các học phần của học kỳ do khôngđóng học phí hoặc đóng học phí không đúng hạn
- Sinh viên nằm trong danh sách đề nghị cấm dự thi kết thúc học phần hoặc cấm dựđánh giá kết thúc học phần do giảng viên giảng dạy học phần đề xuất về trung tâm Khảothí và Kiểm định chất lượng
- Sinh viên vi phạm nội quy, quy chế học vụ và các quy định khác sẽ bị cấm thi theoquy định
Lưu ý: Sinh viên bị cấm thi học phần hoặc cấm dự đánh giá kết thúc học phần thì điểm đánh giá học phần sẽ là 0 điểm.
5 Tài liệu tham khảo:
1 Giáo trình thực tập dược lý, 2008, bộ môn Dược lý- Dược Lâm sàng, trường đạihọc Y Dược TP Hồ Chí Minh
2 Giáo trình thực tập dược lý, 2011, bộ môn Dược lý- Dược Lâm sàng, trường Đạihọc Y Dược Cần Thơ
3 Bikash Medhi và Ajay Prakash, 20lo, Practical Manual of Experimental andClinical Pharmacology
4 D.A Kharkevitch, 2006, Pharmacology Textbook
Trang 42 Đại cương về dược lực học 3
3 Thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương
Thuốc mê, thuốc tê
Thuốc kích thích thần kinh trung ương
4 Thuốc tác động lên hệ thần kinh thực vật
Thuốc tác động lên hệ cholinergic
Thuốc tác động lên hệ adrenergic
Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau gây nghiện
Thuốc giảm đau, kháng viêm nhóm NSAID
Thuốc trị Goute
4
6 Thuốc tác động trên hệ tiêu hóa
Thuốc trị loét dạ dày-tá tràng, trào ngược thực quản
Thuốc trị tiêu chảy
Thuốc trị táo bón
6
8 Thuốc tác động trên hệ tim-mạch
- Thuốc trị tăng huyết áp
- Thuốc trị suy tim
Trang 57 Mục lục
Trang Bài 1 Đại cương về dược động học 1 Bài 2 Đại cương về dược lực học 21 Bài 3 Thuốc tác động trên thần kinh trung ương 37
Bài 5 Kháng sinh 107
Bài 7 Thuốc tác động trên hệ tiêu hóa 170
8 Nội dung bài giảng chi tiết
Số
buổi
Nội dung giảng dạy Nội dung học tập
của sinh viên
Số tiết
1 Đại cương về dược
động học Ghi chép, lắng nghe và thảoluận 3
2 Đại cương về dược lực
học, Thuốc tác động thần kinh trung ương
Ghi chép, lắng nghe và thảo
luận
3
3 Thuốc tác động thần
kinh trung ương
Ghi chép, lắng nghe và thảo
Ghi chép, lắng nghe và thảo
Trang 69 Thuốc giảm đau Ghi chép, lắng nghe và thảo
hệ tiêu hóa Ghi chép, lắng nghe và thảoluận 3
13 Thuốc tim mạch Ghi chép, lắng nghe và thảo
Trang 7Bài 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC ĐỘNG HỌC
MỤC TIÊU
1 Phân tích được quá trình hấp thu và phân phối thuốc trong cơ thể
2 Nêu được ý nghĩa các thông số dược động học của các quá trình hấp thu và phânphối thuốc
3 Nêu được ý nghĩa của việc gắn thuốc vào protein huyết tương
4 Trình bày được những quá trình và ý nghĩa của sự chuyển hoá thuốc trong cơ thể
5 Kể ra được ý nghĩa thông số dược động học về hệ số thanh thải, thời gian bán thải(t1/2) và các đường thải trừ thuốc khởi cơ thể
Dược động học (Pharmacokinetics) nghiên cứu các quá trình chuyển vận của thuốc
từ lúc được hấp thu vào cơ thể cho đến khi bị thải trừ hoàn toàn Các quá trình đó là:
- Sự hấp thu (Absorption)
- Sự phân phối (Distribution)
- Sự chuyển hoá (Metabolism)
- Sự thải trừ (Excretion)
Để thực hiện được những quá trình này, thuốc phải vượt qua các màng tế bào Vìthế, trước khi nghiên cứu 4 quá trình này, cần nhắc lại các cơ chế vận chuyển thuốcqua màng sinh học và các đặc tính lý hoá của thuốc và màng sinh học có ảnh hưởngđến các quá trình vận chuyển đó
1 CÁC CÁCH VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC
Đặc tính lý hoá của thuốc
Thuốc là các phân tử thường có khối lượng phân tử PM ≤ 600 Chúng đều là cácacid hoặc các base yếu
- Kích thước phân tử của thuốc có thể thay đổi từ rất nhở (PM = 7 như ion lithi) chotới rất lớn (như alteplase - tPA - là protein có PM = 59.050) Tuy nhiên, đa số có
PM từ 100 - 1.000 Để gắn "khít" vào một loại receptor, phân tử thuốc cần đạt đượcmột kích cỡ duy nhất đủ với kích thước của receptor đặc hiệu để thuốc không gắnđược vào các receptor khác (mang tính chọn lọc) Kinh nghiệm cho thấy PM nhở
Trang 8nhất phải đạt khoảng 100 và không quá 1.000, vì lớn quá thì không qua được cácmàng sinh học để tới nơi tác dụng.
Một số thuốc là acid yếu: là phân tử trung tính có thể phân ly thuận nghịch thànhmột anion (điện tích âm) và một proton (điện tích dương)
Một số thuốc là base yếu: là một phân tử trung tính có thể tạo thành một cation (điệntích dương) bằng cách kết hợp với một proton:
- Các phân tử thuốc được sản xuất dưới các dạng bào chế khác nhau để:
+ Tan được trong nước (dịch tiêu hoá, dịch khe), do đó dễ được hấp thu
+ Tan được trong lipid để thấm qua được màng tế bào, gây ra được tác dụng dược lý
vì màng tế bào chứa nhiều phospholipid
Vì vậy để được hấp thu vào tế bào thuận lợi nhất, thuốc cần có một tỷ lệ tan trongnước/tan trong lipid thích hợp
- Các phân tử thuốc còn được đặc trưng bởi hằng số phân ly pKa, pKa được suy ra
từ phương trình Theo Henderson – Hasselbach:
Một acid hữu cơ có pKa thấp là một acid mạnh và ngược lại Một base có pKa thấp
là một base yếu, và ngược lại
Nói một cách khác, khi một thuốc có hằng số pKa bằng với pH của môi trường thì50% thuốc có ở dạng ion hoá (không khuếch tán được qua màng) và 50% ở dạngkhông ion hoá (có thể khuếch tán được) Vì khi đó, nồng độ phân tử/nồng độ ion = 1
Trang 9+ Dễ tan trong dịch tiêu hoá (tan trong nước).
+ Tan được trong lipid của màng tế bào
Vận chuyển bằng khuếch tán thụ động
Những phân tử thuốc tan được trong nước/lipid sẽ chuyển qua màng từ nơi có nồng
độ cao sang nơi có nồng độ thấp
Điều kiện của sự khuếch tán thụ động là thuốc ít bị ion hoá và có nồng độ cao ở bềmặt màng Chất ion hoá sẽ dễ tan trong nước, còn chất không ion hoá sẽ tan đượctrong lipid và dễ hấp thu qua màng
Sự khuếch tán của acid và base yếu phụ thuộc vào hằng số phân ly pKa của thuốc và
pH của môi trường
Vì chỉ phần không ion hoá và có nồng độ cao mới khuếch tán được qua màng chonên acid này sẽ chuyển từ gian 1 (dạ dày) sang gian 2 (huyết tương) và được hấpthu
Nên nhớ rằng base có pKa cao là base mạnh và acid có pKa cao là acid yếu
Như vậy, acid salicylic (aspirin) được hấp thu nhiều ở dạ dày và phần trên của ốngtiêu hoá Qua bảng này cho thấy khi bị ngộ độc thuốc, muốn ngăn cản hấp thu hoặcthuốc đã bị hấp thu ra ngoài, ta có thể thay đổi pH của môi trường
Ví dụ phenobarbital (Luminal, Gardenal) là một acid yếu có pKa = 7,2; nước tiểubình thường có pH cũng bằng 7,2 nên phenobarbital bị ion hoá 50% Khi nâng pHcủa nước tiểu lên 8, độ ion hoá của thuốc sẽ là 86%, do đó thuốc không thấm đượcvào tế bào Điều này đã được dùng trong điều trị nhiễm độc phenobarbital: truyềndung dịch NaHCO3 1,4% để base hoá nước tiểu, thuốc sẽ bị tăng thải trừ
Đối với một chất khí (ví dụ thuốc mê bay hơi), sự khuếch tán từ không khí tới phếnang vào máu phụ thuộc vào áp lực riêng phần của chất khí gây mê có trong khôngkhí thở vào và độ hoà tan của khí mê trong máu
Vận chuyển tích cực
Trang 10Vận chuyển tích cực là sự tải thuốc từ bên này sang bên kia màng sinh học nhờ một
"chất vận chuyển" (carrier) đặc hiệu có sẵn trong màng sinh học
Đặc điểm của sự vận chuyển này là:
- Có tính bão hoà: do số lượng carrier có hạn
- Có tính đặc hiệu: mỗi carrier chỉ tạo phức với vài chất có cấu trúc đặc hiệu với nó
- Có tính cạnh tranh: các thuốc có cấu trúc gần giống nhau có thể gắn cạnh tranh vớimột carrier, chất nào có ái lực mạnh hơn sẽ gắn được nhiều hơn
- Có thể bị ức chế: một số thuốc (như actinomycin D) làm carrier giảm khả nănggắn thuốc để vận chuyển
Hình thức vận chuyển: có hai cách
- Vận chuyển thuận lợi: khi kèm theo carrier lại có cả sự chênh lệch bậc thang nồng
độ, vì vậy sự vận chuyển này không cần năng lượng Ví dụ vận chuyển glucose,pyramidon
- Vận chuyển tích cực thực thụ: là vận chuyển đi ngược bậc thang nồng độ, từ nơi
có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao hơn Vì vậy đòi hởi phải có năng lượngđược cung cấp do ATP thuỷ phân, thường được gọi là các "bơm", ví dụ sự vậnchuyển của Na+, K+, Ca++, I-, acid amin
- pH tại chỗ hấp thu vì có ảnh hưởng đến độ ion hoá và độ tan của thuốc
- Nồng độ của thuốc: nồng độ càng cao càng hấp thu nhanh
- Tuần hoàn tại vùng hấp thu: càng nhiều mạch, càng hấp thu nhanh
- Diện tích vùng hấp thu: phổi, niêm mạc ruột có diện tích lớn, hấp thu nhanh
Từ những yếu tố đó cho thấy đường đưa thuốc vào cơ thể sẽ có ảnh hưởng lớn đến
sự hấp thu Ngoại trừ đường tiêm tĩnh mạch, trong quá trình hấp thu vào vòng tuầnhoàn, một phần thuốc sẽ bị phá huỷ do các enzym của đường tiêu hoá, của tế bàoruột và đặc biệt là ở gan, nơi có ái lực với nhiều thuốc Phần thuốc bị phá huỷ trướckhi vào vòng tuần hoàn được gọi là "first pass metabolism" (chuyển hoá do hấp thu
Trang 11hay chuyển hoá qua gan lần thứ nhất vì thường là uống thuốc) Phần vào được tuầnhoàn mới phát huy tác dụng dược lý, được gọi là sinh khả dụng (bioavailability) củathuốc
Sau đây sẽ điểm qua các đường dùng thuốc thông thường và các đặc điểm củachúng
Qua đường tiêu hoá
Ưu điểm là dễ dùng vì là đường hấp thu tự nhiên
Nhược điểm là bị các enzym tiêu hoá phá huỷ hoặc thuốc tạo phức với thức ăn làmchậm hấp thu Đôi khi thuốc kích thích niêm mạc tiêu hoá, gây viêm loét
Thuốc ngậm dưới lưỡi
Do thuốc vào thẳng vòng tuần hoàn nên không bị dịch vị phá huỷ, không bị chuyểnhoá qua gan lần thứ nhất
Nhược điểm là hấp thu không hoàn toàn và có thể gây kích ứng niêm mạc hậu môn
Thuốc tiêm
Trang 12- Tiêm dưới da: do có nhiều sợi thần kinh cảm giác nên đau, ít mạch máu nên thuốchấp thu chậm
- Tiêm bắp: khắc phục được hai nhược điểm trên của tiêm dưới da - một số thuốc cóthể gây hoại tử cơ như ouabain, calci clorid thì không được tiêm bắp
- Tiêm tĩnh mạch: thuốc hấp thu nhanh, hoàn toàn, có thể điều chỉnh liều đượcnhanh Dùng tiêm các dung dịch nước hoặc các chất kích ứng không tiêm bắp được
vì lòng mạch ít nhạy cảm và máu pha loãng thuốc nhanh nếu tiêm chậm
Thuốc tan trong dầu, thuốc làm kết tủa các thành phần của máu hay thuốc làm tanhồng cầu đều không được tiêm mạch máu
Thuốc dùng ngoài
- Thấm qua niêm mạc: thuốc có thể bôi, nhở giọt vào niêm mạc mũi, họng, âm đạo,bàng quang để điều trị tại chỗ Đôi khi, do thuốc thấm nhanh, lại trực tiếp vào máu,không bị các enzym phá huỷ trong quá trình hấp thu nên vẫn có tác dụng toàn thân:ADH dạng bột xông mũi; thuốc tê (lidocain, cocain) bôi tại chỗ, có thể hấp thu, gâyđộc toàn thân
- Qua da: ít thuốc có thể thấm qua được da lành Các thuốc dùng ngoài (thuốc mỡ,thuốc xoa bóp, cao dán) có tác dụng nông tại chỗ để sát khuẩn, chống nấm, giảmđau
Tuy nhiên, khi da bị tổn thương, viêm nhiễm, bởng thuốc có thể được hấp thu.Một số chất độc dễ tan trong lipid có thể thấm qua da gây độc toàn thân (thuốc trừsâu lân hữu cơ, chất độc công nghiệp anilin)
Giữ ẩm nơi bôi thuốc (băng ép), xoa bóp, dùng thuốc giãn mạch tại chỗ, dùngphương pháp ion - di (iontophoresis) đều làm tăng ngấm thuốc qua da
Hiện có dạng thuốc cao dán mới, làm giải phóng thuốc chậm và đều qua da, duy trìđược lượng thuốc ổn định trong máu: cao dán scopolamin, estrogen, nitrit
Da trẻ sơ sinh và trẻ nhở, có lớp sừng mởng manh, tính thấm mạnh, dễ bị kích ứngcho nên cần thận trọng khi sử dụng, hạn chế diện tích bôi thuốc
- Thuốc nhở mắt: chủ yếu là tác dụng tại chỗ Khi thuốc chảy qua ống mũi - lệ đểxuống niêm mạc mũi, thuốc có thể được hấp thu trực tiếp vào máu, gây tác dụngkhông mong muốn
Các đường khác
Trang 13- Qua phổi: các chất khí và các thuốc bay hơi có thể được hấp thu qua các tế bàobiểu mô phế nang, niêm mạc đường hô hấp Vì diện tích rộng (80 - 100m2) nên hấpthu nhanh Đây là đường hấp thu và thải trừ chính của thuốc mê hơi Sự hấp thu phụthuộc vào nồng độ thuốc mê trong không khí thở vào, sự thông khí hô hấp, độ hoàtan của thuốc mê trong máu.
Một số thuốc có thể dùng dưới dạng phun sương để điều trị tại chỗ (hen phế quản)
- Tiêm tuỷ sống: thường tiêm vào khoang dưới nhện hoặc ngoài màng cứng để gây
tê vùng thấp (chi dưới, khung chậu) bằng dung dịch có tỷ trọng cao (hyperbaricsolution) hơn dịch não tuỷ
Thông số dược động học của sự hấp thu: sinh khả dụng (F)
Sinh khả dụng F (bioavailability) là tỷ lệ phần trăm lượng thuốc vào được vòngtuần hoàn ở dạng còn hoạt tính và vận tốc hấp thu thuốc (biểu hiện qua Cmax vàTmax) so với liều đã dùng Sinh khả dụng phản ánh sự hấp thu thuốc
- Khi thay đổi tá dược, cách bào chế thuốc sẽ làm thay đổi độ hoà tan của thuốc(hoạt chất) và làm thay đổi F của thuốc Như vậy, hai dạng bào chế của cùng mộtsản phẩm có thể có hai sinh khả dụng khác nhau Khái niệm tương đương sinh học(bioequivalence) dùng để so sánh các F của các dạng bào chế khác nhau của mộthoạt chất: F1/F2
- Khi thay đổi cấu trúc hoá học, có thể làm F thay đổi: Ampicilin có F = 50%
Amoxicilin (gắn thêm nhóm OH) có F = 95%
- Sự chuyển hoá thuốc khi qua gan lần thứ nhất, hay chuyển hoá trước khi vào tuầnhoàn (first pass metabolism) làm giảm sinh khả dụng của thuốc Song đôi khi vìthuốc qua gan lại có thể được chuyển hoá thành chất có hoạt tính nên tuy sinh khảdụng của đường uống là thấp nhưng tác dụng dược lý lại không kém đường tiêmchích tĩnh mạch Ví dụ propranolol có sinh khả dụng theo đường uống là 30%nhưng ở gan nó được chuyển hoá thành 4 - OH propranolol vẫn có hoạt tính nhưpropranolol
- Các yếu tố làm thay đổi F do người dùng thuốc:
+ Thức ăn làm thay đổi pH hoặc nhu động của đường tiêu hoá
+ Tuổi (trẻ em, người già): thay đổi hoạt động của các enzym
+ Tình trạng bệnh lý: táo bón, tiêu chảy, suy gan
Trang 14+ Tương tác thuốc: hai thuốc có thể tranh chấp tại nơi hấp thu hoặc làm thay đổi độtan, độ phân ly của nhau.
2.2 Sự phân phối
Sau khi được hấp thu vào máu, một phần thuốc sẽ gắn vào protein của huyết tương(các protein trong tế bào cũng gắn thuốc), phần thuốc tự do không gắn vào protein
sẽ qua được thành mạch để chuyển vào các mô, vào nơi tác dụng (các receptor), vào
mô dự trữ hoặc bị chuyển hoá rồi thải trừ (H1) Giữa nồng độ thuốc tự do (T) vàphức hợp protein - thuốc (P - T) luôn có sự cân bằng động:
Quá trình phân phối thuốc phụ thuộc nhiều vào tuần hoàn khu vực Tuỳ theo sự tướimáu, thường chia cơ thể thành 3 gian
Hai loại yếu tố có ảnh hưởng đến sự phân phối thuốc trong cơ thể:
Về phía cơ thể: tính chất màng tế bào, màng mao mạch, số lượng vị trí gắn thuốc
và pH của môi trường
Về phía thuốc: khối lượng phân tử, tỷ lệ tan trong nước và trong lipid, tính acidhay base, độ ion hoá, ái lực của thuốc với receptor
Sự gắn thuốc vào protein huyết tương:
Vị trí gắn: phần lớn gắn vào albumin huyết tương (các thuốc là acid yếu) và vàoglycoprotein (các thuốc là base yếu) theo cách gắn thuận nghịch
Tỷ lệ gắn: tuỳ theo ái lực của từng loại thuốc với protein huyết tương
Sự gắn thuốc vào protein huyết tương phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Số lượng vị trí gắn thuốc trên protein huyết tương
- Nồng độ phân tử của các protein gắn thuốc
- Hằng số gắn thuốc hoặc hằng số ái lực gắn thuốc
Ý nghĩa của việc gắn thuốc vào protein huyết tương
- Làm dễ hấp thu, chậm thải trừ vì protein máu cao nên tại nơi hấp thu, thuốc sẽđược kéo nhanh vào mạch
- Protein huyết tương là chất đệm, là kho dự trữ thuốc, sau khi gắn thuốc, sẽ giảiphóng từ từ thuốc ra dạng tự do và chỉ có dạng tự do mới qua được các màng sinhhọc để phát huy tác dụng dược lý
- Nồng độ thuốc tự do trong huyết tương và ngoài dịch khe luôn ở trạng thái cânbằng Khi nồng độ thuốc ở dịch khe giảm, thuốc ở huyết tương sẽ đi ra, protein gắnthuốc sẽ nhả thuốc để giữ cân bằng
Trang 15- Nhiều thuốc có thể cùng gắn vào một vị trí của protein huyết tương, gây ra sựtranh chấp, phụ thuộc vào ái lực của thuốc Thuốc bị đẩy khởi protein sẽ tăng tácdụng, có thể gây độc Ví dụ trên người đang dùng tolbutamid để điều trị đái tháođường, nay vì đau khớp, dùng thêm phenylbutazon, phenylbutazon sẽ đẩytolbutamid ra dạng tự do, gây hạ đường huyết đột ngột.
Có khi thuốc đẩy cả chất nội sinh, gây tình trạng nhiễm độc chất nội sinh: salicylatđẩy bilirubin, sulfamid hạ đường huyết đẩy insulin ra khởi vị trí gắn với protein
- Trong điều trị, lúc đầu dùng liều tấn công để bão hoà các vị trí gắn, sau đó cho liềuduy trì để ổn định tác dụng
- Trong các trường hợp bệnh lý làm tăng - giảm lượng protein huyết tương (như suydinh dưỡng, xơ gan, thận hư, người già ), cần hiệu chỉnh liều thuốc
Sự phân phối lại
- Thường gặp với các thuốc tan nhiều trong lipid, có tác dụng trên thần kinh trungương và dùng thuốc theo đường tĩnh mạch Ví dụ điển hình của hiện tượng này làgây mê bằng thiopental, một thuốc tan nhiều trong lipid Vì não được tưới máunhiều, nồng độ thuốc đạt được tối đa trong não rất nhanh Khi ngừng tiêm, nồng độthiopental trong huyết tương giảm nhanh vì thuốc khuếch tán vào các mô, đặc biệt
là mô mỡ Nồng độ thuốc trong não giảm theo nồng độ thuốc trong huyết tương Vìvậy khởi mê nhanh, nhưng tác dụng mê không lâu Khi cho các liều thuốc bổ sung
để duy trì mê, thuốc tích lũy nhiều ở mô mỡ Từ đây thuốc lại được giải phóng lạivào máu để tới não khi đã ngừng cho thuốc, làm cho tác dụng của thuốc trở nên kéodài
Các phân phối đặc biệt
Vận chuyển thuốc vào thần kinh trung ương
* Phương thức vận chuyển: thuốc phải vượt qua 3 "hàng rào"
- Từ mao mạch não vào mô thần kinh (hàng rào máu - não): thuốc tan nhiều tronglipid thì dễ thấm, thuốc tan trong nước rất khó vượt qua vì các tế bào thần kinh đệm(astrocyte - tế bào hình sao) nằm rất sát nhau, ngay tại màng đáy, ngoài nội mô maomạch
Từ đám rối màng mạch vào dịch não tuỷ (hàng rào máu màng não hoặc máu dịch não tuỷ): như hàng rào trên; thuốc cần tan mạnh trong lipid
Trang 16Từ dịch não tuỷ vào mô thần kinh (hàng rào dịch não tuỷ não), thực hiện bằngkhuếch tán thụ động.
Các yếu tố quyết định tốc độ vận chuyển thuốc vào dịch não tuỷ và não thì cũnggiống như nguyên tắc thấm qua màng sinh học, đó là:
- Mức độ gắn thuốc vào protein huyết tương
- Mức độ ion hoá của phần thuốc tự do (phụ thuộc vào pH và pKa)
- Hệ số phân bố lipid/nước của phần thuốc tự do không ion hoá (độ tan trong lipid).Thuốc ra khởi dịch não tuỷ được thực hiện một phần bởi cơ chế vận chuyển tích cựctrong đám rối màng mạch (một hệ thống vận chuyển tích cực cho các acid yếu vàmột hệ thống khác cho các base yếu) Từ não, thuốc ra theo cơ chế khuếch tán thụđộng, phụ thuộc chủ yếu vào độ tan trong lipid của thuốc
Hàng rào máu - não còn phụ thuộc vào lứa tuổi và vào trạng thái bệnh lý: ở trẻ sơsinh và trẻ nhở, lượng myelin còn ít, cấu trúc "hàng rào" còn chưa đủ "chặt chẽ" nênthuốc dễ khuếch tán được vào não Penicilin không qua được màng não bìnhthường, nhưng khi bị viêm, penicilin và nhiều thuốc khác có thể qua được
Hàng rào máu não mang tính chất một hàng rào lipid không có ống dẫn, vì vậy, đốivới những chất tan mạnh trong lipid, coi như không có hàng rào Một số vùng nhởcủa não như các nhân bên của vùng dưới đồi, sàn não thất 4, tuyến tùng và thuỳ sautuyến yên cũng không có hàng rào
Kết quả của sự vận chuyển:
- Các thuốc tan nhiều trong lipid sẽ thấm rất nhanh vào não, nhưng lại không ở lạiđược lâu
Thuốc bị ion hoá nhiều, khó tan trong lipid, khó thấm vào thần kinh trung ương:atropin sulfat, mang amin bậc 3, ít ion hoá, vào được thần kinh trung ương (TKTƯ);còn atropin methyl bromid, mang amin bậc 4, ion hoá mạnh, không vào đượcTKTƯ
- Có thể thay đổi sự phân phối thuốc giữa huyết tương và não bằng cách thay đổi
pH của huyết tương: trong điều trị ngộ độc phenobarbital, truyền NaHCO3 để nâng
pH của máu (7,6) vượt lên trên pH của dịch não tuỷ (7,3), làm cho nồng độ dạng ionhoá trong huyết tương của phenobarbital tăng cao, nồng độ dạng không ion hoágiảm thấp sẽ kéo dạng không ion hoá của thuốc từ dịch não tuỷ vào máu
Vận chuyển thuốc qua nhau thai
Trang 17 Phương thức vận chuyển
- Mao mạch của thai nhi nằm trong nhung mao được nhúng trong hồ máu của mẹ,
vì vậy giữa máu mẹ và thai nhi có "hàng rào nhau thai" Tính thấm của màng maomạch thai nhi tăng theo tuổi thai Sự thấm thuốc cũng theo quy luật chung:
- Các thuốc tan trong lipid sẽ khuếch tán thụ động: thuốc mê hơi (protoxyd nitơ,halothan, cyclopropan), thiopental
- Vận chuyển tích cực: các acid amin, các ion Ca2+, Mg2+
- Thẩm bào (pinocytosis) với các giọt huyết tương của mẹ
Kết quả của sự vận chuyển
- Trừ các thuốc tan trong nước có khối lượng phân tử lớn trên 1000 (như dextran)
và các amin bậc 4 (galamin, neostigmin) không qua được nhau thai, rất nhiều thuốc
có thể vào được máu thai nhi, gây nguy hiểm cho thai (phenobarbital, sulfamid,morphin), vì vậy, không nên coi là có "hàng rào nhau thai"
- Lượng thuốc gắn vào protein huyết tương máu mẹ cao thì nồng độ thuốc tự dothấp, chỉ có thuốc tự do này mới sang được máu con, tại đây một phần thuốc này lạigắn vào protein huyết tương máu con, vì vậy nồng độ thuốc tự do trong máu concàng thấp Để đạt được nồng độ thuốc tự do tương đương như máu mẹ, cần khoảngthời gian tới 40 phút Ví dụ, tiêm thiopental cho mẹ trong thời gian chuyển dạ, vàsau lo phút mẹ đẻ được thì nồng độ thiopental trong máu con vẫn chưa đạt đượcmức mê, điều đó giải thích vì sao bà mẹ đã ngủ mà lại có thể đẻ con còn thức
- Ngoài ra, nhau thai còn có nhiều enzym như cholinesterase, monoamin oxydase,hydroxylase có thể chuyển hoá thuốc, làm giảm tác dụng để bảo vệ thai nhi
Sự tích luỹ thuốc
Một số thuốc hoặc chất độc có mối liên kết rất chặt chẽ (thường là liên kết cộng hoátrị) với một số mô trong cơ thể và được giữ lại rất lâu, hằng tháng đến hàng chụcnăm sau khi dùng thuốc, có khi chỉ là một lần: DDT gắn vào mô mỡ, tetracyclin gắnvào xương, mầm răng, As gắn vào tế bào sừng
Một số thuốc tích lũy trong cơ vân và các tế bào của mô khác với nồng độ cao hơntrong máu Nếu sự gắn thuốc là thuận nghịch thì thuốc sẽ lại được giải phóng từ
"kho dự trữ" vào máu Nồng độ quinacrin trong tế bào gan khi dùng thuốc dài ngày
có thể cao hơn nồng độ huyết tương vài trăm lần do tế bào gan có quá trình vậnchuyển tích cực kéo quinacrin vào trong tế bào
Trang 18Thông số dược động học của sự phân phối: thể tích phân phối (Vd)
Thể tích phân phối biểu thị một thể tích biểu kiến (không có thực) chứa toàn bộlượng thuốc đã được đưa vào cơ thể để có nồng độ bằng nồng độ thuốc trong huyếttương
D: liều lượng thuốc đưa vào cơ thể (mg) theo đường tĩnh mạch Nếu theo đườngkhác thì phải tính đến sinh khả dụng: DxF
Cp: nồng độ thuốc trong huyết tương đo ngay sau khi phân phối và trước khi thảitrừ Vd: thể tích không có thực, tính bằng L (lít) hoặc L/kg
Ví dụ: một người nặng 60 kg, có lượng nước trong có thể là 36 L (60% khối lượng
cơ thể), đã uống 0,5mg (500ɱg) digoxin có F theo đường uống là 0,7 Đo nồng độdigoxin trong huyết tương thấy Cp= 0,7ng/mL (0,0007mg/mL)
Vậy:Vd = 500 L, lớn bằng gần 14 lần lượng nước trong cơ thể nên là thể tích biểukiến
Nhận xét và ý nghĩa lâm sàng
- Vd nhở nhất là bằng thể tích huyết tương (3L hoặc 0,04 L/kg) Không có giới hạntrên cho Vd Vd càng lớn chứng tở thuốc càng gắn nhiều vào mô: điều trị nhiễmkhuẩn xương khớp nên chọn kháng sinh thích hợp có Vd lớn
- Khi biết Vd của thuốc, có thể tính được liều cần dùng để đạt nồng độ huyết tươngmong muốn: D = Vd xCp
2.3 Sự chuyển hoá thuốc
Mục đích của chuyển hoá thuốc
Để thải trừ chất lạ (thuốc) ra khỏi cơ thể Nhưng như ta đã biết, thuốc là những phân
tử tan được trong lipid, không bị ion hoá, dễ thấm qua màng tế bào, gắn vào proteinhuyết tương và giữ lại trong cơ thể Muốn thải trừ, cơ thể phải chuyển hoá nhữngthuốc này sao cho chúng trở nên các phức hợp có cực, dễ bị ion hoá, do đó trở nên íttan trong lipid, khó gắn vào protein, khó thấm vào tế bào, và vì thế tan hơn ở trongnước, dễ bị thải trừ (qua thận, qua phân) Nếu không có các quá trình sinh chuyểnhoá, một số thuốc rất dễ tan trong lipid (như pentothal) có thể bị giữ lại trong cơ thểhơn 100 năm!
Vị trí chuyển hoá và các enzym chính xúc tác cho chuyển hoá
- Niêm mạc ruột: protease, lipase, decarboxylase
- Huyết thanh: esterase
Trang 19- Phổi: oxydase
- Vi khuẩn ruột: reductase, decarboxylase
- Hệ thần kinh trung ương: mono amin oxydase, decarboxylase
- Gan: là nơi chuyển hoá chính, chứa hầu hết các enzym tham gia chuyển hoá thuốc,
sẽ trình bày ở dưới đây
Các phản ứng chuyển hoá chính:
Một chất A được đưa vào cơ thể sẽ đi theo một hoặc các con đường sau:
- Được hấp thu và thải trừ không biến đổi: bromid, lithi, saccharin
- Chuyển hoá thành chất B (pha I), rồi chất C (pha II) và thải trừ
- Chuyển hoá thành chất D (pha II) rồi thải trừ
Chất A có thể có hoặc không có hoạt tính, sinh ra chất B không có hoặc có hoạttính Chất C và D luôn là chất không có hoạt tính sinh học Một chất mẹ A có thểsinh ra nhiều chất chuyển hoá loại B, C hoặc D
Các phản ứng ở pha I
Qua pha này, thuốc đang ở dạng tan được trong lipid sẽ trở nên có cực hơn, dễ tantrong nước hơn Nhưng về mặt tác dụng sinh học, thuốc có thể mất hoạt tính, hoặcchỉ giảm hoạt tính, hoặc đôi khi là tăng hoạt tính, trở nên có hoạt tính
Trang 20Phản ứng được thực hiện theo nhiều bước:
1 Cơ chất (thuốc, RH) phản ứng với dạng oxy hoá của Cyt P450 (Fe3+) tạo thànhphức hợp RH - P450 (Fe3+)
2 Phức hợp RH - P450 (Fe3+) nhận 1 electron từ NADPH, bị khử thành RH - P450(Fe2+)
3 Sau đó, phức hợp RH - P450 (Fe2+) phản ứng với một phân tử oxy và mộtelectron thứ 2 từ NADPH để tạo thành phức hợp oxy hoạt hoá
4 Cuối cùng, một nguyên tử oxy được giải phóng, tạo H2O Còn nguyên tử oxy thứ
2 sẽ oxy hoá cơ chất (thuốc): RH thành ROH, và Cyt.P450 được tái tạo
Các phản ứng ở pha II đều là các phản ứng liên hợp: một phân tử nội sinh (acidglucuronic, glutathion, sulfat, glycin, acetyl) sẽ ghép với một nhóm hoá học củathuốc để tạo thành các phức hợp tan mạnh trong nước Thông thường, các phản ứng
ở pha I sẽ tạo ra các nhóm chức cần thiết cho các phản ứng ở pha II, đó là các nhóm
- OH, - COOH, - NH2, - SH
Trang 21Các phản ứng chính: các phản ứng liên hợp với acid glucuronic, acid sulfuric, acidamin (chủ yếu là glycin), phản ứng acetyl hoá, methyl hoá Các phản ứng này đòihởi năng lượng và cơ chất nội sinh, đó là đặc điểm của pha II.
Ngoài ra, có một số thuốc hoàn toàn không bị chuyển hoá, đó là những hợp chất cócực cao (như acid, base mạnh), không thấm qua được lớp lipid của microsom Phầnlớn được thải trừ nhanh như hexamethonium, methotrexat
Một số hoạt chất không có cực cũng có thể không bị chuyển hoá: barbital, ether,halothan, dieldrin
Một thuốc có thể bị chuyển hoá qua nhiều phản ứng xảy ra cùng một lúc hoặc tiếpnối nhau Ví dụ paracetamol bị glucuro-hợp và sulfo-hợp cùng một lúc;chlorpromazin bị chuyển hoá ở nhân phenothiazin qua nhiều phản ứng, sau đó là ởnhánh bên cũng qua một loạt phản ứng để cuối cùng cho tới hơn 30 chất chuyển hoákhác nhau
Các yếu tố làm thay đổi tốc độ chuyển hoá thuốc:
- Trẻ sơ sinh thiếu nhiều enzym chuyển hoá thuốc
- Người cao tuổi enzym cũng bị lão hoá
- Di truyền
- Do xuất hiện enzym không điển hình khoảng 1: 3000 người có enzymcholinesterase không điển hình, thuỷ phân rất chậm suxamethonium nên làm kéo dàitác dụng của thuốc này
Isoniazid (INH) bị mất tác dụng do acetyl hoá Trong một nghiên cứu, cho uống 10mg/kg isoniazid, sau 6 giờ thấy lượng isoniazid trong máu ở một nhóm là 3 - 6µg/mL, ở nhóm khác chỉ là 2,5µg/mL Nhóm đầu là nhóm acetyl hoá chậm, cầngiảm liều vì dễ độc với TKTƯ Về di truyền, thuộc nhóm acetyl hoá chậm, thấy60% là người da trắng, 40% là da đen và 20% là da vàng Nhóm sau là nhóm acetylhoá nhanh, cần phải tăng liều, nhưng sản phẩm chuyển hoá acetyl isoniazid lại độcvới gan
Người thiếu glucose 6 phosphat dehydrogenase (G6PD) sẽ dễ bị thiếu máu tan máukhi dùng phenacetin, aspirin, quinacrin, vài loại sulfamid
- Yếu tố ngoại lai
Chất gây cảm ứng enzym chuyển hoá: có tác dụng làm tăng sinh các enzym ởmicrosom gan, làm tăng hoạt tính các enzym này
Trang 22Ví dụ: phenobarbital, meprobamat, clorpromazin, phenylbutazon, và hàng trămthuốc khác: khi dùng những thuốc này với các thuốc bị chuyển hoá qua các enzymđược cảm ứng sẽ làm giảm tác dụng của thuốc được phối hợp hoặc của chính nó(hiện tượng quen thuốc).
Trái lại, với những thuốc phải qua chuyển hoá mới trở thành có hoạt tính ("tiềnthuốc"), khi dùng chung với thuốc gây cảm ứng sẽ bị tăng độc tính (parathionparaoxon)
Chất ức chế enzym chuyển hoá: một số thuốc khác như cloramphenicol, dicumarol,isoniazid, quinin, cimetidin lại có tác dụng ức chế, làm giảm hoạt tính chuyển hoáthuốc của enzym, do đó làm tăng tác dụng của thuốc phối hợp
- Yếu tố bệnh lý
Các bệnh làm tổn thương chức năng gan sẽ làm suy giảm sinh chuyển hoá thuốc củagan: viêm gan, gan nhiễm lipid, xơ gan, ung thư gan dễ làm tăng tác dụng hoặcđộc tính của thuốc chuyển hoá qua gan như tolbutamid, diazepam
Các bệnh làm giảm lưu lượng máu tới gan như suy tim hoặc dùng thuốc chẹn tkgiao cảm kéo dài sẽ làm giảm hệ số chiết xuất của gan, làm kéo dài thời gian bánthải (t1/2) của các thuốc có hệ số chiết xuất cao tại gan như lidocain, propranolol,verapamil, isoniazid
Trang 23Khuếch tán thụ động qua ống thận: một phần thuốc đã thải trừ trong nước tiểu banđầu lại được tái hấp thu vào máu Đó là các thuốc tan trong lipid, không bị ion hoá ở
pH nước tiểu (pH = 5 - 6) như phenobarbital, salicylat Các base yếu không được táihấp thu
Quá trình này xảy ra ở ống lượn gần và cả ở ống lượn xa do bậc thang nồng độ đượctạo ra trong quá trình tái hấp thu nước cùng Na+ và các ion vô cơ khác Quá trình táihấp thu thụ động ở đây phụ thuộc nhiều vào pH nước tiểu Khi base hoá nước tiểu,thì các acid yếu (acid barbituric) sẽ bị thải trừ nhanh hơn vì bị ion hoá nhiều nên táihấp thu giảm Ngược lại, khi acid hoá nước tiểu nhiều hơn thì các base(amphetamin) sẽ bị thải trừ nhiều hơn Điều này được ứng dụng trong điều trị nhiễmđộc thuốc
- Ý nghĩa lâm sàng:
Làm giảm thải trừ để tiết kiệm thuốc: penicilin và probenecid có chung hệ vậnchuyển tại ống thận Thận thải probenecid (rẻ tiền, ít tác dụng điều trị) và giữ lạipenicilin (đắt tiền hơn, có tác dụng điều trị)
Làm tăng thải trừ để điều trị nhiễm độc: base hoá nước tiểu, làm tăng độ ion hoá củaphenobarbital, tăng thải trừ khi bị nhiễm độc phenobarbital
Trong trường hợp suy thận, cần giảm liều thuốc dùng
Thải trừ qua mật
Sau khi chuyển hoá ở gan, các chất chuyển hoá sẽ thải trừ qua mật để theo phân rangoài Phần lớn sau khi bị chuyển hoá thêm ở ruột sẽ được tái hấp thu vào máu đểthải trừ qua thận
Một số hợp chất chuyển hoá glycuronid của thuốc có khối lượng phân tử trên 300sau khi thải trừ qua mật xuống ruột có thể bị thuỷ phân bởi glycuronidase rồi lạiglycuronidase rồi lạiđược tái hấp thu về gan theo đường tĩnh mạch cửa để lại vào vòng tuần hoàn, đượcgọi là thuốc có chu kỳ ruột - gan Những thuốc này tích luỹ trong cơ thể, làm kéodài tác dụng (morphin, tetracyclin, digitalis trợ tim )
Thải trừ qua phổi
Các chất bay hơi như rượu, tinh dầu (eucalyptol, menthol)
Các chất khí: protoxyd nitơ, halothan
Thải trừ qua sữa
Trang 24Các chất tan mạnh trong lipid (barbiturat, chống viêm phi steroid, tetracyclin, cácalcaloid), có khối lượng phân tử dưới 200 thường dễ dàng thải trừ qua sữa.
Vì sữa có pH hơi acid hơn huyết tương nên các thuốc là base yếu có thể có nồng độtrong sữa hơi cao hơn huyết tương và các thuốc là acid yếu thì có nồng độ thấp hơn
Thải trừ qua các đường khác
Thuốc có thể còn được thải trừ qua mồ hôi, qua nước mắt, qua tế bào sừng (lông,tóc, móng), tuyến nước bọt Số lượng không đáng kể nên ít có ý nghĩa về mặt điềutrị Thường có thể gây tác dụng không mong muốn (diphenyl hydantoin gây tăngsản lợi khi bị bài tiết qua nước bọt) Hoặc dùng phát hiện chất độc (có giá trị về mặtpháp y): phát hiện asen trong tóc của Napoleon sau 150 năm!
Mục đích của chuyển hoá là làm cho thuốc mất hoạt tính, dễ tan trong nước và thảitrừ Vì vậy, quá trình chuyển hoá chính là quá trình thải trừ thuốc Có 2 thông sốdược động học là độ thanh thải (CL) và thời gian bán thải (t1/2) đều để đánh giá quátrình chuyển hoá và thải trừ thuốc
Độ thanh thải (clearance: CL)
V: tốc độ thải trừ của thuốc qua cơ quan (mg/phút) Cp: nồng độ thuốc trong huyếttương (mg/L)
Clearance cũng là một trị số ảo, mang tính lý thuyết vì sự tuần hoàn của máu qua cơquan được liên tục lặp đi lặp lại Trong thực tế, thuốc được coi là lọc sạch khởihuyết tương sau một khoảng thời gian là 7h=t1/2
Hai cơ quan chính tham gia thải trừ thuốc khởi cơ thể là gan (lượng thuốc bị chuyểnhoá và thải trừ nguyên chất qua mật) và thận, vì vậy, CL toàn bộ được coi là CL gan+ CL thận
* Ý nghĩa:
Thuốc có CL lớn là thuốc được thải trừ nhanh, vì thế thời gian bán thải sẽ ngắn
Trang 25Dùng CL để tính liều lượng thuốc có thể duy trì được nồng độ thuốc ổn định tronghuyết tương Nồng độ này đạt được khi tốc độ thải trừ bằng tốc độ hấp thu.
Biết CL để hiệu chỉnh liều trong trường hợp bệnh lý suy gan, suy thận
Thời gian bán thải (half - life - t1/2)
* Định nghĩa:
Thời gian bán thải được phân biệt làm hai loại:
t1/2 α hay t1/2 hấp thu là thời gian cần thiết để 1/2 lượng thuốc đã dùng hấp thuđược vào tuần hoàn Nếu dùng thuốc theo đường tiêm bắp thì t1/2 α không đáng kể.t1/2 β hay t1/2 thải trừ là thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong huyết tươnggiảm còn 1/2 Trong thực hành điều trị, hay dùng t1/2 β và thường chỉ viết là t1/2hoặc t/2
* Ý nghĩa:
Từ công thức trên ta thấy t1/2 tỷ lệ nghịch với CL (clearance) Khi CL thay đổi theonguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý sẽ làm t1/2 thay đổi, hiệu quả của điều trị bị ảnhhưởng Cần phải hiệu chỉnh liều lượng hoặc khoảng cách giữa các liều
Trong thực hành điều trị, thường coi thời gian 5 lần t1/2 (5 lần dùng thuốc cách đều)thì nồng độ thuốc trong máu đạt được trạng thái ổn định (Css), và sau khi ngừngthuốc khoảng 7 lần t1/2 thì coi như thuốc đã bị thải trừ hoàn toàn khởi cơ thể
Lượng thuốc được thải trừ theo t1/2
Trang 26+ Khi t1/2 từ 6 đến 24h: dùng liều thuốc với khoảng cách đúng bằng t1/2.+ Khi t1/2 > 24h: dùng liều duy nhất 1 lần mỗi ngày.
Trang 27Bài 2 ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LỰC HỌC
MỤC TIÊU
1 Trình bày được cơ chế tác dụng của thuốc qua receptor và không qua receptor
2 Phân biệt được các cách tác dụng của thuốc
3 Trình bày được những yếu tố thuộc về bản thân thuốc quyết định tác dụng củathuốc (lý hoá, cấu trúc, dạng bào chế)
4 Nêu được những yếu tố chính về phía người bệnh có ảnh hưởng đến tác dụng củathuốc (tuổi, quen thuốc )
5 Trình bày được 5 trạng thái tác dụng đặc biệt của thuốc
Dược lực học nghiên cứu tác dụng của thuốc lên cơ thể sống, giải thích cơ chế củacác tác dụng sinh hoá và sinh lý của thuốc Phân tích càng đầy đủ được các tácdụng, càng cung cấp được những cơ sở cho việc dùng thuốc hợp lý trong điều trị.Đây là nhiệm vụ cơ bản nhất và cũng là khó khăn lớn nhất của dược lực học
1 CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA THUỐC
1.1 Receptor
Tác dụng của phần lớn các thuốc là kết quả của sự tương tác giữa thuốc với receptor(thể thụ cảm) Receptor là một thành phần đại phân tử (macromolécular) tồn tại vớimột lượng giới hạn trong một số tế bào đích, có thể nhận biết một cách đặc hiệu chỉmột phân tử "thông tin" tự nhiên (hormon, chất dẫn truyền thần kinh), hoặc một tácnhân ngoại lai (chất hoá học, thuốc) để gây ra một tác dụng sinh học đặc hiệu, là kếtquả của tác dụng tương hỗ đó
Thành phần đại phân tử của receptor thường là protein vì chỉ có protein mới có cấutrúc phức tạp để nhận biết đặc hiệu của một phân tử có cấu trúc 3 chiều
Receptor có 2 chức năng:
1 Nhận biết các phân tử thông tin (hay còn gọi là ligand) bằng sự gắn đặc hiệu cácphân tử này vào receptor theo các liên kết hoá học:
Trang 28Liên kết ion: các chất hoá học mang điện tích (như nhóm amoni bậc 4 củaacetylcholin có điện tích dương), sẽ gắn vào vùng mang điện tích trái dấu củareceptor theo liên kết này, với lực liên kết khoảng 5-lo kcal/mol.
Liên kết hydro: do sự phân bố không đồng đều electron trong phân tử nên có mốiliên kết giữa nguyên tử hydro với các nguyên tử có điện tích âm cao như oxy, nitơ
và fluor Lực liên kết khoảng 2 - 5 kcal/mol
Liên kết Van - der - Waals: là lực liên kết của mối tương hỗ giữa các electron vớicác nhân của các phân tử sát bên Lực liên kết phụ thuộc vào khoảng cách giữa cácphân tử, lực này tương đối yếu, khoảng 0,5 kcal/mol Các thuốc có vòng benzen, cómật độ electron phân bố đồng đều thường có mối liên kết này
Các lực liên kết trên đều là thuận nghịch
Liên kết cộng hoá trị: là lực liên kết giữa các nguyên tử bằng những cặp điện tửchung Vì là lực liên kết lớn 50 - 150 kcal/mol nên là liên kết không thuận nghịch ởnhiệt độ cơ thể, không có chất xúc tác loại liên kết này ít gặp Ví dụ liên kết giữachất alkyl hoá với tế bào ung thư, các thuốc ức chế enzym mono - amin oxydase(MAOI), thuốc trừ sâu lân hữu cơ với cholinesterase
Acetylcholin gắn vào receptor M theo đường nối sau:
Hai O của chức ester tạo liên kết hydro với receptor
Nhóm CH2 - CH2 gắn với receptor bằng liên kết phân tử (lực Van - der - Waals)Hai gốc CH3 của amin bậc 4 gắn vào các khoang của vị trí anion cũng bằng lực Van
- der -Waals
2 Chuyển tác dụng tương hỗ giữa ligand và receptor thành một tín hiệu để gây rađược đáp ứng tế bào Các receptor nằm ở nhân tế bào được hoạt hoá bởi các ligandgắn trên các vị trí đặc hiệu của ADN nằm trong các vùng điều hoà gen, gây ra sựsao chép các gen đặc hiệu (receptor của hormon steroid, vitamin D3 ) Các receptornằm ở màng tế bào vì ở xa nhân nên không tham gia trực tiếp vào các chương trìnhbiểu hiện của gen Khi các ligand tác động lên receptor sẽ làm sản xuất ra các phân
tử trung gian - "người truyền tin thứ 2" (AMPv, GMPv, IP3, Ca2+, diacetylglycerol ) Những chất này sẽ gây ra một loạt phản ứng trong tế bào, dẫn tới mộtthay đổi chuyển hoá trong tế bào, cùng với hoặc không có sự thay đổi về biểu hiệngen (receptor của adrenalin, của benzodiazepin )
Trang 29Như vậy, khi thuốc gắn vào receptor của tế bào thì gây ra được tác dụng sinh lý.Nhưng có khi thuốc gắn vào tế bào mà không gây ra tác dụng gì, nơi gắn thuốc đượcgọi là nơi tiếp nhận (acceptor) hoặc receptor câm (silent receptor), như thuốc mêgắn vào tế bào mỡ, digitalis gắn vào gan, phổi, thận
Thuốc gắn vào receptor phụ thuộc vào ái lực (affinity) của thuốc với receptor Haithuốc có cùng receptor, thuốc nào có ái lực cao hơn sẽ đẩy được thuốc khác ra Còntác dụng của thuốc là do hiệu lực (efficacy) của thuốc trên receptor đó Ái lực vàhiệu lực không phải lúc nào cũng đi cùng nhau: acetylcholin là chất dẫn truyền thầnkinh của hệ phó giao cảm, khi gắn vào receptor M, gây hiệu lực làm tăng tiết nướcbọt, co đồng tử, chậm nhịp tim ; atropin có ái lực trên receptor M mạnh hơnacetylcholin rất nhiều nên đẩy được acetylcholin ra khởi receptor M, nhưng bảnthân nó lại không có hiệu lực gì Ở lâm sàng, tác dụng của atropin quan sát đượcchính là tác dụng của sự thiếu vắng acetylcholin trên receptor M: khô miệng (giảmtiết nước bọt), giãn đồng tử, nhịp tim nhanh
1.2 Các cơ chế tác dụng của thuốc
1.2.1 Tác dụng của thuốc thông qua receptor
Thuốc tác dụng trực tiếp trên các receptor của các chất nội sinh (hormon, chất dẫntruyền thần kinh): nhiều thuốc tác dụng trên các receptor sinh lý và thường mangtính đặc hiệu Nếu tác dụng của thuốc lên receptor giống với chất nội sinh, gọi làchất đồng vận hay chất chủ vận (agonists), như pilocarpin trên receptor M -cholinergic Nếu thuốc gắn vào receptor, không gây tác dụng giống chất nội sinh,trái lại, ngăn cản chất nội sinh gắn vào receptor, gây tác dụng ức chế chất đồng vận,được gọi là chất đối kháng (antagonists), như d - tubocurarin tranh chấp vớiacetylcholin tại receptor N của cơ vân
Một số thuốc thông qua việc giải phóng các chất nội sinh trong cơ thể để gây tácdụng: amphetamin giải phóng adrenalin trên thần kinh trung ương, nitrit làm giảiphóng NO gây giãn mạch
Xét trên nhiều mặt, protein là một nhóm quan trọng của receptor - thuốc Do đó,ngoài receptor tế bào, các receptor của thuốc còn là:
Các enzym chuyển hoá hoặc điều hoà các quá trình sinh hoá có thể bị thuốc ức chếhoặc hoạt hoá:
Trang 30+ Thuốc ức chế enzym: captopril ức chế enzym chuyển angiotensin I không hoạttính thành angiotensin II có hoạt tính dùng chữa cao huyết áp; các thuốc chống viêmphi steroid ức chế cyc100xygenase, làm giảm tổng hợp prostaglandin nên có tácdụng hạ sốt, chống viêm; thuốc trợ tim digitalis ức chế Na+ - K+ ATPase
+ Thuốc hoạt hoá enzym: các yếu tố vi lượng như Mg2+, Cu2+, Zn3+ hoạt hoánhiều enzym protein kinase, phosphokinase tác dụng lên nhiều quá trình chuyển hoácủa tế bào
Các ion: thuốc gắn vào các kênh ion, làm thay đổi sự vận chuyển ion qua màng tếbào Novocain cản trở Na+ nhập vào tế bào thần kinh, ngăn cản khử cực nên có tácdụng gây tê; benzodiazepin làm tăng nhập Cl- vào tế bào, gây an thần
1.2.2 Tác dụng của thuốc không qua receptor
Một số thuốc có tác dụng không phải do kết hợp với receptor
- Thuốc có tác dụng do tính chất lý hoá, không đặc hiệu:
Các muối chứa các ion khó hấp thu qua màng sinh học như MgSO4, khi uống sẽ
"gọi nước" ở thành ruột vào lòng ruột và giữ nước trong lòng ruột nên có tác dụngtẩy; khi tiêm vào tĩnh mạch sẽ kéo nước từ gian bào vào máu nên được dùng chữaphù não
Isosorbid, mannitol dùng liều tương đối cao, làm tăng áp lực thẩm thấu trong huyếttương Khi lọc qua cầu thận, không bị tái hấp thu ở ống thận, làm tăng áp lực thẩmthấu trong ống thận, có tác dụng lợi niệu
Những chất tạo chelat hay còn gọi là chất "càng cua" do có các nhóm có cực như
-OH, -SH, -NH2, dễ tạo phức với các ion hoá trị 2, đẩy chúng ra khởi cơ thể Cácchất "càng cua" như EDTA (Ethyl diamin tetra acetic acid), BAL (British antilewisit - dimercaprol), d - penicilamin thường được dùng để chữa ngộ độc kim loạinặng như Cu2+, Pb2+, Hg2+ hoặc thải trừ Ca2+ trong ngộ độc digital
Than hoạt hấp phụ được các hơi, các độc tố nên dùng chữa đầy hơi, ngộ độc
Các base yếu làm trung hoà dịch vị acid dùng để chữa loét dạ dày (kháng acid), nhưhydroxyd nhôm, magnesi oxyd
- Thuốc có cấu trúc tương tự như những chất sinh hoá bình thường, có thể thâmnhập vào các thành phần cấu trúc của tế bào, làm thay đổi chức năng của tế bào.Thuốc giống purin, giống pyrimidin, nhập vào acid nucleic, dùng chống ung thư,
Trang 31chống virus Sulfamid gần giống paraamino benzoic acid (PABA), làm vi khuẩndùng "nhầm", không phát triển được.
2 CÁC CÁCH TÁC DỤNG CỦA THUỐC
Khi vào cơ thể, thuốc có thể có 4 cách tác dụng sau:
2.1 Tác dụng tại chỗ và toàn thân
Tác dụng tại chỗ là tác dụng ngay tại nơi thuốc tiếp xúc, khi thuốc chưa được hấpthu vào máu: thuốc sát khuẩn ngoài da, thuốc làm săn niêm mạc (tanin), thuốc bọcniêm mạc đường tiêu hoá (kaolin, hydroxyd nhôm)
Tác dụng toàn thân là tác dụng xảy ra sau khi thuốc đã được hấp thu vào máu quađường hô hấp, đường tiêu hoá hay đường tiêm: thuốc mê, thuốc trợ tim, thuốc lợiniệu Như vậy, tác dụng toàn thân không có nghĩa là thuốc tác dụng khắp cơ thể màchỉ là thuốc đã vào máu để "đi" khắp cơ thể
Tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân có thể gây hiệu quả trực tiếp hoặc gián tiếp: tiêm d tubocurarin vào tĩnh mạch, thuốc trực tiếp tác dụng lên bản vận động làm liệt cơ vân
-và gián tiếp làm ngừng thở do cơ hoành -và cơ liên sườn bị liệt chứ không phải thuốc
ức chế trung tâm hô hấp
Mặt khác, tác dụng gián tiếp còn có thể thông qua phản xạ: khi ngất, ngửiammoniac, các ngọn dây thần kinh trong niêm mạc đường hô hấp bị kích thích, gâyphản xạ kích thích trung tâm hô hấp và vận mạch ở hành tuỷ, làm người bệnh hồitỉnh
2.2 Tác dụng chính và tác dụng phụ
- Tác dụng chính là tác dụng để điều trị
- Ngoài tác dụng điều trị, thuốc có thể còn gây nhiều tác dụng khác, không có ýnghĩa trong điều trị, được gọi là tác dụng không mong muốn, tác dụng ngoại ý(adverse drug reactions - ADR) Các tác dụng ngoại ý có thể chỉ gây khó chịu chongười dùng (chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ), gọi là tác dụng phụ; nhưng cũng có thểgây phản ứng độc hại (ngay với liều điều trị) như xuất huyết tiêu hoá, giảm bạchcầu, tụt huyết áp thế đứng
Ví dụ: aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm (tác dụng chính), nhưng gâychảy máu tiêu hoá (tác dụng độc hại) Nifedipin, thuốc chẹn kênh calci dùng điều trịtăng huyết áp (tác dụng chính), nhưng có thể gây nhức đầu, nhịp tim nhanh (tácdụng phụ), ho, phù chân, tăng enzym gan, tụt huyết áp (tác dụng ộc hại)
Trang 32Trong điều trị, thường phối hợp thuốc để làm tăng tác dụng chính và giảm tác dụngkhông mong muốn Ví dụ uống thuốc chẹn giao cảm cùng với nifedipin sẽ làm giảmđược tác dụng làm tăng nhịp tim, nhức đầu của nifedipin Cũng có thể thay đổiđường dùng thuốc như dùng thuốc đặt hậu môn để tránh tác dụng khó uống, gâybuồn nôn.
2.3 Tác dụng hồi phục và không hồi phục
Tác dụng hồi phục: sau tác dụng, thuốc bị thải trừ, chức năng của cơ quan lại trở vềbình thường Sau gây mê để phẫu thuật, người bệnh lại có trạng thái bình thường,tỉnh táo
Tác dụng không hồi phục: thuốc làm mất hoàn toàn chức năng của tế bào, cơ quan
Ví dụ: thuốc chống ung thư diệt tế bào ung thư, bảo vệ tế bào lành; thuốc sát khuẩnbôi ngoài da diệt vi khuẩn nhưng không ảnh hưởng đến da; kháng sinhcloramphenicol có tai biến gây suy tuỷ xương
2.4 Tác dụng chọn lọc
Tác dụng chọn lọc là tác dụng điều trị xảy ra sớm nhất, rõ rệt nhất Ví dụ aspirinuống liều 1 - 2 g/ngày có tác dụng hạ sốt và giảm đau, uống liều 4 - 6 g/ngày có cảtác dụng chống viêm; digitalis gắn vào tim, não, gan, thận nhưng với liều điều trị,chỉ có tác dụng trên tim; albuterol (Salbutamol - Ventolin) kích thích chọn lọcreceptor β2 adrenergic
Thuốc có tác dụng chọn lọc làm cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn,tránh được nhiều tác dụng không mong muốn
3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HUỞNG ĐẾN TÁC DỤNG CỦA THUỐC
3.1 Về thuốc
3.1.1 Thay đổi cấu trúc làm thay đổi dược lực học của thuốc
Như ta đã biết, thuốc muốn có tác dụng, phải gắn được vào receptor (ái lực vớireceptor) và sau đó là hoạt hoá được receptor đó (có hiệu lực hay tác dụng dược lý).Receptor mang tính đặc hiệu cho nên thuốc cũng phải có cấu trúc đặc hiệu Receptorđược ví như ổ khoá và thuốc là chìa khoá Một sự thay đổi nhở về cấu trúc hoá học(hình dáng phân tử của thuốc) cũng có thể gây ra những thay đổi lớn về tác dụng.Như vậy việc tổng hợp các thuốc mới thường nhằm:
Làm tăng tác dụng điều trị và giảm tác dụng không mong muốn Khi thêm F vào vịtrí 9 và CH3 vào vị trí 16 của cortisol (hormon vở thượng thận), ta được
Trang 33betametason có tác dụng chống viêm gấp 25 lần và không có tác dụng giữ Na+ nhưcorticoid, tránh phải ăn nhạt.
Làm thay đổi tác dụng dược lý: thay đổi cấu trúc của isoniazid (thuốc chống lao), tađược iproniazid, có tác dụng chống trầm cảm, do gắn vào receptor hoàn toàn khác
- Trở thành chất đối kháng tác dụng: PABA là nguyên liệu để tổng hợp thức ăn cho
vi khuẩn Sulfanilamid có công thức gần giống PABA, làm vi khuẩn sử dụng
"nhầm", không phát triển được Vì vậy, sulfanilamid có tác dụng kìm khuẩn
Kháng histamin H1 có công thức gần giống với histamin, tranh chấp với histamintại receptor H1
- Các đồng phân quang học hoặc đồng phân hình học của thuốc cũng làm thay đổicường độ tác dụng, hoặc làm thay đổi hoàn toàn tác dụng của thuốc
L-isoprenalin có tác dụng kích thích receptor β adrenergic 500 lần mạnh hơn isoprenalin L-quinin là thuốc chữa sốt rét, D-quinin (quinidin) là thuốc chữa loạnnhịp tim
D Càng ngày người ta càng hiểu rõ được siêu cấu trúc của receptor và sản xuất cácthuốc rất đặc hiệu, gắn được vào dưới typ của receptor: receptor adrenergic α1, α 2,β1, β2, β3, receptor cholinergic M1, M2,M3, receptor dopaminergic D1, D2, D7
3.1.2 Thay đổi cấu trúc thuốc, làm thay đổi dược động học của thuốc
Khi cấu trúc của thuốc thay đổi, làm tính chất lý hoá của thuốc thay đổi, ảnh hưởngđến sự hoà tan của thuốc trong nước hoặc trong lipid, ảnh hưởng đến sự gắn thuốcvào protein, độ ion hoá của thuốc và tính vững bền của thuốc Một số ví dụ:
- Dopamin không qua được hàng rào máu não, nhưng L-dopamin (Levodopa), chấttiền thân của dopamin thì qua được
- Estradiol thiên nhiên không uống được vì bị chuyển hoá mạnh ở gan Dẫn xuấtethinyl estradiol (- C=CH gắn ở vị trí 17) rất ít bị chuyển hoá nên uống được
- Tolbutamid bị microsom gan oxy hoá gốc CH3 ở vị trí para, có t1/2 huyết tương là
4 - 8 giờ Thay gốc CH3 bằng Cl (Clorpropamid) sẽ rất khó bị chuyển hoá, làm t1/2của thuốc kéo dài tới 35 giờ
- Các thiobarbituric ít bị phân ly hơn barbituric ở pH của ống thận nên bị thải trừchậm hơn
Trang 34Qua đây ta có thể nhận thấy rằng, khi thuốc gắn vào receptor để gây hiệu lực, khôngphải toàn bộ phân tử thuốc mà chỉ có những nhóm chức năng gắn vào receptor Khithay đổi cấu trúc của nhóm hoặc vùng chức năng, dược lực học của thuốc sẽ thayđổi Còn khi thay đổi cấu trúc ở ngoài vùng chức năng, có thể thay đổi dược độnghọc của thuốc.
Dạng thuốc
Dạng thuốc là hình thức trình bày đặc biệt của dược chất để đưa dược chất vào cơthể Dạng thuốc phải được bào chế sao cho tiện bảo quản, vận chuyển, sử dụng vàphát huy tối đa hiệu lực chữa bệnh của thuốc
Có thể tóm tắt quá trình hình thành và phát huy tác dụng của một dạng thuốc trong
cơ thể như sau:
Qua sơ đồ, ta thấy từ một dược chất, các nhà bào chế có thể đưa ra thị trường nhiềuloại biệt dược (dạng thuốc) khác nhau, có sinh khả dụng khác nhau do đó ảnh hưởngkhác nhau tới hiệu quả điều trị
Trạng thái của dược chất
- Độ tán nhở: thuốc càng mịn, diện tiếp xúc càng tăng, hấp thu thuốc càng nhanh
- Dạng vô định hình và dạng tinh thể: thuốc rắn ở dạng vô định hình dễ tan, dễ hấpthu
Tá dược
Tá dược không phải chỉ là "chất độn" để bao gói thuốc mà còn ảnh hưởng đến độhoà tan, khuếch tán của thuốc Khi thay calci sulfat (thạch cao, tá dược cổ điển)bằng lactose để dập viên diphenylhydantoin, đã gây hàng loạt ngộ độcdiphenylhydantoin do lượng thuốc được hấp thu nhiều hơn (Úc, 1968) Nguyênnhân là tá dược calci sulfat chỉ đóng vai trò một khung mang, không tiêu và xốp,
Trang 35làm dược chất được giải phóng từ từ trong ống tiêu hoá Còn lactose lại làm dượcchất dễ tan, nên được hấp thu nhanh trong thời gian ngắn.
Kỹ thuật bào chế và dạng thuốc
Kỹ thuật bào chế là một yếu tố không kém phần quan trọng có tác động trực tiếpđến sinh khả dụng của thuốc, có thể kiểm soát được sự giải phóng dược chất và vịtrí để thuốc giải phóng (giải phóng tại đích) Vì vậy nó thường được các nhà sảnxuất giữ bí mật
Hiện có rất nhiều dạng thuốc khác nhau được sản xuất theo các kỹ thuật khác nhau
để sao cho:
- Hoạt tính của thuốc được vững bền
- Dược chất được giải phóng với tốc độ ổn định
- Dược chất được giải phóng tại nơi cần tác động (giải phóng tại đích, targettingmedication)
- Thuốc có sinh khả dụng cao
Sự gắn thuốc vào protein huyết tương còn ít, mặt khác, một phần protein huyếttương còn gắn bilirubin, dễ bị thuốc đẩy ra, gây ngộ độc bilirubin
Hệ enzym chuyển hoá thuốc chưa phát triển
Hệ thải trừ thuốc chưa phát triển
Hệ thần kinh chưa phát triển, myelin còn ít, hàng rào máu - não chưa đủ bảo vệnên thuốc dễ thấm qua và tế bào thần kinh còn dễ nhạy cảm (như với morphin)
Tế bào chứa nhiều nước, không chịu được thuốc gây mất nước
Mọi mô và cơ quan đang phát triển, hết sức thận trọng khi dùng các loại hormon.Một số tác giả đã đưa ra các công thức để tính liều lượng cho trẻ em:
1 Công thức của Young: dùng cho trẻ em (TE) từ 2 - 12 tuổi
2 Công thức của Cowling: dùng cho trẻ em từ 2 - 12 tuổi
3 Công thức của Fried: dùng cho nhũ nhi
Trang 364 Công thức của Clark
Tuy nhiên tính liều theo diện tích cơ thể thì tốt hơn:
Người cao tuổi:
Người cao tuổi cũng có những đặc điểm riêng cần lưu ý:
- Các hệ enzym đều kém hoạt động vì đã "lão hoá"
- Các tế bào ít giữ nước nên cũng không chịu được thuốc gây mất nước
- Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh (cao huyết áp, xơ vữa mạch, thấp khớp,tiểu đường ) nên phải dùng nhiều thuốc một lúc Cần rất chú ý tương tác thuốc khi
kê đơn
- Đặc điểm về giới
Nhìn chung, không có sự khác biệt về tác dụng và liều lượng của thuốc giữa nam và
nữ Tuy nhiên, với nữ giới, cần chú ý đến 3 thời kỳ:
Thời kỳ có kinh nguyệt
Không cấm hẳn thuốc Nếu phải dùng thuốc dài ngày, có từng đợt ngừng thuốc thìnên sắp xếp vào lúc có kinh
Thời kỳ có thai
Trong 3 tháng đầu, thuốc dễ gây dị tật bẩm sinh, tạo ra quái thai Trong 3 tháng giữathuốc có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai, đến chức năng phát triểncủa các cơ quan Trong 3 tháng cuối, thuốc có thể gây sảy thai, đẻ non
Vì vậy, khi cần chỉ định thuốc cho phụ nữ có thai, cần cân nhắc thật kỹ giữa lợi íchcho người mẹ và mức nguy hại cho bào thai Nói chung, trong 3 tháng đầu, tuyệt đốitránh dùng mọi loại thuốc
Đối với người mẹ, khi có thai, lượng nước giữ lại trong cơ thể tăng, thể tích máutăng, hàm lượng protein huyết tương có thể giảm, lượng lipid có thể tăng làm ảnhhưởng đến động học của thuốc
Thời kỳ cho con bú
Rất nhiều thuốc khi dùng cho người mẹ sẽ thải trừ qua sữa và như vậy có thể gâyđộc hại cho con Các nghiên cứu về các loại thuốc này nói chung còn chưa được đầy
Trang 37đủ, do đó tốt nhất là chỉ nên dùng những loại thuốc thật cần thiết cho mẹ Tuyệt đốikhông dùng những thuốc có chứa thuốc phiện và dẫn xuất của thuốc phiện (thuốc
ho, codein, viên rửa) vì thuốc thải trừ qua sữa và trung tâm hô hấp của trẻ rất nhạycảm, có thể bị ngừng thở Không dùng các loại corticoid (làm suy thượng thận trẻ),các kháng giáp trạng tổng hợp và iod (gây rối loạn tuyến giáp), cloramphenicol vàthuốc phối hợp sulfametoxazol+ trimethoprim (Co - trimoxazol) vì có thể gây suytuỷ xương Cần rất thận trọng khi dùng các thuốc ức chế thần kinh trung ương(meprobamat, diazepam), thuốc chống động kinh, đều gây mơ màng và li bì cho trẻ
4 NHỮNG TRẠNG THÁI TÁC DỤNG ĐẶC BIỆT CỦA THUỐC
Trong quá trình sử dụng thuốc, ngoài tác dụng điều trị, đôi khi còn gặp những tácdụng "không mong muốn" do sự phản ứng khác nhau của từng cá thể với thuốc
4.1 Phản ứng có hại của thuốc (Adverse drug reactions - ADR)
"Một phản ứng có hại của thuốc là một phản ứng độc hại, không định được trước vàxuất hiện ở liều lượng thường dùng cho người" (Định nghĩa của Chương trình giámsát thuốc quốc tế - WHO)
ADR là tên gọi chung cho mọi triệu chứng bất thường xảy ra khi dùng thuốc đúngliều Có thể chỉ là những triệu chứng rất nhẹ như nhức đầu, buồn nôn cho đếnnhững triệu chứng rất nặng dẫn đến tử vong như sốc, phản vệ, suy tuỷ xương Tuỳtheo nước và tuỳ theo tác giả, ADR có thể xảy ra khoảng 8 - 30% số người dùngthuốc
4.2 Phản ứng dị ứng
Dị ứng thuốc cũng là 1 ADR
Do thuốc là một protein lạ (insulin, thyroxin lấy từ súc vật), là đa peptid,polysaccharid có phân tử lượng cao, mang tính kháng nguyên Tuy nhiên, nhữngthuốc có phân tử lượng thấp hoặc chính sản phẩm chuyển hoá của nó cũng có thểgây dị ứng, chúng được gọi là bán kháng nguyên hay "hapten" Vào cơ thể, hapten
có khả năng gắn với một protein nội sinh theo đường nối cộng hoá trị và tạo thànhphức hợp kháng nguyên
Những thuốc có mang nhóm-NH2 ở vị trí para, như benzocain, procain, sulfonamid,sulfonylurea là những thuốc dễ gây mẫn cảm vì nhóm-NH2 dễ bị oxy hoá và sảnphẩm oxy hoá đó sẽ dễ gắn với nhóm-SH của protein nội sinh để thành khángnguyên
Trang 38Phản ứng miễn dịch dị ứng được chia thành 4 typ dựa trên cơ sở của cơ chế miễndịch:
- Typ I hay phản ứng phản vệ (anaphylactic reactions) do sự kết hợp của khángnguyên với kháng thể IgE, gắn trên bạch cầu ưa base tuần hoàn hoặc các dưỡng bào.Phản ứng làm giải phóng nhiều chất hoá học trung gian như histamin, leucotrien,prostaglandin, gây giãn mạch, phù và viêm Các cơ quan đích của phản ứng này làđường tiêu hoá (dị ứng thức ăn), da (mày đay, viêm da dị ứng), đường hô hấp (viêmmũi, hen) và hệ tim mạch (sốc phản vệ)
Các phản ứng này thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc
Các thuốc dễ gây phản ứng typ I: thuốc tê procain, lidocain, kháng sinhnhóm β lactam, aminoglycosid, huyết thanh, γ globulin, vacxin, vitamin B1 tiêmtĩnh mạch
- Typ II hay phản ứng huỷ tế bào (cytolytic reactions) xảy ra khi có sự kết hợpkháng nguyên với kháng thể IgG và IgM đồng thời có sự hoạt hoá hệ bổ thể Môđích của phản ứng này là các tế bào của hệ tuần hoàn Ví dụ: thiếu máu tan máu dopenicilin, thiếu máu tan máu tự miễn do methyl dopa, ban xuất huyết giảm tiểu cầu
do quinidin, giảm bạch cầu hạt do sulfamid, luput ban đở hệ thống do procainamid
- Typ III hay phản ứng Arthus, trung gian chủ yếu qua IgG có sự tham gia của bổthể Phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo thành phức hợp miễn dịch Phứchợp này lắng đọng vào nội mạc mạch máu, gây tổn thương viêm huỷ hoại, được gọi
là bệnh huyết thanh Biểu hiện lâm sàng thường là: mày đay, ban đở, đau, viêmkhớp, nổi hạch, sốt Thường xảy ra sau 6 - 12 ngày
Các thuốc có thể gặp là sulfonamid, penicilin, một số thuốc chống co giật, iod, muối
Hg, huyết thanh
Hội chứng Stevens - Johnson là biểu hiện nặng của typ này
- Typ IV hay phản ứng nhạy cảm muộn, trung gian qua tế bào lympho T đã đượcmẫn cảm và đại thực bào Khi các tế bào mẫn cảm tiếp xúc với kháng nguyên, sẽgiải phóng các lymphokin gây ra phản ứng viêm Viêm da tiếp xúc là biểu hiệnthường gặp của typ này
Các phản ứng dị ứng thuốc không liên quan đến liều lượng thuốc dùng, số lần dùng
và thường có dị ứng chéo Vì vậy thầy thuốc cần hởi kỹ tiền sử dị ứng của bệnhnhân trước khi dùng thuốc Với những thuốc hay gây dị ứng (penicilin, lidocain, )
Trang 39khi dùng, phải có sẵn thuốc và phương tiện cấp cứu (adrenalin) Sốc phản vệ có thểxảy ra do đường dùng thuốc khác nhau: vitamin B1 dạng tiêm tĩnh mạch có thể gâysốc chết người, trong khi dạng uống không gây phản ứng này.
4.3 Tai biến thuốc do rối loạn di truyền
Thường là do thiếu enzym bẩm sinh, mang tính di truyền trong gia đình hay chủngtộc
Người thiếu enzym glucose - 6 - phosphat deshydrogenase (G - 6 - PD) hoặcglutathion reductase dễ bị thiếu máu tan máu khi dùng primaquin, quinin, pamaquinsulfamid, nitrofuran
Gen kiểm tra việc tạo G6PD nằm trên chromosom X, vì vậy, tai biến thường xảy ra
ở nam Người ta ước lượng có khoảng 100 đến 200 triệu người mang gen này vàthường gặp trên người da đen
Người thiếu enzym methemoglobin reductase là những người dị hợp tử (khoảng 1%dân số) Khi dùng thuốc sốt rét (pamaquin, primaquin), thuốc kháng sinh, sát khuẩn(cloramphenicol, sulfon, nitrofurantoin), thuốc hạ sốt (phenazol, paracetamol) rất dễ
Quen thuốc có thể xảy ra tự nhiên ngay từ lần đầu dùng thuốc do thuốc ít được hấpthu, hoặc bị chuyển hoá nhanh hoặc cơ thể kém mẫn cảm với thuốc Thường donguyên nhân di truyền
Thường gặp quen thuốc do mắc phải sau một thời gian dùng thuốc, đòi hởi phảităng dần liều
4.4.1 Quen thuốc nhanh
Thực nghiệm dùng những liều ephedrin bằng nhau, tiêm tĩnh mạch cách nhau từng
15 phút, sau 4 - 6 lần, tác dụng gây tăng huyết áp giảm dần rồi mất hẳn Một số
Trang 40thuốc khác cũng có hiện tượng quen thuốc nhanh như amphetamin, isoprenalin,adrenalin, histamin
Nguyên nhân là:
- Thuốc tác dụng gián tiếp qua sự giải phóng chất nội sinh của cơ thể, làm cạn kiệtchất nội sinh Ephedrin, amphetamin làm giải phóng adrenalin dự trữ của hệ giaocảm
- Kích thích gần nhau quá làm receptor "mệt mởi"
- Tạo chất chuyển hoá có tác dụng đối kháng với chất mẹ: isoprenalin (cường βgiao cảm) qua chuyển hoá ở gan, tạo ra 3 - orthomethylisoprenalin có tác dụng huỷβ
Do giảm số lượng receptor cảm ứng với thuốc ở màng tế bào (điều hoà giảm down regulation): khi dùng thuốc cường giao cảm, phó giao cảm kéo dài Trái lại,khi dùng các thuốc phong toả kéo dài sẽ làm tăng số lượng receptor (điều hoà tăng -
-up regulation) như dùng thuốc huỷ β giao cảm, thuốc an thần ức chế hệdopaminergic Khi ngừng thuốc dễ gây hiện tượng hồi ứng (rebound)
- Do cơ thể phản ứng bằng cơ chế ngược lại dùng các thuốc lợi niệu thải Na+ lâu,
cơ thể mất nhiều Na+ sẽ tăng tiết aldosteron để giữ lại Na+, làm giảm tác dụng lợiniệu
Để tránh hiện tượng quen thuốc, trong lâm sàng thường dùng thuốc ngắt quãng hoặcluân phiên thay đổi các nhóm thuốc (sẽ trình bày trong phần thuốc cụ thể)
4.5 Nghiện thuốc
Nghiện thuốc là một trạng thái đặc biệt làm cho người nghiện phụ thuộc cả về tâm
lý và thể chất vào thuốc với các đặc điểm sau:
- Thèm thuồng mãnh liệt nên xoay sở mọi cách để có thuốc dùng, kể cả hành viphạm pháp
- Có khuynh hướng tăng liều
Từ khóa » Slide Dược Lý 1
-
DƯỢC LÝ 1 - NGHIỆN HÓA HỌC
-
DƯỢC Lý đại CƯƠNG (dược Lý SLIDE) - 123doc
-
Tổng Hợp Một Số Bài Giảng Dược Lý Hay
-
Tài Liệu Môn Dược Lý 1 - Dược Khoa UPHCM - BiophaVN
-
SLIDE BÀI GIẢNG DƯỢC LÝ - ĐH Y HÀ NỘI
-
BÀI GIẢNG HÓA DƯỢC - DƯỢC LÝ I ĐÀO TẠO DSTC - VNRAS
-
Dược Lý 1.pdf | DocDroid
-
Dược Lý - SlideShare
-
NTTU - B1. Dược Lí đại Cương - GV: Võ Thị Thu Hà - YouTube
-
Bộ Bài Giảng Dược Lý Chuyên đề Dành Cho Sinh Viên ... - TaiLieu.VN
-
Đại Cương Về Hóa Dược - Dược Lý Học - SlideShare
-
Bai Giang Duoc Ly Hoc Dai Cuong-Y Hoc Thuong Thuc