Bài Giảng Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật | Hoa_dại
Có thể bạn quan tâm
(bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật – VB 2, ĐH Luật Hà Nội, 2015)
Đại học Luật Hà Nội
Lớp: K14CCQ – 2015
BÀI GIẢNG LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Thời lượng: 75 tiết
Ngày 23/08/2015
Giảng viên: cô Đoàn Thị Bạch Liên (Th.s)
Vấn đề 0: Nhập môn Lý luận nhà nước và pháp luật
Một số thuật ngữ thường gặp:
+ Sống và làm việc theo hiến pháp và PL
+ NN quản lý XH bằng PL và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN
+ Cải cách bộ máy NN
+ Các cơ quan chức năng hoạt động có hiệu quả
+ NN pháp quyền
+ Vi phạm PL
1. Khoa học lý luận về nhà nước và pháp luật
– Khoa học là gì ? Là hệ thống tri thức của con người về tự nhiên (thiên văn, toán, lịch sử, địa lý, khí hậu…), về XH, về tư duy; được tích lũy trong quá trình lịch sử; giúp con người khám phá ra những qui luật khách quan của các hiện tượng và giải thích được đúng đắn các hiện tượng của tự nhiên, XH và tư duy
– Khoa học LLNN PL là hệ thống tri thức (hiểu biết) về hiện tượng NN và PL.
– Khoa học LLNN PL sử dụng nhiều cách thức hoạt động để tìm tòi, làm sáng tỏ các vấn đề về NN-PL
a. Đối tượng nghiên cứu của khoa học lý luận về NN và PL:
– Đối tượng là gì ? Đối tượng có thể là con người, sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan mà chịu sự tác động của con người. Người tác động phải tiến hành những hoạt động khác nhau nhằm đạt 1 mục đích nào đó.
Con người + hành động = mục đích
– Đối tượng nghiên cứu của 1 khoa học: là phạm vi các vấn đề mà khoa học đó nghiên cứu nhằm đạt được 1 mục đích nhất định.
Tức là gồm 3 khía cạnh:
+ Vấn đề nghiên cứu
+ Phạm vi (giới hạn) nghiên cứu
+ Mục đích nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu của Lý luận về NN và PL là:
+ Vấn đề nghiên cứu: là hiện tượng NN và PL
Đây là những hiện tượng quan trọng, đa dạng, phức tạp của XH có giai cấp.
– Quan trọng vì:
- Liên quan đến lợi ích của các giai tầng trong XH
- Tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống XH
- Ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của XH
– Đa dạng vì: có nhiều kiểu (loại), hình thức NN, PL
– Phức tạp vì:
- NN, PL luôn vận động và phát triển
- Chịu sự tác động của các hiện tượng khác của XH có giai cấp
- Có nhiều quan điểm nghiên cứu về NN và PL
+ Phạm vi nghiên cứu: những nội dung cơ bản nhất, quan trọng nhất về NN và PL
- Những khái niệm cơ bản về NN và PL
- Những yếu tố cấu thành của NN và PL
- Những mối quan hệ cơ bản của NN và PL
- Một số vấn đề về NN, PL tư sản và XHCN
+ Mục đích nghiên cứu: tìm ra những quy luật cơ bản của NN và PL
Quy luật là gì ? Quy luật là:
- Là những mối liên hệ tất nhiên: tính chất lặp lại ở những điều kiện giống nhau. VD: sinh, lão, bệnh, tử
- Là những mối liên hệ phổ biến: xảy ra đối với nhiều sự vật, hiện tượng. VD: vòng đời của con người, mưa, bão….
Các qui luật cơ bản của NN và PL là:
- Qui luật phát sinh của NN và PL
- Qui luật tồn tại và phát triển của NN và PL
- Qui luật diệt vong, thay thế của NN và PL
Tóm lại: Khoa học Lý luận NN và PL là hệ thống tri thức về những vấn đề chung nhất của NN và PL; những qui luật phát sinh, tồn tai, thay thế các kiểu NN và PL; những mối quan hệ cơ bản của NN, PL với các hiện tượng khác của XH có giai cấp.
b. Phương pháp nghiên cứu của khoa học Lý luận về NN và PL
+ Phương pháp là gì ? Là cách thức, trình tự tiến hành công việc, là công cụ, phương tiện để giải quyết vấn đề
+ Nghiên cứu là gì ? Là xem xét, tìm tòi, chứng minh
+ Phương pháp khoa học: là cách thức sử dụng những nguyên tắc, những tri thức có từ trước
+ Phương pháp nghiên cứu khoa học: là cách thức, nguyên tắc hoạt động nhằm đạt tới chân lý khách quan trên cơ sở của sự chứng minh khoa học
– Các phương pháp nghiên cứu của khoa học lý luận NN và PL:
+ Phương pháp nghiên cứu chung:
(1) Nguyên tắc về tính khách quan: nghiên cứu NN và PL phải đúng như chúng tồn tại trong thực tế:
- Phải gắn với điều kiện lịch sử cụ thể
- Phải xuất phát từ bản thân sự vật để nghiên cứu
- Phải tôn trọng sự thật; không thêm, không bớt
(2) Nguyên tắc về tính toàn diện: phải nghiên cứu đầy đủ tất cả các mặt, các yếu tố và các hiện tượng liên quan đến nhà nước và PL:
- Phải đồng thời nghiên cứu về NN và PL
- Phải nghiên cứu trong mối tác động qua lại với các hiện tượng khác của XH có giai cấp
- Phải xem xét NN và PL trong sự vận động và phát triển: không ai có thể tắm 2 lần trong 1 dòng nước
+ Phương pháp nghiên cứu riêng:
(1) Phương pháp phân tích và tổng hợp: sử dụng các cách trái ngược nhau để xem xét vấn đề
- Phân tích: chia vấn đề lớn, phức tạp thành những vấn đề nhỏ, đơn giản để nghiên cứu
- Tổng hợp: liên kết các vấn đề đã chia nhỏ và đưa ra kết luận
(2) Phương pháp trừu tượng khoa học: là cách nhận thức bằng việc tách cái chung ra khỏi cái riêng để tìm sự thật, tìm quy luật của NN và PL
- Phải thông qua những biểu hiện của NN và PL: vai trò, ảnh hưởng đối với XH
- Hình thức tồn tại của NN và PL
(3) Phương pháp so sánh: là sử dụng việc đối chiếu các sự vật, hiện tượng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhằm:
- Tìm thấy sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng
- Giải thích tại sao có điểm giống và khác nhau đó
- Tìm thấy điểm chung, điểm tiến bộ, điểm kế thừa
(4) Phương pháp xã hội học: nghiên cứu sự vận động của NN và PL trong thực tiễn đời sống. Nhằm xác định:
- Hiệu quả của mô hình tổ chức bộ máy NN. VD: vừa rồi nước ta thí điểm bỏ HĐND cấp xã, phường
- Tác động của PL trong thực tế đời sống. VD: thí điểm áp dụng xử phạt vi phạm giao thông
Mục đích của phương pháp này là phải thăm dò dư luận (thông qua điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin), để có kết luận chính xác.
c. Tình hình nghiên cứu của khoa học lý luận về NN và PL:
+ Một số kết quả:
- Đã làm sáng tỏ được 1 số nội dung quan trọng về NN và PL, như nguồn gốc, bản chất, vai trò, hình thức, các yếu tố cấu thành,…
- Nêu được quy luật thay thế các kiểu NN trong lịch sử
- Xác định sứ mệnh của giai cấp công nhân, của đảng cộng sản
Vận dụng vào thực tế cách mạng và xây dựng đất nước: chứng minh được CNXH là tất yếu, xây dựng chính quyền gồm liên minh công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức
+ Hạn chế:
Trong thời gian dài, cách xem xét vấn đề NN và PL của các nhà lý luận XHCN còn mang nặng tính chủ quan, nhiều vấn đề nhìn nhận chưa khách quan:
- Chưa đánh giá đúng về NN tư sản hiện đại: cho rằng CNTB luôn xấu, nên coi thường các đặc điểm của CNTB như pháp quyền, tự do cá nhân, vấn đề cổ phần, …
- Cho rằng chúng ta đã có CNXH trong khi cơ sở kinh tế còn rất yếu kém, cả nước phải áp dụng chế độ phân phối
- Chưa xác định đúng đắn các mối quan hệ NN – XH, quan hệ cá nhân – tập thể, quan hệ PL – kinh tế,…
Do vậy, quá trình xây dựng CNXH gặp nhiều sai sót, đời sống nhân dân được cải thiện không đáng kể. Đến cuối thế kỷ 20, một loạt các nước XHCN lâm vào khủng hoảng và tan rã
+ Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:
– Phải nhìn nhận đúng đắn các hiện tượng về NN và PL trong XH hiện đại:
- Về CNTB ngày nay: tính XH của NN tư sản, vấn đề sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, …
- Con đường đi lên CNXH : bằng nhiều cách, tùy thuộc vào xuất phát điểm của chúng ta
- Các mối quan hệ của NN – PL với các hiện tượng khác
- Mối quan hệ giữa NN – XH và cá nhân
– Một số vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu sâu hơn:
- NN pháp quyền
- Mô hình tổ chức quyền lực NN hợp lý
- Vấn đề hình thức và nguồn của PL XHCN
d. Lý luận nhà nước trong hệ thống khoa học xã hội và khoa học pháp lý
+ Là 1 bộ phận của hệ thống khoa học XH, nên nghiên cứu về NN và PL phải dựa trên cơ sở của hệ thống các tri thức về XH
+ NN và PL là những hiện tượng mang tính chính trị-pháp lý: khi nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ với các khoa học pháp lý
+ Mối quan hệ giữa triết học với khoa học lý luận về NN và PL:
- Triết học và Lý luận có cùng mục đích: là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân, giải phóng con người, xóa bỏ áp bức bóc lột, xây dựng XH mới
- Có nội dung nghiên cứu về vấn đề NN và PL nhưng ở khía cạnh khác nhau
- Có mối quan hệ mật thiết với nhau: đây là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng:
- Triết học là cơ sở phương pháp luận của lý luận
- Triết học là hệ thống tri thức làm cơ sở cho nhận thức tiếp theo của lý luận
- Lý luận làm sáng rõ, minh chứng cho sự đúng đắn của triết học
+ Mối quan hệ giữa khoa học lý luận về NN và PL với các khoa học pháp lý:
Hệ thống khoa học pháp lý gồm:
- Các khoa học pháp lý lịch sử
- Các khoa học pháp lý chuyên ngành
- Các khoa học pháp lý ứng dụng
Đây là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng:
- Lý luận xây dựng các khái niệm cơ bản về NN và PL
- Các khoa học pháp lý dựa trên cơ sở các khái niệm, kết luận chung mà Lý luận đã làm nêu ra để tiếp tục nghiên cứu
- Các khoa học pháp lý làm rõ, minh chứng cho sự đúng đắn của Lý luận NN và PL
2. Môn học lý luận về nhà nước và pháp luật
– Môn học là gì ? Là 1 bộ phận của chương trình học bao gồm những tri thức về 1 khoa học nhất định
– Vị trí: Là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành của chương trình đào tạo cử nhân luật
– Tính chất: là môn học bắt buộc
– Mục đích:
+ Về kiến thức:
- Tiếp thu được những kiến thức cơ bản về NN & PL
- Có tư duy khoa học và phương pháp nhận thức KH
+ Về kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào việc:
- Nghiên cứu các khoa học pháp lí khác
- Giải quyết các vấn đề của thực tiễn NN và PL
- Lập luận, thuyết trình trước công chúng
– Yêu cầu: thái độ học tập nghiêm túc
– Mối quan hệ giữa khoa học lý luận NN PL và môn học Lý luận về NN PL: có mối quan hệ mật thiết với nhau, đây là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng:
+ Khoa học Lý luận là hệ thống tri thức về những vấn đề cơ bản nhất…. của NN và PL
+ Môn học Lý luận chỉ bao gồm 1 phần những tri thức của khoa học Lý luận. Bộ phận tri thức này được có thể nhiều ít khác nhau tùy thuộc vào chương trình đào tạo
Những tri thức của khoa học LL về NN và PL được người học tiếp thu và vận dụng vào việc lý giải các hiện tượng về NN và PL trong đời sống. Góp phần chứng minh tính đúng đắn của khoa học LL về NN và PL
Vấn đề 1: Nguồn gốc và kiểu nhà nước
I. Khái niệm nhà nước
1. Định nghĩa Nhà nước
– Phân biệt một số thuật ngữ:
+ Quốc gia: gồm 4 yếu tố: lãnh thổ, dân cư, tổ chức chính quyền, độc lập trong quan hệ quốc tế (không bị phụ thuộc vào quốc gia khác)
+ Nhà nước: VD nhà nước CH XHCN VN, nhà nước CH Pháp
+ Nhà nước là 1 tổ chức chính quyền: chính = việc nước, quyền = quyền hành ==> chính quyền = quyền điều khiển đất nước
– Một số định nghĩa về NN:
+ Nhà nước là 1 bộ máy trấn áp của giai cấp này đối với giai cấp khác và thực hiện việc quản lý mọi mặt của đời sống xã hội
+ Nhà nước là 1 tổ chức chính quyền chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện việc quản lý mọi mặt của xã hội, đại diện chính thức cho toàn thể dân cư trong quan hệ đối nội và đối ngoại.
+ Nhà nước là 1 tổ chức quyền lực công đặc biệt, bao gồm 1 lớp người tách ra khỏi xã hội để chuyên thực hiện việc quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.
+ Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của xã hội có giai cấp và mâu thuẫn giai cấp đối kháng
2. Các đặc điểm cơ bản của nhà nước
– Nhà nước thiết lập một quyền lực công đặc biệt:
+ Thuộc về giai cấp thống trị xã hội: do 1 lớp người tách ra khỏi xã hội thực hiện
+ Là quyền quyết định và thực hiện chính sách phát triển xã hội, và quyền bảo vệ cho chính sách đó
– Nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và thực hiện quản lý dân cư theo lãnh thổ
– Nhà nước ban hành pháp luật:
+ Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự bắt buộc phải thực hiện trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia
+ Chỉ NN mới có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện
– NN có chủ quyền quốc gia: là quyền quyết định tối cao về mọi mặt của NN trong đối nội và đối ngoại
– NN quy định và thực hiện việc thu các loại thuế:
+ Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách
+ NN cần tài chính để nuôi dưỡng bộ máy
+ NN dùng chính sách thuế để điều tiết nền kinh tế
II. Nguồn gốc nhà nước
1. Một số quan điểm phi mác-xít về nguồn gốc nhà nước
– Thuyết gia trưởng của Aristotle (thế kỷ 4 TCN)
+ Nhà nước là kết quả của sự phát triển gia đình: trong xã hội tồn tại nhiều gia đình, người chủ gia đình có quyền rất lớn
+ Quyền lực nhà nước = Quyền lực của người chủ gia đình
+ Nhà nước tồn tại vĩnh cửu, còn loài người thì còn NN
– Thuyết thần học: Oguypstanh (354-430); Tomat Đacanh (1225-1274)…
+ Thượng đế có sức mạnh vạn năng, có quyền lực tuyệt đối
+ Toàn bộ thế giới do thượng đế sáng tạo ra (con người, vạn vật, nhà nước…), nên sự bất bình đẳng trong xã hội là do ý muốn của Thượng đế, chúa trời
– Thuyết khế ước xã hội: J.Locke (1632-1704), J.J. Rousau (1712-1778), Montesquieu (1689-1775)…
+ Nhà nước là kết quả của 1 hợp đồng được ký kết giữa những con người trong xã hội
2. Quan điểm mác-xít về nguồn gốc nhà nước
– Theo quan điểm mác-xít:
+ NN là hiện tượng XH mang tính lịch sử, NN xuất hiện khi XH phát triển đến một trình độ nhất định
+ NN luôn vận động, phát triển gắn với những điều kiện cụ thể của XH
+ Lịch sử phát triển của XH loài người đã chứng minh: đã có giai đoạn XH tồn tại không có NN, trải qua quá trình phát triển lâu dài, XH có những biến đổi sâu sắc ==> nhà nước xuất hiện
a. Chế độ cộng sản nguyên thủy
– Cơ sở kinh tế:
+ dựa trên chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất: phù hợp với trình độ phát triển thấp của lực lượng sản xuất
+ chế độ phân phối theo nguyên tắc bình quân
– Tổ chức xã hội: gồm các Công xã thị tộc
+ Yếu tố liên kết các thành viên của xã hội là quan hệ huyết thống
+ Phân công lao động tự nhiên
+ Cung < Cầu ==> không có sản phẩm dư thừa
Chế độ thị tộc của nhiều dân tộc trải qua 2 giai đoạn: chế độ thị tộc mẫu hệ ==> chế độ thị tộc phụ hệ
Sự phát triển của công xã thị tộc: Thị tộc ==> Bào tộc ==> Bộ lạc
– Quyền lực xã hội:
+ quyền lực là khả năng (sức mạnh) của một người mà nhờ đó người khác phải phục tùng
+ trong chế độ Cộng sản nguyên thuỷ đã có quyền lực ==> quyền lực mang tính xã hội
+ thể hiện qua các Hội đồng thị tộc:
- Thành viên tham gia
- Vai trò của Hội đồng thị tộc
b. Sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy – Nguyên nhân kinh tế: 3 lần phân công lao động xã hội
(1) Chăn nuôi và trồng trọt tách ra thành những nghề độc lập:
Nguyên nhân:
+ Công cụ lao động cải tiến
+ Kinh nghiệm sản xuất tích lũy
Kết quả:
+ Của cải tạo ra nhiều hơn, dẫn đến Cung > Cầu ==> mầm mống của chế độ tư hữu
+ Nhu cầu về sức lao động: xuất hiện sự bóc lột người
(2) Nghề thủ công xuất hiện và phát triển mạnh:
Nguyên nhân:
+ Nhu cầu về cải tiến công cụ lao động
+ Nhu cầu về tiêu dùng cao hơn
Kết quả:
+ Nền sản xuất hàng hóa xuất hiện: sự lao động khác nhau dẫn đến kết quả lao động chênh lệch nhau
+ Nhu cầu xuất hiện vật trung gian để trao đổi hàng hóa
+ Xuất hiện các phường hội sản xuất
Cuộc sống định cư, không hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên
(3) Thương nghiệp xuất hiện và phát triển mạnh:
Nguyên nhân:
+ Nhu cầu trao đổi hàng hóa
Kết quả:
+ Xuất hiện tầng lớp tư thương và giàu lên nhanh chóng
+ Xuất hiện tiền dưới dạng tiền đúc
+ Xuất hiện nghề cho vay nặng lãi ==> bóc lột trực tiếp người lao động
Như vậy, sau 3 lần phân công lao động xã hội thì chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã xuất hiện.
– Nguyên nhân xã hội:
+ Xuất hiện những tầng lớp người khác nhau: tầng lớp giàu có, tầng lớp nghèo khổ
+ Quan hệ huyết thống ngày càng phai nhạt
+ Sự xáo trộn dân cư do có nhiều người từ nơi khác đến ==> quan hệ giữa người với người thay đổi
Dẫn đến xuất hiện Giai cấp, có giai cấp tức là có Mâu thuẫn đối kháng.
– Tóm lại, xã hội cộng sản nguyên thủy có những biến đổi sâu sắc về:
+ Kinh tế: Xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
+ Xã hội: Xuất hiện giai cấp và mâu thuẫn giai cấp là đối kháng
Do đó: tổ chức thị tộc, bộ lạc không còn phù hợp ==> chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã
c. Nhà nước xuất hiện – Sự ra đời của nhà nước là một tất yếu khách quan
Nguyên nhân? (đã nêu trên)
– Nhà nước ra đời là một quá trình:
Chế độ Cộng sản nguyên thủy ==> Chế độ Cộng sản nguyên thủy tan rã ==> Nhà nước xuất hiện
III. Kiểu nhà nước
1. Khái niệm kiểu nhà nước
– Kiểu nhà nước là một dạng (loại) nhà nước luôn gắn với một hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử.
– Các kiểu NN trong lịch sử: 4 kiểu
+ Kiểu nhà nước chủ nô
+ Kiểu nhà nước phong kiến
+ Kiểu nhà nước tư sản
+ Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
– Cơ sở phân chia kiểu nhà nước:
+ Học thuyết Mac-Lênin về hình thái kinh tế xã hội
+ Hình thái KTXH là khái niệm dùng để chỉ xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định với 1 phương thức sản xuất bao gồm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và 1 kiến trúc thượng tầng tương ứng
2. Các kiểu nhà nước trong lịch sử
– Các kiểu NN tương ứng với hình thái kinh tế – XH:
+ HTKT-XH cộng sản nguyên thủy Chưa có nhà nước
+ HTKT-XH chiếm hữu nô lệ Kiểu NN chủ nô
+ HTKT-XH phong kiến Kiểu NN phong kiến
+ HTKT-XH tư bản chủ nghĩa Kiểu NN tư sản
+ HTKT-XH xã hội chủ nghĩa Kiểu NN XHCN
Câu hỏi: Sự thay thế các kiểu nhà nước, nhà nước sau thay thế nhà nước trước là:
+ Tất yếu: ?
+ Tiến bộ hơn: ?
a. Kiểu nhà nước chủ nô
(1) Nguồn gốc ra đời:
– Là tổ chức quyền lực chính trị đầu tiên của XH loài người
– Đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của loài người với nhiều thành tựu vĩ đại
– Quá trình ra đời và phát triển của các nhà nước chủ nô ở phương Đông và phương Tây có sự khác nhau
Phương Đông: Các nước ở châu Á và Bắc phi: Ai Cập, Trung Quốc, Irac, Ấn độ, …
+ Về thời gian: xuất hiện rất sớm
+ Về địa lý: nằm ở lưu vực các con sông lớn của thế giới: sông Nil, sông Ấn, sông Hằng, sông Hoàng Hà…
==> thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi, nhưng đồng thời khó khăn vấn đề trị thủy ==> công xã nguyên thủy phát triển, tư hữu ít (vì phải cùng nhau lao động) ==> nhu cầu về trị thủy và tự vệ (chống xâm lược) ==> Nhà nước xuất hiện
Phương Tây: + Thời gian: khoảng TK 7- 8 TCN, ở trình độ phát triển cao hơn
+ Về địa lý: bên bờ địa Trung Hải (Hy Lạp, Rô-ma)
==> không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, mà thích hợp cho ngư nghiệp, thương nghiệp biển ==> công xã nguyên thủy ít phát triển, tư hữu phát triển ==> chế độ tư hữu, mâu thuẫn giai cấp ==> Nhà nước xuất hiện
(2) Cơ sở kinh tế-xã hội:
– Cơ sở kinh tế: là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ mà chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và người lao động giữ vai trò thống trị (quan hệ sản xuất thống trị)
Có sự khác nhau giữa phương đông và phương tây:
Phương đông:
+ NN xuất hiện sớm, CXNT tồn tại dai dẳng, đất đai thuộc sở hữu nhà vua
+ Kẻ chiếm hữu nô lệ là nhà nước
Phương tây:
+ Đất đai thuộc sở hữu tư nhân
+ Kẻ chiếm hữu nô lệ là tư nhân
(3) Cơ sở xã hội:
Kết cấu giai cấp:
– Có 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, khác nhau về xuất thân, về kinh tế và địa vị xã hội
– Giai cấp không cơ bản: giai cấp bình dân, tầng lớp thợ thủ công
b. Kiểu nhà nước phong kiến
– NN phong kiến tồn tại trong khoảng thời gian rất dài trong lịch sử XH từ khi có NN
– Đời sống người dân rất tăm tối, ở phương tây gọi là “đêm dài trung cổ”
– NN phong kiến ra đời bằng 2 con đường:
+ Thay thế NN chiếm hữu nô lệ đã lạc hậu
+ Một số NN phong kiến ra đời trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy
Phương đông:
+ Lực lượng sản xuất phát triển, xuất hiện nhiều thành phố lớn
+ Chế độ sở hữu nhà nước bị phá vỡ: việc khai hoang, phân phong ruộng đất
+ Cuộc đấu tranh của nô lệ ngày càng gay gắt
Phương tây:
+ Chiến tranh liên miên: kinh tế bị kiệt quệ
+ Công cụ lao động cải tiến: bóc lột nô lệ nặng nề hơn
+ Nô lệ đấu tranh quyết liệt
==> Phải cải cách XH: giải phóng nô lệ, thay đổi phương thức bóc lột
Cơ sở kinh tế:
– Cơ sở kinh tế: là quan hệ sản xuất phong kiến mà chế độ chiếm hữu của địa chủ phong kiến đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và chiếm đoạt một phần sức lao động của người nông dân
– Địa chủ phong kiến là chủ sở hữu đối với đất đai và tư liệu sản xuất quan trọng khác: thông qua phát canh thu tô
– Giữa phương đông và phương tây có sự khác nhau về sở hữu đối với đất đai:
+ Phương đông: quyền quyết định tối cao về ruộng đất là thuộc về nhà vua
+ Phương tây: quyền này thuộc về cá nhân từng chúa đất
Cơ sở xã hội:
– Xã hội phong kiến có kết cấu giai cấp rất phức tạp
– Có nhiều giai cấp và đẳng cấp, trong đó có 2 giai cấp cơ bản:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến: chiếm thiểu số trong dân cư
+ Giai cấp nông dân: chiếm số đông trong dân cư
2 giai cấp này có sự khác nhau về xuất thân, kinh tế, địa vị xã hội
– Giai cấp không cơ bản: thợ thủ công, thương nhân nhỏ, giai cấp tư sản (sau này)
c. Kiểu nhà nước tư sản
Sự ra đời của NN tư sản:
– Từ thế kỷ 14, chế độ phong kiến ở phương tây bắt đầu suy vong:
+ Về kinh tế: quan hệ bóc lột nông nô lạc hậu và kìm hãm sự phát triển của sản xuất
+ Về XH: mâu thuẫn giai cấp rất sâu sắc giữa địa chủ phong kiến và nông dân, giữa địa chủ phong kiến và giai cấp tư sản
– Giai cấp tư sản xuất hiện, đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn: yêu cầu tự do sản xuất, tự do buôn bán ==> dẫn đến nhu cầu về giải phóng sức lao động, mở rộng thị trường, xóa bỏ đẳng cấp trong XH
– Đến thế kỷ 17, giai cấp phong kiến suy yếu, giai cấp tư sản lớn mạnh cả về kinh tế, chính trị, tư tưởng (với tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, thuyết phân quyền NN, thuyết khế ước xã hội)
==> giai cấp tư sản đã lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành cuộc cách mạng tư sản và giành thắng lợi: ở Hà Lan, Anh (TK17), ở Pháp, Nhật và nhiều nước châu Âu (TK18,19)
==> chế độ phong kiến bị xóa bỏ, Nhà nước tư sản ra đời
Như vậy, Nhà nước tư sản ra đời là tất yếu khách quan.
Cơ sở kinh tế của NN tư sản:
– Quan hệ sản xuất TBCN dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư:
Bóc lột thặng dư (m) : tư sản mua TLSX + SLĐ (c+v) ==> Hàng hóa (c+v+m)
Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động của người công nhân bị giai cấp tư sản chiếm lấy. Đây là hình thức bóc lột vô hình và tinh vi
– Sản xuất hàng hóa TBCN có sự tách rời giữa tư liệu sản xuất và người lao động
Cơ sở xã hội của NN tư sản:
Kết cấu giai cấp gồm:
– 2 giai cấp cơ bản:
+ Giai cấp tư sản: hình thành từ trong xã hội phong kiến
+ Giai cấp vô sản: hình thành sau giai cấp tư sản
– Giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản có sự thống nhất và mâu thuẫn nhau
– Các tầng lớp khác: Tiểu thương, Thợ thủ công, Trí thức, … tuy không phải đối tượng bóc lột của giai cấp tư sản nhưng cũng chịu cạnh tranh và ảnh hưởng rất lớn của nền sản xuất TBCN.
d. Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
Tính tất yếu khách quan và sự ra đời của nhà nước XHCN:
– Từ khi mới xuất hiện trên trái đất, con người đã không ngừng đấu tranh sinh tồn ==> thực hiện quyền con người
– Xã hội cộng sản nguyên thủy: là 1 xã hội công bằng, bình đẳng
– Nhà nước ra đời và phát triển: của cải vật chất tạo ra ngày càng nhiều, dẫn đến quan hệ giữa người với người trở nên bất bình đẳng ==> nảy sinh tư tưởng vươn lên 1 cuộc sống tự do, không có áp bức, xây dựng 1 xã hội bình đẳng giữa người với người
– Các tư tưởng XHCN: sơ khai, không tưởng, khoa học
Tiền đề khách quan cho sự ra đời của nhà nước XHCN
– Tiền đề kinh tế:
+ CNTB chuyển sang giai đoạn độc quyền NN
+ Sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất TBCN: ra đời quan hệ sản xuất mới dựa trên chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất
– Tiền đề chính trị – xã hội:
+ Về xã hội: XH tư sản tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp công nhân với toàn bộ giai cấp tư sản, giữa ciai cấp công nhân và tư bản tư nhân với tư bản độc quyền.
+ Về chính trị: lợi ích của các giai cấp cũng thay đổi: nhu cầu của giai cấp công nhân chuyển từ nhu cầu no ấm sang nhu cầu hưởng thụ
Sự ra đời của nhà nước XHCN:
– Kiểu NN sau thay thế kiểu NN trước phải thông qua cuộc cách mạng XH.
– Cách mạng XH để lập nên NN XHCN có thể được tiến hành từ NN phong kiến hay NN tư sản
– NN XHCN ra đời có thể bằng:
+ Sử dụng lực lượng vũ trang
+ Sử dụng lực lượng vũ trang kết hợp với lực lượng chính trị
+ Sử dụng lực lượng chính trị
để lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, xây dựng NN mới đại diện cho người lao động trong XH.
Cơ sở kinh tế – XH của NN XHCN:
– Cơ sở kinh tế: bao gồm toàn bộ các quan hệ kinh tế tồn tại trong XH dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, tập thể, và tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân giữ vai trò nền tảng và chi phối, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân là tất yếu và cần thiết.
– Cơ sở xã hội:
+ trong thời kỳ quá độ, XH còn nhiều giai cấp: công nhân, nông dân, tư sản, trí thức, tiểu tư sản, phong kiến, các tầng lớp XH khác. Các giai cấp có lợi ích khác nhau, tuy có mâu thuẫn nhưng không đối kháng.
+ khi lên CNXH thì cơ sở xã hội là liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông và tầng lớp trí thức XHCN
————————–
Ngày 30/08/2015
Giảng viên: thầy Nguyễn Văn Động
Vấn đề 2: Bản chất và Chức năng của nhà nước
1. Bản chất của nhà nước
2. Chức năng của nhà nước
a. Các đặc điểm
– NN VN là dân chủ rộng rãi, luôn tạo mọi điều kiện cần thiết để nhân dân tham gia ngày càng đông đảo vào quản lý NN, quản lý XH, đồng thời NN không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống XH, áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân về các mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, XH ==> làm mọi việc để đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân.
– NN VN là NN của các dân tộc anh em cùng sinh sống trên đất nước VN (54 dân tộc)
– NN VN do 1 đảng lãnh đạo, là Đảng Cộng sản VN, vai trò lãnh đạo của đảng theo quy định trong Hiến pháp từ 1980, tiếp tục được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013. Đây là kết quả tất yếu mang tính khách quan của sự thừa nhận chung của nhân dân, của XH đối với đảng, vì đảng đã hy sinh bằng xương máu của bao nhiêu thế hệ (trong 70 năm) để lãnh đạo cách mạng, đưa nhân dân ta từ nô lệ thành người tự do, đưa đất nước từ thuộc địa nửa phong kiến thành nước độc lập.
Câu hỏi: Vì sao tổ chức Đảng và đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và PL ?
– NN VN là NN yêu hòa bình, muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và XH khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc công pháp quốc tế:
+ cùng tồn tại hòa bình
+ tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
+ không xâm lược nhau
+ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
+ bình đẳng
+ các bên cùng có lợi
b. Chức năng của NN
– Khái niệm: Chức năng của NN là các hoạt động mang tính chủ yếu, thường xuyên, có tính ổn định tương đối của NN, mà các hoạt động đó trực tiếp thể hiện bản chất, nhiệm vụ, mục tiêu, vai trò của NN. VD: quản lý kinh tế, giáo dục, văn hóa, giữa gìn trật tự an ninh, an toàn XH, …
Như vậy, không phải tất cả hoạt động của NN đều là chức năng của NN. VD các hoạt động nhất thời như đổi tiền (năm 1986 ở VN), …
– Phân loại chức năng:
+ nhóm chức năng đối nội: giải quyết các vấn đề quốc kế dân sinh trong nước như kinh tế, văn hóa, giáo dục, môi trường, an ninh, trật tự, …
+ nhóm các chức năng đối ngoại: giải quyết các vấn đề quan hệ hợp tác với các nước: quan hệ với ai, bằng phương pháp gì, nhằm mục đích gì, …
– Hình thức thực hiện chức năng:
+ hình thức pháp lý: gồm xây dựng PL, tổ chức thực hiện PL, bảo vệ PL
+ hình thức không mang tính pháp lý: VD tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, phát động thi đua yêu nước, tổng kết phong trào, …
– Phương pháp thực hiện chức năng của NN: có 2 phương pháp chung, căn bản mà NN nào cũng sử dụng:
+ phương pháp giáo dục, thuyết phục
+ phương pháp cưỡng chế
c. Chức năng của nhà nước CHXHCNVN
c1. Chức năng đối nội:
– Tổ chức và quản lý kinh tế:
+ Mục đích:
- xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH
- không ngừng nâng cao đời sống vật chất của nhân dân
- tăng cường tiềm lực cho an ninh quốc phòng
+ Nội dung:
- thực hiện phân phối sản phẩm lao động theo nguyên tắc lao động
– Tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và giải quyết các vấn đề XH bức thiết
– Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn XH
– Bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tăng cường pháp chế XHCN
c2. Chức năng đối ngoại:
– Bảo vệ tổ quốc XHCN
– Quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới theo các nguyên tắc của công pháp quốc tế
– Tham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH.
————————–
Ngày 06/09/2015
Giảng viên: thầy Bùi Xuân Phái
Nói thêm về vấn đề Bản chất và Chức năng Nhà nước
NN ra đời trong lòng XH, xuất hiện khi XH có giai cấp. Như vậy NN có tính Giai cấp và tính XH, tùy vào tính Giai cấp và tính XH cao hay thấp mà thể hiện bản chất của NN:
+ NN chủ nô, NN phong kiến là cực đoan, phản động vì có tính giai cấp cao, tính XH thấp ==> NN cai trị
+ NN tư sản hài hòa giữa tính giai cấp và tính XH ==> NN quản lý
+ NN XHCN có tính giai cấp đi xuống, tính XH đi lên ==> NN một nửa (tức là tiến tới không còn giai cấp, XH tự quản lý)
Trả lời câu hỏi: NN của A, do A, vì A sẽ biết bản chất NN
+ A là số ít ==> NN cực đoan, NN của giai cấp: đây là hình thức NN chủ nô và NN phong kiến
+ A là số vừa ==> hài hòa giữa giai cấp và XH
+ A là số nhiều ==> NN của mọi người: NN dân chủ tiến bộ
So sánh NN phương đông và NN phương tây:
+ Biên độ dao động của phương đông rất hẹp (xung đột giai cấp ít, tính cực đoan ít), trong khi biên độ dao động của phương tây rất rộng (tính cực đoan cao, xung đột giai cấp rất nhiều)
+ Bước sóng của phương đông rất dài, trong khi bước sóng phương tây rất ngắn: NN phương đông ra đời sớm nhưng phát triển rất chậm, NN phương tây ra đời muộn nhưng phát triển rất nhanh.
Vấn đề 3: Bộ máy nhà nước
I. Khái niệm bộ máy nhà nước
– Hiểu nôm na, Bộ máy NN là biểu hiện thực tế của NN, hay bộ máy NN là phương tiện để hiện thực hóa quyền lực NN vào đời sống XH.
1. Định nghĩa
– Khái niệm: Bộ máy NN là một hệ thống các cơ quan NN từ TƯ đến địa phương được tổ chức ra và hoạt động trên cơ sở PL, theo các nguyên tắc nhất định, thể hiện quyền lực của NN, và để thực hiện các chức năng của NN.
– Đặc điểm của bộ máy NN:
+ gồm 1 hệ thống các cơ quan NN: tùy vào quy mô lãnh thổ, quy mô dân số mà NN được tổ chức thành các hệ thống cơ quan khác nhau, số lượng, số cấp cơ quan khác nhau. VD thời phong kiến NN phương đông thường có 6 bộ, hiện nay có đến 20 bộ
+ bộ máy NN được tổ chức theo quy định của PL: VD luật tổ chức chính phủ, luật tổ chức quốc hội, luật tổ chức tòa án nhân dân, … quy định cách thức, trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, và mối quan hệ giữa các cơ quan NN.
+ bộ máy NN là sự vật chất hóa quyền lực NN: các cơ quan NN khi hoạt động đều nhân danh NN để thực hiện quyền lực NN (quyền lực là khả năng áp đặt ý chí của chủ thể này lên chủ thể khác và buộc chủ thế đó phải phục tùng). Đặc điểm này rất quan trọng, là cơ sở để phân biệt cơ quan NN với các cơ quan hành chính sự nghiệp khác như trường học, bệnh viện, cơ sở văn hóa, … mặc dù các cơ quan này có thể do NN lập ra nhưng không phải cơ quan NN, vì nó không mang tính quyền lực NN, không nhân danh NN, không thể hiện sức mạnh áp đặt của NN.
Câu hỏi: So sánh cơ quan NN với cơ quan tổ chức XH.
+ bộ máy NN luôn có sự vận động theo yêu cầu của việc thực hiện chức năng NN.
2. Cơ quan nhà nước
– Định nghĩa : cơ quan NN là 1 bộ phận cấu thành của NN, gồm 1 hay 1 số người được thành lập ra theo quy định của PL với những chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm riêng biệt để thực thi quyền lực của NN trong phạm vi nhất định
– Đặc điểm :
+ là 1 hay 1 nhóm người: VD nguyên thủ quốc gia thường là 1 người (Vua, Nữ hoàng, Tổng thống, Chủ tịch nước), các cơ quan khác thường là 1 nhóm người
+ được thành lập và hoạt động trên cơ sở PL
+ có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm riêng biệt
+ các cơ quan NN và nhân viên của nó khi thi hành công vụ là nhân danh NN
+ được quyền ra các quyết định: văn bản quy phạm PL, văn bản áp dụng PL, … các quyết định này có giá trị bắt buộc thi hành đối với các chủ thể nhất định
+ toàn bộ chi phí hoạt động đều được đảm bảo bằng ngân sách NN
3. Phân loại các cơ quan nhà nước
Xem Giáo trình (xem mục Bộ máy NN tại các Chương 3, 13,14,15,17,20)
– Tiêu chí phân loại:
+ căn cứ vào chức năng hoạt động chủ yếu: có 3 loại cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp
+ căn cứ vào cấp độ thẩm quyền: cơ quan Trung ương, cơ quan địa phương (tỉnh / huyện / xã)
+ căn cứ vào tính chất thẩm quyền: cơ quan tham mưu (cơ quan chuyên môn), …
+ căn cứ vào trình tự thành lập: cơ quan do bầu cử, cơ quan do bổ nhiệm
+ căn cứ vào hoạt động: cơ quan thường xuyên / thường trực, cơ quan lâm thời
II. Sự phát triển của bộ máy nhà nước trong lịch sử
Nội dung | NN chủ nô | NN phong kiến | NN tư bản | NN XHCN |
1. Cơ cấu bộ máy NN | Đơn giản, ít cơ quan, chủ yếu quân đội và cảnh sát, các cơ quan thường làm chức năng tổng hợp, nhiều lĩnh vực | Phức tạp hơn: nhiều cơ quan khác nhau ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bắt đầu chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực. VD: ở VN thế kỷ 15, cơ quan TƯ chia làm 6 bộ (công, hộ, lại, hình, lễ, binh) | Phức tạp hơn rất nhiều: nhiều cơ quan chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau | Ở trạng thái lý tưởng |
2. Nguồn gốc lịch sử hình thành | “Trời” ==> để người dân phục tùng NN một cách vô điều kiện | “Thiên tử” = “con trời” ==> thay trời cai trị dân chúng | Nguồn gốc từ XH dân chủ, do bầu cử ==> có cơ sở chính trị, pháp lý rõ ràng ==> cơ chế hình thành quyền lực NN hợp pháp (được XH trao quyền). Đặc biệt sinh ra Hiến pháp để đảm bảo quyền con người, quyền công dân, đồng thời kiểm soát quyền lực NN bằng việc phân chia quyền lực NN. | |
3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động | Chưa có nguyên tắc, tổ chức tùy tiện theo ý chí của người đứng đầu | Bắt đầu có những nguyên tắc, nhưng chưa có cơ sở khoa học, vẫn phần lớn tùy thuộc vào ý chí của nhà cầm quyền, VD: – vua có quyền lực vô hạn, tuyệt đối – truyền ngôi cho con trai (thường là con trai đầu) – trọng lão (ưu tiên người tuổi cao) | Hệ thống các nguyên tắc có tính khoa học, tạo cơ sở cho sự thống nhất, hoạt động có hiệu quả và kiểm soát được các khuynh hướng lạm quyền của NN: – nguyên tắc phân quyền: phân tích bên dưới – nguyên tắc đa đảng: không chấp nhận 1 đảng, các đảng cạnh tranh nhau trong bầu cử – nguyên tắc dân chủ: nhân dân làm chủ NN, thể hiện trong việc lập ra các cơ quan NN (bầu cử), tham gia vào các cơ quan NN (ứng cử), tham gia xây dựng chính sách PL, tham gia vào kiểm soát quyền lực NN, và đặc biệt có quyền phế truất các vị trí trong cơ quan NN do dân bầu – nguyên tắc pháp chế: tôn trọng PL, thực hiện PL nghiêm chỉnh, không có ngoại lệ | |
4. Tính chất và hiệu quả hoạt động | Không chuyên nghiệp, thiếu chuyên môn hóa, mang tính cực đoan | Bắt đầu chuyên nghiệp, chuyên môn hóa thấp, còn nhiều cực đoan, quan liêu | Rất chuyên nghiệp, thể hiện ở sự chuyên môn hóa cao độ |
Câu hỏi: Nguyên tắc phân quyền:
(1) Tại sao có nguyên tắc này:
– quyền lực luôn có tính tha hóa, quyền lực càng cao, tha hóa càng lớn, quyền lực NN là quyền lực đặc biệt, nên rất dễ tha hóa, lạm quyền.
– cần phải có sự phân chia quyền lực NN, để các nhánh quyền lực NN có thể kiểm sát lẫn nhau, tránh việc làm quyền
(2) Nội dung:
(3) Sự vận dụng trên thực tế:
– Phân quyền cứng: VD Hoa Kỳ
– Phân quyền mềm: VD Anh
(4) Sự kế thừa phát triển:
III. Bộ máy nhà nước CH XHCN VN
1. Đặc điểm
Xem Giáo trình
2. Cơ cấu của bộ máy
– Đọc tài liệu:
+ Hiến pháp 2013
+ Luật tổ chức Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền địa phương, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, …
+ Chương 20, phần Bộ máy nhà nước
3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động bộ máy nhà nước
Câu hỏi: Nguyên tắc tổ chức hoạt động bộ máy NN là gì ?
Trả lời:
– Là những nguyên lý, tư tưởng, quan điểm, mang tính chỉ đạo, bao trùm, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình tổ chức hoạt động của bộ máy NN, được hình thành trên những cơ sở khoa học và bản chất chế độ, nhằm tạo nên tính thống nhất, sự vận động có hiệu quả của bộ máy NN.
– Các nguyên tắc:
+ dân chủ: đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân (xuất phát từ bản chất chế độ)
+ đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
+ tập trung dân chủ + quyền lực NN là thống nhất, cơ sự phân công phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan NN
+ pháp chế
+ bình đẳng giữa các dân tộc
– Mỗi nguyên tắc đó có ý nghĩa gì ?
– Cơ sở hình thành nguyên tắc:
+ cơ sở lý luận
+ cơ sở thực tiễn
+ cơ sở pháp lý: căn cứ vào Hiến pháp, PL
– Nội dung của mỗi nguyên tắc và việc vận dụng trong thực tế:
+ Nguyên tắc đảng lãnh đạo: so sánh với nguyên tắc đa đảng trong NN tư sản
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ: căn cứ vào hoạt động của các cơ quan
————————–
Ngày 13/09/2015
Giảng viên: cô …
Vấn đề 4: Hình thức nhà nước
I. Khái niệm và các yếu tố tạo thành hình thức nhà nước
1. Khái niệm
– Hình thức NN là cách tổ chức quyền lực NN và những phương pháp vận hành quyền lực NN:
+ cách thức tổ chức quyền lực NN: cơ quan nào nào nắm giữ quyền lực NN cao nhất ==> hình thức chính thể NN
+ NN không chỉ có cơ quan quyền lực cao nhất, mà còn có các cơ quan NN ở địa phương, mối quan hệ giữa các cơ quan NN ==> hình thức cấu trúc NN
+ phương pháp vận hành quyền lực NN ==> chế độ chính trị
2. Các bộ phận cấu thành hình thức NN
– Hình thức NN được cấu thành bởi 3 yếu tố:
+ hình thức chính thể
+ hình thức cấu trúc
+ hình thức chính trị
a. Hình thức chính thể NN:
– Khái niệm: là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan cao nhất của quyền lực NN, và xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau và với nhân dân
– Đặt ra 2 vấn đề:
+ quyền lực NN cao nhất thuộc về ai ?
+ cách thức để lập nên cơ quan cao nhất về quyền lực NN
Trả lời cho câu hỏi trên chính là các hình thức chính thể NN:
+ nếu quyền lực cao nhất của NN thuộc về 1 người, và người đó chủ yếu được hình thành bằng con đường thế tập (cha truyền con nối) (ngoài ra còn có hình thức tranh quyền đoạt vị, tức là lật đổ triều đại trước, lập nên truyền đại sau; hay hình thức suy tôn làm vua, hay hình thức “truyền hiền”, tức là chọn người “hiền” để truyền ngôi vua) ==> hình thức quân chủ, chia làm 2 loại:
- quân chủ chuyên chế: vua nắm thực quyền (chỉ hình thành trong giai đoạn NN chủ nô, NN phong kiến)
- quân chủ hạn chế: vua chỉ là biểu tượng, quyền lực thực sự thuộc về các thế lực khác (VD chính phủ, Nghị viện, …)
+ nếu quyền lực cao nhất của NN thuộc về 1 cơ quan được hình thành bằng con đường bầu cử trong 1 nhiệm kỳ thì được gọi là chính thể Cộng hòa, có 2 kiểu:
- cộng hòa quý tộc: quyền bầu cử chỉ thuộc về một bộ phận dân cư (thường là giới quý tộc) (chỉ tồn tại trong thời kỳ cổ, trung đại)
- cộng hòa dân chủ: quyền bầu cử thuộc về tất cả mọi người (chỉ cần đủ tuổi nhất định để đảm bảo sự chín chắn trong quyết định bỏ phiếu)
Sự biến đổi của các hình thức chính thể qua các kiểu NN:
– Hình thức chính thể của NN chủ nô: khác nhau ở các khu vực khác nhau:
+ NN chủ nô phương đông: hình thức chính thể tương đối thuần nhất, gần như chỉ duy trì 1 dạng là Quân chủ chuyên chế. Lý do: vì nguyên nhân ra đời của NN phương đông không phải để giải quyết mâu thuẫn XH về tư hữu như ở phương tây (do đặc thù của nô lệ phương đông là nô lệ gia trưởng, tức là chủ yếu làm việc trong gia đình chủ, nên ít tạo ra sản phẩm vật chất, nên không phát triển tư hữu về tư liệu sản xuất như ở phương tây khi mà nô lệ làm việc trong đồn điền để tạo ra của cải vật chất), mà chủ yếu để trị thủy, thủy lợi và chống giặc ngoại xâm:
- trị thủy, thủy lợi và chống ngoại xâm đều cần sự đồng lòng của cả một tập thể người ==> cần có người đứng ra lãnh đạo ==> quân chủ
- người được tôn làm “quân chủ” lại tiến thêm 1 bước là thần thánh hóa vai trò của mình, tự coi mình được thế lực siêu nhiên là “trời” phái xuống để lãnh đạo nhân dân ==> trở thành chuyên chế (tức là duy nhất)
Như vậy, chính thể của NN chủ nô phương đông chỉ có duy nhất 1 hình thức là Quân chủ chuyên chế.
+ NN chủ nô phương tây: hình thức chính thể rất đa dạng: thời kỳ đầu (khi NN chủ nô mới ra đời) duy trì hình thức chính thể cộng hòa (để điều hòa mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong XH khi mà mâu thuẫn giai cấp giữa chủ nô với nô lệ đã lên đến đỉnh điểm), nhưng là cộng hòa quý tộc, hay cộng hòa dân chủ chủ nô (tức là dân chủ của 1 giai cấp, 1 tầng lớp); thời kỳ sau chuyển sang quân chủ chuyên chế
Như vậy, chính thể của NN chủ nô phương tây có cả chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.
Nếu khái quát chung ở cả phương đông và phương tây, thì chính thể của NN chủ nô chủ yếu là Quân chủ chuyên chế.
– Hình thức chính thể của NN phong kiến: ranh giới giữa NN chủ nô và NN phong kiến rất mờ nhạt, đặc biệt là ở phương đông. Ở cả phương đông và phương tây, hình thức chính thể của NN phong kiến đều là Quân chủ chuyên chế.
NN phong kiến thường có 2 giai đoạn:
+ phân quyền cát cứ: chia đất nước cho các lãnh chúa cai trị (để dễ cai trị) ==> vấn đề người dân chỉ thấy quyền lực của lãnh chúa, ít thấy quyền lực nhà vua; hơn nữa các lãnh chúa thường bóc lột người dân rất nặng ==> nhà vua lợi dụng nhân dân để thu hồi quyền lực vào tay nhà vua
+ trung ương tập quyền: tập trung quyền lực về vua, không còn các lãnh chúa, vua lập ra bộ máy quan lại để giúp vua cai trị toàn bộ đất nước
Chính thể cộng hòa cũng có trong NN phong kiến, nhưng chỉ tồn tại trong thời gian cuối cùng của NN phong kiến, mà cũng chỉ trong phạm vi nhỏ: diễn ra khi một số thành phố, lãnh địa (thường ở phương tây) có nền kinh tế phát triển, dân trí cao không cam chịu sự áp bức bóc lột của bộ máy phong kiến đã đứng lên giành quyền lực về tay mình, và thành lập ra NN với chính thể cộng hòa. Đây là bước chuyển tiếp để sang giai đoạn NN tư sản xuất hiện.
– Hình thức chính thể của NN tư sản: tồn tại ở cả 2 dạng: NN quân chủ, và NN cộng hòa
+ quân chủ chuyên chế bị tiêu biến hoàn toàn, chỉ còn quân chủ hạn chế ==> chuyển sang quân chủ lập hiến: đánh dấu bằng sự ra đời của Hiến pháp, trong đó quy định nguyên tắc phân quyền, vua chỉ mang tính chất lễ tân, ngoại giao của NN, chỉ nắm 1 phần quyền lực (rất nhỏ)
Chú ý: còn có thể chia làm 2 biến dạng: quân chủ đại nghị, quân chủ nhị hợp.
+ cộng hòa quý tộc cũng bị mất đi hoàn toàn, vì có sự ra đời của Hiến pháp, trong Hiến pháp quy định quyền con người, quyền công dân
+ chỉ còn cộng hòa dân chủ nhân dân, tồn tại ở 3 biến dạng chính:
- Cộng hòa tổng thống: quyền lực cao nhất thuộc về tổng thống, tổng thống vừa đứng đầu NN, vừa đứng đầu chính phủ. Cả Tổng thống và Nghị viện đều do dân bầu ==> độc lập với nhau (rất khác với chế độ dân bầu nghị viện, nghị viện bầu tổng thống), chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân. Chế độ Cộng hòa Tổng thống áp dụng nguyên tắc phân quyền “cứng”, triệt để nhất, điển hình là Hoa Kỳ: tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật mà Nghị viện đã thông qua, bắt buộc nghị viện phải thảo luận lại dự luật đó với quy trình chặt chẽ hơn rất nhiều (thường đòi hỏi 2/3 đại biểu tán thành thay cho 1/2 tán thành như lần thông qua ban đầu); ngược lại, nghị viện có quyền đưa tổng thống ra xét xử theo thủ tục “đằng hằng”
- Cộng hòa nghị viện (hay cộng hòa đại nghị): quyền lực cao nhất thuộc về nghị viện. Nhân dân bầu ra nghị viện, nghị viện bầu ra chính phủ từ các thành viên của nghị viện. Đứng đầu NN là tổng thống, đứng đầu chính phủ là thủ tướng. Thực quyền thuộc về chính phủ và đứng đầu là Thủ tướng. Tổng thống có vai trò giống như Vua trong chính thể quân chủ lập hiến. Cả tổng thống và chính phủ đều phải báo cáo công tác trước nghị viện. Áp dụng nguyên tắc phân quyền một cách mềm dẻo, linh hoạt: tức là có sự lệ thuộc về mặt tổ chức, không độc lập với nhau như ở mô hình cộng hòa tổng thống. VD: nước Cộng hòa Italia, nước Việt Nam theo hiến pháp 2013 có mô hình rất giống với cộng hòa nghị viện, với Chủ tịch nước thay cho Tổng thống.
- Cộng hòa hỗn hợp: là sự pha trộn giữa cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị. Vai trò lớn không hẳn nghiêng về Tổng thống hay Thủ tướng, mà phụ thuộc vào xuất thân của Tổng thống hay Thủ tướng có thuộc về đảng chiếm đa số trong nghị viện không. VD: Nga (nổi bật với vai trò Tổng thống), Đức (nổi bật với vai trò Thủ tướng)
– Hình thức chính thể của NN XHCN: chưa có, trong tương lai ==> không thể đi sâu nghiên cứu, chỉ có thể dự đoán. Với NN XHCN, không thể có chính thể quân chủ vì tính XH của NN XHCN rất lớn nên quyền lực không thể thuộc về cá nhân, nên chỉ có thể là chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân, có thể đi theo hướng Cộng hòa nghị viện.
b. Hình thức cấu trúc NN:
– Khái niệm: Hình thức cấu trúc NN là cách thức tổ chức quyền lực của NN theo các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cấp chính quyền tương đương với các đơn vị hành chính lãnh thổ đó.
– Tồn tại 2 dạng phổ biến:
+ cấu trúc đơn nhất: chỉ có 1 NN thống nhất, 1 hệ thống PL duy nhất
+ cấu trúc liên bang: mỗi bang đều có chủ quyền, nhưng phải đặt dưới chủ quyền của liên bang. VD: liên bang Nga, liên bang Đức, Hoa Kỳ
– Ngoài ra còn có cấu trúc NN liên minh, VD Liên minh EU, tuy nhiên đây không được coi là hình thức cấu trúc NN; hay như mô hình 1 NN 2 chế độ ở Hồng Kông – TQ.
Sự biến đổi hình thức cấu trúc NN qua các kiểu NN:
– Đối với NN chủ nô, phong kiến: các quốc gia chỉ duy trì 1 dạng cấu trúc là cấu trúc đơn nhất
Vì sao ? Vì thời kỳ chủ nô, phong kiến luôn có xu hướng xâm chiếm mở rộng lãnh thổ ==> không có tư tưởng hợp tác, liên minh để trở thành NN liên bang
– Đối với NN tư sản, NN XHCN, bên cạnh cấu trúc đơn nhất, còn có cấu trúc liên bang, và còn có các dạng khác như liên minh, …
Vì sao ? XH càng phát triển, con người, các quốc gia càng cần xích lại gần nhau để giải quyết các vấn đề mà 1 quốc gia không giải quyết được ==> nhu cầu liên bang, hay liên minh xuất hiện
c. Hình thức chế độ chính trị
– Khái niệm: là phương pháp và thủ đoạn mà giai cấp thống trị sử dụng để thực hiện quyền lực NN
– Có 2 dạng chính:
+ dân chủ: mang lại lợi ích cho người dân
+ phản dân chủ: đi ngược lại với lợi ích của người dân, VD chế độ phat-xit Đức, Ý, Nhật, chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia
Trong thế giới ngày nay, chỉ còn chế độ dân chủ.
Sự biến đổi của Chế độ chính trị qua các kiểu NN:
– Càng các NN về sau thì tính phản dân chủ càng giảm dần, tính dân chủ tăng lên
II. Hình thức nhà nước Việt Nam hiện nay
1. Hình thức chính thể
– Chính thể của VN hiện nay là Cộng hòa dân chủ nhân dân, thể hiện ở:
+ cộng hòa (hay Cộng hòa XHCN): quyền lực cao nhất thuộc về Quốc hội, Quốc hội được hình thành bằng bầu cử, nhiệm kỳ 5 năm
+ dân chủ nhân dân: mọi người đều có quyền bầu cử (đủ 18 tuổi) và ứng cử (đủ 21 tuổi)
– Về chính thể XHCN: hiện nay VN đang định hướng xây dựng lên CNXH, nên đặt tên nước là CHXHCNVN. Với các nước thuộc cùng chính thể thì đều đặt tên nước theo chính thể: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa Cuba.
2. Hình thức cấu trúc
– là đơn nhất: chỉ có 1 NN duy nhất, 1 hệ thống PL thống nhất
3. Chế độ chính trị
– Chế độ dân chủ thực sự và rộng rãi: thể hiện trong quyền con người và quyền công dân (Hiến pháp, PL)
————————–
Ngày 20/09/2015
Giảng viên: cô Nguyễn Thị Hồi
Vấn đề 5: Nhà nước trong hệ thống chính trị và Nhà nước pháp quyền
I. Khái niệm hệ thống chính trị
1. Định nghĩa
Hệ thống chính trị là tổng thể các tổ chức chính trị, chính trị – XH trực tiếp nắm giữ hoặc tham gia thực thi quyền lực chính trị, có mối liên hệ mật thiết với nhau dưới sự lãnh đạo của một đảng hoặc một liên minh các đảng phái chính trị nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị của lực lượng cầm quyền
2. Đặc điểm
– Hệ thống chính trị ra đời trong NN tư sản và bao gồm nhiều tổ chức chính trị, chính trị – XH (gồm đảng phái chính trị, đoàn thể quần chúng, …)
– Các tổ chức trong hệ thống chính trị được thiết lập để thực hiện các quan hệ chính trị, đều là các tổ chức hợp pháp, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của PL
– Một số tổ chức trong hệ thống chính trị giữ vai trò quan trọng trong việc thiết lập chính quyền nhà nước.
+ Ở VN, Mặt trận TQ trực tiếp làm nhiệm vụ hiệp thương để giới thiệu ứng cử viên trong các cuộc bầu cử, giám sát hoạt động của NN …
+ Ở nhiều nước tư sản thì thường sau cuộc bầu cử nghị viên, đảng nào có đa số ghế trong nghị viện sẽ đứng ra thành lập chính phủ và lãnh tụ của đảng đó sẽ là Thủ tướng. Trường hợp không đảng nào đủ đa số ghế theo quy định để thành lập chính phủ thì thường đảng có nhiều ghế nhất sẽ đứng ra liên minh với đảng khác để thành lập chính phủ và sẽ thỏa thuận với nhau lựa chọn người đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng và các Bộ trưởng, VD: Đức, Italia…
– Trong hệ thống chính trị có sự phân định nhiệm vụ tương đối rõ ràng giữa các thành viên, song thường được đặt dưới sự lãnh đạo của một hoặc một liên minh các đảng phái chính trị và nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị của lực lượng cầm quyền.
+ Ở VN, Đảng có nhiệm vụ lãnh đạo cả hệ thống chính trị và XH, NN có nhiệm vụ quản lý XH, các tổ chức khác là những thiết chế dân chủ, có nhiệm vụ đại diện và bảo vệ lợi ích cho hội viên và cùng tham gia quản lý NN, quản lý XH
II. Vị trí, vai trò của NN trong hệ thống chính trị
– Vị trí: NN ở vị trí trung tâm của HTCT, là nơi hội tụ của đời sống chính trị XH. Nó có quan hệ mật thiết với tất cả các tổ chức khác trong HTCT, thu hút các tổ chức đó về phía mình.
– Vai trò: NN có vai trò đặc biệt quan trọng mang tính quyết định trong HTCT. Vì nó quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của HTCT; quyết định bản chất, đặc trưng, vai trò của HTCT. NN chi phối tất cả các tổ chức trong HTCT, nó có thể cho phép thành lập hoặc làm mất đi một tổ chức nào đó trong HTCT. NN là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện, củng cố và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị, lãnh đạo của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền, để tổ chức, quản lý, xây dựng và phát triển của XH.
Tại sao NN lại có vai trò quan trọng như vậy ?
Vì so với các tổ chức khác trong HTCT, NN có những ưu thế đặc biệt :
+ NN được xây dựng, bảo vệ, củng cố và phát triển trên nền tảng XH rộng lớn nhất: Cơ sở XH của NN là mọi tổ chức và cá nhân trong XH, cơ sở XH của các tổ chức khác chỉ là một bộ phận của dân cư.
+ NN có quyền lực công khai và có phạm vi tác động rộng lớn nhất trong HTCT, bao trùm lên toàn XH, tới mọi cá nhân, tổ chức, mọi miền lãnh thổ và các lĩnh vực hoạt động cơ bản của XH: quyền lực NN là quyền lực của giai cấp thống trị, của lực lượng cầm quyền và của nhân dân được hợp pháp hoá, công khai hoá và hiện thực hoá thông qua công cụ PL
+ Nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của NN, về cơ bản phù hợp với ý nguyện và lợi ích của các giai cấp và các lực lượng trong XH – đó là xây dựng và phát triển XH theo hướng tự do, hạnh phúc, bình đẳng, công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Trong HTCT, NN là tổ chức có sức mạnh lớn nhất để thực hiện, củng cố và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị hay quyền lãnh đạo của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền, để tổ chức, quản lý, xây dựng và phát triển XH.
Sức mạnh của NN được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- NN có bộ máy chuyên nghiệp bao gồm một hệ thống các cơ quan quản lý và cưỡng chế từ TƯ tới địa phương, vừa quản lý XH bằng PL, vừa áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể vi phạm PL nhằm bảo vệ PL. Các tổ chức thành viên khác của hệ thống chính trị hoặc là lãnh đạo NN, hoặc là hỗ trợ NN và tham gia cùng với NN thực hiện hai nhiệm vụ đó, không tổ chức nào có bộ máy chuyên trách quản lý XH bằng PL và áp dụng biện pháp cưỡng chế theo PL giống NN.
- Trong HTCT, chỉ có NN mới được đại diện chính thức cho toàn XH thực hiện chủ quyền quốc gia ==> NN có đủ khả năng huy động mọi tiềm năng trong nước, mọi sự trợ giúp và hợp tác quốc tế vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
- NN có 1 hệ thống PL, tức là những quy định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong XH và bảo đảm cho các quy định đó được thực hiện bằng tất cả sức mạnh của NN ==> các quy định của PL có thể được triển khai và thực hiện một cách rộng rãi trong toàn XH, nhờ vậy, các chính sách của NN có thể trở thành hiện thực trong XH. Quy định của các tổ chức khác chỉ có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với các hội viên trong tổ chức, đồng thời chỉ được đảm bảo thực hiện bằng sự tự giác của các hội viên và các hình thức kỷ luật của tổ chức, nên sức mạnh và hiệu quả thấp hơn PL.
- Chỉ NN mới có quyền thu thuế, phát hành tiền, quốc trái và là chủ sở hữu lớn nhất trong XH ==> nó có sức mạnh vật chất to lớn, không chỉ có thể trang trải cho các hoạt động của nó và của XH mà còn có thể hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho một số tổ chức khác trong HTCT
III. Quan hệ giữa NN và các tổ chức khác trong HTCT
1. Quan hệ giữa NN và đảng cầm quyền (hoặc liên minh đảng cầm quyền)
Đảng phái chính trị là gì ?
Là tổ chức của những người có cùng mục đích, chính kiến, lý tưởng, được thành lập và hoạt động theo tôn chỉ, mục đích, trình tự, thủ tục do điều lệ của tổ chức đó quy định.
a. Tác động của NN đối với đảng phái chính trị
– Thông qua hiến pháp và luật:
+ NN tạo ra cơ sở và khuôn khổ pháp lý cho sự thành lập hoặc tồn tại và hoạt động hợp pháp của các đảng phái chính trị trong XH;
+ tạo điều kiện cho các đảng phái chính trị tham gia vào tổ chức, hoạt động và giám sát hoạt động của bộ máy NN, vào quản lý XH, vào việc hoạch định các chính sách của NN;
+ NN thừa nhận quyền lãnh đạo của đảng cầm quyền, thừa nhận vai trò phản biện XH của các đảng đối lập
– NN quản lý các tổ chức đảng và các đảng viên theo PL, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các đảng chính trị và xử lý những đảng chính trị vi phạm PL.
b. Tác động của đảng phái chính trị đối với NN
– Đảng cầm quyền hay liên minh các đảng cầm quyền có trách nhiệm hoạch định chính sách đối nội, đối ngoại để NN thể chế hóa thành PL và tổ chức thực hiện.
– Các đảng chính trị khác có thể tham gia vào tổ chức và hoạt động của bộ máy NN thông qua việc nắm giữ một số ghế trong nghị viện và chính phủ, thông qua việc phản biện các chính sách của đảng cầm quyền, tham gia thảo luận và thông qua các chính sách của NN, có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện chính sách của đảng cầm quyền hay liên minh các đảng cầm quyền sau khi đã được NN thể chế hóa thành chính sách của NN; tôn trọng và thực hiện PL của NN
2. Quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức xã hội khác
Tổ chức xã hội là gì: là tổ chức tự nguyện của những người có cùng nghề nghiệp, đổ tuổi, giới tính… được thành lập và hoạt động nhằm đại diện và bảo vệ cho lợi ích của các hội viên trong tổ chức.
Ví dụ: công đoàn, đoàn thanh niên, hội luật gia…
a. Tác động của NN đối với các tổ chức xã hội khác
– Thông qua hiến pháp và luật:
+ NN tạo ra cơ sở và khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời hoặc tồn tại và hoạt động của các tổ chức XH khác thông qua việc cho phép các tổ chức đó được thành lập hoặc được tồn tại và hoạt động một cách hợp pháp
+ NN tạo điều kiện cho các tổ chức XH khác tham gia vào tổ chức, hoạt động và giám sát hoạt động của bộ máy NN
+ tham gia thảo luận, phản biện XH đối với các chính sách, các kế hoạch, các dự án luật… của NN
– NN quản lý các tổ chức XH khác và hội viên của các tổ chức đó theo PL:
+ bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức và hội viên
+ xử lý các tổ chức đó và hội viên khi họ vi phạm PL
b. Tác động của các tổ chức XH khác đối với NN
– Các tổ chức XH khác có thể:
+ tham gia vào quá trình tổ chức, hoạt động và giám sát hoạt động của bộ máy NN
+ hỗ trợ và cộng tác với NN để quản lý NN, quản lý XH
+ bảo vệ lợi ích chung của XH, thúc đẩy sự phát triển của XH
+ có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện PL, hoạt động trong khuôn khổ của PL
+ giáo dục hội viên tôn trọng và thực hiện các quy định của tổ chức và PL của NN
Chương: Nhà nước trong Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay
1. Khái niệm
a. Định nghĩa
Hệ thống chính trị nước ta bao gồm Đảng, NN, Mặt trận Tổ quốc VN, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức XH được tổ chức và hoạt động theo một cơ chế bảo đảm đầy đủ quyền lực nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
b. Đặc điểm
– Có tính dân tộc rõ rệt, vì:
+ nó là sự thể hiện của khối đoàn kết dân tộc,
+ tạo nên cơ cấu chính trị – XH phát huy truyền thống dân tộc, tăng cường sức mạnh của cộng đồng dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển XH
– Có tính nhân dân sâu sắc: vì tất cả các tổ chức trong hệ thống ấy đều :
+ do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp tổ chức ra để đại diện cho ý chí, nguyện vọng và để thực hiện quyền lực của họ.
+ đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc do dân và vì dân.
– Có tính nhất nguyên chính trị: vì trong nó không có sự tồn tại các đảng phái chính trị đối lập và từ khi ra đời tới nay, nó chịu sự lãnh đạo của duy nhất 1 đảng là Đảng Cộng sản VN.
Chú ý: từ 1945-1988, VN có chế độ đa đảng (có nhiều đảng) nhưng nhất nguyên vì các đảng khác đều thừa nhận sự lãnh đạo của đảng CS
– Có tính định hướng XHCN: nó đang ở thời kỳ chuyển dần từ hệ thống chính trị dân chủ nhân dân sang hệ thống chính trị XHCN.
– Có tính chất “mở”: nó phải phản ánh những thành tựu của nền văn minh, văn hoá nhân loại hiện nay và nó vẫn có thể có thêm những thành viên mới.
2. Quan hệ giữa NN và Đảng Cộng sản
a. Đảng lãnh đạo nhà nước
– Đảng đề ra đường lối, chính sách có tính chất định hướng cho sự phát triển của đất nước trong từng giai đoạn, sự định hướng cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy NN trong mỗi giai đoạn đó để NN cụ thể hoá thành PL và tổ chức thực hiện.
– Đảng lựa chọn, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ để giới thiệu cho NN, các cán bộ đó có thể được đảm nhiệm những chức vụ nhất định trong bộ máy NN bằng con đường NN, thông qua bầu cử, ứng cử hoặc bổ nhiệm.
– Đảng theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra các hoạt động của NN để kịp thời phát hiện và uốn nắn những sai sót, lệch lạc trong hoạt động của NN để vừa đảm bảo cho NN hoạt động theo đúng hướng Đảng đã vạch ra, vừa có thể phát hiện ra những điểm thiếu sót, bất hợp lý trong đường lối, chính sách của Đảng mà sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn của đất nước.
– Đảng thực hiện sự lãnh đạo đối với NN bằng phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục quần chúng và bằng chính vai trò tiên phong gương mẫu của các đảng viên và các tổ chức đảng trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và PL của NN
b. Nhà nước có vai trò rất lớn với Đảng
– NN ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng trong PL, tạo ra cơ sở pháp lí vững chắc cho sự tồn tại, hoạt động và lãnh đạo của Đảng đối với XH.
– NN thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành PL, và bảo đảm cho PL được thực hiện nghiêm chỉnh ==> NN bảo đảm cho đường lối chính sách của Đảng có thể được triển khai và thực hiện trong toàn XH, giúp cho Đảng thực hiện được quyền lãnh đạo của nó đối với XH
– Thông qua hoạt động thực tiễn, NN kiểm nghiệm tính đúng đắn trong đường lối, chính sách của Đảng, từ đó có cơ sở đóng góp cho Đảng hoạch định đường lối phù hợp.
– NN bảo vệ đường lối, chính sách cũng như tổ chức của Đảng, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và các điều kiện khác cho Đảng hoạt động.
– NN quản lí các đảng viên và các tổ chức đảng theo PL
Chương: Nhà nước pháp quyền
1. Khái quát lịch sử tư tưởng NN pháp quyền
– Tư tưởng NN pháp quyền ra đời gắn liền với việc khẳng định chủ quyền nhân dân là nguồn gốc của quyền lực NN, gắn liền với việc bảo đảm tự do của nhân dân, với sự phụ thuộc của NN vào PL, vào XH
– Từ cuối thế kỷ 19, NN pháp quyền không chỉ còn là tư tưởng mà đã được hiện thực hoá ở một số nước. Hiện tại đã trở thành một mẫu hình NN lý tưởng, một xu thế tất yếu cần hướng tới của tất cả các NN dân chủ trên thế giới.
Phân biệt Chế độ pháp trị với Chế độ pháp quyền:
Chế độ pháp trị | Chế độ pháp quyền |
Đều đề cao vai trò của PL trong đời sống XH, không trừ một ai | |
– Không quan tâm nhiều đến nội dung và tính chất của con người – Đã hình thành trong NN chủ nô, phong kiến | – Đề cao vai trò, giá trị của con người, hướng đến đảm bảo quyền con người – Chỉ được hình thành sau khi NN tư bản xuất hiện (gắn với quyền con người, quyền công dân) |
– Ở VN, phải đến sau Đổi mới 1986 thì NN pháp quyền mới được đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng. Đến tận Hiến pháp 1992 sửa đổi 2001 mới ghi nhận “NN pháp quyền”.
Vì sao ? Do tư duy ấu trĩ, phân biệt thế giới chỉ thành Tư bản và XHCN, coi pháp quyền là của TBCN nên không nghiên cứu, không áp dụng.
2. Dấu hiệu của nhà nước pháp quyền
– Khái niệm: NN pháp quyền là NN được tổ chức, hoạt động trên cơ sở chủ quyền nhân dân, sự phân chia quyền lực NN, hệ thống PL dân chủ, minh bạch, tiến bộ và là công cụ bảo đảm tự do cá nhân, công bằng XH, sự thống trị của PL trong đời sống NN, đời sống XH
– Các dấu hiệu của NN pháp quyền:
(1) NN pháp quyền được tổ chức và hoạt động trên cơ sở chủ quyền của nhân dân: trong NN pháp quyền, toàn bộ quyền lực NN thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực NN. Nhân dân có thể tham gia vào tổ chức và hoạt động của NN, giám sát hoạt động của các cơ quan NN. Nhân dân có quyền quyết định tối cao và cuối cùng đối với mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia, bảo vệ chủ quyền quốc gia và các vấn đề quan trọng khác của NN. NN phải phục vụ cho lợi ích hợp pháp của nhân dân.
(2) Trong NN pháp quyền, các quyền con người và quyền công dân được tôn trọng và bảo đảm: trong NN pháp quyền, các quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của con người như quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… mới có cơ hội trở thành hiện thực vì được NN thừa nhận trong PL và bảo đảm thực hiện; các quyền và lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của mọi công dân được NN cam kết và bảo vệ bằng PL. NN bảo vệ các quyền tự do cá nhân khỏi sự xâm hại của các chủ thể khác, kể cả các cơ quan NN
(3) NN pháp quyền là NN bảo đảm dân chủ: NN pháp quyền có đủ khả năng để thiết lập, củng cố và bảo vệ nền dân chủ. Thông qua PL, NN:
+ Thừa nhận quyền tự do, dân chủ cho công dân
+ Thừa nhận quyền tham gia quản lý NN, quản lý XH của các tổ chức XH, đoàn thể quần chúng
+ Quy định thẩm quyền cho các cơ quan NN
+ Quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền của công dân, cấm các hành vi xâm hại
+ Quy định biện pháp trừng phạt đối với các chủ thể xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
(4) PL chiếm vị trí tối thượng trong đời sống NN và đời sống XH:
+ Sự thống trị của PL là cơ sở để hình thành nên NN pháp quyền, vì vậy tôn trọng và thực hiện PL là nhu cầu tự thân của NN
+ Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy NN đều dựa trên cơ sở PL, được tiến hành trong khuôn khổ của PL và nhằm thực hiện PL
+ Tất cả các cơ quan và nhân viên NN đều phải tuyệt đối tuân thủ PL trong hành vi của mình, chỉ được làm những gì mà luật cho phép, phải thực thi PL theo đúng những nguyên tắc và trình tự đã được quy định.
+ NN phải có những thiết chế và cơ chế để giám sát việc tuân theo PL của chính nó: toà án Hiến pháp, sự độc lập của tư pháp, sự giám sát của công dân, của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị…
+ Bất kỳ nhân viên NN nào, nếu vi phạm PL đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo đúng PL, nếu gây thiệt hại cho lợi ích của cá nhân thì phải bồi thường
+ PL không chỉ thống trị trong đời sống NN mà cả trong đời sống XH. Tất cả các tổ chức phi NN và mọi cá nhân, mặc dù có thể làm tất cả những gì mà luật không cấm, song cũng đều có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện PL trong hành vi của mình, nếu vi phạm PL thì phải chịu trách nhiệm pháp lý.
+ NN và các chủ thể khác không chỉ tuân theo PL quốc gia mà cả PL quốc tế và PL liên quốc gia mà NN đã công nhận, tham gia hoặc ký kết và phải theo xu thế ưu tiên PL quốc tế, PL liên quốc gia hơn PL nội địa
+ Hệ thống PL có giá trị ràng buộc đối với NN pháp quyền phải là hệ thống PL dân chủ, minh bạch, phù hợp với các điều kiện khách quan của đất nước, thể hiện ý chí của nhân dân, thừa nhận rộng rãi các quyền cơ bản của con người, quyền dân chủ của công dân và trách nhiệm tương hỗ giữa các chủ thể. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa NN pháp quyền hay chế độ pháp quyền ngày nay với chế độ pháp trị ngày xưa
(5) NN pháp quyền được tổ chức và hoạt động trên cơ sở sự phân chia quyền lực NN, dùng quyền lực để kiểm tra, giám sát quyền lực:
+ Sự phân chia quyền lực NN là 1 trong những đặc điểm ban đầu của chế độ pháp trị. Phân quyền là để kiềm chế chính quyền, kiểm soát quyền lực NN và đoán trước được hoạt động của chính quyền.
+ Trong NN pháp quyền, hoạt động của NN về căn bản được hiến pháp phân định thành ba chức năng: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hiến pháp trao cho mỗi cơ quan một phạm vi thẩm quyền cụ thể và quy định quan hệ tương hỗ giữa các cơ quan NN
+ Mỗi cơ quan NN là độc lập, chuyên môn hoá trong hoạt động của mình, đồng thời có chức năng ngăn cản, kiềm chế cơ quan khác, qua đó hạn chế và kiểm soát quyền lực NN, đồng thời phối hợp hoạt động với các cơ quan khác để tạo nên sự thống nhất trong hoạt động của NN
(6) NN pháp quyền gắn bó mật thiết với XH dân sự: XH dân sự được hiểu là một lĩnh vực độc lập tương đối của đời sống XH đối với NN, trong đó tồn tại và vận hành các nhóm XH, các tổ chức mang tính chất văn hoá, tôn giáo, tinh thần, thể hiện các lợi ích khác nhau của con người. Nói cách khác XH dân sự được hợp thành bởi các tổ chức phi NN nhưng không mang tính chất chính trị, sự tồn tại của XH dân sự thể hiện một lĩnh vực của XH không nhất thiết phải có sự áp đặt của quyền lực NN.
Riêng NN pháp quyền VN có thêm dấu hiệu là được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
————————–
Ngày 27/09/2015
Giảng viên: cô giáo Thảo
Ôn lại phần NN. Khi thi sẽ có 1 câu về NN, 1 câu về PL.
Câu hỏi:
(1) So sánh / Phân biệt NN với các tổ chức XH khác.
– Với phân biệt, chỉ cần chỉ ra điểm khác nhau; với so sánh thì cần chỉ ra điểm giống và khác nhau.
– Dựa vào phần đặc điểm để so sánh, phân biệt.
(2) Tại sao nói sự thay thế kiểu NN này bằng kiểu NN khác là quy luật tất yếu ?
Cần chứng minh 2 điều:
– Sự thay thế là tất yếu: căn cứ vào cơ sở kinh tế và cơ sở XH để phân tích. Theo đúng quy luật, đến một lúc nào đó, cơ sở kinh tế và cơ sở XH của 1 kiểu NN sẽ trở nên lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp ==> đương nhiên cái mới sẽ ra đời để giải quyết mâu thuẫn thay cho cái cũ, đó là hiện thực khách quan, không phụ thuộc vào ý chí con người
– Sự thay thế này sẽ đem đến một kiểu NN mới tiến bộ hơn: cần nêu đầy đủ các khía cạnh của NN, gồm bản chất NN, chức năng NN, hình thức NN, bộ máy NN. Tuy nhiên chỉ cần lấy 1 cặp NN để minh họa, không cần nêu tất cả các kiểu NN.
Đưa ra nhận xét khái quát chung về sự tiến hóa của cả 4 kiểu NN (chủ nô, phong kiến, tư sản, XHCN):
+ về bản chất, càng những kiểu NN ra đời sau thì tính dân chủ mở rộng hơn, tính XH được mở rộng hơn, tính giai cấp thu hẹp lại
+ về bộ máy NN, càng các kiểu NN ra đời sau thì bộ máy NN càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được các chức năng đòi hỏi mà XH yêu cầu.
(3) Nhà nước pháp quyền.
NN pháp quyền khi đáp ứng được 3 yếu tố:
– Quyền con người và quyền công dân được bảo đảm
– Quyền lực NN phải được kiểm soát
– Hai điều trên phải được quy định trong PL
Như vậy bất kỳ NN nào cũng có thể trở thành NN pháp quyền, kể cả kiểu NN chủ nô và NN phong kiến, và thực tế từ thời NN chủ nô và phong kiến, mong muốn xây dựng NN pháp quyền đã xuất hiện và đã được thực thi phần nào đó. Tuy nhiên trong 2 kiểu NN chủ nô và phong kiến gần như không thể xây dựng NN pháp quyền theo đúng nghĩa, vì PL chủ nô, phong kiến không phải để bảo về con người mà để bảo vệ giai cấp thống trị, hơn nữa nó không thể ban hành PL để kiểm soát quyền lực của chính nó. Phải đến NN tư sản thì quyền con người, quyền công dân mới xuất hiện, làm cơ sở cho NN pháp quyền.
Vấn đề 6: Nguồn gốc – Kiểu pháp luật
I. Khái niệm pháp luật
1. Định nghĩa
– PL là hệ thống các quy tắc xử sự chung do NN ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các mối quan hệ XH theo mục tiêu, định hướng cụ thể.
– Thế nào là Quy tắc xử sự ?
Quy tắc = chuẩn mực, khuôn mẫu; xử sự = cách hành xử khi gặp một sự việc nào đó.
Quy tắc chuẩn mực = khi gặp một sự việc nào đó, đưa ra cách hành xử chuẩn mục, đúng khuôn mẫu
– Quy tắc xử sự phải do NN ban hành mới là PL.
2. Đặc điểm
– PL mang tính quyền lực NN: PL do NN ban hành ra, nên những quy định của PL được NN đảm bảo thực hiện
– PL mang tính quy phạm phổ biến: (quy phạm = khuôn mẫu, quy tắc xử sự) khi NN đã đặt ra các khuôn mẫu thì khuôn mẫu đó được áp dụng với tất cả mọi người, áp dụng với tất cả mọi vùng miền, không phân biệt bất kỳ ai
– PL mang tính hệ thống: các quy định của PL có tính liên kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau
– PL có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
+ PL hầu hết tồn tại dưới dạng văn bản
+ Khi rơi vào 1 tình huống PL, có thể biết được chính xác mình được làm gì, không được làm gì, vì phạm thì bị chế tài gì, rất rõ ràng rành mạch
Câu hỏi: Phân biệt pháp luật với các quy tắc xử sự khác
Quy tắc xử sự khác là tôn giáo, tín ngưỡng, đạo đức, … Bám vào các đặc điểm của PL.
VD: đạo đức không có tính quyền lực NN, mà quyền lực của đạo đức đến từ phía cá nhân (lương tâm), phía cộng đồng (dư luận XH), bản án lương tâm hay dư luận XH đôi khi còn mạnh hơn cả chế tài của PL.
Đạo đức tuy không có tính quy phạm phổ biến trong cả lãnh thổ, nhưng có quy phạm trong 1 vùng, hay 1 giới
II. Nguồn gốc của pháp luật
Tương tự nguồn gốc NN.
Lưu ý:
Nguồn gốc ra đời của PL: 2 nguyên nhân chính
– Nguyên nhân kinh tế: khi chế độ cộng sản nguyên thủy với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chuyển sang chế độ tư hữu về lực lượng sản xuất, người nắm tư liệu sản xuất sẽ ngày càng giàu lên, người không nắm tư liệu sản xuất thì ngày càng nghèo đi, dẫn đến mâu thuẫn, khi mâu thuẫn đến độ gay gắt thì NN đặt ra PL để làm công cụ điều hòa mâu thuẫn
Câu hỏi: Các con đường hình thành pháp luật
Trả lời: có 3 con đường:
– NN thừa nhận những quy tắc xử sự cũ đã tồn tại trong cộng đồng, phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị để nâng lên thành luật. Con đường này phù hợp với giai đoạn đầu tiên khi PL mới bắt đầu hình thành.
+ Trong XH cộng sản nguyên thủy: hầu như chỉ dùng tập quán, đạo đức để giải quyết các quan hệ XH
+ Khi NN mới ra đời, chưa thể ban hành ngay hệ thống PL đầy đủ, trong khi nhu cầu giải quyết các mối quan hệ XH là bức thiết ==> NN thừa nhận một số các tập quán cũ mà có lợi cho lực lượng nắm quyền lực NN để nâng lên thành PL
+ Ngay cả với hiện nay, vẫn có việc thừa nhận những tập quán đã tồn tại từ lâu trong cộng đồng để nâng lên thành luật. Vì đối với những vấn đề mà cộng đồng đã có cách giải quyết sẵn có, thì không cần phải làm lại và NN chỉ việc nâng lên thành luật.
– NN thừa nhận cách giải quyết của cơ quan có thẩm quyền ở sự việc trước và nâng lên thành luật để trở thành khuôn mẫu cho cách giải quyết các sự việc diễn ra sau có tính chất tương tự: xảy ra khi có sự việc mới, NN chưa kịp ban hành hoặc chưa có cách giải quyết. Lưu ý, con đường hình thành này chỉ được áp dụng với những sự việc có tính chất tương tự với sự việc đã được giải quyết trước đó, chỉ cần sai khác một điều kiện hay 1 hoàn cảnh thì sẽ không áp dụng được.
– NN đặt ra những quy tắc xử sự mới để giải quyết những sự việc mới phát sinh.
III. Các kiểu pháp luật trong lịch sử
Định nghĩa kiểu pháp luật:
Kiểu = loại
Tại sao phải chia kiểu ?
– Để có thể nghiên cứu được
– Muốn chia kiểu thì phải có tiêu chí phân loại. Tùy vào từng tiêu chí khác nhau thì sẽ có những kiểu khác nhau. Ví dụ nếu căn cứ vào thời gian, có kiểu PL cổ điển, PL hiện đại; nếu căn cứ vào địa lý có kiểu PL phương đông, PL phương tây, nếu căn cứ vào tính chất của PL, có kiểu PL công, PL tư,…
Theo Lê-nin, căn cứ vào hình thái kinh tế XH: PL trong 1 hình thái XH được xếp chung vào 1 kiểu, như vậy có 4 kiểu PL tương ứng với 4 hình thái: PL chủ nô, PL phong kiến, PL tư sản, PL XHCN
1. Kiểu pháp luật chủ nô
– PL chủ nô tạo cơ sở pháp lý cho việc củng cố và bảo vệ quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, hợp pháp hóa chế độ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ. VD: nô lệ là tài sản của chủ nô, vợ con nô lệ cũng là nô lệ, chủ nô có toàn quyền, kể cả quyền sinh sát với chủ nô, …
– PL chủ nô quy định 1 hệ thống hình phạt hết sức dã man và tàn bạo
– PL chủ nô ghi nhận và củng cố tình trạng bất bình đẳng trong XH và gia đình
– PL chủ nô có tính tản mạn và thiếu thống nhất: do kỹ thuật lập pháp chưa tốt, ban hành một cách tùy tiện theo nhu cầu của giới chủ.
2. Kiểu pháp luật phong kiến
– Xác lập và bảo vệ trật tự đẳng cấp: ở chủ nô mới chỉ phân làm 2 giai cấp thống trị và bị trị, đến phong kiến trong giai cấp thống trị lại chia là làm nhiều cấp độ, ví dụ: công, hầu, bá, tử, nam, …
– PL phong kiến dung túng trong việc sử dụng bạo lực và sự tùy tiện của những kẻ có quyền lực trong XH: đã bớt tính tùy tiện hơn so với PL chủ nô
– PL phong kiến cũng quy định hệ thống hình phạt dã man và tàn bạo: giảm tính dã man hơn so với chủ nô
– PL phong kiến chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo:vương quyền và thần quyền là song song với nhau, thể hiện rõ nhất ở các nước phương Tây
3. Kiểu pháp luật tư sản
– Có tính dân chủ, thừa nhận quyền tự do và bình đẳng của công dân về mặt pháp lý
– Nhân đạo hơn so với các kiểu PL trước
– Có tính hệ thống: kỹ thuật lập pháp rất cao
4. Kiểu pháp luật XHCN
– Bảo vệ quyền lợi và thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và những người lao động khác dưới sự lãnh đạo của Đảng CS
– Là sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng của giai cấp công nhân
– Có phạm vi điều chỉnh ngày càng rộng và ngày càng hoàn thiện hơn
————————–
Ngày 29/09/2015
Giảng viên: thầy Nguyễn Văn Năm (TS)
Vấn đề 7: Pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh Quan hệ xã hội
I. Khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội
– Điều chỉnh quan hệ XH: là việc dùng các công cụ để tác động lên các quan hệ XH để làm nó thay đổi theo mục đích, định hướng nhất định để xác lập trật tự XH.
“trật tự” ở đây được hiểu là trật tự của giai cấp thống trị
– Vì sao cần điều chỉnh quan hệ XH ?
+ Vì trong đời sống XH, sự phát triển của đời sống nhiều khi mang tính tự phát, nhiều khi có hại cho lực lượng cầm quyền ==> cần phải điều chỉnh: tức là ngăn chặn, đẩy lùi
+ Ngược lại, có những quan hệ XH có ích, thì cũng phải điều chỉnh theo hướng khuyến khích nó, tạo điều kiện cho nó phát triển, mở rộng, để nó trở thành phổ biến
– Điều chỉnh quan hệ xã hội thực chất là điều chỉnh hành vi con người khi tham gia vào quan hệ xã hội, vì quan hệ XH là sự tương tác giữa các bên chủ thể với nhau thông qua hành vi của mỗi bên.
– Điều chỉnh quan hệ XH thực chất là điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia vào quan hệ XH.
– Hành vi con người chỉ khi tham gia vào quan hệ XH mới đặt ra vấn đề cần điều chỉnh. Nếu hành vi của con người không tham gia vào quan hệ XH nào thì XH không có nhu cầu điều chỉnh nó, và có muốn điều chỉnh cũng không thể thực hiện được, VD: một mình trong nhà đóng kín cửa và không mặc quần áo (nếu mở cửa và để người khác nhìn thấy thì đã là có mối quan hệ XH)
– Điều chỉnh hành vi con người bằng cách nào ?
Bằng việc xác định cách xử sự cho thủ thể khi họ ở trong hoàn cảnh nào đó, tức là trong trường hợp đó họ được làm gì, không nên làm gì, làm như thế nào, … ==> chính là quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong các mối quan hệ XH.
II. Hệ thống công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
Rất đa dạng và phong phú, gồm:
+ pháp luật : thể chế quan phương
+ đạo đức, luân lý, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo, lệ làng, hương ước, luật tục, kỷ luật: thể chế phi quan phương
Thể chế: là quy tắc VD: thể chế hóa đường lối của Đảng: tức là đưa đường lối chính sách của Đảng thành những quy tắc xử sự
đổi mới thể chế = đổi mới PL
Quan phương: phía quan, tức là “đến từ phía quan”, hay “đến từ phía NN”
Thể chế quan phương = quy tắc từ phía NN, ở đây hiểu là PL
Thể chế phi quan phương = quy tắc không đến từ phía NN, hiểu là phi PL, tức là những quy tắc đến từ phía nhân dân
1. Pháp luật
– PL hiểu theo nghĩa hẹp là những quy định do NN:
+ đặt ra,
+ thừa nhận,
+ đảm bảo thực hiện
– Có những thứ khác không do NN đặt ra nhưng vẫn được sử dụng như những quy tắc trong cuộc sống, như là sự công bằng, công lý, lẽ phải, …
– PL thực định >< PL tự nhiên
+ PL thực định: do NN đặt ra
+ PL tự nhiên: tồn tại sẵn trong tự nhiên, là tất cả những gì hợp với nguyên lý, với quy luật cuộc sống, với lẽ phải, chân lý, …
– Ngày nay, khi nói “PL” tức là nói đến “PL thực định”, hay PL do NN đặt ra. Nhưng đồng thời tiếp thu những hạt nhân hợp lý, tư tưởng hợp lý của thuyết PL tự nhiên, trong đó những gì hợp quy luật mặc dù chưa có quy định trong PL vẫn có thể được coi là PL ==> để giảm bớt tính ý chí của NN trong PL.
– VN đang dần tiếp cận với cách hiểu PL theo nghĩa rộng như trên. Hiện nay, dự thảo Luật tố tụng dân sự, và Luật dân sự (đã lấy ý kiến rộng rãi), trong đó có quy định “Tòa án không được từ chối thụ lý đơn kiện của các đương sự vì lý do trong các văn bản quy phạm PL không có quy định”, nghĩa là tòa án bắt buộc phải thụ lý đơn kiện trong mọi tình huống, nếu không tìm được văn bản quy phạm PL quy định thì tòa án sẽ căn cứ vào lẽ phải, lẽ công bằng, những cái mà cộng đồng thừa nhận (mà PL chưa / không quy định) (tức là áp dụng PL tự nhiên để giải quyết quan hệ XH)
– Như vậy, khái niệm “PL” có thể được hiểu theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng tùy nơi, tùy chỗ. Về mặt nhận thức, cần “nhận thức PL theo một chu trình từ đầu vào đến đầu ra”. PL tồn tại ở 3 trạng thái:
+ Tồn tại trong ý thức
+ PL tồn tại dưới dạng PL thực định
+ PL tồn tại trong hành vi con người (trong thực tiễn)
– Như vậy không nên hiểu PL một cách xơ cứng chỉ là những quy định trên giấy. PL trong thực tiễn: VD: 1 phán quyết của tòa án được tòa án sau bắt chước để giải quyết vụ việc thông qua những hành vi chức không cần phải có quy định cụ thể.
2. Đạo đức:
– Trong đời sống: đạo đức (gọi tắt là “đức”) là những phẩm chất tốt đẹp của con người, có được do rèn luyện, tu dưỡng nhân cách dựa trên những chuẩn mực đạo đức XH
– Trong khoa học:
+ theo nghĩa hẹp: đạo đức là những quan niệm, quan điềm của một cộng đồng người về chân, thiện, mỹ, nhân đạo, nghĩa vụ, danh dự, bổn phận, … cùng những quy tắc xử sự được hình thành trên cơ sở những quan niệm, quan điểm đó để điều chỉnh quan hệ XH, chúng được đảm bảo thực hiện bằng lương tâm, tình cảm của mỗi cá nhân, và bằng sức mạnh của dư luận XH.
+ theo nghĩa rộng: đạo đức cũng được xem xét trong toàn bộ chu trình của nó:
- đạo đức tồn tại dưới dạng những quan điểm, quan niệm của con người, tức là tồn tại trong ý thức con người,
- đạo đức trở thành những quy tắc để điều chỉnh hành vi con người, tức là tồn tại ở dạng thể chế
- đạo đức đi vào đời sống bằng hành vi con người, trong hành vi con người luôn luôn bao hàm sự đánh giá về mặt đạo đức (người ta luôn đánh giá hành vi đó là có đạo đức hay không đạo đức hay đạo đức giả)
Chu trình của đạo đức: từ chỗ là những quan điểm, quan niệm con người ==> dần dần trở thành quy tắc xử sự ==> đi vào cuộc sống con người ==> con người, cộng đồng đánh giá về mặt đạo đức trong hành vi của chủ thể
– PL chỉ đánh giá dựa trên hành vi cụ thể, miễn là hợp pháp, không quan tâm đó là hành vi hợp pháp thật sự, hay giả vờ hợp pháp. VD đi bầu cử: có đi bầu, có tự tay bỏ phiếu bầu, nhưng bầu ai không quan tâm, PL chỉ đánh giá dừng lại ở mức “có đi bầu cử đầy đủ”.
Còn đạo đức sẽ không dừng lại ở đó, mà có hành vi thì hành vi còn được đánh giá về mặt đạo đức là như thế nào, VD cùng 1 hành vi, có người được coi là có tấm lòng Bồ Tát, có người lại bị coi là đạo đức giả.
– Biện pháp để bảo đảm cho đạo đức được thực hiện quan trọng bậc nhất là dư luận XH. Dự luận XH chẳng qua là sự đánh giá, tán thành, phản đối của XH về một hành vi nào đó của chủ thể.
– Càng ngày càng thấy tầm quan trọng của đạo đức. PL không thể điều chỉnh tất cả các mối quan hệ XH (và nhìn chung không thể có công cụ nào có thể điều chỉnh tất cả quan hệ XH), có những mối quan hệ PL không điều chỉnh được, có những mối quan hệ PL không được điều chỉnh, hay không cần điều chỉnh, thì những chỗ đó cần dùng đến đạo đức.
—————————————————————————————————————————-
Ngày 01/10/2015
Giảng viên: cô Thảo
Vấn đề 7: Pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh Quan hệ xã hội (tiếp)
3. Luân lý
– Là những chuẩn mực đạo đức mang tính phổ biến với tất cả mọi người. (còn gọi là “luân thường đạo lý”)
– Luân lý là một bộ phận của đạo đức, nhưng là những gì kết tinh nhất của đạo đức. Đạo đức bản thân là những chuẩn mực, với chuẩn mực đạo đức thì có người này chấp nhận nhưng người kia không chấp nhận, có chuẩn mực đạo đức giai cấp này chấp nhận nhưng giai cấp khác không chấp nhận, … nhưng có những chuẩn mực đạo đức là chung, ai cũng chấp nhận, luân lý là những chuẩn mực chung này, trở thành lẽ thường.
VD: “tam cương ngũ thường”, “trung, hiếu, lễ, nghĩa, tín”, … là luân lý.
“trung với đảng, hiếu với dân” chỉ là chuẩn mực đạo đức đối với lực lượng an ninh 4. Phong tục tập quán
– Giải nghĩa theo từ ngữ thì:
+ phong = gió, tục = thói quen ==> phong tục = thói quen theo gió mà tỏa ra khắp nơi
+ tập = quen, quán = quen ==> tập quán = quen quen (tức là rất quen)
+ phong tục tập quán hiểu nôm na là thói quen được hình thành một cách nề nếp và ổn định truyền từ đời này sang đời khác
– Phong tục tập quán là cách xử sự của người trước, trở thành khuôn mẫu cho người sau thực hiện theo (mà không hiểu vì sao)
5. Luật tục
– Là những phong tục tập quán được ghi lại thành văn bản.
VD: lệ làng, tập tục
6. Hương ước
Chú ý: khi thi chỉ hỏi về Hương ước và Đạo đức (đặc biệt chú trong Hương ước)
– Hương: làng; ước: thỏa thuận, quy ước ==> hương ước hiểu nôm na là sự thỏa thuận của cả làng, nói cách khác hương ước là những quy tắc mang tính chuẩn mực chung của cả làng
– Định nghĩa: Hương ước là văn bản ghi chép những phong tục tập quán và những quy ước chung của 1 cộng đồng làng xã.
Chú ý: nói “Hương ước là phong tục tập quán … “ là sai, vì phong tục tập quán là nội dung bên trong, hương ước là vỏ bên ngoài chứa đựng nội dung.
Hương ước là:
+ văn bản
+ chứa đựng:
- phong tục tập quán: những thói quen đã có từ trước
- quy ước chung được thỏa thuận với nhau
– Hương ước có một vị trí vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống làng xã, đồng thời hương ước cũng trở thành 1 công cụ NN muốn sử dụng để quản lý làng xã.
– Trong lịch sử, hương ước đã từng rất phát triển cùng với sự phát triển của cộng đồng làng xã. Đến thời nhà Lê, vì muốn tập trung hết quyền lực vào trung ương nên triều đình muốn dẹp bỏ hương ước, tránh tình trạng “phép vua thua lệ làng”, tuy nhiên hương ước vẫn tồn tại dù không công khai trong cộng đồng làng xã. Đến thời Pháp thuộc lại khôi phục hương ước do người Pháp nhận thấy không thể quản lý đến tận làng xã. Người xưa quan niệm: nước là cái làng lớn, làng là nước nhỏ.
– Ở miền bắc và miền trung, thôn làng có từ trước khi NN ra đời, nên khi NN ra đời không thể xóa bỏ được thôn làng. Riêng miền nam, NN lại hình thành nên các thôn làng (do quá trình di dân mở đất). Vì vậy hương ước chỉ có ở miền bắc và miền trung, hầu như không có ở miền nam.
Vì không thể xóa bỏ thôn làng, nên NN để thôn làng tự trị, chỉ yêu cầu thôn làng thực hiện 3 vấn đề:
+ nộp thuế
+ làm phu phen
+ suất đinh: làm binh lính
– Hiện nay, NN VN đã công nhận vai trò vị trí vô cùng quan trọng của hương ước trong đời sống làng xã, đang trong quá trình khôi phục lại hương ước làng xã, để hương ước trở thành cánh tay nối dài của NN để quản lý làng xã. Vì bộ máy NN chỉ đến cấp xã, trong khi trong xã lại bao gồm nhiều làng, NN không thể quản lý được đến cấp làng nên phải cần để nó tự trị.
Tại sao ? Vì lịch sử đã chứng minh không thể xóa bỏ hương ước trong cộng đồng làng xã (vì tính tự trị của làng xã quá cao) ==> làm sao để hương ước trở thành cánh tay nối dài của NN ==> NN thỏa hiệp với làng xã, để làng xã tự trị một phần ==> xuất hiện hương ước trở lại.
– Muốn hiểu hương ước, phải hiểu kết cấu làng xã. Tất cả các vấn đề của làng xã đều được quy định trong hương ước. Các vấn đề của làng xã bao gồm:
+ gia đình và dòng họ: đây là kết cấu cơ bản tạo nên làng xã, thành tích của mỗi dòng dọ sẽ ảnh hưởng đến vị thế của dọng họ trong làng xã, hương ước quy định rất rõ chính sách khuyến học để phát triển dòng họ, qua đó phát triển làng xã
+ xóm, ngõ: để phân chia các vùng trong làng, hương ước quy định ví dụ vấn đề đảm bảo an ninh trật tư, vệ sinh môi trường đến từng xóm ngõ (mỗi xóm, ngõ cử người chịu trách nhiệm)
+ giáp, hội giáp: chỉ dành cho nam giới ở độ tuổi nhất định, có sự cha truyền con nối (tức là nếu bố ở giáp nào thì con trai cũng ở trong giáp đó), mỗi giáp là các suất đinh của một số gia đình trong làng (VD các suất đinh của 3 hộ, 5 hộ họp thành 1 giáp), hương ước quy định các việc trong làng thông qua suất đinh (tức là con trai), VD tế lễ, khao vọng, chia ruộng,… chỉ tính đến suất đinh. Hương ước quy định làng chia làm bao nhiêu giáp, người đứng đầu giáp, quy chế tổ chức của giáp, nhiệm vụ của từng thành viên trong giáp.
+ hội đồng kỳ mục: là những quan chức thanh liêm, trong sạch, không bị kỷ luật, đã về hưu, hoặc những người đỗ đạt cao, … tức là tầng lớp trí thức tinh hoa của làng xã
+ chức dịch cấp xã: là quan lại cấp xã
Hội đồng kỳ mục + Chức dịch cấp xã là cơ quan quản lý làng xã, cùng soạn ra hương ước, sau đó Hội đồng kỳ mục đọc khoán hương ước công khai cho cả làng, lấy biểu quyết theo đa số.
Có một thời gian (trong thời Pháp thuộc), Hội đồng kỳ mục được thay thế bằng Hội đồng tộc biểu, tức là gồm những người trưởng dòng họ trong làng, vì thực dân Pháp nghĩ : nắm được những người trưởng họ sẽ nắm cả dòng họ, qua đó nắm được cả làng. Tuy nhiên có vấn đề với Hội đồng tộc biểu:
- Phần lớn các trưởng dòng họ không có trình độ tri thức cao bằng các ông trong Hội đồng kỳ mục
- Mâu thuẫn giữa các dòng họ luôn gay gắt ==> gần như không thể thống nhất được trong Hội đồng tộc biểu
Vì vậy, thực dân Pháp lại xóa bỏ hội đồng tộc biểu, khôi phục hội đồng kỳ mục
+ phường, hội:
- phường: chỉ có ở làng xã có nghề truyền thống, VD phường dệt lụa, phường gốm sứ, …
- hội: một nhóm có điểm chung nào đó, VD hội bô lão, hội tư văn, hội mục đồng (hội trẻ chăn trâu), …
Hương ước quy định phường, hội: cách tổ chức, quy chế hoạt động, quan hệ giữa các phường hội (để hỗ trợ nhau cùng phát triển),…
– Tại sao hương ước lại có vai trò quan trọng như vậy ?
+ Hương ước đã chuyển tải tất cả các khía cạnh của cuộc sống làng xã vào hương ước
+ Tất cả các nội quy, điều ước trong hương ước đều có nội dung: phải làm gì, không được làm gì, và chế tài
+ Chế tài:
- chế tài cá nhân: cá nhân chịu trách nhiệm về hành vi của mình
- chế tài liên đới: cá nhân làm, gia đình chịu, dòng họ chịu, hoặc xóm ngõ chịu
– Các bước xây dựng hương ước:
+ soạn thảo hương ước: do Hội đồng kỳ mục + Chức dịch cấp xã cùng biên soạn
+ đọc khoán để thông qua: Hội đồng kỳ mục đọc trước toàn bộ dân làng, lấy biểu quyết thông qua
+ Trình cơ quan cấp trên thông qua (hiện nay quy định trình UBND cấp huyện để được thông qua)
7. Giáo lý, giáo luật, tín điều tôn giáo
– Tín ngưỡng: niềm tin của cá nhân về vấn đề tôn giáo (thường không giải thích được)
– Giáo lý: là quan điểm, quan niệm giải thích về vấn đề tôn giáo
– Giáo luật: là những quy định về tôn giáo
VD: Kinh thánh là giáo luật của giáo lý Thiên chúa giáo
————————–
Ngày 03/10/2015
Giảng viên: thầy Nguyễn Văn Năm
Vấn đề 7: Pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh Quan hệ xã hội (tiếp)
Không phải công cụ phi quan phương nào cũng có chế tài: hương ước có chế tài, kỷ luật của tổ chức có chế tài, giáo luật có chế tài,… nhưng giáo lý không có chế tài, tín ngưỡng, đạo đức, phong tục tập quán,… không có chế tài. Tuy nhiên, dư luận XH là chế tài rất mạnh, nhiều khi còn hơn cả chế tài mạnh nhất của PL; niềm tin tôn giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi con người rất mạnh:
“Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”
Tác động của dư luận xã hội không chỉ có tác động hiện tại, mà còn tác động lâu dài, âm ỉ, không chỉ đối với chủ thể mà còn liên đới đến cả gia đình, người thân.
Tất nhiên, dư luận cũng có mặt trái của nó: vẫn có những người bất chấp dư luận XH để thực hiện hành vi trái pháp luật, trái đạo đức (tất nhiên đó chỉ là số ít); ngoài ra không phải lúc nào dư luận cũng đúng, nhất là trong thời đại thông tin kết nối bùng nổ, hiện đại, một số người có thể lợi dụng dư luận để mưu lợi cá nhân
==> phải kết hợp chế tài với dư luận
Nói thêm về Hương ước:
– chép lại phong tục tập quán (tức là văn bản hóa)
– bổ sung thêm những quy định do dân làng họp với nhau
Hương ước như 1 bộ luật của làng xã, điều chỉnh tất cả các quan hệ trong làng, thậm chí cả gia đình.
Hương ước là sự bổ sung cho pháp luật, không mâu thuẫn với pháp luật. Hương ước chỉ có giá trị trong phạm vi làng xã và tính chất ở mức độ nhất định, vượt quá điều này, thì phải áp dụng pháp luật, phải do “quan xử”.
VD:
+ chửa hoang: hương ước điều chỉnh, làng xử; hiếp dâm: pháp luật điều chỉnh, quan xử
+ đánh chửi nhau: hương ước điều chỉnh, làng xử; đánh nhau gây thương tích: pháp luật điều chỉnh, quan xử
Luật tục: là sự phát triển cao của phong tục tập quán và là sơ khai của PL, thường có ở những tộc người tiền giai cấp, còn được gọi là tập quán pháp
III. Vị trí, vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ XH
Tại mỗi khu vực, thời điểm đều có một công cụ nào đó nổi lên thành công cụ chính để điều chỉnh quan hệ XH, do đó không phải bao giờ PL cũng là công cụ hàng đầu, mà tùy vào điều kiện kinh tế – XH của mỗi quốc gia.
VD:
+ trong lịch sử Trung Quốc, từ đời nhà Hán đến đời nhà Thanh (khoảng 2000 năm), thì đạo đức luôn là chủ yếu (theo thuyết đức trị của Khổng tử), PL là thứ yếu (chỉ có đời nhà Tần là pháp trị thắng thế)
+ tại các quốc gia Hồi giáo, tín điều Hồi giáo luôn giữ vị trí số 1 trong việc điều chỉnh quan hệ XH
+ tại các quốc gia châu Âu thời phong kiến, tín điều Thiên chúa luôn là số 1, NN đứng sau nhà thờ, nhà trường chủ yếu dạy thần học, đời sống XH chủ yếu dựa vào kinh thánh, vào luật của giáo hội để xử lý quan hệ XH
+ tại các nước Á đông (trong đó có Việt Nam) với nền nông nghiệp manh mún, tự cung tự cấp, thì công cụ điều chỉnh quan hệ XH hàng đầu là phong tục tập quán, hương ước, lệ làng (một trong những lý do chính là dân trí thấp, rất ít người biết chữ)
Dần dần, đến nay, xét trên phạm vi toàn thế giới, PL đã trở thành công cụ quan trọng nhất, có hiệu quả nhất, công cụ không thể thay thế để điều chỉnh hành vi con người, điều chỉnh các mối quan hệ XH.
Lý do:
+ là sự phát triển của kinh tế XH, sự giao lưu, mở rộng, hội nhập, … ==> đã làm phong tục tập quán mất dần chỗ đứng (vì khó có thể bắt những người ở nơi khác phải tuân theo phong tục làng mình ==> cần có quy tắc xử sự chung). Đồng thời, dân trí nâng lên ==> tín ngưỡng dân gian mất dần, tín điều tôn giáo bị hạ cấp.
+ PL có những ưu thế vượt trội so với các công cụ điều chỉnh XH khác:
- PL được hình thành bằng con đường NN, được truyền bá bằng NN, nên ở đâu có quyền lực NN, ở đó có PL ==> PL có điều kiện tạo phạm vi ảnh hưởng rất rộng, trên toàn lãnh thổ, và điều chỉnh mọi lĩnh vực của cuộc sống.
- Được đảm bảo thực hiện bằng NN, nên có tính chất bắt buộc chung ==> nghiêm ngặt nhất, chặt chẽ nhất (trong tất cả các công cụ)
- PL có hình thức thể hiện đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, khoa học, công khai ==> có điều kiện để thực hiện đúng đắn, đầy đủ, không bị hiểu nhầm
- PL có thể thay đổi nhanh chóng, kịp thời với sự thay đổi của XH. Trong khi tín điều tôn giáo gần như không thể thay đổi, phong tục tập quán thì cần rất nhiều thời gian để thay đổi, đạo đức rất khó và rất lâu để thay đổi, VD ở VN hiện nay vẫn còn nhiều tư tưởng cũ đã lạc hậu, lỗi thời, như coi thường người trẻ, trọng nam khinh nữ; hay với một số dân tộc thiểu số, vẫn còn tục tảo hôn, hay hôn nhân cận huyết
Tuy nhiên, PL không phải công cụ vạn năng, có những quan hệ XH mà PL không điều chỉnh được, hoặc không cần PL điều chỉnh, thì cần áp dụng các công cụ khác. Tránh lạm dụng pháp luật.
Khi con người càng văn minh, thì PL càng bị đẩy ra xa để con người có tự do (vì khi đó khi tính tự giác, sự hiểu biết của con người đã đủ để điều chỉnh quan hệ XH)
IV. Quan hệ giữa pháp luật với các công cụ khác
– Nếu PL và các công cụ khác hợp với nhau, thì nó sẽ cùng hỗ trợ nhau để điều chỉnh các quan hệ XH một cách hiệu quả nhất
– Nếu PL mâu thuẫn với các công cụ khác, thì tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh mà thay đổi PL hay thay đổi công cụ khác cho phù hợp, tránh máy móc cứng nhắc áp dụng PL. Nếu PL lạc hậu, phản dân chủ, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục thì cần thay đổi PL. Nếu PL đã tốt, đã tiến bộ thì cần tuyên truyền để người dân dần dần tuân theo pháp luật, từ bỏ những phong tục tập quán đã lạc hậu.
Vấn đề 8: Bản chất, vai trò của Pháp luật
I. Bản chất của pháp luật
1. Bản chất của pháp luật
– NN nào có PL nấy, nên bản chất của PL cũng chính là bản chất của NN. Vì vậy, phân biệt PL với NN chỉ có ý nghĩa về mặt nhận thức, còn trong thực tiễn, nhất là với thực tiễn xây dựng NN pháp quyền, thì nói đến NN là nói đến PL và ngược lại.
– Mọi hoạt động của NN đều phải ghi thành PL. Vì nếu hoạt động của NN mà không gắn với PL sẽ dẫn đến hành vi lạm quyền, tức là muốn làm gì cũng được, không có PL điều chỉnh.
– NN nào thì PL đó, PL thể hiện NN. Xét về bản chất, NN có tính XH và tính giai cấp nên PL cũng có tính XH và tính giai cấp:
+ tính xã hội: PL thể hiện ý chí chung của toàn XH, phục vụ lợi ích của toàn quốc gia dân tộc
+ tính giai cấp: PL cũng thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị
==> PL dung hòa giữa ý chí của giai cấp thống trị với ý chí của toàn XH
– PL là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ XH, công cụ điều chỉnh hành vi con người, nhưng đồng thời thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
– Thông thường, PL của NN chủ nô, NN phong kiến thể hiện đậm nét giai cấp; trong khi PL của NN tư sản, NN XHCN thể hiện đậm nét XH.
– PL VN hiện nay vẫn mang đậm tính giai cấp, VD:
+ Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định Đảng lãnh đạo NN, mà Đảng là của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ==> có sự phân biệt giai cấp
+ Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định quyền lực NN thuộc về nhân dân mà nền tảng là giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ==> có sự phân biệt rõ ràng.
2. Bản chất của pháp luật Việt Nam
Xem Giáo trình
II. Vai trò của PL đối với XH
1. Vai trò của PL đối với đời sống XH
– PL có vai trò điều chỉnh các mối quan hệ XH, điều tiết và định hướng các mối quan hệ XH: đây là vai trò quan trọng nhất của PL, được đặc biệt thể hiện rõ trong những cuộc cải cách XH (vì sau mỗi cuộc cải cách XH, lực cản hay sức ỳ còn rất lớn, trong khi yếu tố mới chưa được khẳng định một cách chắc chắn, thì bắt buộc phải dùng PL, dùng PL để bênh vực cái mới, loại trừ cái cũ, có như vậy thì cải cách mới thành công và các quan hệ XH mới phát triển đúng theo định hướng mà cải cách muốn)
– PL đảm bảo trật tự an toàn XH: PL sinh ra để đảm bảo XH được an toàn trên mọi khía cạnh cuộc sống. Nhờ có PL mà mọi người vững tin hơn trong cuộc sống, PL còn đảm bảo an toàn về tinh thần, VD tin rằng cái ác sẽ bị trừng trị
– PL là công cụ để giải quyết những tranh chấp trong XH: PL là công cụ tốt nhất để giải quyết tranh chấp vì những đặc tính của PL, đặc biệt PL có thiết chế quyền lực để phân xử tranh chấp và thực thi phán quyết
– PL đảm bảo cho sự phát triển của XH được ổn định, liên tục, bền vững: VD ngăn ngừa hành vi hủy hoại môi trường, chống khủng hoảng, khắc phục khủng hoảng, …
– PL là công cụ, phương tiện đảm bảo dân chủ, bình đẳng, công bằng, và tiến bộ XH
– PL bảo đảm bảo vệ quyền con người, quyền tự do cá nhân
2. Vai trò của PL đối với NN
– PL xác lập địa vị hợp pháp cho sự tồn tại của NN
– PL bảo vệ NN, đảm bảo NN an toàn, bảo đảm môi trường pháp lý cho sự hoạt động của các nhân viên NN
– PL là công cụ, phương tiện để NN tổ chức quản lý mọi mặt của đời sống XH
– PL là cơ sở để xây dựng đội ngũ nhân viên NN hiểu biết PL, tinh thông nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức tốt
– PL là cơ sở để giới hạn và kiểm soát quyền lực NN, đây là vai trò đặc biệt quan trọng trong XH VN hiện nay
3. Vai trò của PL với lực lượng cầm quyền
– PL là 1 hình thức thể hiện, hình thức chuyển tảiquan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền đến toàn XH
– PL là công cụ để áp đặt quan điểm chủ trương đường lối chính sách của giai cấp thống trị với toàn XH
– PL thể chế hóa chủ trương của lực lượng cầm quyền, làm cho chủ trương chính sách của lực lượng cầm quyền đi vào đời sống XH
– PL bảo vệ giai cấp thống trị, bảo vệ lực lượng cầm quyền, là vũ khí chính trị của giai cấp thống trị và lực lượng cầm quyền để chống lại sự phản kháng chống đối của các thế lực thù địch
4. Vai trò giáo dục của PL
– PL vừa là cơ sở, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của nhận thức pháp lý:
+ Thông qua PL, người dân nhận thức được mình phải làm gì, không được làm gì
+ Khi PL được công bố, người dân bắt buộc phải tìm hiểu PL để thực hiện cho đúng
+ PL được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng
– Chế tài của PL có tác động rất lớn đến nhận thức con người, rèn luyện ý thức sống theo PL để khỏi bị trừng phạt
5. Vai trò của PL đối với các công cụ điều chỉnh khác
Xem tài liệu.
————————–
Ngày 06/10/2015
Giảng viên: cô giáo Thảo
Vấn đề 9: Hình thức và Nguồn pháp luật
I. Khái niệm hình thức pháp luật
– Hình thức PL là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của mình lên thành PL. Hình thức PL được chia làm 2 loại:
+ Hình thức bên trong: trả lời cho câu hỏi: hệ thống PL được cấu thành bởi các yếu tố nào, và các yếu tố này có sự liên kết, sắp xếp với nhau như thế nào
+ Hình thức bên ngoài: trả lời cho câu hỏi: cách thức thể hiện PL ra bên ngoài dưới các hình dạng nào
a. Hình thức bên trong
– Được cấu thành bởi 3 yếu tố:
+ Quy phạm PL: là tế bào nhỏ nhất điều chỉnh 1 quan hệ XH cụ thể. VD: người tham gia giao thông đường bộ gặp đèn đỏ phải dừng lại
+ Chế định luật: gồm 1 nhóm quy phạm PL cùng điều chỉnh các quan hệ XH có tính chất tương tự
+ Ngành luật: gồm 1 nhóm các chế định luật điều chỉnh 1 loại quan hệ XH nào đó
– VD: Ngành luật dân sự gồm nhiều chế định như chế định sở hữu, chế định thân nhân, chế định thừa kế, chế định hợp đồng… mỗi chế định sẽ điều chỉnh 1 nhóm quan hệ XH có tính chất tương tự nhau. Trong mỗi chế định lại gồm nhiều quy phạm PL, VD với chế định sở hữu, gồm các quy phạm PL về quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt.
– Chú ý: để tạo thành 1 chế định luật nhất định phải có đầy đủ các quy phạm mà nếu thiếu bất kỳ quy phạm nào sẽ không thể tạo thành chế định đó. VD để hình thành chế định về quyền sở hữu tài sản, phải có đầy đủ 3 quy phạm PL là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt, nếu thiếu bất kỳ quy phạm nào trong 3 quy phạm đó sẽ không tạo thành chế định sở hữu.
Mối liên kết giữa chế định luật với ngành luật không chặt chẽ như mối liên kết giữa quy phạm PL với chế định luật: với ngành luật thì có thể thiếu một số chế định luật mà vẫn tồn tại ngành luật, chẳng qua là ngành luật chưa đầy đủ, cần bổ sung thêm. VD với luật dân sự, nếu thiếu chế định Thừa kế thì luật dân sự vẫn tồn tại, chẳng qua là chưa có chế định thừa kế.
b. Hình thức bên ngoài
Gồm:
+ Tập quán pháp
+ Tiền lệ pháp
+ Văn bản quy phạm PL
– Tập quán pháp: Định nghĩa (xem Giáo trình trang 114)
Xét về ngữ nghĩa, tập quán pháp = tập quán có tính chất PL: là những tập quán do NN lựa chọn và đảm bảo được thực hiện giống như PL.
VD về tập quán pháp:
+ về việc chọn họ, dân tộc cho con, sẽ theo thỏa thuận của cha mẹ, nếu cha mẹ không thống nhất được thì sẽ căn cứ vào tập quán chọn họ, dân tộc cho con theo bố hay theo mẹ tại nơi sinh của con (Điều 28 Luật dân sự).
+ trong giao kết hợp đồng, nếu 2 bên có sự hiểu khác nhau về ngữ nghĩa trong hợp đồng thì sẽ căn cứ vào tập quán hiểu về ngữ nghĩa đó tại nơi hợp đồng được ký kết. VD: A ký hợp đồng mua của B 1 tấn tôm, khi B giao hàng, A từ chối vì bảo đó là con tép ==> tòa sẽ căn cứ vào tập quán tại nơi A và B ký hợp đồng để xét xem có đúng là tôm không.
Chú ý phân biệt tập quán pháp với quy phạm pháp luật bắt nguồn từ tập quán:
+ văn bản pháp luật không ghi rõ nội dung mà chỉ dẫn đến 1 tập quán (như trong 2 ví dụ trên) thì mới được gọi là tập quán pháp
+ nếu đã ghi rõ thành nội dung trong văn bản PL thì nó được gọi là quy phạm pháp luật bắt nguồn từ tập quán. VD trong luật Giao đông đường bộ ghĩ rõ “Người tham gia giao thông phải đi bên phải phần đường của mình” là quy định của pháp luật bắt nguồn từ tập quán đi bên phải đường.
Ưu điểm của tập quán pháp:
+ gần gũi với đời sống (vì đã là tập quán, tức là thói quen đã có của cộng đồng), dễ đi vào đời sống, không mất công tuyên truyền như PL
Nhược điểm của tập quán pháp:
+ chỉ có giá trị trong phạm vi hẹp (tính địa phương), không có tính phổ biến rộng rãi như PL
– Tiền lệ pháp: là hình thức NN thừa nhận cách giải quyết sự việc của cơ quan có thẩm quyền (gồm cơ quan hành chính, tòa án) để làm mẫu cho giải quyết các sự việc tương tự sau đó.
+ chú ý: chỉ có cách giải quyết của cơ quan có thẩm quyền là cơ quan hành chính NN và tòa án mới được coi là tiền lệ (cách giải quyết của cơ quan tư pháp khác như Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án không được coi là tiền lệ pháp)
+ án lệ: là bản án do tòa án tuyên và được lặp lại ở tòa án sau (hiểu theo ngữ nghĩa là “bản án tiền lệ”). Án lệ là 1 dạng của Tiền lệ pháp
+ tiền lệ pháp bao gồm án lệ và cách giải quyết của cơ quan hành chính (thường dưới dạng Quyết định)
Trong thực tế, án lệ gặp rất nhiều, trong khi cách giải quyết của cơ quan hành chính làm tiền lệ pháp lại rất ít. Nguyên nhân là án lệ thì được công khai, trong khi quyết định của cơ quan hành chính thì thông thường chỉ có cơ quan hành chính ra quyết định và đối tượng nhận quyết định biết, không phổ biến rộng rãi.
Ưu điểm của tiền lệ pháp:
+ lấp đi chỗ trống của PL hiện hành
+ tạo điều kiện cho thẩm phán, hội thẩm, hay cơ quan hành chính phát huy được năng lực của mình trong việc giải quyết các vụ việc mà văn bản PL chưa ghi nhận hoặc chưa hướng dẫn cách giải quyết
Nhược điểm của tiền lệ pháp:
+ phạm vi ứng dụng hẹp, vì phài chứng minh được sự việc sau có tính chất hoàn toàn tương tự sự việc đã được giải quyết trước đó.
– Văn bản quy phạm PL: ĐN (xem Giáo trình, trang 116)
+ là văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành
+ chứa quy tắc xử sự chung
+ trình tự, thủ tục, tên gọi của văn bản quy phạm PL được quy định theo PL
+ được sử dụng nhiều lần trong đời sống
Ưu điểm của văn bản PL:
+ quy định rõ ràng, dễ tra cứu, dễ áp dụng
+ dễ thay đổi khi không còn phù hợp
Nhược điểm:
+ tốn kém khi xây dựng
+ mất nhiều thời gian để đi vào cuộc sống
————————–
Ngày 08/10/2015
Giảng viên: cô giáo Thảo
Vấn đề 9: Hình thức và Nguồn pháp luật (tiếp)
II. Nguồn của pháp luật
Nguồn: gồm có “nguồn nội dung” và ‘nguồn hình thức”
– Nguồn nội dung của PL: trả lời cho câu hỏi: những quy định của PL từ đâu ra. VD tập quán (tức là những quy định của PL có khởi nguồn từ tập quán), học thuyết chính trị pháp lý (ví dụ nguyên tắc phân quyền của NN tư sản bắt nguồn từ học thuyết “tam quyền phân lập” của Montesquier), quy tắc xử sự mang tính tín ngưỡng tôn giáo, …
– Nguồn hình thức của PL: trả lời cho câu hỏi PL được chứa đựng dưới hình thức nào, tức là “hình thức bên ngoài của PL”. Có 3 dạng nguồn hình thức của PL:
+ tập quán pháp
+ tiền lệ pháp
+ văn bản quy phạm pháp luật
Từ nay, khi nói “nguồn của PL” là nói đến “nguồn hình thức của PL”
III. Nguồn pháp luật qua các kiểu PL trong lịch sử
1. Nguồn tập quán pháp
– Là nguồn chủ yếu của PL chủ nô và PL phong kiến, và cũng là nguồn của PL tư sản và PL XHCN
Vì sao ?
+ với NN chủ nô vừa mới ra đời từ XH cộng sản nguyên thủy, chưa thể xây dựng hệ thống PL nên thừa nhận phần lớn các tập quán làm PL
+ với NN phong kiến, với loại NN phong kiến ra đời từ XH cộng sản nguyên thủy thì nguyên nhân cũng như đối với NN chủ nô; còn đối với loại NN phong kiến ra đời sau NN chủ nô thì lúc đầu NN phong kiến có hiện tượng “phân quyền cát cứ” (tức là các lãnh chúa cai quản vùng lãnh thổ, nhà vua cũng cai quản 1 vùng lãnh thổ của mình và có một số quyền với các lãnh chúa), tập quán mỗi vùng khác nhau nên rất khó thể xây dựng PL chung cho cả đất nước ==> buộc phải sử dụng tập quán pháp
+ với NN tư sản: có sự phát triển mạnh mẽ về sản xuất và giao thương, nhu cầu cần có những quy định chung để có thể giao dịch với nhau giữa các quốc gia ==> dần thay thế tập quán của mỗi vùng bằng những quy định chung được các bên thừa nhận
+ với NN XHCN: tập quán pháp rất mờ nhạt, chỉ đơn thuần là 1 loại nguồn của PL được thừa nhận
2. Nguồn tiền lệ pháp
– Là nguồn của PL chủ nô, phong kiến; là nguồn chủ yếu của PL tư sản theo hệ thống PL Anh-Mỹ, PL XHCN không thừa nhận tiền lệ pháp
Vì sao:
+ vì tư sản thừa nhận nguyên tắc phân chia quyền lực của NN, trong khi XHCN chỉ thừa nhận quyền lực tập trung thống nhất ==> không thể chia sẻ quyền lập pháp cho cơ quan hành pháp, tư pháp (vì bản chất của tiền lệ pháp là PL xuất phát từ cơ quan hành chính và tòa án)
+ VN hiện nay đang xây dựng cơ sở để công nhận và áp dụng tiền lệ pháp, lí do vì VN đã và đang thừa nhận nguyên tắc phân quyền của quyền lực NN (bắt đầu từ Hiến pháp 1992 sửa đổi 2001) nên có cơ sở để áp dụng tiền lệ pháp theo thông lệ quốc tế.
3. Nguồn văn bản quy phạm pháp luật
– Ngay ở NN chủ nô, phong kiến đã có nguồn VB QP PL nhưng chỉ ở những nước có nền văn minh phát triển (vì phải có chữ viết mới văn bản hóa được PL), VD bộ luật Hammurabi của Babylon, bộ luật Manu của Ấn độ cổ đại.
– Ở NN phong kiến, nguồn VB QP PL phong phú hơn, nhưng vẫn còn sơ khai, không chia ra thành các luật theo lĩnh vực mà tồn tại dưới dạng bộ tổng luật, thường mang niên hiệu của triều đại, VD bộ luật Hồng Đức của nhà Lê ở VN, …
– Một đặc điểm nữa của PL phong kiến là hầu hết PL quy về hình luật, vì ở thời phong kiến, tính giai cấp rất cao, NN là để cai trị dân, với tư tưởng xử lý các mối quan hệ XH bằng hình phạt, hình phạt càng nặng thì tính răn đe càng cao.
– Ở NN tư sản, với những nước theo hệ thống PL kiểu Anh – Mỹ thì PL tồn tại chủ yếu dưới dạng tiền lệ pháp, còn với những nước tư sản châu Âu lục địa (Pháp, Đức, Tây Ban Nha, …) thì VB QP PL là nguồn chủ yếu, chia thành rất nhiều luật chuyên ngành, để điều chỉnh từng ngóc ngách các quan hệ XH
– Ở NN XHCN, VB QP PL được coi là nguồn chủ yếu của PL
IV. Nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay
– Hiện nay nguồn của PL VN chỉ gồm 2 loại: VB QP PL và Tập quán pháp. Theo kế hoạch đến năm 2020, VN mới từng bước áp dụng Tiền lệ pháp.
– Tập quán pháp: tồn tại dưới dạng chỉ dẫn trong các VB QP PL, chủ yếu trong luật dân sự, thương mại, quan hệ quốc tế
– VB QP PL: Điều 2 luật ban hành VB QP PL 2008 quy định:
+ các cơ quan NN có thẩm quyền ban hành VB QP PL
+ hình thức của các VB QP PL tương ứng mỗi cơ quan NN có thẩm quyền ban hành. VD: Quốc hội ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết; Chính phủ ban hành Nghị định; Bộ ban hành Thông tư, …
– Phân loại VB QP PL:
+ Theo phạm vi tác động, chia thành VB QP PL cấp TƯ và cấp địa phương (VD: Nghị quyết HĐND, …)
+ Theo chủ thể ban hành:
- VB luật: do Quốc hội ban hành, gồm luật, hiến pháp, nghị quyết
- VB dưới luật: do các cơ quan khác ban hành. VD nghị định của Chính phủ, thông tư của bộ, …
Chú ý: Nghị quyết của Quốc hội cũng là VB luật, được coi là “tiền đề luật”, do Quốc hội ban hành để kiểm tra xem có thích ứng được với đời sống không, nếu được thì sẽ nâng lên thành luật.
– Khái niệm: Luật = Bộ luật = Đạo luật (tên gọi khác nhau theo từng thời kỳ)
V. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
– Là giá trị tác động của VB QP PL, theo các phương diện:
+ thời gian
+ không gian
+ đối tượng bị tác động
1. Hiệu lực về thời gian
– Thời điểm phát sinh hiệu lực: thường được ghi rõ trong VB QP PL, nếu VB không ghi rõ thì căn cứ vào thời gian đăng công báo (đối với VB do TƯ ban hành) hay bố cáo tại bảng tin (đối với VB do địa phương ban hành), thông thường:
+ với VB cấp TƯ, có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày đăng công cáo
+ với VB do cấp tỉnh ban hành, có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày công bố
+ với VB do cấp huyện ban hành, có hiệu lực sau 7 ngày kể từ ngày công bố
+ với VB do cấp xã ban hành, có hiệu lực sau 5 ngày kể từ ngày công bố
Thông thường VB có hiệu lực sau thời điểm ký một số ngày. Tuy nhiên vẫn có trường hợp VB có hiệu lực ngay tại thời điểm ký nhưng chỉ trong trường hợp khẩn cấp như đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai, dịch bệnh, …
– Thời điểm hết hiệu lực:
+ khi có 1 VB QP PL khác ra đời thay thế VB đó
+ khi có 1 quyết định thông báo bãi bỏ hoặc hủy bỏ VB đó
+ khi có VB mới ra đời sửa đổi VB cũ
– VB thay thế khác với VB sửa đổi: thay thế là bãi bỏ VB cũ và thay hoàn toàn bằng VB mới; còn sửa đổi là VB mới chỉ thay thế một số điều của VB cũ, những điều không được sửa đổi thì vẫn dùng như trong VB cũ
– Việc xác định thời điểm có hiệu lực và hết hiệu lực của VB QP PL rất quan trọng trong thực tiễn áp dụng.
Câu hỏi: Văn bản B thay thế văn bản A, văn bản B có hiệu lực từ 01/01/2016, hỏi văn bản A hết hiệu lực khi nào ?
Trả lời: Văn bản A hết hiệu lực vào ngày 01/012016. Như vậy, ngày 01/01/2016 sẽ diễn ra đồng thời việc văn bản A hết hiệu lực và văn bản B có hiệu lực.
Nếu trả lời văn bản A hết hiệu lực vào ngày 31/12/2015 là sai vì thời gian của văn bản chỉ tính đến ngày, không tính đến giờ, nếu nói văn bản A hết hiệu lực vào ngày 31/12/2015 tức là hết hiệu lực vào 0h ngày 31/12/2015, và phải đến 0h ngày 01/01/2016 thì văn bản B mới có hiệu lực. Như vậy trong 24 tiếng của ngày 31/12/2015 không có PL điều chỉnh ==> sai.
– Phân biệt bãi bỏ và hủy bỏ VB QP PL: sự khác nhau nằm ở việc giải quyết hậu quả
+ Bãi bỏ VB là chấm dứt hiệu lực của VB đó, những quan hệ XH đã phát sinh theo VB đó thì vẫn được giữ nguyên cho đến thời điểm VB đó bị bãi bỏ
+ Hủy bỏ VB cũng chấm dứt hiệu lực của VB đó, nhưng những quan hệ XH đã phát sinh theo VB đó thì sẽ phải quay trở lại trạng thái khi chưa có VB đó
VD: Văn bản A thu phí đường bộ với người dân, nếu bãi bỏ VB A thì đến thời điểm bãi bỏ sẽ không thu phí đường bộ nữa, còn nếu hủy bỏ VB A thì sẽ không những chấm dứt thu phí mà còn phải trả lại phí đã thu.
Việc hủy bỏ VB QP PL rất phức tạp nên trong thực tế rất ít khi được áp dụng.
– Tạm ngưng hiệu lực: tạm dừng áp dụng VB QP PL để xem xét, sau khi hết hạn tạm ngưng, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định VB đó có hiệu lực trở lại hay bị sửa đổi, bãi bỏ, hủy bỏ
– Hiệu lực hồi tố: thông thường, VB QP PL chỉ có hiệu lực kể từ khi VB đó phát sinh hiệu lực trở về sau, tuy nhiên, vẫn có trường hợp VB QP PL có thể có hiệu lực ngược trở lại thời gian trước đó, nhưng chỉ trong những trường hợp thật cần thiết. Nhưng luật có nêu 2 trường hợp không được áp dụng hiệu lực hồi tố:
+ quy định trách nhiệm pháp lý mới
+ quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn
Tức là chỉ áp dụng hồi tố luật có lợi cho người được áp dụng, còn nếu không có lợi thì không được áp dụng.
2. Hiệu lực về không gian
– Chia làm VB QP PL cấp TƯ (có phạm vi hiệu lực trong cả nước) và VB QP PL cấp địa phương (có phạm vi hiệu lực trong địa phương mình).
– Trường hợp ngoại lệ:
+ có luật mở rộng phạm vi hiệu lực ở nước ngoài: VD luật hình sự có quy định những hành vi của công dân VN ở nước ngoài
+ có luật thu hẹp phạm vi hiệu lực: VD luật Thủ đô do TƯ ban hành, nhưng chỉ có hiệu lực với Thủ đô
– Chú ý vấn đề sáp nhập, chia tách địa phương:
+ Nếu A và B sáp nhập thành C, nếu C kịp ban hành văn bản thay thế cho văn bản của A và B thì văn bản của A và B cùng hết hiệu lực và áp dụng văn bản của C; trường hợp C chưa kịp ban hành văn bản thì văn bản của A vẫn áp dụng trên phần lãnh thổ của A, văn bản của B vẫn áp trên vùng lãnh thổ của B
+ Nếu C tách thành A và B, trong thời gian A và B chưa kịp ban hành văn bản của mình thì văn bản của C vẫn được áp dụng cho A cho đến khi A ban hành được văn bản mới, tương tự với B
3. Hiệu lực về đối tượng
– Cách xác định hiệu lực về đối tượng là căn cứ vào không gian: VB có hiệu lực trong vùng không gian nào thì thông thường, đối tượng nào trong không gian đó sẽ chịu quy định của VB. Trường hợp không thông thường thì sẽ được nêu rõ trong văn bản. VD: Văn bản áp dụng trên phạm vi cả nước, trừ một số vùng lãnh thổ đặc biệt
Với VB QP PL, thì hiệu lực về thời gian thường được ghi ở cuối văn bản, còn hiệu lực về không gian và đối tượng thì được ghi ngay ở đầy văn bản (Điều Phạm vi và đối tượng điều chỉnh).
————————–
Ngày 10/10/2015
Giảng viên: cô giáo Thảo
Vấn đề 9: Hình thức và Nguồn pháp luật (tiếp)
V. Hoạt động xây dựng pháp luật ở VN hiện nay
1. Khái niệm hoạt động xây dựng pháp luật
– Là hoạt động đưa ý chí của giai cấp thống trị lên thành PL, là 1 trong các hình thức chính của thể hiện và thực hiện quyền lực NN trong thực tiễn.
– Đặc điểm:
+ Hoạt động xây dựng PL mang tính sáng tạo: tức là đặt ra những quy tắc xử sự mới, ngay cả việc thừa nhận những quy tắc xử sự cũ hay những cách giải quyết cũ (tiền lệ pháp) thì cũng mang tính sáng tạo
+ Hoạt động xây dựng PL phải tuân theo trình tự thủ tục do PL quy định.
Câu hỏi: vì sao hoạt động xây dựng PL phải tuân theo trình tự thủ tục ?
Trả lời: nhằm:
+ tránh lạm quyền đối với các cơ quan NN
+ hạn chế rủi ro do ban hành văn bản gây ảnh hưởng xấu đến các bên liên quan
2. Các bước của hoạt động xây dựng PL
Gồm 4 bước:
– Bước 1: Tiền chuẩn bị: đánh giá nhu cầu thực tế khách quan xem có cần thiết không, đối chiếu xem có nằm trong hoạch định đường lối chính sách của đảng. Sau đó dự trù tên VB QP PL, cơ quan nào ban hành, sườn nội dung là gì
– Bước 2: Dự thảo nội dung VB QP PL
– Bước 3: Thuyết minh VB QP PL, thảo luận, sửa chữa, và thông qua
– Bước 4: Đăng công báo (đối với VB cấp TƯ), dán công khai ở UBND (với VB cấp địa phương)
3. Các nguyên tắc của hoạt động xây dựng PL
– Đảm bảo sự lãnh đạo của đảng: PL là sự thể chế hóa chủ trương đường lối chính sách của đảng
– Nguyên tắc khách quan: phải xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống
– Nguyên tắc khoa học:
+ nội dung PL phải khoa học
+ hình thức VB phải khoa học: phụ thuộc vào trình độ lập pháp
– Nguyên tắc pháp chế:
+ pháp chế là mọi cá nhân, tổ chức khi tiến hành bất kỳ hoạt động nào đều phải tuân theo PL
+ trong quá trình xây dựng PL, chủ thể nào có thẩm quyền tiến hành, quá trình tiến hành như thế nào đều phải tuân thủ theo PL
– Nguyên tắc đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa các lực lượng XH: vì XH luôn không đồng đều về sự phát triển, có sự liên kết giữa nhiều lĩnh vực ==> cần đảm bảo sự hài hòa lợi ích.
– Nguyên tắc dân chủ:
+ với những VB QP PL nào quan trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhân dân thì cần đưa ra để lấy ý kiến nhân dân
+ trong quá trình xây dựng PL, cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm soạn thảo PL cần hỏi ý kiến, tham khảo các cơ quan khác có liên quan
Vấn đề 10: Quy phạm pháp luật – Hệ thống pháp luật
I. Quy phạm pháp luật
- Khái niệm quy phạm pháp luật
– Là quy tắc xử sự chung do NN ban hành hoặc thừa nhận, đảm bảo thực hiện để điều chỉnh theo mục tiêu định hướng nhất định.
Câu hỏi: trong những khẳng định sau, quy phạm nào là quy phạm pháp luật, vì sao ?
(1) Hiến pháp nước CH XHCN VN được thông quan vào ngày 23/8/2013.
(2) Anh Nguyễn Văn A bị xử phạt 200.000 đ về hành vi vượt đèn đỏ
(3) Công dân VN từ đủ 18 tuổi không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, chấp nhận cương lĩnh đảng CS, tỏ ra là quần chúng ưu tú xuất sắc, có thể trở thành đảng viên đảng CS VN.
(4) Mọi công dân có quyền tự do học tập
(5) Chủ tịch nước có nhiệm vụ, quyền hạn sau: …
Trả lời:
(1) Sai. Đây chỉ là thông báo, không chứa đựng quy tắc xử sự
(2) Sai. Đây là quy tắc xử cá biệt (riêng cho anh Nguyễn Văn A), không phải quy tắc xử sự chung
(3) Sai. Đây là quy phạm của tổ chức đảng CS, không phải do NN đặt ra
(4) Đúng
(5) Đúng
– Đặc điểm của quy phạm PL:
+ là chuẩn mực để đánh giá tính hợp pháp của hành vi con người
+ do NN ban hành hoặc thừa nhận
+ được NN đảm bảo thực hiện
+ các QP PL có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
Câu hỏi:
(1) Phân biệt / So sánh quy phạm PL với quy phạm XH khác: dựa vào đặc điểm của quy phạm PL
(2) Phân biệt PL với các loại quy phạm XH khác: dựa vào đặc điểm của PL
2. Cơ cấu quy phạm pháp luật
Gồm 3 thành phần:
– Giả định: dự liệu 1 tình huống có thể xảy ra, trả lời cho câu hỏi Ai, trong điều kiện hoàn cảnh nào ?
– Quy định: nêu lên cách hành xử đặt ra cho chủ thể khi rơi vào điều kiện hoàn cảnh đã dự liệu ở phần giả định: cấm làm gì, được làm gì, phải làm gì
– Chế tài: nêu lên biện pháp cưỡng chế của NN đối với chủ thể khi rơi vào điều kiện hoàn cảnh đã nêu ở giả định nhưng không thực hiện theo cách hành xử đã nêu ở quy định
Chú ý: không phải quy phạm PL nào cũng có đầy đủ cả 3 thành phần, có những quy phạm PL chỉ có 2, hoặc thậm chí chỉ có 1 thành phần.
Câu hỏi: Xác định cơ cấu của các quy phạm PL sau:
(1) Đèn đỏ phải dừng lại
(2) Công dân có quyền tự do kinh doanh
(3) Trong thời gian Quốc không hội họp, không được sự đồng ý của UB thường vụ QH thì không được phép truy tố, bắt giam đại biểu quốc hội
(4) Người nào thấy người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến chết người thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm, phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
(5) Trâu bò 2 nhà húc nhau, con nào chết 2 nhà cùng thịt, con nào sống 2 nhà cùng cày, nhà nào vi phạm phạt 80 trượng.
Trả lời:
(1) “Đèn đỏ” là giả định, “phải dừng lại” là quy định. Chủ thể ngầm hiểu là mọi người tham gia giao thông đường bộ (vì quy phạm này nằm trong Luật giao thông đường bộ)
(2) “Công dân” là giả định, “có quyền tự do kinh doanh” là quy định
(3) “Trong thời gian Quốc không hội họp, không được sự đồng ý của UB thường vụ QH” là giả định, “thì không được phép truy tố, bắt giam đại biểu quốc hội” là quy định. Không có chủ thể
(4) “Người nào thấy người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến chết người” là giả định, “thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm, phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm” là chế tài. Chủ thể là “người nào”, tức là người đáp ứng được tất cả các yêu cầu trong phần giả định.
(5) “Trâu bò 2 nhà húc nhau, con nào chết” là giả định, “2 nhà cùng thịt” là quy định, “con nào sống” là giả định, “2 nhà cùng cày” là quy định, “nhà nào vi phạm” là giả định”, “phạt 80 trượng” là chế tài. Chủ thể là “2 nhà” và “nhà nào vi phạm” (có 2 chủ thể)
– Cách xác định chủ thể trong các quy phạm:
+ chủ thể là người thực hiện hành vi trong bộ phận quy định nêu
+ dựa vào ý hiểu, mục đích để xác định xem ai sẽ phải thực hiện quy định
+ dựa vào VB PL chứa quy phạm đó, xem trong phần “đối tượng điều chỉnh”
Phân loại quy phạm pháp luật
– Căn cứ vào Giả định:
+ Quy phạm đơn giản: chỉ có 1 giả định, tức là chỉ có 1 điều kiện hoàn cảnh
+ Quy phạm phức tạp: có nhiều giả định, tức là có nhiều điều kiện hoàn cảnh và giữa các điều kiện hoàn cảnh này có sự liên kết với nhau
Trong 5 quy phạm trên: (1), (2) là đơn giản, (3), (4), (5) là phức tạp.
Quy phạm (4) có bao nhiêu điều kiện hoàn cảnh ? Chú ý: càng chia nhỏ điều kiện bao nhiêu thì càng có nhiều điều kiện để tranh tụng trước tòa. Ở đây có thể chia làm 5 điều kiện:
- “thấy”: phải thấy trực tiếp, không phải do nghe kể
- “người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”: phải là nguy hiểm đến tính mạng, nguy hiểm khác không được coi là giả định trong quy phạm này. VD thấy người bị tai nạn vào đầu, thời điểm bị tai nạn vẫn tỉnh táo, đến khi về nhà mới bị xuất huyết nào và chết, thì cũng không bị ghép vào quy phạm này
- “có điều kiện”: phải có điều kiện cứu giúp. VD không biết bơi thì không thể cứu người đang chết đuối
- “không cứu giúp”: phải làm đủ mọi cách mà không cứu được
- “dẫn đến chết người”: phải dẫn đến chết người ngay lúc đó. Nếu mấy ngày sau mới chết thì không bị ghép vào quy phạm này
Ví dụ:
+ Nếu A, B, C: phức tạp (phải xảy ra đồng thời 3 gỉa định)
+ Nếu A hoặc B hoặc C: đơn giản (chỉ cần 1 trong 3 giả định xảy ra)
+ Nếu A, B hoặc C: vừa đơn giản, vừa phức tạp (vì điều kiện là A và B cùng xảy ra, hoặc chỉ mình C xảy ra)
– Căn cứ vào Quy định:
+ quy phạm tùy nghi: bộ phận Quy định ghi là “được làm gì”
+ quy phạm bắt buộc: phải làm gì
+ quy phạm cấm đoán: cấm làm gì
– Căn cứ vào Chế tài:
+ chế tài bắt buộc: chỉ có 1 lựa chọn. VD quy phạm (5) ở trên
+ chế tài tự chọn: có nhiều lựa chọn, tùy vào mức độ vi phạm mà chọn chế tài nào. VD quy phạm (4) ở trên.
3. Cách trình bày quy phạm PL trong VB QP PL
VB QP PL gồm các điều luật, các điều luật thể hiện quy phạm PL. Có các cách thể hiện như sau:
– 1 điều luật thể hiện cả 3 bộ phận của quy phạm PL: hiện nay rất ít sử dụng
– 1 điều luật chỉ thể hiện 1 bộ phận của quy phạm PL: chỉ có thể là bộ phận Quy định. VD “Cấm vượt đèn đỏ”, “Cấm hút thuốc lá nơi công cộng”
– 1 điều luật có 2 bộ phận:
+ giả định + quy định
+ giả định + chế tài
– 1 điều luật thể hiện nhiều quy phạm PL: 1 điều luật gồm nhiều khoản mục, mỗi khoản mục là 1 quy phạm
– Nhiều điều luật mới thể hiện hết 1 quy phạm PL: VD trong luật giao thông đường bộ: “Điều 10: Đèn đỏ phải dừng lại”, “Điều 11: Nếu không dừng lại bị phạt từ 200.000 đến 1.000.000”, cả điều 10 và điều 11 gộp lại thành 1 quy phạm PL có đầy đủ cả 3 bộ phận. (Chú ý: bản thân mỗi điều 10 hay 11 cũng là quy phạm, nhưng là quy phạm không đầy đủ 3 bộ phận).
II. Hệ thống pháp luật
1. Khái niệm hệ thống PL
2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam
3. Hệ thống hoá pháp luật
– Là hoạt động tổ chức, sắp xếp PL thành hệ thống. Có 2 cách hệ thống hóa:
+ tập hợp hóa PL: biến PL thành 1 bản tập hợp. VD tập hợp các bản Hiến pháp của nước VN từ năm 1946 đến nay
+ pháp điển hóa PL: biến PL thành 1 bản pháp điển (pháp điển = bộ luật)
– Phân biệt 2 cách hệ thống hóa PL:
Tập hợp hóa | Pháp điển hóa | |
Trình tự thủ tục | PL không quy định | Theo quy định của PL. (VN đang chuẩn bị ban hành Luật pháp điển) |
Đối tượng được hệ thống hóa | Có thể sắp xếp các VB QP PL đã hết hiệu lực, đang hiệu lực, hoặc sẽ hiệu lực | Chỉ được pháp điển hóa VB QP PL đang hoặc sắp có hiệu lực. Không được pháp điển hóa đối với VB đã hết hiệu lực. Lưu ý với VB sắp có hiệu lực: khi đã được đưa vào pháp điển thì VB đó sẽ có hiệu lực ngay lập tức cùng với pháp điển |
Chủ thể thực hiện | Bất kỳ ai | Chủ thể có thẩm quyền |
Giá trị pháp lý | Không có giá trị pháp lý, chỉ mang tính tham khảo | Có giá trị pháp lý |
Kết quả của hoạt động | Cho ra đời 1 bản tập hợp | Cho ra đời 1 văn bản PL mới |
—————————————————————————————————————————-
Ngày 13/10/2015
Giảng viên: thầy Bùi Xuân Phái
Chú ý: các bài quan trọng:
+ Hình thức và Nguồn của PL
+ Hệ thống PL
+ Quan hệ PL
+ Thực hiện và Áp dụng PL
+ Vi phạm PL và trách nhiệm pháp lý
Chương : Quan hệ pháp luật
I. Khái niệm quan hệ pháp luật
1. Định nghĩa và đặc điểm
– Quan hệ PL là quan hệ XH được PL điều chỉnh có nội dung bao gồm các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia.
Các loại quan hệ XH: quan hệ kinh tế (mua bán, đầu tư …), quan hệ tình cảm (cha mẹ – con cái, bạn bè, hôn nhân, …), quan hệ tôn giáo (cha xứ-con chiên, các tín đồ, …), … Không phải quan hệ XH nào cũng được NN điều chỉnh (hay PL điều chỉnh)
– Đặc điểm:
+ Quan hệ PL là quan hệ XH có ý chí. Lý do: 3 lý do:
- Do NN điều chỉnh (thể hiện ý chí NN)
- Dùng PL để quy định nội dung của quan hệ PL: thể hiện ở quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể tham gia
- Trong mọi quan hệ PL, đều có sự có mặt của chủ thể có ý chí
+ Quan hệ PL có nội dung bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể tham gia và được NN đảm bảo thực hiện
+ Quan hệ PL phát sinh, thay đổi, chấm dứt khi có sự kiện pháp lý xảy ra trên thực tế trùng hợp với sự dự liệu của NN trong các quy phạm PL
2. Phân loại quan hệ PL
– Dựa vào đối tượng điều chỉnh, chia quan hệ PL thành các ngành luật tương ứng: ngành luật hiến pháp có quan hệ PL hiến pháp, ngành luật hành chính có quan hệ PL hành chính, …
Ngành luật được đặc trưng bởi 3 yếu tố: đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, và nguồn của ngành luật đó; trong đó nguồn là yếu tố quan trọng nhất, vì trong nguồn đã thể hiện cả đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
– Dựa vào cách thể hiện nội dung của quan hệ PL (tức là dựa vào quyền và nghĩa vụ pháp lý), chia thành:
+ Quan hệ PL chung: là quan hệ giữa NN với toàn XH, thông qua hiến pháp và PL
+ Quan hệ PL cụ thể: là quan hệ có cơ cấu chủ thể xác định và có nội dung gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể cho các chủ thể đó. Quan hệ PL cụ thể lại chia làm 2 loại:
- Quan hệ PL cụ thể tuyệt đối: 1 bên có quyền, tất cả các bên còn lại có nghĩa vụ tôn trọng quyền đó. VD: quan hệ sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, …
- Quan hệ PL cụ thể tương đối: quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là đối ứng nhau, tức là quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại VD: quan hệ mua – bán
II. Cấu thành của quan hệ pháp luật
Quan hệ PL luôn có 3 yếu tố: chủ thể, nội dung, và khách thể
1. Chủ thể quan hệ PL
– Là những cá nhân hay tổ chức tham gia vào quan hệ PL với những quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng với năng lực chủ thể của mình.
– Các loại chủ thể:
+ Chủ thể cá nhân: công dân (là chủ thể phổ biến nhất), người nước ngoài, người không quốc tịch
+ Chủ thể tổ chức: tổ chức kinh tế (công ty, hợp tác xã, …), tổ chức XH (hội luật gia, …), tổ chức chính trị, hay tổ chức đặc biệt là nhà nước, … Các chủ thể tổ chức có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân.
Tư cách pháp nhân là gì ? Một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân phải đảm bảo 4 yếu tố sau:
+ được thành lập hợp pháp
+ có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
+ có tài sản độc lập với các chủ thể khác
+ được tham gia độc lập vào các quan hệ PL
NN là một chủ thể đặc biệt, gọi là “Pháp nhân công pháp”
– Năng lực chủ thể quan hệ PL là tổng thể những khả năng của chủ thể có quyền và nghĩa vụ pháp lý để tham gia vào quan hệ PL, nó được cấu thành từ 2 yếu tố:
+ Năng lực PL: là khả năng của chủ thể có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được PL quy định để tham gia vào quan hệ PL.
Năng lực PL là sự quy định của PL để tạo ra địa vị pháp lý cho 1 loại chủ thể nhất định. VD: công dân, người nước ngoài, tổ chức kinh tế, tổ chức XH, … Trong tổ chức kinh tế, có loại doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, có loại liên doanh, có công ty TNHH, có công ty cổ phần, … PL quy định mỗi loại có địa vị pháp lý riêng, ví dụ cty TNHH 1 thành viên sẽ có trách nhiệm pháp lý khác với cty TNHH 2 thành viên trở lên, khác với cty cổ phần, …
Các chủ thể trong cùng 1 loại có năng lực pháp lý giống nhau. VD mọi công dân đều bình đẳng trước PL, mọi cty cổ phần đều được kêu gọi vốn bên ngoài vốn của các thành viên sáng lập, …
Năng lực PL là yếu tố tương đối ổn định trong năng lực chủ thể, nó chỉ thay đổi khi chính sách PL của NN thay đổi, năng lực đó phụ thuộc vào ý chí của từng NN cụ thể. VD ở Pháp phụ nữ mới được đi bầu cử từ năm 1957
Năng lực PL được xác lập từ khi chủ thể có tư cách pháp lý, được xác định cho chủ thể.
+ Năng lực hành vi PL: là khả năng của chủ thể được PL thừa nhận và bằng khả năng đó, chủ thể tự mình tham gia thực hiện các quan hệ PL, đồng thời tự mình gánh chịu các hậu quả pháp lý phát sinh từ hành vi mà mình thực hiện. VD ký kết hợp đồng, phạm tội gây hại cho người khác, …
Năng lực hành vi PL là yếu tố dễ biến động, phức tạp trong năng lực chủ thể, nó có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào từng chủ thể cụ thể.
Năng lực hành vi PL của tổ chức được thể hiện thông qua các cá nhân đại diện. Do vậy, khi xét năng lực hành vi PL, chủ yếu xét năng lực hành vi PL cá nhân. Năng lực đó được xác định dựa vào 3 căn cứ:
- Độ tuổi: (theo Luật dân sự)
- Dưới 6 tuổi: chưa có năng lực hành vi PL
- Từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi: có năng lực hành vi PL để tham gia vào một số quan hệ XH phù hợp với lứa tuổi
- Từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi: được tham gia vào các giao dịch dân sự thông thường nhưng phải có tài sản đảm bảo theo quy định PL. VD có thể cho, tặng tài sản thuộc sở hữu của mình, …
- Từ 18 tuổi: có năng lực hành vi PL để tham gia vào mọi giao dịch dân sự
- Năng lực nhận thức: tức là năng lực lí trí
- Năng lực điều khiển và kiểm soát hành vi: tức là năng lực ý chí
– Nếu năng lực PL là điều kiện cần, thì năng lực hành vi PL là điều kiện đủ để chủ thể tham gia vào quan hệ PL một cách độc lập. Nếu chỉ có năng lực PL thì chủ thể chỉ có thể tham gia vào quan hệ PL một cách thụ động, cụ thể chỉ có thể “thụ hưởng quyền”.
– Trong 2 loại năng lực này, năng lực PL tạo ra cơ sở pháp lý, năng lực hành vi PL chính là khả năng thực tế để chủ thể có thể chuyển hóa năng lực PL vào đời sống và trong các quan hệ.
————————–
Ngày 15/10/2015
Giảng viên: thầy Nguyễn Minh Đoan
Chương : Quan hệ pháp luật (tiếp)
2. Nội dung của quan hệ pháp luật
– Nội dung của quan hệ PL bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể.
– Quyền và Nghĩa vụ pháp lý trong lý trong lý luận NN và PL:
+ nghiên cứu quyền và nghĩa vụ pháp lý trong Hiến pháp và các quy định PL nói chung: quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với công dân thì tạo thành quy chế pháp lý cua công dân, đối với cơ quan NN thì tạo thành thẩm quyền của cơ quan NN, với các tổ chức phi NN thì tạo thành địa vị pháp lý của tổ chức đó
+ nghiên cứu quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ PL cụ thể
a. Quyền pháp lý của chủ thể
– Là khả năng có thể xử sự theo một cách thức nhất định của chủ thể do NN quy định. Nói cách khác, quyền pháp lý của chủ thể là các hành vi mà chủ thể được phép thực hiện theo PL.
Quyền hạn = khả năng + giới hạn
– Quyền pháp lý của chủ thể bao gồm 3 khả năng:
+ khả năng tự xử sự trong khuôn khổ PL quy định. VD: có quyền bán, tặng tài sản của mình
+ khả năng yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó để đảm bảo cho việc thực hiện quyền của mình. VD: khi bán có quyền nhận tiền, nghĩa vụ của người mua là trả tiền, người bán có quyền yêu cầu người mua thực hiện nghĩa vụ trả tiền
+ khả năng được NN bảo vệ, hay khả năng yêu cầu các cơ quan NN có thẩm quyền đảm bảo cho quyền pháp lý của mình được thực hiện. VD khi bán mà người mua không trả tiền như thỏa thuận, có thể yêu cầu các cơ quan NN có thẩm quyền (như công an, cảnh sát, …) buộc người mua phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Đây là khả năng để phân biệt quyền trong lĩnh vực PL với quyền trong các lĩnh vực khác. VD: 2 người yêu nhau rồi không yêu nữa, thì không thể yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền buộc phải tiếp tục yêu.
b. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể
– Là sự cần thiết phải xử sự theo một cách thức nhất định của chủ thể do NN quy định nhằm đáp ứng yêu cầu về quyền của chủ thể khác.
Như vậy nghĩa vụ là sự đáp ứng việc thực hiện quyền.
– Nghĩa vụ pháp lý gồm 3 sự cần thiết:
+ phải tiến hành một số hoạt động nhất định. VD: phải trả tiền khi mua hàng
+ kiềm chế không tiến hành một số hoạt động nhất định. VD: đã bán nhà thì không được ở trong ngôi nhà đó nữa
+ phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu không thực hiện nghĩa vụ cần thiết. Yếu tố này nhằm để phân biệt với nghĩa vụ đạo đức hay nghĩa vụ tôn giáo vốn không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Như vậy, Quyền và Nghĩa vụ đều do NN đặt ra cho chủ thể, quyền và nghĩa vụ luôn đi đôi với nhau trong 1 quan hệ PL cụ thể, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia, bên này có bao nhiêu quyền thì bên kia có bấy nhiêu nghĩa vụ, không thể có quyền nằm ngoài quan hệ với nghĩa vụ.
– Quyền và nghĩa vụ trong 1 quan hệ PL ban đầu chỉ thuộc về chủ thể, có thể chuyển giao cho chủ thể khác. VD: có quyền nhận tiền khi bán hàng có thể ủy quyền cho người khác nhận tiền, hay có nghĩa vụ trả tiền nhưng có thể ủy quyền cho người khác trả thay. Tuy nhiên có một số quyền và nghĩa vụ không thể chuyển giao theo quy định của PL, ví dụ như nghĩa vụ phải đi tù khi phạm tội là nghĩa vụ không thể chuyển giao cho người khác, hay quyền được đi thi cũng không được chuyển giao cho người khác.
Câu hỏi: so sánh quyền và nghĩa vụ trong quan hệ PL với quyền và nghĩa vụ trong quan hệ không phải PL
3. Khách thể của quan hệ PL
– Là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích XH khác mà vì chúng các chủ thể tham gia vào quan hệ PL, nghĩa là vì chúng mà họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình.
VD:
+ lợi ích vật chất: mua bán tài sản, hàng hóa, …
+ lợi ích tinh thần: mua vé xem ca nhạc, phim, …
+ lợi ích XH khác: tham gia bầu cử, mit tinh, biểu tình, tham gia các hoạt động hưởng ứng bảo vệ môi trường, …
– Để bảo vệ lợi ích của cá nhân và XH, NN thường quy định một số lợi ích vật chất, tinh thần không thể là khách thể, tức là chủ thể không thể có được dưới bất kỳ hình thức nào. VD: không khí để hít thở không thể là khách thể
– Khách thể thúc đẩy các chủ thể tham gia vào quan hệ PL, phản ánh lợi ích của chủ thể.
– Mỗi quốc gia quy định về khách thể khác nhau. VD ở VN thì đất đai là sở hữu toàn dân, không được phép mua bán (chỉ được mua bán quyền sử dụng), trong khi ở các nước khác thì được phép mua bán.
Câu hỏi: Quan hệ giữa người hỏi thi và người trả thi có phải là quan hệ PL hay không ? Hãy nêu các thành phần của quan hệ PL đó.
Trả lời: cần căn cứ vào quan hệ đó có được PL điều chỉnh không.
Các thành phần:
– Chủ thể: người hỏi thi là giáo viên, người trả thi là học viên
– Nội dung: là quyền và nghĩa vụ các bên
+ giáo viên có quyền hỏi thi, học viên có nghĩa vụ trả thi
+ giáo viên có nghĩa vụ hỏi thi, học viên có quyền trả thi (nếu đi học đầy đủ mà không cho thi thì học viên có quyền khiếu nại)
+ giáo viên có quyền hỏi thi, đồng thời có nghĩa vụ chấm điểm theo câu trả lời của học viên
+ sinh viên có nghĩa vụ trả lời và có quyền nhận điểm
– Khách thể: đánh giá đúng trình độ, năng lực của học viên
III. Sự kiện pháp lý
1. Khái niệm sự kiện pháp lý
– Là sự kiện thực tế mà khi nó xuất hiện hay mất đi được PL gắn với việc phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ PL. VD: khi người lao động chết thì chấm dứt quan hệ hợp đồng lao động; khi đăng ký kết hôn sẽ làm phát sinh quan hệ hôn nhân; khi bán tài sản cho người khác thì cần làm thủ tục sang tên đổi chủ, sự kiện sang tên đổi chủ làm thay đổi quan hệ sở hữu đối với tài sản đó…
– Sự kiện pháp lý được các NN khác nhau quy định khác nhau. VD ở Mỹ cho phép người dân có quyền mua súng, ở VN thì không
– Sự kiện pháp lý ở các thời kỳ khác nhau cũng khác nhau. VD ở VN thời những năm 1980 cấm thu gom hàng hóa để bán lại (cấm đầu cơ), ngày nay việc đó rất bình thường; hút thuốc phiện thời gian trước được cho là bình thường, sau bị cấm, …
– Sự kiện pháp lý là cầu nối giữa quy phạm PL và quan hệ PL. Nếu có quy phạm PL mà không có sự kiện pháp lý thì sẽ không phát sinh quan hệ PL.
2. Phân loại sự kiện pháp lý
– Căn cứ vào ý chí:
+ Sự biến: là những hiện tượng xảy ra không phụ thuộc vào ý chí con người và PL gắn sự xuất hiện của nó với việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ PL nhất định, VD thiên tai, tai nạn, …
- Sự biến tuyệt đối: xảy ra theo quy luật, VD thời gian (thời hạn hợp đồng)
- Sự biến tương đối: có sự tác động của con người. VD 1 người bị giết chết
+ Hành vi: là hành động của con người phụ thuộc vào ý chí của người đó và PL gắn sự xuất hiện của nó với việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ PL nhất định.
- Hành vi hợp pháp: hành vi hành chính (khai sinh, khai tử, …), hành vi lao động, …
- Hành vi không hợp pháp: hành vi vi phạm PL (phạm tội, vi phạm hành chính, …), hành vi trái PL mang tính khách quan (chủ thể không có lỗi, VD ký hợp đồng mua bán hàng, nhưng không giao được hàng như thỏa thuận vì lý do khách quan như thiên tai, dịch bệnh, …)
– Căn cứ vào số lượng các sự kiện thực tế tạo thành sự kiện pháp lý:
+ Sự kiện pháp lý đơn nhất: chỉ gồm 1 sự kiện thực tế. VD: cái chết của con người, hành vi mua hàng hóa,…
+ Sự kiện pháp lý phức tạp: gồm nhiều các sự kiện thực tế mà chỉ với sự xuất hiện đầy đủ của chúng thì quan hệ PL mới phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt. VD sự kiện 1 người nghỉ hưu cần có đầy đủ: đủ tuổi theo quy định, đủ số năm làm việc theo quy định, có quyết định cho nghỉ hưu của chủ thể có thẩm quyền
Chương : Thực hiện pháp luật, Áp dụng pháp luật, Giải thích pháp luật
I. Thực hiện pháp luật
1. Khái niệm
– Là hành vi (hành động / không hành động) hợp pháp, nghĩa là được tiến hành phù hợp với những quy định của PL. VD quyền được phòng vệ thích đáng khi bị nguy hiểm đến tính mạng, …
– Đối với NN, thực hiện PL là 1 hình thức thực hiện các chức năng nhiệm vụ của NN
– Đối với các tổ chức cá nhân, thực hiện PL là sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình
– Thực hiện PL là hành vi có mục đích, có định hướng
————————–
Ngày 17/10/2015
Giảng viên: thầy Bùi Xuân Phái
Chương : Thực hiện pháp luật, Áp dụng pháp luật, Giải thích pháp luật (tiếp)
2. Các hình thức thực hiện pháp luật
– Tuân thủ PL: việc chủ thể kiềm chế thực hiện những hành vi mà PL cấm. VD: vào phòng thi không được mang tài liệu, không quay cóp, không vượt đèn đỏ, không lấy trộm tài sản của người khác, …
– Chấp hành (thi hành) PL: việc chủ thể thực hiện 1 nghĩa vụ bằng hành động. VD: kinh doanh phải nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, …
– Sử dụng PL: là hình thức thực hiện PL mà chủ thể hiện thực hóa quyền của mình, làm điều mà PL cho phép. VD: nam nữ đủ tuổi có quyền kết hôn, quyền phòng vệ chính đáng, …
– Áp dụng PL: là trường hợp thực hiện PL đặc biệt, trong đó các chủ thể có thẩm quyền vừa tổ chức cho các chủ thể thực hiện PL, vừa có thể tạo ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể. VD tòa án áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, cảnh sát giao thông áp dụng phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm luật giao thông, …
II. Áp dụng pháp luật
1. Các trường hợp cần áp dụng PL
– Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không tự nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của NN. VD: chưa đăng ký kết hôn thì không thể ly hôn; không được nhận lương hưu nếu chưa có quyết định cho nghỉ hưu của cơ quan có thẩm quyền; không thể đi nghĩa vụ quân sự nếu không có lệnh gọi của cơ quan có thẩm quyền, không được lên lương hay khen thưởng nếu không nằm trong danh sách đề nghị, …
– Khi NN thấy cần phải áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý để hiện thực hóa các chế tài PL đối với chủ thể vi phạm PL. VD: tòa án áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, cảnh sát giao thông áp dụng phạt đối với người vi phạm luật giao thông,…
– Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể mà họ không tự giải quyết được, đồng thời yêu cầu NN can thiệp. VD: tranh chấp thừa kế, tranh chấp hợp đồng, …
– Khi NN cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với 1 số chủ thể vì lợi ích của NN, của XH hoặc của bản thân người đó, mặc dù họ không vi phạm. VD: NN bắt buộc cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bắt buộc tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc dịch bệnh, cấm tàu thuyền ra khơi khi có bão, …
– Khi NN thấy cần tham gia kiểm tra giám sát đối với việc thực hiện PL của một số chủ thể. VD: kiểm toán, thanh tra
– Khi NN cần xác lập ý nghĩa pháp lý của sự thực thực tế. VD mua bán nhà phải có thủ tục công chứng, xin xác nhận mất tích, …
2. Đặc điểm của áp dụng PL
– Áp dụng PL là hành động mang tính quyền lực NN: là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền trong việc tổ chức cho các chủ thể thực hiện PL
– Áp dụng PL phải tuân theo những hình thức và thủ tục chặt chẽ do PL quy định.
Tại sao ? Vì việc áp dụng PL là đại diện cho NN, nên phải làm đúng để người dân tin tưởng; hơn nữa, việc áp dụng PL nếu sai thường để lại hậu quả rất lớn, đặc biệt trong các vụ việc có trách nhiệm pháp lý, VD như việc án oan sai gây hậu quả rất lớn cho chủ thể bị oan (có thể ảnh hưởng đến tài sản, sức khỏe, tự do, thậm chí tính mạng con người), đồng thời gây bức xúc trong dư luận XH
– Áp dụng PL là việc hiện thực hóa các quy phạm PL vào đời sống
– Áp dụng PL là hành động điều chỉnh mang tính cá biệt, cụ thể đối với những quan hệ XH nhất định: là việc hiện thực hóa các quy phạm PL vào đời sống, được thể hiện bằng văn bản áp dụng PL
Câu hỏi: So sánh Văn bản quy phạm PL và Văn bản áp dụng PL:
Khác nhau:
Văn bản quy phạm PL | Văn bản áp dụng PL | |
– Đều là VB có giá trị pháp lý – Đều do chủ thể có thẩm quyền ban hành – Đều thể hiện ý chí của NN – Đều được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp của NN | ||
Nguồn gốc | Từ hoạt động xây dựng PL (điều chỉnh chung) bởi chủ thể có thẩm quyền ban hành VB QP PL. VD: Quốc hội ban hành luật hình sự | Từ hoạt động áp dụng PL (điều chỉnh cá biệt) bởi chủ thể có thẩm quyền áp dụng PL. VD: tòa án ban hành bản án hình sự |
Nội dung chứa đựng | Chứa các quy phạm PL: khuôn mẫu, chuẩn mực chung Điều chỉnh nhiều đối tượng | Chứa các mệnh lệnh: cá biệt cụ thể Điều chỉnh 1 hay 1 số đối tượng cụ thể, xác định |
Hình thức thể hiện | Phức tạp, thể hiện bằng văn bản luật (chia thành phần, chương, mục, điều, khoản, điểm) | Đơn giản, thể hiện bằng quyết định (chứa 1 vài điều, khoản) |
Trình tự thủ tục ban hành | Theo trình tự thủ tục xây dựng PL | Dựa vào căn cứ thực tế, dựa vào căn cứ pháp lý, và ra quyết định |
Tần suất áp dụng | Áp dụng nhiều lần, trong nhiều trường hợp, cho nhiều chủ thể | Chỉ áp dụng 1 lần cho 1 hoặc 1 số chủ thể nhất định với nội dung quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể xác định |
– Áp dụng PL là hành động đòi hỏi sự linh hoạt, chủ động
– Định nghĩa Áp dụng PL: là hoạt động mang tính quyền lực NN, được thực hiện bởi những cơ quan NN, những chủ thể được NN ủy quyền, thông qua những trình tự thủ tục chặt chẽ mà PL quy định nhằm cá biệt hóa các quy phạm PL vào các trường hợp cụ thể đối với cá nhân, tổ chức cụ thể.
3. Các giai đoạn của áp dụng PL
Gồm 4 giai đoạn:
– Xác định căn cứ thực tế:
+ thu thập chứng cứ, tình tiết: thông qua lời khai, vật chứng, dấu vết hiện trường
+ nghiên cứu khách quan, toàn diện, đầy đủ: tuyệt đối tránh thái độ chụp mũ, quy kết khi chưa đủ chứng cứ buộc tội
+ tuân thủ các quy định mang tính thủ tục gắn với vụ việc: VD quy trình đối với vụ việc hình sự:
- Khởi tố vụ án: chứng minh vụ việc đó có dấu hiệu của tội phạm, sau đó khoanh vùng xác định đối tượng nghi vấn
- Khởi tố bị can: chú ý, không được khởi tố bị can khi chưa khởi tố vụ án
- Điều tra: xác định lại chứng cứ của vụ việc, đảm bảo các thông tin chính xác
- Truy tố:
- Xét xử : tranh tụng tại phiên tòa
- Thi hành án :
+ xác định đặc trưng pháp lý của vụ việc
+ xác định chủ thể có thẩm quyền áp dụng PL với vụ việc
– Xác định căn cứ pháp lý:
Câu hỏi: Phân tích nguyên tắc lựa chọn quy phạm để áp dụng PL
Trả lời: Xác định căn cứ pháp lý chính là việc lựa chọn quy phạm để áp dụng, để cá biệt hóa cho chủ thể; tức là cần xác định được nguồn chứa văn bản quy phạm đó. Căn cứ pháp lý phải đảm bảo:
+ đang có hiệu lực
+ (xem tiếp trong phần Giai đoạn 2 của Giáo trình)
– Ra quyết định áp dụng PL: phải do đúng chủ thể có thẩm quyền ban hành, phù hợp với vụ việc, hợp pháp, và phải đảm bảo tính khả thi của quyết định áp dụng PL
– Tổ chức thi hành quyết định áp dụng PL
4. Áp dụng pháp luật tương tự
– Áp luật PL tương tự là trường hợp áp dụng PL khi mà không có quy phạm PL nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó mặc dù nó cần phải áp dụng. Lý do để áp dụng PL tương tự:
+ trong hoạt động xây dựng PL, không lường trước được hết các tình huống có thể xảy ra, không có tính dự báo cao, nên khi xuất hiện tình huống mới, PL đã không được dự kiến để áp dụng cho trường hợp đó. VD:
- vụ việc chồng chết do tai nạn, người vợ lấy tinh trùng người chồng bảo quản, 4 năm sau thu tinh nhân tạo và sinh con, PL chưa dự liệu tình huống này vì chỉ quy định trách nhiệm pháp lý khi đứa con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày người chồng chết, trong vụ việc này lại là hàng nghìn ngày, ở đây PL đã không lường trước được sự phát triển của khoa học kỹ thuật
- trước đây hình thức đào tạo chỉ là chính quy, sau do nhu cầu nên phát sinh hình thức đào tạo tại chức, văn bằng 2, vì chưa có quy chế về hình thức học này nên cơ quan quản lý thường lấy quy chế khi học chính quy để áp dụng sang (vận dụng linh hoạt).
+ có một số trường hợp rất ít khi xảy ra, mặc dù NN biết trước nhưng thấy không cần phải quy định trong luật. VD: việc mua bán nhà rất phổ biến nhưng việc đổi nhà rất hiếm, vì vậy PL không cần đặt ra quy phạm cho việc đổi nhà, khi xảy ra thì lấy quy định về mua bán nhà áp dụng linh hoạt sang cho việc đổi nhà
– Hình thức của áp dụng PL tương tự:
+ Điều kiện chung: việc áp dụng PL tương tự chỉ xảy ra khi:
- vụ việc có đặc trưng pháp lý. VD việc đổi nhà cũng là xác lập lại chủ sở hữu của ngôi nhà, nên có đặc trưng pháp lý; hay như việc học tại chức, văn bằng 2 cũng đều được cấp bằng một cách hợp pháp, nên cũng có đặc trưng pháp lý
- chưa có quy phạm PL nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó
- việc áp dụng PL tương tự không được tạo ra trách nhiệm pháp lý mới cho người được áp dụng
+ Đối với từng trường hợp áp dụng PL tương tự, có những điều kiện riêng:
- trường hợp áp dụng tương tự quy phạm PL: ngoài các điều kiện chung nêu trên, phải tìm được 1 quy phạm đang có hiệu lực để dự liệu áp dụng cho 1 trường hợp cần áp dụng. VD: việc trao đổi nhà không được quy định trong PL, có thể mượn áp dụng quy định mua bán nhà để giải quyết việc đổi nhà
- trường hợp áp dụng tương tự PL: ngoài các điều kiện chung nêu trên, không tìm được quy phạm PL tương tự, khi đó cần phải áp dụng các nguyên tắc pháp lý, hoặc ý thức PL để giải quyết. VD: trường hợp cha mẹ của 1 người anh có chức vụ to chết, người này công tác tại TƯ, cha mẹ ở nhà do người em chăm sóc, tiền phúng viếng rất nhiều, chủ yếu là từ khách viếng của người anh, tiền đó thuộc về ai, người anh bảo tiền đó là của người anh, người em bảo không được lấy mà dùng tiền đó xây mồ mả, làm giỗ hàng năm ==> tranh chấp, PL không quy định trường hợp này, quy phạm tương tự cũng không có ==> áp dụng tương tự PL: tiền đó thuộc về của chung của gia đình, không ai được lấy
III. Giải thích pháp luật
1. Khái niệm
– Là việc làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa, hiệu lực của các văn bản và các quy phạm PL, giúp cho việc nhận thức, thực hiện và áp dụng PL thống nhất, chính xác.
– Các hình thức giải thích PL:
Giải thích không chính thức | Giải thích chính thức | |
Chủ thể tiến hành | Là chủ thể bất kỳ | Là chủ thể có thẩm quyền: – chính chủ thể đã ban hành ra văn bản quy phạm PL giải thích. VD Quốc hội giải thích Hiến pháp – người được trao quyền hay ủy quyền giải thích. VD Quốc hội ủy quyền cho UB thường vụ QH giải thích hiến pháp và các luật – chủ thể áp dụng PL giải thích |
Đối tượng giải thích | Mọi văn bản quy phạm PL đang hiệu lực, đã hết hiệu lực | Chỉ văn bản quy phạm đang có hiệu lực |
Mục đích giải thích | Tìm hiểu, nghiên cứu, so sánh và vận dụng trong 1 số trường hợp | Áp dụng PL thống nhất |
Kết quả và hiệu lực | Có thể cho nhiều kết quả. Không có giá trị bắt buộc | Cho 1 kết quả thống nhất. Có giá trị bắt buộc ở 2 mức độ: – có giá trị áp dụng chung nếu đó là giải thích chính thức mang tính quy phạm. VD Nghị quyết của Văn phòng Quốc hội giải thích các văn bản luật – chỉ có giá trị áp dụng đối với 1 vụ việc nếu là giải thích chính thức mang tính cụ thể. VD tòa án ra văn bản giải thích cho việc áp dụng quy phạm PL khi ra quyết định xử lý vụ việc cụ thể |
Hình thức thể hiện kết quả | Bằng nhiều hình thức: văn bản, lời nói, hành vi, … | Luôn phải bằng văn bản. VD công văn trả lời của tòa án tối cao đối với tòa án cấp dưới, nghị quyết của UB thường vụ QH về giải thích luật |
2. Các phương pháp giải thích PL
Xem Giáo trình.
————————–
Ngày 20/10/2015
Giảng viên: thầy Bùi Xuân Phái
Vấn đề 12: Vi phạm pháp luật, Trách nhiệm pháp luật
I. Vi phạm pháp luật
1. Khái niệm vi phạm pháp luật
– Khái niệm: là hành vi trái PL, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ XH được PL bảo vệ.
– Yêu cầu: Nhận biết vi phạm PL là gì, phân biệt được vi phạm PL với các vi phạm khác (vi phạm đạo đức, vi phạm kỷ luật của các tổ chức).
Câu hỏi: Các khẳng định sau là Đúng hay Sai:
(1) Mọi hành vi trái PL đều là vi phạm PL
Sai, vì có những hành vi trái PL nhưng không bị coi là vi phạm PL. Hành vi trái PL có thể do nhiều loại chủ thể thực hiện, nhưng để hành vi đó trở thành hành vi vi phạm PL thì chủ thể đó phải là chủ thể của vi phạm PL, mà chủ thể của vi phạm PL phải là người có năng lực hành vi PL, như vậy đối với những người mất năng lực hành vi PL như bị mất trí, bị tâm thần sẽ không bị coi là vi phạm PL khi thực hiện hành vi trái PL
(2) Mọi hành vi trái PL của chủ thể có năng lực hành vi PL đều là vi phạm PL
Sai, vì trường hợp chủ thể có năng lực hành vi PL thực hiện hành vi trái PL do hoàn cảnh khách quan. VD khi đi trên đường, do trời mưa nước ngập đường, không nhìn thấy vạch kẻ đường nên đè lên vạch phân cách, thì không bị coi là vi phạm PL; VD đang đi đường bình thường, không vượt quá tốc độ, đột nhiên gặp người lao vào đầu xe, gây ra tai nạn, đây được gọi là sự kiện bất ngờ, cũng không bị coi là vi phạm PL
– Các điều kiện để nhận diện hành vi vi phạm PL:
+ phải có hành vi xác định của con người: hành vi xác định là sự xử sự bộc lộ ra bên ngoài mà có thể kiểm soát được của con người. VD người lái xe đi trên đường làng vào vụ thu hoạch lúa, bà con phơi rơm trên đường, trẻ con chơi trốn tìm lại nằm ngay ở dưới lớp rơm giữa đường, tai nạn xảy ra, hỏi người lái xe có vi phạm PL không; ở đây người lái xe không vi phạm PL vì anh ta không có hành vi cán lên đứa trẻ mà do sự biến khách quan, tức là việc anh ta đâm vào đứa trẻ là hành vi không có tính xác định ==> không phải là vi phạm PL. VD ngoại tình không bị coi là vi phạm PL, nhưng chung sống với người khác như vợ chồng lại là vi phạm PL về chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng.
Khách thể của PL là hành vi con người (chú ý: phân biệt với khách thể của quan hệ PL là lợi ích mà các bên hướng đến, như vật chất, tinh thần, hay lợi ích XH khác), tức là mục đích của PL là điều chỉnh hành vi con người.
+ hành vi đó phải trái PL: tức là hành vi ngược lại với những quy định của PL, gồm:
- Vượt quá quyền của mình, VD phòng vệ không chính đáng, người thi hành công vụ vượt quá thẩm quyền của mình, …
- Không kiềm chế được việc không tuân thủ PL, VD trộm cắp tài sản, …
- Không thực hiện hành vi PL yêu cầu mặc dù có điều kiện thực hiện: VD bác sỹ không cấp cứu bệnh nhân mặc dù có đủ điều kiện, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy,…
+ chủ thể phải có năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng gánh chịu hậu quả pháp lý của hành vi mà mình thực hiện ==> là 1 bộ phận của năng lực hành vi PL (năng lực hành vi PL là khả năng của chủ thể được PL thừa nhận và bằng khả năng đó chủ thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý, đồng thời tự mình gánh chịu hậu quả pháp lý phát sinh từ những hành vi của mình). Căn cứ để xác định năng lực trách nhiệm pháp lý là độ tuổi, năng lực nhận thức, và năng lực điều khiển và kiểm soát hành vi.
+ có lỗi của chủ thể thực hiện: lỗi là thái độ tâm lý tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái PL và hậu quả của hành vi đó. Chú ý với tình huống bất khả kháng, chủ thể đã thực hiện mọi các mà vẫn không thể tránh khỏi vi phạm PL thì không bị coi là lỗi, VD đang dừng xe đèn đỏ, thấy xe sau hỏng phanh tiến về phía mình thì không còn cách nào khác là phải vượt đèn đỏ để tránh va chạm; VD thủ kho trông coi kho hàng, gặp trận bão quá lớn, đã tìm mọi cách để chống đỡ mà vẫn không tránh khỏi thiệt hại cho kho hàng, tình huống này cũng không bị coi là có lỗi. ==> như vậy chỉ bị coi là có lỗi khi chủ thể có thể nhận thức được hậu quả của hành vi và đồng thời trong điều kiện có thể lựa chọn thực hiện cách sử xự khác
– Phân biệt vi phạm PL với các vi phạm quy định của tôn giáo, hay vi phạm đạo đức, vi phạm của tổ chức: chính là đặc điểm “trái PL” chỉ có ở vi phạm PL
2. Cấu thành vi phạm pháp luật
– Ý nghĩa của cấu thành vi phạm PL:
+ để nhận diện 1 vi phạm PL cụ thể
+ để phân biệt vi phạm PL này với vi phạm PL khác
+ là căn cứ thực tế để truy cứu trách nhiệm pháp lý
– Vi phạm PL gồm 4 yếu tố:
+ mặt khách quan
+ mặt chủ quan
+ chủ thể
+ khách thể
a. Mặt khách quan:
– là toàn bộ những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm PL, gồm:
+ hành vi trái PL: xác định căn cứ thực tế của vụ việc, tìm ra đặc trưng pháp lý của vụ việc đó để giải quyết, tức là tìm xem hành vi đó là trái quy phạm PL nào (hình sự, dân sự, hành chính, …). Tùy vào mức độ vi phạm của hành vi mà xác định quy phạm PL phù hợp, ví dụ cùng hành vi nhưng mức độ khác nhau, vi phạm nhẹ thì xử phạt hành chính, tức là chưa đến mức cấu thành tội phạm, vi phạm nặng thì chuyển sang khung hình sự. VD đánh người gây thương tích trên 10% là có thể xử lý hình sự, nếu dưới 10% thì cần xem xét thêm, nếu có sử dụng hung khí thì cũng bị xử hình sự. VD cùng là hành vi chiếm đoạt tài sản người khác, nếu là lén lút thì là trộm cắp, nếu nhanh chóng chiếm đoạt rồi tẩu thoát thì là cướp giật, nếu dùng thủ đoạn lừa dối người đó trao tài sản cho mình thì là lừa đảo
Chú ý: trong mặt khách quan của vi phạm PL, hành vi trái PL luôn phải có, đây là dấu hiệu bắt buộc phải có và là đặc trưng của vi phạm PL, không có hành vi trái PL thì cho dù có hậu quả thế nào cũng không bị coi là vi phạm PL.
+ hậu quả của hành vi: là những thiệt hại hoặc nguy cơ gây thiệt hại, luật Hình sự quy định các mức độ của hậu quả: ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. VD trong việc gây thương tích, nếu trên 60% thì là đặc biệt nghiêm trọng, từ 30 đến dưới 60% là rất nghiêm trọng, từ 11% dưới 30% là nghiêm trọng, từ 10% trở xuống là ít nghiêm trọng và có thể xử lý hành chính
Chú ý: hậu quả không luôn là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm PL, tức là các hành vi mặc dù không có hậu quả nhưng vẫn bị coi là vi phạm PL. VD vượt đèn đỏ dù không có hậu quả nhưng vẫn là vi phạm PL, vì nó đã tạo ra tác động xấu đến trật tự XH mà PL bảo vệ, hậu quả ở đây là tính nghiêm minh của PL bị coi thường.
+ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: để xác định ý nghĩa của việc xác định trách nhiệm pháp lý, giữa hành vi là hậu quả nếu có quan hệ nhân quả thì hậu quả đó mới được đưa vào xem xét để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm PL. Hậu quả có thể đến từ các nguyên nhân khác mà không phải đến từ hành vi vi phạm PL:
- VD bị tai nạn xe máy văng ra đường, bị xe sau cán lên (có thể chỉ cán vào tay hay chân), và chết, nếu đã chết do va đập khi bị văng ra đường thì hành vi của xe sau cán lên không phải là nguyên nhân.
- VD A dùng dao chém B vào tay bị thương, B đến trạm xá băng bó, 3 ngày sau B chết do bị nhiễm trùng và hoại tử, hỏi hành vi chém người của A có là nguyên nhân gây ra cái chết của B không ==> trong trường hợp này, việc A chém B chỉ là điều kiện cho việc B bị nhiễm trùng hoại tử, còn nguyên nhân của B chết là do công tác vệ sinh vô trùng đã không được thực hiện đúng quy trình.
- VD A đuổi B trong ngõ, B lao ra khỏi ngõ và bị ô tô đâm, hỏi việc A đuổi và việc B bị tai nạn có quan hệ nhân quả không ==> không có quan hệ nhân quả, vì việc B bị tai nạn là do đâm vào ô tô, hành vi của A chỉ là 1 điều kiện
+ hoàn cảnh, điều kiện, thời gian, công cụ, phương tiện, thủ đoạn vi phạm
b. Mặt chủ quan:
– là toàn bộ những diễn biến tâm lý bên trong của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, và mục đích
– Lỗi: là yếu tố quan trọng nhất để xác định mức độ, tính chất của hành vi vi phạm PL, đồng thời là yếu tố bắt buộc phải có trong mọi trường hợp vi phạm PL, không có lỗi thì không có vi phạm PL. Lỗi là thước đo trách nhiệm pháp lý để đánh giá mức độ nghiêm trọng, tính nguy hiểm của hành vi, thái độ của con người đối với hậu quả.
Phân loại lỗi:
+ Lỗi cố ý:
- Cố ý trực tiếp: mong muốn hậu quả xảy ra, chủ thể đã nhận thức được hậu quả nguy hiểm của hành vi nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả đó xảy ra, nên được coi là lỗi nguy hiểm nhất. VD giết người, hủy hoại tài sản, lừa đảo, lật đổ chính quyền. Chú ý: chỉ cần trong các yếu tố cấu thành tội phạm có lỗi “mong muốn hậu quả xảy ra” thì mặc dù hậu quả chưa xảy ra vẫn bị quy vào lỗi cố ý trực tiếp.
- Cố ý gián tiếp: chấp nhận hậu quả xảy ra, nhận thức được hậu quả nguy hiểm của hành vi mà mình thực hiện, tuy không mong muốn nhưng lại để mặc cho hậu quả xảy ra. VD không tố giác tội phạm, thấy người bị nạn mà không cứu
+ Lỗi vô ý:
- Vô ý do quá tự tin: tin rằng hậu quả không xảy ra, hoặc có thể xảy ra nhưng có thể ngăn chặn được. VD bác sỹ quá tự tin vào tay nghề của mình, không cấp cứu kịp thời nên gây ra chết người
- Vô ý do cẩu thả: không ý chức được hậu quả, đã không ý thức về hậu quả của hành vi mà mình thực hiện mặc dù có đủ điều kiện để thấy trước hoặc PL buộc phải thấy trước. VD thả rông cho, y tá không kiểm tra đã phát thuốc hết hạn sử dụng cho bệnh nhân, không đảm bảo an toàn lao động gây hậu quả (điển hình như vụ thợ hàn cẩu thả gây cháy ở Trung tâm thương mại Sài Gòn, gây cháy làm hết hơn 200 người)
Chú ý: lỗi vô ý do cẩu thả thường có hậu quả cực lớn do chủ thể không có ý thức khắc phục hậu quả, nên khi truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ nặng hơn lỗi Vô ý do quá tự tin.
————————–
Ngày 22/10/2015
Giảng viên: thầy Bùi Xuân Phái
Vấn đề 12: Vi phạm pháp luật, Trách nhiệm pháp luật (tiếp)
Trắc nghiệm: Xác định các lỗi sau:
(1) Vườn cây bị chuột cắn, người chủ chăng dây thép quanh vườn cây, nối điện vào, không ngờ có người chạm vào gây chết người. Hỏi thuộc lỗi gì ?
Trả lời: đây là lỗi vô ý do cẩu thả, vì mục đích không phải giết người mà để giết chuột.
(2) Ao nuôi ba ba bị mất trộm, chủ ao chăng dây thép, nối điện bảo vệ ao, cảnh báo “Có điện, bị điện giật chết thì phải chịu”, một đêm có người vướng vào dây thép và bị điện giật chết. Hỏi thuộc lỗi gì ?
Trả lời: đây là lỗi cố ý gián tiếp, tức là chủ ao ba ba đã chấp nhận hậu quả sẽ có người chết nếu chạm vào dây thép có điện.
(3) A và B uống rượu, lời qua tiếng lại, A tát vào mặt B, B giận quá cầm chai rượu ném vào mặt A, ném trượt nhưng trúng vào đầu của người phục vụ ở đằng sau làm người này chấn thương sọ não và tử vong. Hỏi B mắc lỗi gì ?
Trả lời: ở đây B mắc 2 lỗi (gọi là lỗi phức hợp), hành vi B ném chai rượu vào mặt A là lỗi cố ý trực tiếp, thể hiện ở việc B mong muốn A bị chai rượu ném trúng mặt, việc chai rượu làm chết người phục vụ không phải mong muốn của B, B không ý thức được việc này nên bị lỗi vô ý do cẩu thả.
Khi truy cứu trách nhiệm, B sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội giết người.
– Động cơ vi phạm PL:
+ là cái mà vì nó chủ thể thực hiện hành vi vi phạm PL, hay nói cách khác là cái thúc đẩy chủ thể vi phạm PL
+ trong các vụ án, động cơ thường được xem là tình tiết tăng nặng, rất ít khi được dùng làm tình tiết giảm nhẹ, lý do vì động cơ vi phạm PL hầu hết là xấu, rất ít động cơ vi phạm PL với tính chất tốt
– Mục đích:
+ là kết quả trong tưởng tượng của chủ thể khi thực hiện hành vi vi phạm
+ vì vậy khi xem xét, cần xem xét mục đích của chủ thể và hậu quả xảy ra
c. Chủ thể vi phạm PL:
– Điều kiện để trở thành chủ thể vi phạm PL: có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã có hành vi vi phạm PL
– Cùng một hành vi vi phạm PL nhưng do các chủ thể khác nhau thực hiện thì có thể quy tội khác nhau. VD cùng hành vi lấy trộm tài sản, nếu là người quản lý tài sản đó thì là tội tham ô, nếu không phải là người quản lý tài sản đó thì là tội trộm cắp. VD cùng là hành vi làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, nếu là công dân thì bị quy tội phản bội tổ quốc, nếu là người nước ngoài thì bị quy tội hoạt động chống phá NN hoặc tội gián điệp.
– Trong một số trường hợp, chủ thể vi phạm PL phải là chủ thể đặc biệt. VD tội đào ngũ thì chủ thể bắt buộc phải là quân nhân đang tại ngũ, tội tham ô phải là người có chức quyền, tội phản bội tổ quốc thì chủ thể phải là công dân.
– Vấn đề nhân thân: là những yếu tố gắn liền với chủ thể mà thể chuyển giao cho người khác, VD lý lịch của chủ thể như tiền án, tiền sự (như quy định: đã có tiền sự thì không được hưởng án treo), hay thân nhân tốt như đã từng được trao huân huy chương, đã từng được phong anh hùng, hay người hạn chế hiểu biết thì là tình tiết giảm nhẹ, người tái phạm thì là tình tiết tăng nặng
d. Khách thể vi phạm PL:
– Là những quan hệ XH được PL bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm PL xâm hại.
– An ninh quốc gia là khách thể đặc biệt của hành vi vi phạm PL, luôn được đặt lên hàng đầu trong hệ thống PL, và thường là kết tội tử hình. Lý do vì hành vi xâm hại an ninh quốc gia là hành vi bị các NN coi là đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quan hệ XH đặc biệt quan trọng là an ninh quốc gia, một khi an ninh quốc gia bị xâm phạm thì các quan hệ XH khác không thể được NN bảo đảm.
– Căn cứ vào tính chất của khách thể bị xâm phạm mà xác định mức độ vi phạm cho chủ thể. VD cùng là hành vi cướp tiền, nếu cướp tiền khi trên đường chủ thể mang tiền đến kho bạc nộp là hành vi trộm cướp tài sản của công dân, nếu cướp khi tiền đã vào kho bạc thì hành vi trộm cướp tài sản XHCN. VD cùng là đoạn dây điện thoại, nếu lấy trộm khi sợi dây đó còn ở trong kho thì là hành vi trộm cắp vặt, nếu lấy trộm đoạn dây đó khi nó đã được đưa vào thi công thì hành vi đó bị coi là xâm hại công trình quan trọng an ninh quốc gia.
3. Phân loại vi phạm pháp luật
Xem giáo trình
II. Trách nhiệm pháp lý
1. Khái niệm
– Trách nhiệm pháp lý chung: là nghĩa vụ pháp lý đặc biệt được PL quy định, VD trách nhiệm của các cơ quan NN trong các quan hệ XH, như trách nhiệm phải làm giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, làm sổ đỏ, … ==> trạng thái tích cực
– Trách nhiệm pháp lý cụ thể: thường gắn với hậu quả pháp lý bất lợi ==> trạng thái tiêu cực, tức là trách nhiệm pháp lý khi vi phạm PL. Có 2 trường hợp:
+ nếu chủ thể không vi phạm PL nhưng vẫn phải gánh chịu hậu quả. VD trách nhiệm bồi thường thiệt hại đặt lên cha mẹ khi con chưa trưởng thành gây hại cho người khác, VD khi đã mua bảo hiểm tai nạn thì khi đi xe bị mất lái / nổ lốp gây tai nạn thì cơ quan bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường
+ nếu chủ thể gánh chịu là người vi phạm PL: trách nhiệm pháp lý được hiểu theo nghĩa này là sự bắt buộc phải gánh chịu 1 hậu quả pháp lý bất lợi của chủ thể có hành vi vi phạm đối với vi phạm mà mình đã gây ra
– Đặc điểm: xem Giáo trình
2. Truy cứu trách nhiệm pháp lý
– là hoạt động áp dụng PL đặc biệt của các chủ thể có thẩm quyền trong việc xác định các biện pháp trách nhiệm pháp lý cho chủ thể vi phạm tương ứng với vi phạm PL mà họ đã thực hiện
Câu hỏi: Tại sao nói truy cứu trách nhiệm pháp lý là hành động áp dụng PL đặc biệt.
Trả lời: dựa vào các đặc điểm (xem Giáo trình)
+ Chỉ chủ thể có trách nhiệm truy cứu trách nhiệm pháp lý mới có thẩm quyền tiến hành
+ Chỉ thực hiện các biện pháp áp dụng trách nhiệm pháp lý chứ không tạo ra các quyền cho các chủ thể, tức là không phải tổ chức cho các chủ thể thực hiện PL mà chỉ là áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm
+ Hoạt động này chỉ dừng lại ở giai đoạn thứ 3, tức là ở bước “ra quyết định áp dụng PL”, trong 4 giai đoạn của áp dụng PL là (1) xác định căn cứ thực tế; (2) xác định căn cứ pháp lý; (3) ra quyết định áp dụng PL; (4) tổ chức thực hiện quyết định áp dụng PL
– Mục đích ý nghĩa của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý:
+ ngăn chặn vi phạm
+ khắc phục hậu quả của vi phạm
+ để giáo dục người vi phạm
+ để trừng phạt người vi phạm
+ để răn đe những nguy cơ vi phạm có thể xảy ra
– Các yêu cầu của tổ chức truy cứu trách nhiện pháp lý: xem Giáo trình, liên hệ với bài “Thực hiện và Áp dụng PL”:
+ Phải được tiến hành kịp thời, nhanh chóng
+ Đảm bảo tính hợp lí
+ Đảm bảo nguyên tắc nhân đạo
+ Đảm bảo nguyên tắc pháp chế
3. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý
– Là những cơ sở mà chủ thể có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý dựa vào đó để xác định các chế tài tương ứng với hành vi vi phạm.
– Có 2 căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý:
+ căn cứ pháp lý: là tổng hợp các qui định của PL được các chủ thể tiến hành sử dụng làm căn cứ cho tất cả các hoạt động trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lí, bao gồm
- Quy định về nội dung: là các quy định của PL hiện hành xác định hành vi nào là vi phạm PL, trách nhiệm pháp lý tương ứng với hành vi đó, những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ mức độ gánh chịu hoặc loại trừ trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm PL, những nguyên tắc áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý…, VD luật hình sự
- Quy định về hình thức và thủ tục: là các quy định của PL hiện hành xác định các vấn đề như thẩm quyền của chủ thể tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý, trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý, … VD khi truy cứu trách nhiệm hình sự thì áp dụng Luật tố tụng hình sự.
Lưu ý: Trong một số trường hợp, có thể áp dụng hiệu lực hồi tố của văn bản PL hiện hành đối với những vi phạm PL đã xảy ra trước khi nó có hiệu lực theo điều kiện mà PL quy định.
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý: (giải nghĩa: thời hiệu = thời gian có hiệu lực) là 1 khoảng thời gian được xác định bắt đầu từ khi vi phạm và trong khoảng thời gian đó các chủ thể được phép tiến hành truy cứu trách nhiệm pháp lý, nếu qua thời hiệu thì không được truy cứu trách nhiệm. Tùy loại vi phạm PL mà PL quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý khác nhau: có các loại thời hiệu ngắn, dài khác nhau, thậm chí có những vi phạm PL không quy định thời hiệu (như tội phạm chiến tranh, tội phản quốc).
Lưu ý: VD phạm tội giết người có thời hiệu 20 năm, giết người xong bỏ trốn mặc dù đã bị truy nã, sau 20 năm quay trở lại thì thời hiệu được tính từ thời điểm người đó bị bắt lại hoặc ra đầu thú. VD trốn nộp thuế có thời hiệu 2 năm, sau 2 năm không bị truy cứu trách nhiệm trốn thuế nữa (tức là có thể bị phạt trốn thuế gấp 2-3 lần số thuế phải nộp) nhưng vẫn phải nộp số thuế phải nộp cộng với lãi chậm nộp theo quy định (đây không phải là truy cứu trách nhiệm pháp lý mà buộc phải thực hiện nghĩa vụ với NN)
+ căn cứ thực tế: là bản thân vi phạm PL đã xảy ra trên thực tế, được xác định qua các yếu tố cấu thành của vi phạm đó
————————–
Ngày 24/10/2015
Giảng viên: thầy Bùi Xuân Phái
Vấn đề 14: Ý thức pháp luật và Pháp chế
I. Ý thức pháp luật
1. Khái niệm
– là tổng thể các quan niệm, quan điểm, tư tưởng của con người về PL hiện hành, PL đã có và PL cần phải có, và thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính chất và ý nghĩa pháp lý của cách xử sự của con người:
+ nếu thái độ tin tưởng PL thì hành vi sẽ tuân thủ PL
+ nếu thái độ không tin vào PL thì sẽ tỏ ra thờ ơ với PL, thậm chí chống đối PL
+ hiểu về “pháp luật cần phải có” nghĩa là những tư tưởng, học thuyết về PL có tính tiên phong cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống PL
2. Đặc điểm
– Ý thức PL là 1 hình thái ý thức XH: tức là ý thức PL sẽ có toàn bộ những đặc điểm của hình thái ý thức XH nói chung:
+ do tồn tại XH quy định
+ phản ánh tồn tại XH
+ có khuynh hướng lạc hậu so với tồn tại XH
+ có tính độc lập tương đối so với tồn tại XH
– Trong một số trường hợp, ý thức PL có thể vượt trước tồn tại XH, đó chính là những tư tưởng PL vượt trước thực tiễn ==> làm tiền đề cho hệ thống PL trong tương lai
– Ý thức PL có tính kế thừa: kế thừa các tư tưởng, quan điểm PL của các thời kỳ trước
– Ý thức PL có khả năng tác động trở lại với tồn tại XH, và đồng thời ý thức PL có thể tác động lên các đối tượng khác của kiến trúc thượng tầng như NN, PL, tôn giáo, …
– Ý thức PL là 1 hiện tượng mang tính giai cấp: trong đó có ý thức PL của giai cấp thống trị, giai cấp bị trị và giai cấp trung gian
3. Quan hệ giữa ý thức PL và PL
– Mối quan hệ đó thể hiện ở sự ảnh hưởng tác động qua lại giữa 2 yếu tố này:
+ ở hoạt động xây dựng PL: ý thức PL giữ vai trò là cơ sở tư tưởng trực tiếp để củng cố và hoàn thiện hệ thống PL, trong đó đặc biệt vai trò của bộ phận PL mang tính tiên phong.
+ ở hoạt động thực hiện PL: ý thức PL có vai trò thúc đẩy và đảm bảo cho PL được thực hiện 1 cách tích cực, đầy đủ và chính xác
4. Giáo dục pháp luật
– Mục đích:
+ nâng cao ý thức PL
– Nội dung:
+ giáo dục tri thức PL gắn với mục tiêu nhận thức: để từng người dân hiểu PL
+ giáo dục tình cảm PL gắn với mục tiêu thái độ: để từng người dân tôn trọng PL
+ giáo dục kỹ năng hành xử theo PL gắn với mục tiêu hiệu quả của việc thực hiện PL
+ giáo dục thói quen hành xử theo PL: làm sao để biến PL thành tập quán
II. Pháp chế
1. Khái niệm
– Là sự đòi hỏi của XH dân chủ đối với tất cả các chủ thể PL trong việc tôn trọng và thực hiện PL một cách nghiêm chỉnh, đầy đủ và chính xác.
– Các biểu hiện của pháp chế:
+ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy NN:
- về mặt tổ chức, nó xác định các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của bộ máy NN,
- xác định mối quan hệ giữa các yếu tố của bộ máy NN,
- về mặt hoạt động, nó quy định bộ máy NN chỉ được làm gì, phải làm những gì
+ là nguyên tắc thành lập và hoạt động của các tổ chức phi NN: các tổ chức phi NN được làm mọi thứ mà PL không cấm
+ là nguyên tắc xử sự của cá nhân: quyền luôn đi đôi với nghĩa vụ, cá nhân được mà những gì PL không cấm
+ là sản phẩm của nền dân chủ: dân chủ là cơ sở để hình thành nên pháp chế, còn pháp chế đảm bảo cho nền dân chủ tồn tại
2. Các yêu cầu cơ bản của pháp chế
– Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp:
+ trong hoạt động xây dựng PL: phải căn cứ vào Hiến pháp, các luật được coi là chi tiết hóa của hiến pháp, các văn bản dưới luật là chi tiết hóa các luật, và toàn bộ hệ thống văn bản PL không được trái Hiến pháp, và phải được đúng cơ quan có thẩm quyền ban hành, phù hợp về mặt nội dung và hình thức, mọi văn bản PL trái với Hiến pháp đều vô hiệu
+ trong phương diện thực hiện PL: coi Hiến pháp là cơ sở pháp lý đầu tiên và cao nhất, việc áp dụng các luật phải trên nguyên tắc không được trái với Hiến pháp, mọi quyết định PL trái với Hiến pháp đều bị coi là vô hiệu
– Phải đảm bảo tính thống nhất của PL trong phạm vi toàn quốc:
+ thống nhất về mặt nhận thức, phải đúng, đủ, kịp thời, trong đó nhấn mạnh vai trò giải thích PL chính thức
+ PL phải được thực hiện 1 cách thống nhất và không có ngoại lệ, nhưng lưu ý có tính đến yếu tố vùng miền, địa phương
Tổng kết môn học Nhà nước và Pháp luật:
1. Nhà nước
Nội dung trung tâm là Quyền lực nhà nước:
+ Quyền lực NN ở đâu ra: từ nguồn gốc hình thành NN
+ Quyền lực NN được biểu hiện như thế nào: từ khái niệm NN (định nghĩa NN và 5 đặc trưng của NN)
+ Quyền lực NN là của ai và phục vụ ai: từ bản chất của NN (tính giai cấp và tính XH)
+ Quyền lực NN để làm gì: để thực hiện các chức năng của NN. Từ chức năng của NN sẽ hình thành bộ máy NN. Bộ máy NN được cấu tạo từ các cơ quan NN.
+ Quyền lực NN được thực hiện bằng cách nào: từ hình thức NN (chính thể, cấu trúc, chế độ chính trị)
2. Pháp luật
Nội dung trung tâm là Hành vi pháp luật:
– Hành vi hợp pháp:
+ gồm được làm gì / không được làm gì / phải làm gì / làm như thế nào ==> được nêu trong bộ phận Quy định của Văn bản quy phạm PL
+ bộ phận Giả định của VB QP PL gồm có:
- Hoàn cảnh gắn với Sự kiện pháp lý
- Chủ thể gắn với Quan hệ PL. Quan hệ PL gắn với Khách thể và Nội dung. Nội dung gồm có Quyền và Nghĩa vụ pháp lý. Quyền và Nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong việc thực hiện và áp dụng PL: khi nào và như thế nào ==> ý thức và thái độ PL
– Hành vi bất hợp pháp:
+ là vi phạm PL
+ gắn với cấu thành vi phạm PL:
+ là cơ sở để truy cứu tránh nhiệm pháp lý
==> chính là hiện thực hóa Chế tài (là 1 bộ phận của Văn bản QP PL)
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Slide Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật
-
Slide Bài Giảng Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật - 123doc
-
Tài Liệu ôn Tập, ôn Thi Môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật
-
Slide Bài Giảng Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật
-
Bài Giảng Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật - Trần Đoàn Hạnh
-
Bài Giảng Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật - TaiLieu.VN
-
Download Tài Liệu Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật
-
Giới Thiệu Môn Học Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật - YouTube
-
Nhập Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật
-
Slide Bài Giảng Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật : Đại Cương Về Nhà
-
[PDF] Giáo Trình Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật
-
Giáo Trình Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật PDF - ViecLamVui
-
Trang Thông Tin Bộ Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật - Facebook
-
Bài Giảng Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật