Bài Giảng Môn Học Ngữ Văn Lớp 7 - Luyện Tập Về Từ Ghép Và Từ Láy
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức về từ ghép, từ láy.
- Rèn luyện kỹ năng phát hiện và sử dụng từ ghép và từ láy.
II. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, sách TLTK
- HS: Ôn tập lí thuyết, làm các BT trong SGK.
III.Tiến trình dạy- học:
36 trang linhlam94 6910 5 Download Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Luyện tập về từ ghép và từ láy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên Ngày soạn: 4/10/2010. Buổi 1: Luyện tập về từ ghép và từ láy. I . Mục tiêu: - Giúp HS củng cố kiến thức về từ ghép, từ láy. - Rèn luyện kỹ năng phát hiện và sử dụng từ ghép và từ láy. II. Chuẩn bị: GV: Soạn bài, sách TLTK HS: Ôn tập lí thuyết, làm các BT trong SGK. III.Tiến trình dạy- học: Ổn định: Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV hướng dẫn HS ôn lý thuyết về từ ghép và từ láy.( khái niệm, phân loại, nghĩa...) GV gọi HS tìm các ví dụ tương ứng với mỗi loại từ. GV lưu ý HS phân biệt được đối với từ ghép thì giữa các tiếng có quan hệ về nghĩa, còn từ láy thì giữa các tiếng có quan hệ về âm. GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ. GV hướng dẫn HS làm BT. ? Phân loại từ ghép trong các từ sau? Ốm yếu, xe lam, tốt đẹp, xăng dầu, rắn giun, núi non, xem bói, cá lóc, bánh cuốn, cơm nước, núi sông, rau muống, ruộng vườn. ? So sánh nghĩa của từng tiếng trong nhóm các từ ghép? a, trông mong, tìm kiếm, giảng dạy. b, buồn vui, ngày đêm, sống chết. ?Giải thích nghĩa của từ ghép? a, Mọi người cùng nhau gánh vác việc chung. b, Đất nước ta đang trên đà phát triển. c, Bà con ăn ở với nhau rất hòa thuận. ? Phân loại từ láy gợi hình ảnh, âm thanh, trạng thái: ha hả, khẳng khiu, rì rào,nhấp nhô, ầm ầm, lom khom, đung đưa, leng keng, mấp mô. ?Xác định sắc thái ý nghĩa và đặt câu với mỗi từ: nhỏ nhắn, nhỏ nhặt, nhỏ nhen, nhỏ nhoi, nhỏ nhẻ. ? Viết đoạn văn nói về tâm trạng của em khi dược điểm cao trong đó có sử dụng từ ghép, tứ láy chỉ tâm trạng? HS viết, trình bày GV chữa. I.Phân biệt từ ghép và từ láy: 1. Từ ghép: - Khái niệm: - Phân loại: + Từ ghép đẳng lập. + Từ ghép chính phụ. -Nghĩa của từ ghép: +TGĐL có tính chất hợp nghĩa. + TGCP có tính chất phân nghĩa. 2.Từ láy: - Khái niệm: - Phân loại: + Từ láy toàn bộ. + Từ lá bộ phận: vần, phụ âm đầu - Nghĩa của từ láy:+Được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. + Những từ láy có tiếng gốc có thể có những sắc thái khác nhau: biểu cảm, giảm nhẹ, nhấn mạnh... II. Bài tập luyện tập: BT1:Phân loại các từ ghép: - TGĐL: Ốm yếu, tốt đẹp, xăng dầu, núi non, cơm nước, núi sông, ruộng vườn. - TGCP: còn lại. BT2:So sánh nghĩa: a, các tiếng trong mỗi từ đồng nghĩa với nhau. b, các tiếng trong mỗi từ trái nghĩa nhau. BT3: Giải thích nghĩa a, Gánh vác: đảm đương cùng chịu trách nhiệm. b, Đất nước: một quốc gia. c, Ăn ở: cách cư xử. BT4: Xác định và phân loại từ láy: TL gợi hình ảnh: khẳng khiu, lom khom, TL gợi âm thanh: ha hả, ầm ầm, rì rào, leng keng. TL gợi trạng thái: nhấp nhô, đung đưa, mấp mô. BT5: Giải nghĩa và đặt câu: Nhỏ nhắn: nhỏ và trông cân đối dễ thương. Nhỏ nhặt: nhỏ bé, vụn vặt không đáng chú ý. Nhỏ nhen: tỏ ra hẹp hòi, hay chú ý đến việc nhỏ về quan hệ đối xử. Nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, gây ấn tượng mong manh, yếu ớt. Nhỏ nhẻ: : (nói năng, ăn uống) thong thả, chậm rãi, với vẻ giữ gìn, từ tốn. BT6: Viết đoạn văn: IV. Củng cố và dặn dò: Nhận xét buổi học. BT về nhà: Tìm 3 từ láy tượng thanh, 3 từ láy tượng hình và đặt câu. Hoàn chỉnh BT 6. Ngày soạn: 12/10/2010 Buổi 2: Rèn luyện kĩ năng làm văn biểu cảm I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về đặc điểm của văn bản biểu cảm. - Luyện tập về cách làm bài biểu cảm. II. Chuẩn bị: - GV: soạn bài - HS: làm bài tập SGK III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Chữa bài tập viết đoạn văn 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Gọi HS nhắc lại các đặc điểm. GV khái quát, lấy ví dụ minh hoạ qua các văn bản đã học hoặc các đề bài biểu cảm. HS lên bảng viết lại trình tự các bước của một bài văn biểu cảm. GV nêu dàn bài khái quát. HS lên bảng thực hiện - nhận xét. GV nhận xét, chữa bài. HS lập dàn bài cho BT2, trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV chữa . HS viết các đoạn văn hoàn chỉnh, GV thu một số em và đọc trước lớp. HS nhận xét bài của bạn. GV chữa từng bài. I. Đặc điểm của văn bản biểu cảm: - Mỗi văn bản biểu cảm biểu đạt một tình cảm chủ yếu( yêu, ghét, phê phán, khâm phục, ca ngợi, tự hào...)-> đó là những tình cảm tốt đẹp, nhân văn. - Tình cảm tự nhiên, chân thực - Muốn biểu đạt tình cảm phải thông qua hình ảnh ẩn dụ tượng trưng; thông qua miêu tả tự sự. II. Cách làm bài văn biểu cảm: 1. Tìm hiểu để, tìm ý:( định hướng văn bản) 2. Lập dàn bài( xây dựng bố cục) - MB: giới thiệu đối tượng biểu cảm và cảm xúc khái quát. - TB: nêu các cảm xúc cụ thể qua miêu tả tự sự... - KB: khẳng định lại tình cảm đối với đối tượng. 3. Viết bài: triển khai dàn bài thành bài văn hoàn chỉnh với cách diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, đúng chính tả ngữ pháp. 4. Sửa bài: phát hiện lỗi sai và sửa chữa. III. Luyện tập: 1. Gạch chân dưới những từ ngữ, dấu hiệu có ý nghĩa biểu cảm trong các câu sau: a, Ôi chao! Con chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! b, Kể sao cho xiết các thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, quê hương. c, Tôi tần ngần đứng lặng rất lâu trong khu vườn rực rỡ sắc màu và ngan ngát hương thơm ấy. d, Yêu quá, đôi bàn tay của mẹ, đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương. 2. Tìm và sắp xếp ý cho đề văn biểu cảm: Mùa thu- mùa tựu trường * Yêu cầu: - Đối tượng biểu cảm: mùa thu- mùa tựu trường. - Tình cảm: cảm xúc về thiên nhiên mùa thu, cảm xúc về mùa tựu trường. - Dàn bài: + MB: giới thiệu và nêu cảm nhận về mùa thu-mùa tựu trường. + TB: Cảm xúc về thiên nhiên mùa thu qua cảnh sắc bầu trời, cây cỏ, hoa lá, ánh nắng, không khí... Cảm xúc về mùa tựu trường khi được gặp thầy cô, bạn bè; khi bước vào một năm học mới với sự lớn lên trưởng thành hơn; tự hứa với lòng mình yêu trường, yêu thầy cô, bạn bè, cố gắng học tập và hi vọng tin tưởng vào một tương lai tươi sáng... + KB: khẳng định ý nghĩa của mùa thu đối với tuổi học trò. 3. Viết các đoạn văn: - MB, KB - TB IV. Củng cố, dặn dò: - Tiếp tục ôn tập lý thuyết - Hoàn chỉnh BT3 thành một bài văn. Ngày soạn: 19/10/2010 Buổi 3: Tìm hiểu thơ Đường luật I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố lại một số kiến thức khái quát về thơ Đường luật. - Rèn luyện kĩ năng phân tích luật thơ Đường qua một số bài thơ. II. Chuẩn bị: GV: soạn bài, một số tư liệu tham khảo. HS: học thuộc các bài thơ được làm theo thể thơ Đường luật vừa học. III. Tiến trình dạy học: Ổn định: Bài cũ: Chữa BT3 của buổi học trước. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt ? Nêu các bài thơ Đường luật đã học? ? Nhắc lại các kiến thức về các thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú. - HS nêu - GV khái quát, mở rộng. - Lấy ví dụ minh họa qua các bài thơ đã học. ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? ? Chỉ rõ các vần trong bài thơ? ? Phân tích phép đối trong bài thơ? ? Bài thơ được làm theo luật bằng hay trắc? ? Bài thơ có đúng niêm hay không? - HS làm - GV gợi ý: chỉ ra các từ ngữ cụ thể trong bài thơ khi trả lời các câu hỏi. - HS viết - GV gợi ý, khuyến khích HS khá giỏi. Thu một số bài của HS đọc và chữa. I. Nguồn gốc thơ Đường: - Do các thi sĩ đời Đường(618-907) ở Trung Hoa sáng tạo nên, là một trong những thành tựu kì diệu của nền văn minh nhân loại. Các thi sĩ thiên tài: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị... - Thơ Đường du nhập vào nước ta rất sớm, phần lón các bài thơ chữ Hán, chữ Nôm của ông cha ta để lại đều sáng tác theo Đường luật. II. Một số kiến thức cơ bản: Phân loại: Thơ thất ngôn bát cú Thơ thất ngôn tứ tuyệt Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt... 2. Luật thơ: a, Thơ thất ngôn tứ tuyệt: - Có 4 câu, mỗi câu 7 chữ - Các câu 1;2;4 hoặc 2;4 vần với nhau ở chữ cuối. Ví dụ: Bài: Sông núi nước Nam b, Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: - Có 4 câu, mỗi câu 5 chữ - Các câu 2;4 vần với nhau ở chữ cuối. Ví dụ: Bài: Phò giá về kinh c, Thơ thất ngôn bát cú: - Có 8 câu, mỗi câu 7 chữ - Luật thơ: + Cách gieo vần: Phần lớn gieo vần bằng. độc vần, cả bài có 5 vần chân ở các câu 1;2;4;6;8. + Đối( đối ý, đối từ loại, đối thanh): Các câu 3-4;5-6 đối với nhau. + Luật bằng- trắc: theo định lệ: nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Chữ thứ hai của câu 1 là bằng thì bài thơ viết theo luật bằng. Chữ thứ hai của câu 1 là trắc thì bài thơ viết theo luật trắc. + Niêm: Tiếng thứ hai của các cặp câu 1-8;2-3;4-5;6-7 cùng theo một luật hoặc bằng hoặc trắc. + Bố cục: gồm 4 phần( đề, thực, luận kết). Ví dụ: Bài: Qua đèo Ngang. III. Luyện tập: 1.Viết bằng trí nhớ bài thơ “ Bạn đến chơi nhà “ của Nguyễn Khuyến. 2. Bằng sự hiểu biết của em vể thể thơ thất ngôn bát cú, em hãy viết một đoạn văn phân tích cách sử dụng luật thơ Đường trong bài Qua đèo Ngang. IV. Củng cố và dặn dò: Ghi nhớ về đặc điểm của các thể thơ trên. Hoàn chỉnh BT2 ở nhà. Ngày soạn: 25/10/2010. Buổi 4: Ca dao - dân ca. I.Mục tiêu: -Củng cố những kiến thức về ca dao dân ca. - Một số BT phân tích ca dao, dân ca. - GD cho HS tình yêu ca dao dân ca. II. Chuẩn bị: GV: soạn bài, một số câu ca dao. HS: học thuộc các bài ca dao, dân ca đã học. III. Tiến trình dạy học: Ổn định: Bài cũ: BT2 của buổi 3( Gọi những em chưa trình bày) Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt: GV cho HS nhắc lại khái niệm ca dao dân ca ?Những bài ca dao đã học nói về những chủ đề gì? GV: CD-DC phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn con người. Là những sáng tác dân gian, mang tính tập thể,tính truyền miệng, đối tượng phản ánh của ca dao, dân ca là đời sống tâm hồn của ndaan lao động.Tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gđình, tình yêu đôi lứa, những suy nghĩ về thân phận, nghề nghiệp,... là đề tài chủ yếu của ca dao. ? Trong ca dao, dân ca thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Ở mỗi biện pháp NT, GV hướng dẫn HS lấy các bài ca dao để minh họa. GV: Là tác phẩm của quần chúng, ngôn ngữ của ca dao rất chân thực, hồn nhiên, gợi cảm, giàu màu sắc địa phương, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động. Phân tích cái hay của các biện pháp NT trong bài ca dao: Đứng bên ni đồng...? GV hướng dẫn HS làm vào vở, đọc một số bài . ( Yêu cầu 7A1 viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.) Ca dao thiªn vÒ diÔn t¶ ®êi sèng néi t©m con ngêi. ( Ng÷ v¨n 7 TËp 2) Em h·y lµm râ nhËn xÐt trªn qua mét sè c©u ca dao ®· häc? GV hướng dẫn HS làm dàn bài và lấy dẫn chứng tiªu biÓu, phï hîp. ViÕt 1 ®o¹n v¨n nªu c¶m nhËn cña em vÒ bµi ca dao : “ C«ng cha nh nói ngÊt trêi...”. HS viÕt, tr×nh bµy. GV nhËn xÐt tõng bµi , kh¸i qu¸t. GV hướng dẫn HS thực hiện theo nhóm. Nhóm nào đọc được nhiều câu ca dao nhát thì sẽ thắng. GV yêu cầu chủ đề. I.Khái niệm ca dao, dân ca: - Ca dao: - Dân ca: II. Nội dung: -Những câu hát về tình cảm gia đình. - Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. - Những câu hát than thân. - Những câu hát châm biếm. III. Các bi ... 1 luận điểm nào đó.Dẫn chứng và lí lẽ phân tích dẫn chứng đếu hướng về luận điểm. - Dẫn chứng có thể trình bày theo cách liệt kê, cũng có thể phân tích trích dẫn.Trong quá trình phân tích dẫn chứng có thể lồng cảm nghĩ, đánh giá,iên hệ ... nhưng phải tinh tế. II. Luyện tập viết đoạn văn chứng minh: 1. Bài tập 1: - Luận điểm: câu đầu - Dẫn chứng: các câu sau. 2. Bài tập 2: Viết đoạn văn chứng minh: 3. Bài tập 3: Viết đoạn văn IV . Củng cố dặn dò: - Kh¸i qu¸t c¸c néi dung trong buæi häc. - Hoàn chỉnh bài trên bằng đoạn văn hoàn chỉnh. . - GV híng dÉn học tËp ë nhµ . V. Rút kinh nghiệm:.............................................................................................. Ngày soạn: 09/03/2011. Buổi 16: Luyện tập tiếng Việt. I.Mục tiêu: - Kiến thức:Củng cố những kiến thức về chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, dùng cụm C-V để mở rộng câu. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng đúng câu bị động, dùng cụm C-V để mở rộng câu trong khi nói và viết. II. Chuẩn bị: GV: soạn bài, một số BT. HS: làm các bài tập trong SGK. III. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định: 2. Bài cũ: Gọi HS trình bày BT3 viÕt hoàn chỉnh ở nhà của buổi học trước. GV nhận xét cách diễn đạt và nội dung. 3. Bµi míi: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV hướng dẫn HS ôn tập lí thuyết . ? Thể nào là câu chủ động? câu bị động? ? Đặt câu bị động? câu chủ động? ? Cách chuyển đổi...? HS nêu, GV khái quát, đặt câu. GV lưu ý. ? Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu? ? Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu? GV đưa VD , yêu cầu HS phân tích. GV khái quát và hướng dẫn cách phân tích cụ thể. GV ra BT để HS luyện tập. ? Chuyển đổi các câu sau thành câu bị động? a, Ban Giám hiệu nhà trường biểu dương chi đội 7 A. b, Con rắn cắn vào tay ông Hoa. c, Cô ấy đã xây ngôi nhà ấy từ năm 2008. d, Thầy giáo phạt những bạn hay đi học muộn. HS lên bảng thực hiện. ?Nêu hàm ý của 2 trường hợp dùng câu bị động? a, Nó được bố rèn cặp từng ngày. b, Nó bị bố rèn cặp từng ngày. ?Tìm cụm C-V làm thành phần trong các câu sau, chỉ rõ đó là thành phần gì? a, Những hình ảnh ấy khiến mọi người thương xót. b, Cây táo này quả rất sai. c, Chúng em làm bài tập cô giáo ra. d, Mẹ về khiến cả nhà vui. HS lên bảng thực hiện , GV chữa. ? Viết đoạn văn có sử dụng câu bị động, câu mở rộng thành phần? I. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: 1. Câu chủ động: 2. Câu bị động: * Lưu ý: có những câu có từ bị /được nhưng không phải là câu bị động. VD: Tôi bị đau chân. 3. Cách chuyển đổi: - Chuyển đổi từ( cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm bị/ được vào sau từ( cụm từ) ấy. VD: Thầy giáo khen bạn Lan. -> Bạn Lan được thầy giáo khen. - Chuyển từ( cụm từ) chỉ hoạt đọng lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ) chỉ chủ thể hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc. VD: Nhà vua truyền ngôi cho chú bé. -> Chú bé được truyền ngôi. II. Dùng cụm C-V để mở rộng câu: 1. Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu? 2. Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu: - Câu mở rộng thành phần CN: VD: Chiếc cầu /vắt ngang dòng sông // C V C đẹp như một bức tranh. V - Câu mở rộng thành phần VN: VD: Nhà này// mái /đã hỏng. C V C V - Câu mở rộng thành phần của cụm từ: VD: Bác Hồ // mong các cháu / ngoan ĐT C V C V ngoãn và học giỏi.-> phụ ngữ cụm ĐT III. Luyện tập: 1 . Bài tập 1: a, Chi đội 7 A được BGH nhà trường biểu dương. b, Ông Hoa bị con rắn cắn vào tay. c, Ngôi nhà ấy được cô ấy xây năm 2008. Ngôi nhà ấy xây từ năm 2008. d, Những bạn hay đi học muộn bị thầy giáo phạt. 2. Bài tập 2: a, hàm ý tích cực. b, hàm ý tiêu cực. 3. Bài tập 3: a, Những hình ảnh ấy// khiến mọi người/ ĐT C C V thương xót. -> mở rộng phụ ngữ của cụm V ĐT. b, Cây táo này// quả /rất sai. C V C V -> mở rộng VN. 4. Bài tập 4: Viết đoạn văn: IV . Củng cố dặn dò: - Kh¸i qu¸t c¸c néi dung trong buæi häc, dặn dò về nhà. V. Rút kinh nghiệm:.............................................................................................. Ngày soạn: 16/03/2011. Buổi 17: Luyện tập văn bản. I.Mục tiêu: - Kiến thức:Củng cố những kiến thức về các truyện ngắn hiện đại đã học. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật. II. Chuẩn bị: GV: soạn bài, một số BT. HS: làm các bài tập trong SGK. III. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định: 2. Bài cũ: Gọi HS trình bày BT4 viÕt hoàn chỉnh ở nhà của buổi học trước. GV nhận xét cách diễn đạt và cách phân tích câu. 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dụng cần đạt. GV hướng dẫn HS làm BT. ? Hãy nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” ? ? Nêu giá trị nghệ thuật của t/p? HS làm BT , trình bày . GV nhận xét, phân tích , giảng. ? Phân tích hình ảnh tên quan phụ mẫu trong tác phẩm” Sống chết mặc bay” ? GV gợi ý HS phân tích ở các phương diện hành động, lời nói , thái độ của nhân vật. HS viết và trình bày . GV nhận xét từng bài. GV khái quát. ? Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của t/p? HS nêu . GV nhận xét, minh họa bằng các chi tiết cụ thể. ? Phân tích cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu? GV hướng dẫn HS làm , nếu không xong thì về nhà. I. Văn bản Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) 1. Bài tập 1: - Giá trị hiện thực: Phản ánh sự vất vả, khổ cực của người dân lao động trong chống lại thiên nhiên, phản ánh bộ mặt của quan phụ mẫu chỉ lo ham mê cờ bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân tình hết sức khốn khổ vì đê vỡ. - Giá trị nhân đạo: Sự cảm thông, thương xót với sự khốn khổ của dân trước cảnh thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại. - Giá trị nghệ thuật: T/g sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp kết hợp lời bình; xây dựng tính cách nhân vật qua hành động lời nói. 2. Bài tập 2: * Hình ảnh quan phụ mẫu được miêu tả bằng những chi tiết rất hiện thực, có giá trị tố cáo sâu sắc. - Quan sống trong xa hoa: đi hộ đê mà mang theo những thứ xa xỉ đắt tiền. - Quan sống nhàn nhã, hưởng thụ: trong lúc dân đang tắm mưa gội gió thì quan phụ mẫu uy nghi, chễm chện ngồi trong đình đèn thắp sáng choang...có lính gãi chân, hầu quạt, hầu điếu đóm, xung quanh có nha lại ngồi dưới nghi vệ tôn nghiêm như thần như thánh... - Quan chỉ lo đánh tổ tôm. Đê sắp vớ nhưng ngài vẫn mặc kệ. Ngài đánh,bốc, ăn, ù thông. Ngài xơi yến, vuốt râu, rung đùi, mắt mải nhìn trong đĩa nọc. - Đê vỡ, người người hoảng hốt,. Quan quát đòi cách cổ, bỏ tù cấp dưới và vẫn thản nhiên đánh bài. - Quan sung sướng ù ván bài to khi đê đã vỡ. Cả một miền quê nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu...Tình cảnh thảm sẩu kể sao cho hết. - Nghệ thuật tương phản, tăng cấp đã vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, vô nhân đạo của tên quan hộ đê.Tên quan phụ mẫu khá điển hình cho sự thối nát của chế độ quan trường thời Pháp thuộc. II. Văn bản “ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” ( Nguyễn Ái Quốc) 1. Bài tập 3: - Nghệ thuật: +Giọng văn đả kích châm biếm . + Một lối viết ngắn , tạo tình huống rất độc đáo, sự tưởng tượng kì diệu, ngôn ngữ độc thoại. + Kết truyện sáng tạo: có TB mang tính khách quan, + Sự trần thuật kết hợp lời bình luận làm nổi rõ sự lố bịch của Va-ren, đông thời làm nổi rõ thêm khí phách của PBC. 2. Bài tập 4: Hình ảnh Va-ren và PBC hiện lên qua trí tưởng tượng kì diệu của t/g, ngô ngữ độc thoại của Va-ren, thái độ của PBC. IV . Củng cố dặn dò: - Kh¸i qu¸t c¸c néi dung trong buæi häc. - Hoàn chỉnh bài 4 trên bằng đoạn văn hoàn chỉnh. V. Rút kinh nghiệm:.............................................................................................. Ngày soạn: 23/03/2011. Buổi 18 : Luyện tập về bài văn lập luận giải thích. I.Mục tiêu: - Kiến thức:Củng cố những kiến thức về bài văn nghị luận đã học, cách làm bài văn giải thích. - Kĩ năng: Rèn luyện cách viết đoạn văn, bài văn giải thích. - Thái độ : GD cho HS ý thức tìm hiểu, học tập các văn bản nghị luận giải thích mẫu mực. II. Chuẩn bị: GV: soạn bài, một số BT. HS: làm các bài tập trong SGK. III. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định: 2. Bài cũ: Gọi HS trình bày BT4 viÕt ở nhà của buổi học trước. GV nhận xét cách diễn đạt và nội dung. 3. Bµi míi: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV giảng kết hợp hỏi HS những nội dung đã học. GV cho đề bài: Thanh niên phải có ước mơ và hành động. Gọi HS đặt câu hỏi tương ứng để minh họa. ? Nêu dàn bài của bài văn giải thích? GV hướng dẫn cụ thể. ? Hãy giải thích lời dạy của Bác Hồ : Học tập tốt, lao động tốt.? HS làm bài . GV gọi một số bài làm ,đọc đẻ cả lớp cùng nghe và sửa chữa. GV chữa từng bài. ? Vì sao những tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là những trò lố? GV hướng dẫn HS làm( không yêu cầu viết hoàn chỉnh thành bài) I. Một số lưu ý: 1. Giải thích một vấn đề là phương pháp lập luận chủ yếu dựa vào lí lẽ để giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu đầy đủ về vấn đề đó. Lí lẽ nêu ra để g/t phải sắc bén , thể hiện một quan điểm, lập trường đúng đắn; cách lập luận phải chặt chẽ. 2. Muốn tìm được lí lẽ trước hết phải biết đặt câu hỏi, sau đó dùng kiến thức đã có để đưa ra lí lẽ. - Câu hỏi nghĩa là gì? : Đặt ra khi cần giải thích nghĩa 1 khái niệm trích trong luận đề. - Câu hỏi Tại sao? Vì sao? : câu hỏi quan trọng nhất nhằm tìm ra lí lẽ để g/t được nguyên nhân nảy sinh sự kiện vấn đề -> chỉ ra được bản chất vấn đề để thuyết phục người đọc, người nghe. - Câu hỏi để làm gì? hoặc làm như thế nào? - Câu hỏi có ý nghĩa gì? 3. Dàn bài: - MB: Dẫn vào đề. Nêu vấn đề cần g/t.( câu trích, giới hạn vấn đề) - TB: + Giải nghĩa các khái niệm, các từ ngữ khó. + Lần lượt giải thích từng nội dung, khía cạnh của vấn đề.( Sử dụng các phương pháp giải thích để nêu lí lẽ, phân tích, khẳng định...) - KB: Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng của vấn đề.Suy nghĩ, liên hệ thực tế, rút ra bài học. II. Luyện tập: Bài tập 1: - MB: Giới thiệu lời dạy của Bác Hồ với thiếu nhiên nhi đồng. - TB: 1. Thế nào là học tập tốt, lao động tốt? 2. Tại sao phải học tập tốt, lao động tốt? 3. Phải học tập tốt, lao động tốt như thế nào?( đưa các dẫn chứng là những tấm gương sáng về học tập) - KB: Chúng ta hãy thi đua học tập tốt, lao động tốt như lời Bác Hồ dạy. Bài tập 2: -MB: Giới thiệu vấn đề: Những tấn trò... - TB: 1. Những trò lố là gì? 2.Va-ren đã giở những trò gì với PBC? 3.Tại sao những trò của Va-ren lại là những trò lố? -KB: Khẳng định lại vấn đề. IV . Củng cố dặn dò: - Kh¸i qu¸t c¸c néi dung trong buæi häc. - Hoàn chỉnh bài 2 trên bằng đoạn văn hoàn chỉnh. V. Rút kinh nghiệm:..............................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- buoi 16 luyen tap tieng viet.doc
- Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 6 - Tiết 22: Từ Hán Việt (tiếp theo )
Lượt xem: 1177 Lượt tải: 0
- Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29: Qua đèo Ngang (Tiết 1)
Lượt xem: 1131 Lượt tải: 0
- Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16 - Bài 14 : Tết 61 : Chuẩn mực sử dụng từ
Lượt xem: 1165 Lượt tải: 0
- Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiết 2)
Lượt xem: 1109 Lượt tải: 0
- Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 23: Đặc điểm của văn bản biểu cảm (Tiếp)
Lượt xem: 711 Lượt tải: 0
- Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 10 - Văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch)
Lượt xem: 2602 Lượt tải: 2
- Giáo án Ngữ văn khối 7 (bổ sung)
Lượt xem: 924 Lượt tải: 0
- Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ Văn Lớp 7 (Có đáp án) sách Chân trời sáng tạo
Lượt xem: 196 Lượt tải: 0
- Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 3 - Tiết 9: Văn bản: Ca dao dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
Lượt xem: 1302 Lượt tải: 0
- Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tiết 69, 70
Lượt xem: 815 Lượt tải: 0
Copyright © 2024 Lop7.net - Giáo án điện tử lớp 7, Giáo án lớp 7, Luận văn mẫu cho sinh viên
Từ khóa » Bài Tập Về Từ Láy Từ Ghép Lớp 7
-
Bài Tập Về Từ Ghép Và Từ Láy (Có đáp án)
-
Giải Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Bài 3: Từ Láy
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7 - Tài Liệu Text - 123doc
-
40 Bài Tập Về Từ Ghép Và Từ Láy Lớp 4 (Có đáp án)
-
Bài Tập Về Từ Ghép Lớp 7 - M & Tôi
-
Ôn Tập Từ Ghép Từ Láy - Ngữ Văn 7 - Tan Lon To
-
Từ Láy - Ngữ Văn Lớp 7
-
Trắc Nghiệm Từ Láy Có đáp án - Ngữ Văn Lớp 7
-
Giáo án - Dạy Thêm: Ôn Tập Tiếng Việt (Từ Ghép, Từ Láy)
-
Luyện Từ Và Câu - Luyện Tập Về Từ Ghép Và Từ Láy
-
Bài Tập Từ Ghép Và Từ Láy Lớp 4 Có đáp án
-
Top 29 Bài Tập Từ Ghép Từ Láy Lớp 7 2022 - Mua Trâu
-
Giáo án Dạy Thêm Môn Ngữ Văn Lớp 7 | Xemtailieu