Bài Giảng Luật Tố Tụng Hành Chính | Hoa_dại
Có thể bạn quan tâm
(bài giảng Luật tố tụng hành chính – VB 2, ĐH Luật Hà Nội, 2017)
Đại học Luật Hà Nội
Lớp: K14CCQ (2015 – 2018)
BÀI GIẢNG LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
Thời lượng: 30 tiết
Mục lục
Chương 1: Khoa học luật TTHC và luật TTHC.. 3
- Khoa học luật tố tụng hành chính. 3
- Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật TTHC.. 3
- Phương pháp nghiên cứu của khoa học luật TTHC.. 6
- Nhiệm vụ của khoa học luật TTHC.. 6
- Ngành luật tố tụng hành chính. 6
- Khái niệm.. 6
- Đối tượng và phương pháp điều chỉnh. 7
- Nguồn của luật TTHC.. 7
- Quan hệ của luật TTHC với các ngành luật khác. 7
III. Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hành chính. 7
- Các nguyên tắc chung. 7
- Nguyên tắc riêng của TTHC.. 8
- Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính. 8
- Đối tượng xét xử của TTHC.. 8
- Thẩm quyền xét xử trong TTHC.. 8
- Cơ quan và cá nhân người tiến hành TTHC.. 9
- Cơ quan tiến hành TTHC.. 9
- Người tiến hành TTHC.. 9
- Người tham gia TTHC.. 10
Chương 2: Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính. 10
- Khái niệm vụ án hành chính. 10
- Khởi kiện vụ án hành chính. 10
- Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính. 10
- Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính. 10
III. Thụ lý vụ án hành chính. 11
- Khái niệm thụ lý vụ án hành chính. 11
- Căn cứ thụ lý vụ án hành chính. 11
Chương 3: Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. 11
- Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của giai đoạn chuẩn bị xét xử. 11
- Khái niệm giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính. 11
Chương 4: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. 12
Chương 5: Xét xử phúc thẩm vụ án hành chính. 13
Chương 6: Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và Thủ tục đặc biệt 13
- Tính chất của giám đốc thẩm, tái thẩm.. 14
- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.. 14
- Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.. 15
- Thẩm quyền của giám đốc thẩm, tái thẩm.. 15
Ngày 20/08/2017
Giảng viên: thầy Nguyễn Mạnh Hùng (TS)
Tài liệu:
- Giáo trình Luật Tố tụng hành chính – ĐH Luật HN (dùng tạm bản cũ 2014, chưa có bản mới)
- Luật Tố tụng hành chính ngày 25/11/2015
- Luật Tổ chức tòa án nhân dân ngày 24/11/2014
- Luật Tổ chức VKSND ngày 24/11/2014
- Luật Khiếu nại ngày 11/11/2011
- Luật Cạnh tranh ngày 03/12/2004
- Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008
- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND ngày 25/6/2015
- Các luật chuyên ngành: đất đai, thuế, an toàn vệ sinh thực phẩm, …
Khái quát về pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam:
– Pháp luật về tố tụng hành chính VN bắt đầu với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ban hành ngày 03/06/1996, đến nay đã trải qua 21 năm liên tục được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện. Các pháp lệnh về tố tụng hành chính được trình bày theo hướng liệt kê các vụ việc hành chính mà người dân có thể khiếu kiện. Tuy nhiên việc liệt kê này bị coi là cứng nhắc, không phù hợp với sự phát triển liên tục của xã hội. Số lượng các vụ việc khiếu nại hành chính qua đó cũng rất ít.
– Đến năm 2010, Luật Tố tụng hành chính 2010 được chính thức ban hành đã “cởi trói” cho tố tụng hành chính với việc khắc phục hạn chế của các Pháp lệnh trước đây bằng việc quy định mang tính loại trừ – một phương pháp rất mở và bao quát, người dân được khiếu nại tất cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính, chỉ trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
Sau khi Luật TTHC 2010 có hiệu lực, số lượng các vụ khiếu kiện hành chính trong cả nước tăng vọt so với trước đó (số lượng năm 2011 gấp 2,6 lần so với năm 2010, đến nay số lượng khiếu kiện hành chính vẫn đều đặn tăng hàng năm) ==> nhu cầu giải quyết tranh chấp hành chính trong dân là rất lớn.
– Luật Tố tụng hành chính 2015 điều chỉnh, bổ sung, trong đó quan trọng nhất là việc chuyển phần lớn các vụ án hành chính từ tòa cấp huyện lên tòa cấp tỉnh.
– Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND: quy định thẩm quyền, chức năng của tòa án, VKS nói chung, trong đó có tòa hành chính.
– Luật khiếu nại: khiếu nại là 1 trong những phương pháp để giải quyết tranh chấp hành chính. Pháp luật về khiếu nại đã có từ năm 1945.
– Luật cạnh tranh: liên quan đến quyết định hành chính về vấn đề cạnh tranh giữa các thương nhân (VD xử phạt hành chính về hành vi cạnh tranh không lành mạnh), khiếu nại quyết định hành chính theo Luật cạnh tranh
– Luật cán bộ, công chức: liên quan đến Quyết định kỷ luật cho thôi chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức
– Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND: liên quan đến khiếu kiện về danh sách cử tri
– Các luật chuyên ngành: ví dụ khiếu kiện liên quan đến đất đai ==> Luật đất đai, khiếu kiện liên quan đến thuế ==> luật thuế
Chương 1: Khoa học luật TTHC và luật TTHCI. Khoa học luật tố tụng hành chính
– Khoa học luật TTHC là 1 ngành khoa học pháp lý, nghiên cứu các khái niệm, quan điểm, tư tưởng pháp lý về tài phán hành chính và ngành luật TTHC.
1. Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật TTHC
– Theo quan niệm chung trên thế giới, tài phán hành chính là việc xem xét và phán quyết về tính hợp pháp, hợp lý của việc thực thi quyền hành pháp trong quá trình giải quyết các tranh chấp hành chính.
(nói cách khác, tài phán hành chính là vì người dân, vì trong quan hệ hành chính thì cơ quan nhà nước là bên ra mệnh lệnh nên không thể bị thiệt hại, chỉ có người dân là bên phải tuân theo mệnh lệnh hành chính nên có thể bị thiệt hại. Tài phán hành chính là việc xem xét các mệnh lệnh hành chính (của cơ quan nhà nước) có hợp pháp và hợp lý không)
– Tài phán hành chính trên thế giới: đa dạng hóa phương pháp giải quyết tranh chấp hành chính: quốc gia không chỉ thiết lập 1 phương pháp giải quyết tranh chấp hành chính mà thiết lập nhiều phương thức, mục đích là để người dân dễ dàng tiếp cận các phương pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước cơ quan nhà nước. Các phương pháp tài phán hành chính gồm:
+ Giải quyết khiếu nại hành chính: là phương pháp thuần túy hành pháp (tức là dùng quyền hành pháp để kiểm tra việc thực thi hành pháp). Đây là phương pháp tài phán hành chính cổ điển, được hầu hết các quốc gia áp dụng (có cả VN).
VD chủ tịch UBND xã ra quyết định xử phạt xây dựng không phép ==> đây là quyết định dựa trên cơ sở quyền hành pháp, nếu người dân cho rằng quyết định xử phạt là không đúng thì thực hiện khiếu nại hành chính. Đơn khiếu nại sẽ được gửi theo thủ tục khiếu nại hành chính lên UBND xã, và lại chính chủ tịch UBND xã sẽ giải quyết đơn khiếu nại đó. Nếu người dân thấy việc giải quyết khiếu nại chưa thỏa đáng, thì có quyền khiếu nại lần 2 lên cơ quan hành chính cấp trên là UBND cấp huyện. Và UBND cấp huyện sẽ lại sử dụng thủ tục hành chính để giải quyết Đơn khiếu nại đó.
==> có nhược điểm: “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, không khách quan, dễ bao che
==> có ưu điểm:
- giải quyết vụ việc 1 cách nhanh chóng, dứt điểm: vì cùng là 1 người giải quyết nên nắm rất rõ vụ việc, không mất thời gian phải tìm hiểu lại (nếu để người khác xem xét). UBND hoàn toàn có thể sửa đổi, hoặc thậm chí thay thế quyết định hành chính đã ban hành (để giải quyết ngay lập tức tranh chấp)
- tăng cường mối quan hệ của cơ quan hành chính với người dân: nếu cơ quan hành chính giải quyết vụ việc thấu tình đạt lý, được người dân tin tưởng
+ Giải quyết tranh chấp hành chính tại tòa án: là phương pháp thuần túy tư pháp (vì tòa án sử dụng quyền tư pháp để giải quyết tranh chấp hành chính, và cũng dùng thủ tục tư pháp để giải quyết)
==> có ưu điểm: khách quan (vì tòa án độc lập với cơ quan hành chính), thủ tục tố tụng chặt chẽ
==> có nhược điểm:
- thời gian giải quyết lâu: phải tuân theo thủ tụng tố tụng hành chính
- tòa án chỉ xét xử theo PL, nên không thể hoàn toàn “thấu tình, đạt lý”
Chú ý: tòa án không phải là phương pháp giải quyết tranh chấp thay thế cho khiếu nại, mà 2 phương pháp này hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau.
+ Giải quyết tranh chấp hành chính tại cơ quan tài phán hành chính: đây là phương pháp nửa hành pháp, nửa tư pháp. Gọi là “nửa hành pháp” là vì cơ quan tài phán hành chính là 1 cơ quan trong bộ máy hành chính (điển hình là Pháp, theo đó bộ máy hành chính có 2 chức năng là hành chính quản lý, và hành chính tài phán). Gọi là “nửa tư pháp” vì mặc dù cơ quan tài phán hành chính nằm trong bộ máy hành chính nhưng lại được tổ chức độc lập với các cơ quan hành chính khác (ở VN cơ quan này độc lập với các bộ, UBND, chỉ trực thuộc TW) ==> khá giống với tòa án, và khi giải quyết vụ tranh chấp hành chính, thì cơ quan tài phán hành chính sử dụng 1 thủ tục riêng (tương tự với thủ tục tố tụng hành chính ở VN) ==> có tính tư pháp
==> có ưu điểm của phương pháp khiếu nại hành chính và tòa án hành chính:
- vì dùng quyền hành pháp nên sẽ giải quyết vụ việc một cách toàn diện, thậm chí có thể ra quyết định thay thế văn bản hành chính đã gây ra tranh chấp
- vẫn đảm bảo được tính khách quan
==> có nhược điểm: quyền lực quá mạnh ==> dễ dẫn đến sai lầm, nguy hại cho nền hành chính, cho người dân ==> cần có người đủ tài năng và đức độ
+ Giải quyết tranh chấp hành chính tại cơ quan trung gian hòa giải hành chính: đây là phương thức “nửa quyền lực nhà nước, nửa quyền lực xã hội”. Phương thức giải quyết tranh chấp này bắt nguồn từ Pháp, sau đó đã được hơn 130 quốc gia học tập và áp dụng theo.
Cơ sở của phương pháp giải quyết tranh chấp hành chính tại cơ quan trung gian hòa giải hành chính: tranh chấp hành chính là tranh chấp giữa người dân và nhà nước, nếu xét xử tại tòa án hay tại cơ quan tài phán thì không công bằng vì cả 2 cơ quan này đều sử dụng quyền lực nhà nước, áp dụng PL do nhà nước ban hành ==> ra đời cơ quan trung gian hòa giải hành chính: đây là cơ quan nhà nước, nhưng khi giải quyết tranh chấp lại không dựa vào quyền lực nhà nước mà dựa vào sự công bằng và lẽ phải (equity), cũng không ra phán quyết mà chỉ đưa ra khuyến nghị để giải quyết tranh chấp. Khuyến nghị tuy không có tính ràng buộc PL bắt buộc các bên chủ thể phải thực hiện, nhưng các khuyến nghị này được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (nếu chủ thể không thực hiện), tạo nên sức ép dư luận. Trong thực tế thì các chủ thể tranh chấp đều tự giác thi hành các phán quyết của cơ quan trung gian hòa giải hành chính (vì không muốn bị mất uy tín, bị dư luận lên án)
VN đã thí điểm mô hình này, với cơ quan có tên là Hội đồng cạnh tranh để giải quyết tranh chấp quy định trong Luật cạnh tranh.
– Tài phán hành chính ở VN:
+ các hoạt động có tính tài phán hành chính
+ duy trì 2 phương thức giải quyết tranh chấp hành chính:
- giải quyết khiếu nại hành chính
- giải quyết vụ án hành chính tại tòa án nhân dân
* Mô hình tổ chức giải quyết tranh chấp hành chính:
– Có 2 mô hình chính trên thế giới là Nhất hệ tài phán và Lưỡng hệ tài phán.
– Nhất hệ tài phán: chỉ có 1 hệ thống tòa án chung, trong đó có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hành chính
+ Tòa án tối cao <== Các tòa án địa phương
trong đó: các tòa án địa phương được thành lập theo cấp hành chính ==> đảm bảo được tính thống nhất trong quá trình giải quyết các loại vụ án và cơ cấu tổ chức gọn nhẹ. Tuy nhiên, có nhược điểm
- tính khách quan không cao vì tòa án địa phương thường có mối quan hệ mật thiết với cơ quan hành chính cùng cấp
- không đảm bảo được tính đặc thù của xét xử hành chính: ví dụ khi xét xử tranh chấp về đất đai thì cần am hiểu PL về đất đai, xét xử về hôn nhân gia đình thì cần am hiểu PL về hôn nhân gia đình ==> trong khi chỉ có 1 tòa chung, thẩm phán của tòa chung không thể chuyên sâu về nhiều lĩnh vực PL
– Lưỡng hệ tài phán: có nhiều hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp riêng cho từng lĩnh vực, trong đó có hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp hành chính riêng.
+ Hệ thống tòa án / Cơ quan tài phán hành chính độc lập (với các hệ thống tòa án khác): được thành lập theo cấp xét xử ==> đảm bảo được tính đặc thù của xét xử hành chính. Tuy nhiên nhược điểm là không đảm bảo được tính thống nhất trong quá trình xét xử, và cơ cấu tổ chức cồng kềnh. VD ở Pháp có hệ thống Cơ quan tài phán hành chính độc lập, ở Đức có hệ thống Tòa án hành chính độc lập với các hệ thống tòa án khác (như hệ thống tòa dân sự, hệ thống tòa hình sự, …)
+ Hệ thống các tòa án khác: như hệ thống tòa dân sự, hệ thống tòa hình sự, hệ thống tòa tài chính, …
– Một số quốc gia lại theo mô hình trung gian: thành lập các Phân tòa hành chính trong Tòa án chung. Có các đặc điểm:
+ chỉ có 1 hệ thống tòa án chung
+ có các Phân tòa hành chính trong tòa án chung: đảm bảo tính đặc thù trong xét xử hành chính
– VN theo mô hình trung gian này. (mặc dù không hoàn toàn chính xác). Trước đây PL về tố tụng hành chính của VN sao chép rất nhiều PL tố tụng hành chính của Trung Quốc (thông qua đại học Vân Nam). Tuy nhiên hiện nay thì PL về tố tụng hành chính của VN đã hoàn thiện hơn Trung Quốc.
* Tài phán hành chính VN
– Tài phán hành chính theo nghĩa hẹp ở VN là hoạt động giải quyết các vụ án hành chính theo quy định của PL Tố tụng hành chính nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm bởi hoạt động quản lý hành chính nhà nước, góp phần bảo đảm tuân thủ triệt để PL trong quản lý hành chính nhà nước.
– Các đặc điểm của tài phán hành chính tại VN:
+ Cơ quan tài phán hành chính ở VN là Tòa án nhân dân: cụ thể là Tòa hành chính trong tòa án các cấp (chú ý: nói “Tòa án hành chính” trong tòa án chung là sai, vì chỉ là 1 phân tòa)
+ Đối tượng của tài phán hành chính là các hình thức của việc thực thi quyền hành pháp theo quy định của PL
+ Tài phán hành chính được thực hiện theo thủ tục tố tụng hành chính: chú ý: thủ tục tố tụng hành chính là 1 thủ tục tư pháp (là 1 trong 3 thủ tục tư pháp cùng với tố tụng hình sự, và tố tụng dân sự), chứ không phải là thủ tục hành chính.
* Mô hình tài phán hành chính ở VN
– TANDTC ==> Hội đồng thẩm phán ==> Giám đốc thẩm, Tái thẩm, và Thẩm quyền đặc biệt
– TAND cấp cao ==>
+ Ủy ban thẩm phán cấp cao ==> Giám đốc thẩm, Tái thẩm vụ án đã được xử ở cấp tỉnh, cấp huyện
+ Tòa hành chính cấp cao ==> Phúc thẩm vụ án hành chính đã qua sơ thẩm ở Tòa hành chính cấp tỉnh
– TAND cấp tỉnh ==> Tòa hành chính cấp tỉnh ==> Sơ thẩm một số vụ án hành chính, Phúc thẩm vụ án hành chính đã qua sơ thẩm ở TAND cấp huyện
– TAND cấp huyện ==> Sơ thẩm một số vụ án hành chính
* Đối tượng của tài phán hành chính ở VN (Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015)
– Quyết định hành chính (khoản 1 Điều 3 Luật TTHC): là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Quyết định hành chính bị kiện (khoản 2 Điều 3 Luật TTHC): là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đặc điểm của quyết định hành chính là đối tượng của tài phán hành chính ở VN:
+ phải bằng văn bản
+ do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành
+ phải là quyết định cá biệt: như vậy người dân không thể khiếu kiện về quyết định hành chính quy phạm (hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng quy định điều này, ngoại trừ 1 số quốc gia cho phép người dân khiếu kiện quyết định quy phạm)
Chú ý: quyết định hành chính được thể hiện có thể bằng văn bản hoặc bằng hành vi (hiệu lệnh, lời nói, cử chỉ). VD cảnh sát giao thông dừng phương tiện vi phạm luật giao thông đường bộ bằng hiệu lệnh (giơ gậy, tuýt còi). VD áp dụng biện pháp nhắc nhở đối với người vi phạm hành chính là trẻ vị thành niên và hành vi vi phạm chỉ ở mức cảnh cáo, mà đối tượng vi phạm đã ăn năn hối cải thì không cần phải ra văn bản cảnh cáo, chỉ cần nhắc nhở bằng lời nói.
Câu hỏi: Tại sao quyết định hành chính bị kiện lại chỉ là văn bản mà không phải là hành vi, phải chăng nếu quyết định hành chính là hành vi thì người dân không được khiếu kiện?
Trả lời: Người dân không bị hạn chế khiếu kiện quyết định hành chính bằng văn bản hay không bằng văn bản, nhưng nếu quyết định hành chính không bằng văn bản thì người dân có thể khiếu kiện về hành vi hành chính.
– Hành vi hành chính (khoản 3 Điều 3 Luật TTHC): là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Hành vi hành chính bị kiện (khoản 4 Điều 3 Luật TTHC): là hành vi quy định tại khoản 3 Điều này mà hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Quyết định kỷ luật buộc thôi việc (khoản 5 Điều 3 Luật TTHC): là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.
Câu hỏi: Quyết định kỷ luật buộc thôi việc có được coi là 1 loại Quyết định hành chính không ?
Trả lời: Không phải. Quyết định hành chính không phải chỉ là văn bản có tên là “QUYẾT ĐỊNH”, mà có thể là Công văn, Thông báo, Tờ trình, … chỉ cần có nội dung quyết định về 1 vấn đề cụ thể nào đó. VD UBND xã ra Thông báo về việc giải phóng mặt bằng khu vực X, trong đó có yêu cầu các hộ gia đình có công trình xây dựng trong khu vực X phải phối hợp di chuyển tài sản để bàn giao mặt bằng.
Còn quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải là 1 văn bản có tên là QUYẾT ĐỊNH. Trong số 6 hình thức kỷ luật đối với công chức (theo Luật công chức, viên chức) thì 5 hình thức là công việc nội bộ của cơ quan, tổ chức (chỉ có quyền khiếu nại), chỉ có hình thức kỷ luật buộc thôi việc (tức là người đó không còn là công chức nữa) thì bản thân người người đó mới được quyền khiếu kiện ra tòa.
– Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
– Danh sách cử tri: trong bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử HĐND, ví dụ 1 người khiếu nại về việc mình không có tên trong danh sách cử tri (tức là bị vi phạm quyền được bầu cử)
2. Phương pháp nghiên cứu của khoa học luật TTHC
– Phương pháp duy vật biện chứng, duy vât lịch sử
– Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê
3. Nhiệm vụ của khoa học luật TTHC
– Làm sáng tỏ các căn cứ lý luận và thực tiễn để hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính
– Kiến nghị hoàn thiện hệ thống PL TTHC
II. Ngành luật tố tụng hành chính
1. Khái niệm
– Là 1 ngành luật trong hệ thống PL VN, bao gồm tổng thể các quy phạm PL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tòa án giải quyết vụ án hành chính.
2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh
– Đối tượng điều chỉnh:
+ quan hệ giữa các cơ quan, người tiến hành TTHC với nhau
+ 1 số quan hệ giữa những người tham gia TTHC với nhau
+ quan hệ giữa các cơ quan, người tiến hành TTHC với những người tham gia TTHC
+ quan hệ giữa các cơ quan, người tiến hành TTHC với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
– Phương pháp điều chỉnh: kết hợp sử dụng phương pháp mệnh lệnh, đơn phương và phương pháp bình đẳng – thỏa thuận
3. Nguồn của luật TTHC
– Là các văn bản có nội dung chứa đựng các quy phạm PL TTHC và án lệ hành chính (hiện đã có án lệ số 10 về vụ việc hành chính)
4. Quan hệ của luật TTHC với các ngành luật khác
– Cơ quan, người tiến hành TTHC cần phải căn cứ vào các quy phạm PL vật chất liên quan để phán quyết tính hợp pháp của các quyết định, hành vi bị khởi kiện
– Việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện luật TTHC luôn được tiến hành trong mối tương quan mật thiết với các ngành luật vật chất hữu quan.
——————-
Ngày 10/09/2017
Giảng viên: thầy …
Tình huống
Ngày 21/07/2016, Đội quản lý thị trường số 2, Chi cục quản lý thị trường thành phố H kiểm tra một số địa điểm kinh doanh của Công ty TNHH N. Sau khi kiểm tra, đội quản lý thị trường số 2 đã lập Biên bản vi phạm hành chính, và chi cục quản lý thị trường thành phố H (trực thuộc TW) đã ra Quyết định số 977 ngày 04/08/2016 xử phạt doanh nghiệp về hành vi ghi sai nhãn hiệu của hàng hóa, quyết định xử phạt do chi cục phó chi cục quản lý thị trường thành phố H ký. Trong quá trình kiểm tra, đội quản lý thị trường số 2 đã niêm phong và tạm giữ toàn bộ lô hàng gồm 5000 hộp sữa dê. Công ty N muốn khiếu nại với yêu cầu cụ thể như sau:
+ buộc chi cục phó chi cục quản lý thị trường thành phố H phải xin lỗi doanh nghiệp về hành vi cung cấp một số thông tin không đúng sự thật cho cơ quan báo chí. Trong quá trình kiểm tra, mặc dù chưa có kết quả kiểm định sản phẩm, song ông chi cục phó đã phát biểu trước 1 số cơ quan báo chí rằng sản phẩm của công ty N không đảm bảo chất lượng hàng hóa theo quy định
+ yêu cầu hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 977 vì ký không đúng thẩm quyền
+ bồi thường thiệt hại cho công ty với số tiền 2 tỷ đồng vì cho rằng việc làm của chi cục quản lý thị trường đã khiến sản phẩm của công ty bị khách hàng tẩy chay, chỉ tính riêng số lượng hàng không bán được đã hơn 1 tỷ đồng
Anh / Chị hãy xác định chủ thể khởi kiện, đối tượng khởi kiện, và tòa án có thẩm quyền xử lý.
Mô hình tố tụng hành chính tổng quát:
UBND <==> người dân <==> Tòa án ==> chuẩn bị xét xử ==> sơ thẩm (==> phúc thẩm) ==> thi hành án ==> giám đốc thẩm / tái thẩm
III. Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hành chính
1. Các nguyên tắc chung
– Tố tụng hành chính cũng như tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, đều có các nguyên tắc chung:
+ Nguyên tắc pháp chế XHCN trong TTHC
+ Nguyên tắc hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán khi xét xử hành chính
+ Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo PL khi xét xử vụ án hành chính
+ Nguyên tắc xét xử tập thể vụ án hành chính
+ Nguyên tắc xét xử vụ án hành chính công khai
+ Nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTHC
+ Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTHC
+ Nguyên tắc bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện trong TTHC
+ Nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTHC
+ Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng
+ Nguyên tắc bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc trong TTHC
+ Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong TTHC
2. Nguyên tắc riêng của TTHC
– Nguyên tắc tiền tố tụng ở 1 số loại việc cụ thể:
+ trước khi khởi kiện ra tòa án, người dân phải thực hiện quyền khiếu nại (Quyền khiếu nại được gọi là thủ tục tiền tố tụng hành chính) đối với Quyết định hành chính, hoặc Hành vi hành chính đến nơi đã ban hành quyết định đó hoặc đã thực hiện hành vi đó.
Theo Luật khiếu nại thì việc này được gọi là Khiếu nại lần đầu
+ sau khi nhận được Đơn khiếu nại lần đầu, cơ quan nhận đơn có nghĩa vụ trả lời, có 3 hướng trả lời:
- giữ nguyên quyết định ban đầu: thực tế hầu hết rơi vào hướng này
- sửa quyết định đó: thực tế rất ít
- hủy quyết định đó: thực tế hầu như không có
+ nếu người dân vẫn thấy không thỏa mãn, thì thực hiện quyền khiếu nại tiếp theo lên cơ quan cấp trên của cơ quan đã ra quyết định hành chính bị khiếu nại (theo thứ tự cấp xã ==> huyện ==> tỉnh ==> TW)
+ chỉ sau khi khiếu nại lần 2 mà người dân vẫn không thỏa mãn thì mới được quyền khởi kiện ra tòa án
IV. Thẩm quyền xét xử vụ án hành chính
1. Đối tượng xét xử của TTHC
– Là các Quyết định hành chính hoặc Hành vi hành chính từ cơ quan công quyền khi thực thi công vụ mà người dân cho rằng xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ ==> người dân được quyền khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính ra tòa án có thẩm quyền.
– Có 3 loại Quyết định hành chính:
+ quyết định chủ đạo: đưa ra các định hướng chung, mang tính vĩ mô. VD nghị quyết
+ quyết định quy phạm: đặt ra các quy tắc xử sự chung. VD nghị định, thông tư
+ quyết định cá biệt (còn được gọi là Quyết định áp dụng): áp dụng cho từng trường hợp cụ thể
==> chỉ có loại Quyết định cá biệt (quyết định áp dụng) mới là đối tượng xét xử của tòa án
– Hành vi hành chính là các hành vi công vụ của cơ quan nhà nước, viên chức nhà nước khi thực thi công vụ mà đối tượng bị các hành vi đó tác động cho rằng xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Hành vi hành chính có thể là hành động, hoặc không hành động.
2. Thẩm quyền xét xử trong TTHC
– Chú ý: có 4 cấp tòa (huyện, tỉnh, cấp cao, tối cao), nhưng chỉ có tòa cấp huyện và tòa cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.
– Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện (Điều 31): có quyền xét xử sơ thẩm đối với:
+ quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính từ cấp huyện trở xuống trên cùng địa giới hành chính với tòa, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện
+ quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức cấp huyện trở xuống
+ khiếu kiện về danh sách cử tri bầu Quốc hội, HĐND
– Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh (Điều 32): có quyền xét xử sơ thẩm đối với:
+ quyết định hành chính, hành vi hành chính của:
- cơ quan hành chính cấp TW: gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, TANDTC, VKSNDTC
- cơ quan hành chính cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án
- UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án
- cơ quan đại diện của VN ở nước ngoài
+ quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức cấp tỉnh, bộ, ngành TW
+ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
+ Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện
– Thẩm quyền xét xử:
+ tòa án cấp huyện: sơ thẩm vụ án hành chính theo thẩm quyền
+ tòa án cấp tỉnh: sơ thẩm vụ án hành chính theo thẩm quyền, phúc thẩm vụ án hành chính
+ tòa án cấp cao: phúc thẩm vụ án hành chính, giám đốc thẩm, tái thẩm
+ tòa án tối cao: giám đốc thẩm, tái thẩm
V. Cơ quan và cá nhân người tiến hành TTHC
1. Cơ quan tiến hành TTHC
– Gồm 2 cơ quan là Tòa án và Viện kiểm sát
– Tòa án:
+ TANDTC
+ tòa án cấp cao: có 3 tòa án cấp cao đặt tại Hà Nội, Sài Gòn, và Đà Nẵng, gồm Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên
+ tòa án cấp tỉnh: gồm Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên
+ tòa án cấp huyện: không chia thành các tòa chuyên biệt như cấp tỉnh, thẩm phán tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm tất cả các lĩnh vực. Một số đơn vị cấp huyện đặc biệt có thể có tòa chuyên biệt (do Chánh án TANDTC quyết định)
– Viện kiểm sát:
+ VKSND tối cao
+ VKS cấp cao
+ VKS cấp tỉnh
+ VKS cấp huyện
2. Người tiến hành TTHC
– Tòa án:
+ tòa án cấp huyện: Chánh án, Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân
+ tòa án cấp tỉnh: Chánh án, Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân (vì tòa án cấp tỉnh cũng có thẩm quyền xét xử sơ thẩm), Chánh tòa (gồm Chánh tòa hành chính, Chánh tòa hình sự, …)
+ tòa án cấp cao: Chánh tòa cấp cao, Thẩm phán cấp cao
+ TANDTC: Chánh án tối cao, Thẩm phán tối cao (do Quốc hội bầu)
– Viện kiểm sát: Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
VI. Người tham gia TTHC
– Nhóm đương sự:
+ người khởi kiện: cá nhân, tổ chức bị quyết định, hành vi hành chính xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp
+ người bị kiện: cơ quan, cá nhân đã ban hành quyết định hành chính hoặc đã có hành vi hành chính bị khởi kiện
+ người có quyền và nghĩa vụ liên quan: có thể về phía người khởi kiện hoặc về phía người bị kiện
– Nhóm những người tham gia khác: có thể có hoặc không tham gia vào tố tụng
+ người đại diện của đương sự
+ người làm chứng
+ người bào chữa (luật sư)
+ người phiên dịch
+ người giám định
Chương 2: Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chínhI. Khái niệm vụ án hành chính
– Khái niệm: Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính được tòa án có thẩm quyền thụ lý theo yêu cầu khởi kiện của cá nhân, tổ chức đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
– Điều kiện phát sinh vụ án hành chính: phải có đủ 2 sự kiện:
+ người khởi kiện thực hiện quyền khởi kiện
+ tòa án thực hiện quyền thụ lý
– Đặc điểm của vụ án hành chính:
+ nội dung của vụ án hành chính là tranh chấp hành chính giữa đối tượng quản lý hành chính nhà nước với chủ thể quản lý hành chính nhà nước phát sinh do việc thực thi quyền hành pháp (nói ngắn gọn là tranh chấp giữa người dân và cơ quan hành chính nhà nước)
+ vụ án hành chính chỉ phát sinh theo yêu cầu khởi kiện của 1 bên trong tranh chấp hành chính
+ vụ án hành chính phát sinh khi yêu cầu khởi kiện được tòa án có thẩm quyền thụ lý
II. Khởi kiện vụ án hành chính
1. Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính
– Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, tổ chức theo quy định của PL TTHC yêu cầu tòa án thụ lý vụ án hành chính để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ
2. Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính
– Điều kiện về chủ thể khởi kiện: phải có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng
+ cá nhân: phải từ đủ 18 tuổi. Trường hợp chưa đủ 18 tuổi hoặc không đủ năng lực hành vi tố tụng thì phải thông qua người giám hộ
+ tổ chức: người đại diện theo PL, hoặc người đại diện theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức
– Điều kiện về đối tượng khởi kiện:
+ quyết định hành chính: phải là quyết định hành chính cá biệt
+ hành vi hành chính: phải là hành vi thực hiện công vụ
– Điều kiện về thời hiệu khởi kiện: (Điều 116 luật TTHC 2015)
+ 01 năm kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc bị xâm hại bởi hành vi hành chính
+ 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
– Điều kiện về hình thức khởi kiện: (Điều 118) phải có đơn khởi kiện theo mẫu
– Điều kiện tiền tố tụng: trước đây (trước luật TTHC 2010) thì PL quy định trước khi khởi kiện vụ án hành chính thì bắt buộc phải thực hiện khiếu nại, chỉ khi khiếu nại không được giải quyết thì mới được khởi kiện.
Từ Luật TTHC 2010 đã bãi bỏ quy định này, chủ thể khởi kiện có thể lựa chọn quyền khiếu nại hoặc quyền khởi kiện, tuy nhiên không được sử dụng đồng thời cả 2 quyền này (tức là nếu đã chọn khởi kiện thì không được quyền khiếu nại đồng thời)
– Điều kiện về loại việc được khởi kiện: trước đây (trước luật TTHC 2010) thì PL quy định chỉ được khởi kiện những loại việc cụ thể (theo phương pháp liệt kê), nếu không nằm trong danh sách đó thì sẽ không được khởi kiện.
Từ Luật TTHC 2010 đã dùng phương pháp loại trừ, người dân được quyền khởi kiện tất cả các loại việc, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
III. Thụ lý vụ án hành chính
1. Khái niệm thụ lý vụ án hành chính
– Thụ lý vụ án hành chính là hành vi tố tụng do tòa án có thẩm quyền thực hiện theo những căn cứ, hình thức được PL TTHC quy định nhằm chính thức chấp nhận giải quyết vụ án hành chính theo yêu cầu khởi kiện của người dân.
– Đặc điểm của thụ lý vụ án hành chính:
+ là quyền của tòa án
+ tòa án phải có thẩm quyền giải quyết
+ tòa án chỉ thụ lý vụ án hành chính khi đã có đủ các căn cứ và hình thức theo PL TTHC
2. Căn cứ thụ lý vụ án hành chính
– Căn cứ thẩm quyền xét xử của tòa án (Điều 31, Điều 32)
– Căn cứ vào các điều kiện khởi kiện:
+ chủ thể khởi kiện
+ đối tượng khởi kiện
+ thời hiệu khởi kiện
+ hình thức khởi kiện
– Chủ thể khởi kiện phải trình biên lai đã nộp tạm ứng án phí sơ thẩm (trừ trường hợp được miễn án phí)
==> sau khi đã có đầy đủ các căn cứ trên, thì tòa án mới chính thức vào sổ thụ lý vụ án hành chính. Từ đây, vụ án hành chính được chính thức bắt đầu.
Chương 3: Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chínhI. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của giai đoạn chuẩn bị xét xử
1. Khái niệm giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính
– Chuẩn bị xét xử là giai đoạn được tính từ ngày thụ lý vụ án hành chính cho đến ngày khai mạc phiên tòa sơ thẩm. Trong giai đoạn này, tòa án phải thực hiện các công việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính và thực hiện các công việc chuẩn bị mở phiên tòa.
– Kết quả của giai đoạn này vô cùng quan trọng, nó đảm bảo tính khách quan của quá trình xét xử sơ thẩm, đảm bảo việc áp dụng đúng PL. Nếu có sai sót trong giai đoạn này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc xét xử sau này.
– Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (từ 4 đến 6 tháng), thẩm phán được phân công sẽ ra 1 trong 3 quyết định:
+ Quyết định đưa vụ án hành chính ra xét xử sơ thẩm: sau khi đã hoàn tất giai đoạn chuẩn bị
+ Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính: khi chưa tìm được đầy đủ căn cứ để đưa vụ án ra xét xử. Hết thời hạn tạm đình chỉ, vụ án sẽ được đưa ra xét xử
+ Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính: chấm dứt quá trình xét xử
– Ngoài 3 quyết định trên, tòa án có thể ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo cho vụ án hành chính được xét xử khách quan, công bằng, tránh gây thiệt hại cho các đương sự. Nội dung của Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là việc ngưng thực hiện 1 quyết định hành chính, hành vi hành chính: VD khi xem xét Quyết định tháo dỡ nhà của người dân có thể gây thiệt hại cho người dân ==> ra Quyết định đình chỉ thi hành Quyết định tháo dỡ nhà (mặc dù chưa phán quyết quyết định đó là đúng hay sai)
– Chánh án TAND phân công thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án.
– Thẩm phán tham gia vào quá trình thu thập hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị cho phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Chuẩn bị cái gì ? Chuẩn bị nội dung, chuẩn bị hình thức, chuẩn bị về cơ sở pháp lý để mở phiên tòa sơ thẩm.
VD: về nội dung: thẩm phán trực tiếp tham gia vào quá trình thu thập, xác minh, đánh giá chứng cứ để hoàn thiện hồ sơ về vụ án hành chính. Thẩm phán phải có 2 bộ hồ sơ: 1 bộ hồ sơ từ phía người khởi kiện, 1 bộ hồ sơ từ phía người bị kiện (ngoài ra còn có thể có 1 bộ hồ sơ từ phía người có quyền và nghĩa vụ liên quan). Sau đó thẩm phán xây dựng bộ hồ sơ thứ 3: là hồ sơ đánh giá, nhận xét được rút ra từ kinh nghiệm của chính thẩm phán.
Chương 4: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chínhCâu hỏi: Tại sao có 4 cấp tòa nhưng lại chỉ có 2 cấp xét xử ?
Trả lời: Vì sau phúc thẩm là bản án có hiệu lực (phúc thẩm là chung thẩm). Tái thẩm và giám đốc thẩm không phải là cấp xét xử.
– Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính: tòa án cấp huyện, và tòa án cấp tỉnh.
– Hội đồng xét xử sơ thẩm: 1 thẩm phán là chủ tọa phiên tòa, 2 hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp vụ án phức tạp thì có 2 thẩm phán và 3 hội thẩm.
– Hình thức: giống với tố tụng dân sự và tố tụng hình sự. Cũng có các giai đoạn:
+ giai đoạn chuẩn bị mở phiên tòa:
- Chuẩn bị về nội dung: hội đồng xét xử hoàn thiện lại hồ sơ, xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án, đưa ra các quan điểm của mình khi xét hỏi
- Chuẩn bị về hình thức: đảm bảo nguyên tắc xét xử công khai ==> chuẩn bị cơ sở vật chất để người dân tham gia, đảm bảo an ninh trong phiên tòa
+ giai đoạn phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hành chính:
- Chuẩn bị khai mạc phiên tòa (Điều 167): Thư ký phiên tòa phổ biến nội quy phiên tòa, kiểm tra và xác nhận sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia theo giấy triệu tập
- Khai mạc phiên tòa (Điều 169)
- Xét hỏi
- Tranh tụng
- Nghị án: biểu quyết Biên bản nghị án. Ra bản án (Điều 194): gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và nhận định, quyết định của tòa án.
- (nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xét hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi và tranh tụng) (Điều 192) ==> đây là điểm mới rất tiến bộ
- Tuyên án
– Chú ý: trong phần Nghị án, thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến của thẩm phán chủ tọa không được hội đồng xét xử biểu quyết. Ý kiến bảo lưu này được ghi nhận trong Biên bản nghị án.
– Bản án sơ thẩm sau khi tuyên án chưa có hiệu lực ngay. Phải chờ đến hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án sơ thẩm mới có hiệu lực PL.
Chương 5: Xét xử phúc thẩm vụ án hành chính– Thẩm quyền:
+ tòa cấp huyện xét xử sơ thẩm ==> phúc thẩm tại tòa cấp tỉnh
+ tòa cấp tỉnh xét xử sơ thẩm ==> phúc thẩm tại tòa cấp cao
– Thành phần: 3 thẩm phán, không có hội thẩm
– Trình tự tố tụng: giống sơ thẩm
– Sau khi tuyên án phúc thẩm: bản án có hiệu lực ngay
——————-
Ngày 24/09/2017
Giảng viên: cô Trần Thị Hiền (TS)
– Mô hình xét xử vụ án hành chính:
Sơ thẩm ==> Phúc thẩm ==> Giám đốc thẩm, Tái thẩm ==> Thủ tục đặc biệt
Thủ tục đặc biệt (Điều 287): ngay cả khi đã có quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC mà có căn cứ xác định có vi phạm PL nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán TANDTC, đương sự không biết được khi ra quyết định đó thì được xem xét lại nếu theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, theo kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, theo kiến nghị của Viện trưởng VKSNDTC, hoặc theo đề nghị của Chánh án TANDTC.
(chú ý: Thủ tục đặc biệt này hiện trên thế giới chỉ có VN mới có)
Chương 6: Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và Thủ tục đặc biệtChú ý: Đương sự chỉ có quyền kiến nghị Giám đốc thẩm, Tái thẩm, còn việc có thực hiện Giám đốc thẩm, Tái thẩm hay không là do cơ quan có thẩm quyền quyết định (khác với sơ thẩm và phúc thẩm là quyền của đương sự, tòa án bắt buộc phải thực hiện khi đương sự yêu cầu)
==> đây là lý do quy trình tố tụng thông thường dừng lại ở phúc thẩm
Ôn bài cũ:
– Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền khởi kiện vụ án hành chính?
==> Sai. Vì chỉ cá nhân, tổ chức bị vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp bởi quyết định, hành vi hành chính mới được khởi kiện vụ án hành chính.
– Có thể khởi kiện vụ án hành chính cho người khác được không ?
==> Có. Trường hợp người chưa đủ năng lực hành vi tố tụng (vị thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự) thì có thể khởi kiện thông qua người đại diện, người giám hộ (Điều 54, khoản 4, Điều 9)
– Người đại diện của đương sự có quyền khởi kiện vụ án hành chính?
==> Sai. Chỉ có người đại diện theo PL mới có quyền khởi kiện vụ án hành chính, đại diện theo ủy quyền không có quyền khởi kiện vụ án hành chính.
– Người đại diện cho đương sự có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực PL.
==> Có. Cả đại diện theo PL và đại diện theo ủy quyền của đương sự đều có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực PL.
Tình huống: Ông Hoàng ký hợp đồng thuê căn nhà của bà Hương, trong hợp đồng thuê có nêu rõ ông Hoàng được quyền sửa chữa căn nhà để phù hợp với mục đích kinh doanh. Khi đang sửa chữa nhà thì thanh tra viên đến kiểm tra và lập biên bản về hành vi xây dựng trái phép. Căn cứ vào biên bản vi phạm, Chủ tịch UBND quận đã ra quyết định xử phạt hành chính với ông Hoàng về hành vi xây dựng không phép. Cho rằng việc xử phạt là không thỏa đáng, hỏi:
+ Ai là người có quyền khởi kiện?
+ Xác định đối tượng khởi kiện?
+ Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?
Ý kiến thảo luận:
+ Cả ông Hoàng và bà Hương đều có quyền khởi kiện: ông Hoàng có quyền khởi kiện vì quyết định xử phạt nêu tên ông Hoàng là người phải nộp phạt, còn bà Hương có quyền khởi kiện vì là chủ căn nhà, và bà Hương và ông Hoàng có hợp đồng thuê nhà, việc quyết định xử phạt có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bà Hương.
Chú ý: nếu ông Hoàng khởi kiện thì bà Hương được coi là người có quyền và lợi ích liên quan, và ngược lại.
+ Đối tượng khởi kiện có thể là Quyết định xử phạt của Chủ tịch UBND quận, cũng có thể là hành vi lập Biên bản của thanh tra viên.
Thực tế, đối tượng khởi kiện trong trường hợp này là Quyết định xử phạt (vì quan niệm rằng hành vi lập biên bản chỉ là 1 khâu của việc ra quyết định hành chính)
+ Nếu đối tượng khởi kiện là Quyết định của Chủ tịch UBND quận thì tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết. Nếu đối tượng khởi kiện là hành vi lập Biên bản của cán bộ quận thì tòa án cấp quận có thẩm quyền giải quyết.
1. Tính chất của giám đốc thẩm, tái thẩm
– Giám đốc thẩm và tái thẩm đều là việc xem xét lại bản án đã có hiệu lực PL. Khác nhau:
+ giám đốc thẩm: khi có vi phạm nghiêm trọng trong tố tụng
+ tái thẩm: khi có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án
– Tính chất của giám đốc thẩm: Điều 254, Điều 255
– Tính chất của tái thẩm: Điều 280, Điều 281
Câu hỏi: Có thể có giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án sơ thẩm không?
Trả lời: Có. Vì thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được áp dụng đối với bản án đã có hiệu lực PL, cả bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm. Khi bản án sơ thẩm đã có hiệu lực PL thì không thể phúc thẩm mà buộc phải áp dụng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
2. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
– Chủ thể kháng nghị:
+ giám đốc thẩm: Điều 260
+ tái thẩm: Điều 283
– Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm:
+ giám đốc thẩm: (Điều 263) 3 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực (Chú ý: bản án sơ thẩm có hiệu lực sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị ; bản án phúc thẩm có hiệu lực sau khi tuyên án)
+ tái thẩm: (Điều 284) 1 năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị
Câu hỏi: Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm, bên nào dài hơn?
Trả lời: Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm chỉ trong vòng 3 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực PL, còn thời hạn kháng nghị tái thẩm trong vòng 1 năm kể từ ngày biết được căn cứ kháng nghị ==> kháng nghị tái thẩm không bị giới hạn thời gian (có thể sau 10, 20 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực, mới biết được tình tiết để kháng nghị tái thẩm). VD vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, bản án đã có hiệu lực sau hơn 10 năm thì tái thẩm.
3. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
– Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm: Điều 255
Chú ý: căn cứ giám đốc thẩm là “có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”, đây là căn cứ định tính, rất khó xác định trong thực tế. Thực tế xét xử hầu như chỉ căn cứ vào thời hạn giám đốc thẩm.
– Căn cứ kháng nghị tái thẩm: Điều 281
4. Thẩm quyền của giám đốc thẩm, tái thẩm
– Thẩm quyền giám đốc thẩm: Điều 266
– Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm: Điều 272
– Thẩm quyền của Hội đồng giám tái thẩm: Điều 285
Chú ý: trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm không nhất thiết phải có đương sự tham gia. Tòa án chỉ mời đương sự tham gia trong trường hợp cần thiết.
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Slide Luật Tố Tụng Hành Chính
-
SLIDE LUẬT Tố TỤNG HÀNH CHÍNH - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài Giảng Môn Luật Tố Tụng Hành Chính
-
Bài Giảng Luật Tố Tụng Hành Chính - ViecLamVui
-
LAW304_Bai1_v1.0016101221 - Topica
-
[Tổng Hợp] Bài Giảng Môn Học Luật Tố Tụng Hành Chính - HILAW.VN
-
Bai Giang Mon Luat To Tung Hanh Chinh - GV. Le Viet Son-Luat Hoc
-
Bài Giảng Luật Tố Tụng Hành Chính - TaiLieu.VN
-
[PPT] CHƯƠNG 2 QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH Mục Tiêu - Hiast
-
Giáo Trình Luật Tố Tụng Hành Chính PDF - Thư Viện Miễn Phí
-
Slide Bai Giang Chuong 6.pdf - LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH Khoa...
-
Những Vướng Mắc, Bất Cập Của Luật Tố Tụng Hành Chính Và Hướng ...
-
Những Tác động đến Nguyên Tắc Thẩm Phán, Hội Thẩm Xét Xử Và Chỉ ...
-
Bài Giảng Luật Tố Tụng Hành Chính