Bài Giảng Môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam Chương Kết Luận - TaiLieu.VN
Có thể bạn quan tâm
- Di sản văn hoá
- Văn hóa Nhật Bản
- Bảo tàng lịch sử
- Lịch sử văn minh thế giới
- Cơ sở văn hóa Việt Nam
-
- Văn hóa Việt Nam
- Lịch sử Việt Nam
- HOT
- LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
- CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
- FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
- CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
- CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
- TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
- LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
- FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
- FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10
Thêm vào BST Báo xấu 2.579 lượt xem 345 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủNhững yếu tố khách quan vũ trụ còn gọi là yếu tố địa - văn hóa cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc, từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử và trong tương lai gọi là hằng số văn hóa.Lớp văn hóa bản địa Việt Nam được tạo ra trên nền tảng Nam Á Đông Nam Á
AMBIENT/ Chủ đề:- Cơ sở văn hóa Việt Nam
- Bài giảng văn hóa Việt Nam
- Truyền thống Việt Nam
- Văn hóa học đại cương
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Đăng nhập để gửi bình luận! LưuNội dung Text: Bài giảng môn cơ sở văn hóa Việt Nam chương kết luận
- Về quan điểm giáo dục, Hồ Chí Minh học tập ở Nho học cái vai trò, phương pháp giáo dục cải thiện và cải tạo con người Người có tầm nhìn rộng lớn, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc và nhân dân thế giới vì lợi ích dân tộc ta và cách mạng của nhân loại. Từ Nguyễn Ái Quốc đến Hồ Chí Minh, Người đi từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đến một người cộng sản chân chính. Nhà báo Nga Mandelstamm đã nhận xét “Nguyễn Ái Quốc thấm đượm một chất văn hóa - không phải thứ văn hóa Châu Âu, có lẽ đấy là nền văn hóa của tương lai“. Nghị quyết của UNESCO ghi rõ: “sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình “. CHƯƠNG KẾT LUẬN : VĂN HOÁ VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI 1. Hằng số văn hoá Việt Nam Những yếu tố khách quan vũ trụ (còn gọi là yếu tố địa - văn hóa) cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa dân tộc, từ đó sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử (và trong tương lai ) - gọi là hằng số văn hóa. Lớp văn hóa bản địa Việt Nam được tạo ra trên nền tảng Nam Á và Đông Nam Á (nguyên là vùng Đông Nam Á cổ đại) đã sinh ra những đặc điểm bền vững sau đây: Nghề nông trồng lúa nước. Kéo theo những giá trị văn hóa khác như: kĩ thuật canh tác, một số gia súc chăn nuôi như trâu, bò, heo, gà, vịt, một số cây trồng: khoai, sắn, bắp, rau trái... Cơ cấu bữa ăn chủ yếu vẫn là: cơm - rau - cá. Từ những hằng số văn hóa ấy, một số đặc trưng được hình thành gọi là bản sắc văn hóa dân tộc. 2. Bản sắc văn hoá dân tộc Xuất phát từ nghề nông trồng lúa nước và các hằng số văn hóa, dẫn đến các giá trị văn hóa chủ yếu sau: Tổ chức làng xã bền vững, ổn định. Tính cộng đồng, tính đoàn kết Tính tự trị, tính dân chủ, ý thức độc lập dân tộc và lòng yêu nước nồng nàn Lối sống thiên về quân bình hài hòa âm dương,trọng tình cảm hơn lí trí, trọng văn hơn võ, mềm dẻo hiếu hòa. Lối ứng xử năng động, linh hoạt, khả năng thích nghi cao với mọi tình huống, biến đổi. Lối tư duy tổng hợp và biện chứng Tinh thần dung hợp và xu hướng kết hợp, tích hợp nhiều nguồn văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc là sự kết tinh toàn bộ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tồn tại dưới dạng tinh thần (trong mỗi con người Việt Nam tiêu biểu). Bản sắc ấy còn gọi là tính cách văn hóa - cá tính văn hóa của dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc cũng chứa đựng cả mặt trái, những nhược điểm cố hữu. Chúng ta cần nhìn nhận nhược điểm ấy để có quyết tâm và biện pháp sửa chữa. Bản sắc văn hóa rất ổn định, bền vững, chậm thay đổi.
- 3. Gía trị văn hoá truyền thống Là tất cả những giá trị văn hóa còn thích hợp với thời đại ngày nay (“Truyền”: lớp trước chuyển giao, “thống”: lớp sau tiếp nhận. Khi truyền và nhận đều có sự chọn lựa, gạn lọc bỏ đi những giá trị lỗi thời) Giá trị văn hóa truyền thống, bao gồm cả những giá trị văn hóa dân tộc khác vốn đã được dân tộc ta tiếp thu, trải nghiệm qua thời gian, đã được dung hợp, tích hợp (còn gọi là Việt Nam hóa). 4. Gía trị văn hoá tiêu biểu Là một số trong những giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt riêng của Việt nam, là phần đóng góp vào nền đại văn hóa vô cùng phong phú của nhân loại. Gồm một số nhóm giá trị văn hóa sau Đồ cổ: Trống đồng,thạp đồng,đồ gốm, đồ thủ công mỹ nghệ cổ, đồng tiền cổ … Những thứ này cần được bảo tàng. Đó là những kỉ vật của tổ tiên để lại. Viện (nhà) bảo tàng là nơi trưng bày các di vật cổ cho các thế hệ con cháu xem, nhằm thỏa mãn tình cảm của người dân một nước, giáo dục lòng tự hào dân tộc và giới thiệu, giao lưu với bạn bè dân tộc khác.Bên cạnh đó, viện baỏ tàng cũng phục vụ cho nghiên cứu khoa học. Đồ cổ là những vật quí, di sản chung của dân tộc, không thể sản xuất thêm nữa. Các quốc gia đều nghiêm cấm buôn bán đồ cổ, đặc biệt không để lọt ra nước ngoài. Công trình kiến trúc cổ: Đền đài, lăng tẩm, công trình cổ khác cần được bảo tồn (giữ gìn, trùng tu, khai thác) Tiếng Việt: Là sản phẩm đặc biệt do tất cả người Việt tạo nên suốt trường kì lịch sử.Tiếng Việt cần được giữ gìn, phổ thông hóa, chính âm, chính tả và trong sáng. Các giá trị văn nghệ dân gian: cần được sưu tầm, khai thác, kế thừa và phát huy. Đây là những giá trị cổ nhưng vẫn còn sức sống như: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ. Âm nhạc cổ truyền, dân ca, sân khấu dân gian (Chèo, tuồng, ca tài tử Nam bộ, dân ca kịch các vùng, như Quan họ Bắc Ninh, Nghệ Tĩnh, và các dân tộc như Khmer, Tây nguyên, Tày, Thái. v.v… Những tác phẩm cổ điển đặc sắc như Thơ văn Lý -Trần, thơ văn Nguyễn Trãi, Truyện Kiều, Bà huyện Thanh Quan..v.v… Một số nghề thủ công độc đáo như mây tre đan (đương), làm trống, kim hoàn, thêu may, áo dài phụ nữ, dệt lụa tơ tằm... Những thủ thuật y học cổ truyền (Đông Nam Y), cây thuốc nam Những món ăn dân tộc độc đáo. . v. v... 5. Văn hoá truyền thống đứng trước công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hóa Từ cuối thế kỉ 20 sang thế kỷ 21, Việt Nam bước vào cuộc giao lưu rộng rãi đa phương với các nền văn hóa Âu - Mỹ, Đông Nam Á và các dân tộc khác.Chúng ta cần đặc biệt lưu ý khi giao lưu với các nền văn hóa Aâu - Mỹ. Đứng trước thời đại mở cửa, đất nước ta tiến hành đổi mới, trước hết phải đối mặt với nền kinh tế thị trường. (Trong nền văn hóa truyền thống, dân tộc Việt nam đã quen với kinh tế bao cấp và lối sản xuất nhỏ tiểu nông, chưa trải qua kinh tế thị trường)
- Chắc chắn sẽ có những cái được và cái mất. Được những cái hay nhưng cũng “được” cả những “cái dở “. Mất đi những cái cũ xấu, nhưng cũng có nguy cơ mất luôn cả những giá trị tốt đẹp truyền thống. Xem bảng dự báo dưới đây: CÁI DỞ CÁI HAY Cái được(thêm) Cái thoát khỏi Cái mất mát Cái nhiễm phải Đô thị, công nghiệp Đô thị nông thôn bị Nạn ô nhiễm môi Môi trường tự nhiên phát triển khống chế trường Đời sống vật chất Sự nghèo nàn thiếu Lối sống tình nghĩa Lối sống thực dụng cao, tiện nghi đầy đủ thốn Tinh thần tự do phê Tính tập thể, Sự ổn Lối sống cá nhân chủ Thói gia trưởng định gia đình nghĩa phán Sự liên kết quốc tế Thói địa phương cục Tính tự trị, tự lực Hiện tượng đồi trụy rộng rãi bộ chủ nghĩa Trong tình hình đó, chúng ta cần phát huy những ưu điểm của bản sắc văn hóa dân tộc như : tính tổng hợp, năng động, thích nghi cao trong việc xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến. Đặc biệt, chúng ta cần mạnh dạn, dũng cảm sửa chữa những căn bệnh như: Bệnh tùy tiện Ý thức yếu kém về pháp luật Thói quen sản xuất nhỏ Thói gia trưởng, bệnh quan liêu và cửa quyền Thói gia đình chủ nghĩa, xuề xòa đại khái Thói cục bộ địa phương. . . Hiện nay , đất nước ta cũng đã có sẵn những điều kiện thuận lợi cơ bản là : Vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông , giao thương quốc tế Tình hình an ninh chính trị quốc gia ổn định , bền vững Nhân dân đoàn kết một lòng Tóm lại, đất nước ta đã có đủ ba điều kiện : thiên thời - địa lợi - nhân hòa để bước vào giai đoạn phát triển mới .
- Phụ lục 1 Đất nước (chương 5 của trường ca Mặt đường khát vọng - tác giả Nguyễn Khoa Điềm) Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa. . . mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng Đất Nước có từ ngày đó . . . Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm * Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuất Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hằng năm ăn đâu làm đâu cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ * Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn , to lớn * Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời . . .
- Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con Rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên Con cóc con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc , Ông Trang , Bà Đen , Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình , một ao ước , một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta . . . * Em ơi em Hãy nhìn rất xa Vào bốn nghìn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà đàn bà cũng đánh Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ truyền lửa qua mỗi nhà , từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại để Đất Nước này là đất nước nhân dân Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại Dạy anh biết “ yêu em từ thuở trong nôi “ Biết quí công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi. (Nguyễn Khoa Điềm)
- Phụ lục 2 Tiếng Việt (thơ Lưu Quang Vũ) Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa Khi hun thuyền , gieo mạ , lúc đưa nôi Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời “Đá cheo leo trâu trèo trâu trượt” đi mòn đàng dứt cỏ đợi người thương đây muối mặn gừng cay lòng khế xót ta như chim trong tiếng Việt như rừng Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa 0ùng tre ngà và mềm mại như tơ Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối Tiếng heo may gợi nhớ những con đường Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất Nàng Mị Châu quì xuống lạy cha già Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng Cao quí thâm trầm rực rỡ vui tươi Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người Như tiếng sáo , như dây đàn máu nhỏ Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
- Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi như vị muối chung lòng biển mặn như dòng sông thương mến chảy muôn đời Ai thuở trước nói những lời thứ nhất còn thô sơ như mảnh đá thay rìu điều anh nói hôm nay , chiều sẽ tắt ai người sau nói tiếp những lời yêu ? Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển có gọi thầm tiếng việt mỗi đêm khuya ? ai ở phía bên kia cầm súng khác cùng tôi trong tiếng Việt quay về Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ quên nỗi mình , quên áo mặc cơm ăn Trời xanh quá , môi tôi hồi hộp quá Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình . . . (Lưu Quang Vũ)
- VĂN HOÁ HỌC VÀ CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM CÂU HỎI VÀ BÀI T ẬP Chương I: VĂN HÓA HỌC 1. Nêu các đặc trưng cần và đủ để phân biệt văn hóa với các khái niệm khác. Trên cơ sở đó , thử xây dựng một định nghĩa về văn hóa. 2. Trình bày cấu trúc của văn hóa và các bộ phận của nó. 3. Nêu các đặc trưng cơ bản trong các lĩnh vực của loại hình văn hóa nông nghiệp và mối liên hệ giữa chúng. Chương II: XÁC ĐỊNH TỌA ĐỘ NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM 4. Tại sao khi nói về Việt Nam và Đông Nam Á, người ta thường nhắc đến “tính thống nhất trong sự đa dạng“ ? Giới thiệu sơ lược 6 vùng văn hóa Việt Nam . 5. Nêu những giai đoạn cơ bản trong sự hình thành dân tộc Việt Nam. 6. Văn hóa Việt Nam hình thành và phát triển trong hoàn cảnh địa lí - khí hậu và lịch sử xã hội như thế nào? 7. Nêu tiến trình văn hóa Việt Nam và những đặc điểm cơ bản trong từng giai đoạn. CHƯƠNG III: BỐN NỘI DUNG CỦA NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM III.1. Văn hóa nhận thức 8. Hãy giới thiệu về khái niệm âm dương và nêu hai qui luật của nó. 9. Hãy giới thiệu về các khái niệm tam tài, ngũ hành và mối quan hệ giữa chúng. 10. Cho biết sự khác biệt giữa lịch âm dương với các loại lịch khác. 11. Thế nào là hệ đếm can chi và cách đổi từ năm dương lịch sang năm can chi và ngược lại ? 12. Hãy giải thích quan niệm cổ truyền cho rằng con người như một vũ trụ thu nhỏ. III.2. Văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng và cá nhân 13. Nêu các nguyên tắc tổ chức nông thôn. 14. Hãy giới thiệu những biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng và tính tự trị làng xã. 15. Hãy trình bày ưu điểm và nhược điểm trong tính cách Việt Nam bắt nguồn từ tính cộng đồng và tính tự trị. 16. Nêu những đặc điểm của mối quan hệ “làng - nước“ ở Việt Nam. 17. Nêu những đặc điểm của tổ chức đô thị Việt Nam truyền thống. 18. Nêu những đặc điểm chung của tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống và những hệ quả của nó. 19. Hãy trình bày về tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam và những hệ quả của nó. 20. Trình bày về tín ngưỡng sùng bái tự nhiên ở Việt Nam truyền thống. 21. Trình bày về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần ở Việt Nam truyền thống . 22. Nêu các đặc điểm của phong tục hôn nhân và tang ma cổ truyền ở Việt Nam. 23. Hãy giới thiệu về lễ tết và lễ hội ở Việt Nam truyền thống. 24. Trình bày các đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam
- 25. Nêu những biểu hiện của tính biểu trưng trong nghệ thuật thanh sắc và hình khối Việt Nam truyền thống. 26. Nêu những biểu hiện của tính biểu cảm và tính tổng hợp trong nghệ thuật thanh sắc và hình khối Việt Nam truyền thống. 27. Nêu những biểu hiện của tính linh hoạt trong nghệ thuật thanh sắc Việt Nam truyền thống. 28. Nêu những đặc trưng của văn hóa Việt Nam thể hiện qua cây đàn bầu. III.3. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên 29. Hãy trình bày cơ cấu bữa ăn truyền thống và các đặc trưng cơ bản trong văn hóa ăn uống của người Việt Nam. 30. Hãy nêu những đặc điểm cơ bản trong chất liệu và cách thức may mặc truyền thống của người Việt Nam. 31. Hãy nêu những đặc điểm của việc đi lại ở Việt Nam truyền thống. 32. Hãy nêu những đặc điểm của kiến trúc Việt Nam cổ truyền. 33. Văn hóa ứng xử trong môi trướng quốc tế 34. Hãy cho biết những nét bản sắc của văn hóa Chăm. 35. Giới thiệu quá trình du nhập của Phật giáo và các tông phái ở Việt Nam. 36. Hãy nêu các đặc điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam. 37. Nêu và phân tích những nội dung cơ bản của Nho giáo. 38. Hãy nêu các đặc điểm cơ bản của Nho giáo Việt Nam. 39. Nêu những nội dung và các đặc điểm cơ bản của Đạo giáo Việt Nam. 40. Nêu những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối với văn hóa Việt Nam trên các phương diện. 41. Hãy nêu các đặc điểm của văn hóa đối phó trong môi trường quốc tế. 42. Nêu những biểu hiện về tính dung hợp của văn hóa Việt Nam trong ứng xử giao lưu quốc tế. MỘT SỐ CÂU HỎI KHÁC (vận dụng thực hành, thực tế và suy luận) 43. Nêu mối quan hệ giữa các khái niệm âm dương - tam tài - ngũ hành. 44. Hãy nêu mối quan hệ giữa Nho giáo - Phật giáo - Đạo giáo. 45. Hãy nêu mối quan hệ giữa nông thôn - quốc gia - đô thị . 46. Hãy chỉ ra mối quan hệ chỗ giống và khác nhau giữa triết lí âm dương và tín ngưỡng phồn thực. 47. Hãy nêu mối quan hệ giữa các tôn giáo ngoại nhập với các tín ngưỡng cổ truyền. 48. Chỉ ra và phân tích chỗ giống nhau giữa hai hiện tượng: sân khấu cải lương và tà áo dài phụ nữ tân thời Việt Nam. 49. Hãy nêu những biểu hiện của tính tổng hợp trong các lĩnh vực của văn hóa Việt Nam. 50. Hãy nêu những biểu hiện của tính động (linh hoạt) trong các lĩnh vực của văn hóa Việt Nam. 51. Nêu những biểu hiện lối ứng xử tế nhị của người VN qua những lĩnh vực văn hóa mà anh chị biết. 52. Hãy nêu những biểu hiện của truyền thống quân bình hài hòa âm dương trong các lĩnh vực văn hóa Việt Nam. 53. Hãy nêu những biểu hiện của khuynh hướng trọng tình cảm, thiên về âm tính trong các lĩnh vực của văn hóa Việt Nam.
- 54. Nêu chỗ giống nhau trong cách ứng xử của người Việt Nam qua giao tiếp bằng ngôn từ, giao tiếp khi ăn uống và trong cách ăn mặc truyền thống của phụ nữ ? 55. Giải thích nguồn gốc tự nhiên và xã hội của thành ngữ “con Rồng cháu Tiên“ 56. Phân tích tính cách văn hoá nông nghiệp của truyền thuyết "cá hóa rồng" 57. Hãy giải thích thứ bậc truyền thống “sĩ - nông - công - thương“ và câu tục ngữ “nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông , nhất nông nhì sĩ “ . 58. Nêu các biện pháp bảo đảm sự ổn định của làng xã Việt nam cổ truyền 59. Hãy nêu ảnh hưởng văn hóa truyền thống đối với ý thức pháp luật của người VN . 60. Hãy so sánh vai trò của tập thể và cá nhân ở Việt Nam và Phương Tây , nêu những hệ quả của nó . 61. Nêu những đóng góp chủ yếu của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Hồ Chí Minh - ba danh nhân văn hóa thế giới vào nền văn hóa của nhân loại . 62. Bản sắc văn hóa và văn hóa cổ truyền trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa . THƯ MỤC THAM KHẢO Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam – GSTS.Trần Ngọc Thêm (tài liệu chính) 1. Cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Ngọc Thêm 2. Việt Nam văn hóa sử cương - Đào Duy Anh 3. Đại cương văn hóa phương Đông - Lương Duy Thứ và nhóm tác giả 4. Đại cương lịch sử văn minh phương Tây - Đỗ Văn Nhung 5. Cơ sở văn hóa Việt nam - Trần Quốc Vượng 6. Văn hóa học đại cương - Trần Quốc Vượng và nhiều tác giả 7. Phùng Hoài Ngọc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Tư tưởng - CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Phần 2)
5 p | 2348 | 809
-
Bài giảng môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam
113 p | 2405 | 536
-
Đề cương bài giảng môn Triết học Chương VI: Chủ nghĩa duy vật biện chứng – Cơ sở của thế giới quan khoa học - PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng, TS. Lê Hữu Ái
27 p | 1005 | 192
-
Bài giảng môn Tư tưởng - CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
13 p | 577 | 157
-
Bài giảng môn học Khoa học giao tiếp - Th.S. Nguyễn Ngọc Lâm
100 p | 457 | 129
-
Đề cương bài giảng môn học Khoa học quản lý - GS.TS Nguyễn Kim Truy
103 p | 391 | 115
-
Bài giảng môn học: Xã hội học đại cương - TS. Lê Thị Mai
96 p | 435 | 83
-
Bài giảng Môn học Lý luận dạy học - ThS. Tiêu Kim Cương
85 p | 358 | 81
-
Bài giảng môn học Cơ sở ngôn ngữ
47 p | 279 | 56
-
Tóm lược bài giảng Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
23 p | 334 | 48
-
Bài giảng môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam
94 p | 261 | 47
-
Bài giảng môn Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1 - PGS.TS Nguyễn Thời Trung
40 p | 295 | 39
-
Bài giảng môn Quản trị văn phòng
141 p | 297 | 34
-
Bài giảng môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam – TS. Trần Quang Khánh
86 p | 163 | 22
-
Môn cơ sở văn hóa Việt Nam và đổi mới phương pháp dạy học: Phần 1
88 p | 126 | 20
-
Môn cơ sở văn hóa Việt Nam và đổi mới phương pháp dạy học: Phần 2
269 p | 104 | 17
-
Vận dụng mối quan hệ giữa các môn cơ sở ngành và các môn chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
3 p | 12 | 3
-
Kinh nghiệm tự chủ trong thực tế giảng dạy bộ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam ở Học viện Quản lý giáo dục
10 p | 10 | 1
- Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
- Không hoạt động
- Có nội dung khiêu dâm
- Có nội dung chính trị, phản động.
- Spam
- Vi phạm bản quyền.
- Nội dung không đúng tiêu đề.
- Về chúng tôi
- Quy định bảo mật
- Thỏa thuận sử dụng
- Quy chế hoạt động
- Hướng dẫn sử dụng
- Upload tài liệu
- Hỏi và đáp
- Liên hệ
- Hỗ trợ trực tuyến
- Liên hệ quảng cáo
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.
Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENTTừ khóa » Hằng Số Văn Hóa Là Gì
-
Hằng Số Văn Hóa Và Nguyên Tắc ưu Tiên đạo đức - Báo Nhân Dân
-
Hằng Số Của Văn Hóa Việt Nam Là Gì - Học Tốt
-
Hằng Số Văn Hóa Việt Nam Cổ Truyền Về Mặt Chủ Thể Là:
-
Hằng Số Văn Hóa Việt Nam Là Gì Khái Niệm - 123doc
-
Hằng Số Văn Hóa Việt Nam Là Gì - 123doc
-
Hằng Số Văn Hóa Là Gì - Blog Của Thư
-
Hằng Số Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Bài Giảng Môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam Chương Kết Luận - TailieuXANH
-
Bài 7: Văn Hóa Và Phát Triển - Hoc247
-
Văn Hóa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hằng Số – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hằng Số Là Gì? Ví Dụ Về Hằng Số? - Luật Hoàng Phi
-
Văn Hóa Biểu Tượng Việt Nam Thuộc Hằng Số Chẵn
-
Câu Hỏi ôn Tập Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Quizlet