Bài Giảng Rêu – Cây Rêu - Đề Thi Mẫu
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Đề Thi Mẫu
Tổng hợp đề thi mẫu tham khảo cho học sinh, sinh viên.
Bài giảng Rêu – cây rêu 7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2510 | Lượt tải: 0 Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Rêu – cây rêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTiết: Ngày dạy: RÊU – CÂY RÊU MỤC TIÊU: Kiến thức: Nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt được rêu với tảo và cây có hoa. Giải thích quá trình sinh sản của rêu. Nêu vai trò của rêu trong tự nhiên. kỹ năng : Rèn luyện khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết , phân tích và tổng hợp kiến thức. Thái độ: Giáo dục HS ý thức bảo vệ thực vật và yêu thích thiên nhiên. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh phóng to hai cây rêu và hình thức sinh sản của rêu. Tranh vẽ cây rong mơ và cây xanh có hoa. Mẫu vật thật: cây rêu có bào tử, Kính lúp, kẹp gắp Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận. Học sinh: Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Rêu – cây rêu” Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong bài. Sưu tầm một số tranh ảnh về các loại rêu . Mỗi nhóm chuẩn bị một mảng rêu ( có túi bào tử càng tốt) PHƯƠNG PHÁP: giảng giải, thảo luận trao đổi nhóm, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức từ hình vẽ và mẫu vật thật. TIẾN TRÌNH: Ổn định tổ chức :Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1’) Kiểm tra bài cũ : (4’) Câu hỏi Trả lời Điểm HS:Trình bày đặc điểm cấu tạo, hình thức sinh sản của tảo xoắn? *Tảo có vai trò gì trong đời sống của con người và thiên nhiên? HS: Mục 1.a. * Mục 3. 5 5 Giảng bài mới: (35’) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Mở bài: Dùng mẫu vật để cho HS quan sát và giới thiệu cho HS biết rêu là nhóm TV lên cạn đầu tiên mà cơ thể có cấu tạo đơn giản. HĐ1: Tìm hiểu rêu sống ở đâu (5’) MT: Biết được những môi trường sống của rêu trong thiên nhiên. GV: yêu cầu HS các nhóm báo cáo mẫu vật rêu đã thu thập được. Mời đại diện 1 nhóm cho biết nơi đã thu hoạch mẫu. ?Nơi mà các em thu thập được rêu có đặc điểm như thế nào? (là nơi có đất ẩm ướt) ?Ngoài nơi em thu thập được thì rêu còn có thể mọc được ở những nơi nào nữa ? (bờ tường, ven suối, thành giếng, ….) ?Những nơi này có đặc điểm chung là gì? (đều là những nơi ẩm ướt) ?Rêu sống ở những nơi như thế nào? (ẩm ướt như: bờ tường, ven suối, thành giếng, …) HĐ2: Quan sát cơ quan sinh dưỡng của cây rêu (10’) MT: Phân biệt được các bộ phận của cây rêu và đặc điểm chính của mỗi bộ phận. GV: hướng dẫn HS cách quan sát và tìm các cơ quan trên cây rêu. GV: yêu cầu HS quan sát tranh, mẫu vật để so sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu với tảo và với cây xanh có hoa. Tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa chúng và thảo luận nhóm hoàn thành bảng kẻ (2’) Tên cây Đặc điểm Rễ Thân Lá CQSS Rêu X X Bào tử Tảo O O O O Táo X X X Hoa,quả, hạt ?Rút ra nhận xét gì về đặc điểm CQSS của cây rêu ? ( rêu có thân, lá, chưa có rễ thật sự) ?Rễ giả làm nhiệm vụ gì cho cây rêu ? (Có khả năng hút nước) ?Thân lá chưa có mạch dẫn có tác dụng gì với rêu ? (giúp cho cây rêu sống được ở nơi ẩm ướt) ?Tại sao rêu được xếp vào nhóm thực vật bậc cao? (đã có thân, lá thật sự, sống ở trên cạn) GV: hướng dẫn HS tự hoàn thiện kiến thức. HĐ3: Quan sát túi bào tử của cây rêu (15’) MT: HS biết được rêu sinh sản bằng bào tử và túi bào tử là cơ quan sinh sản nằm ở ngọn cây. GV: yêu cầu HS quan sát túi bào tử của cây rêu và đối chiếu với tranh và trả lời câu hỏi: ?Phía trên ngọn của cây rêu có chứa bộ phận gì?Đó là cơ quan gì của rêu? (Túi bào tử – đó là cơ quan sinh sản của cây rêu) ?Túi bào tử gồm có mấy phần?Kể tên? (Túi bào tử gồm có 3 phần : mũ, thân và cuống) ?Trong túi bào tử chứa gì? (bào tử) GV: yêu cầu HS quan sát tranh và mô tả cách sinh sản của cây rêu. HS: quan sát tranh và mô tả cách sinh sản của cây rêu. Các HS quan sát, theo dõi và nhận xét, bổ sung. GV: nhấn mạnh lại kiến thức bằng câu hỏi củng cố phần 3: ? Cơ quan sinh sản của rêu là bộ phận nào? (túi bào tử) ? Rêu sinh sản bằng gì? (bào tử) ? Trình bày sự phát triển của rêu? (Cây rêu mang túi bào tử, khi bào tử chín thì túi bào tử mở nắp cho các bào tử rơi ra. Gặp đk đất ẩm thuận lợi, các bào tử nảy mầm thành cây rêu con) ? So sánh sự khác nhau về sinh sản của rêu và cây xanh?( cây rêu bộ phận sinh sản là túi bào tử, cây có hoa bộ phận sinh sản là hạt) GV giải thích thêm: Thật ra quá trình sinh sản của rêu không hoàn toàn đơn giản. Trong quá trình phát triển, đến 1 giai đoạn nhất định, trên ngọn các cây rêu mang các CQSS, thì noãn và tinh trùng được hình thành trong các cơ quan này. Chúng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử, hợp tử mới phát triển thành túi bào tử, bên trong có chứa các bào tử. Mặc dù có sự kết hợp của tbsd đực và tbsd cái nhưng lại xảy ra trước, còn sự sinh sản lại chuyển sang giai đoạn phát triển bằng bào tử nên sinh sản ở rêu là sinh sản vô tính. HĐ4: Tìm hiểu về vai trò của rêu. (5’) MT: Biết được vai trò và ý nghĩa của rêu trong thiên nhiên. GV: Yêu cầu HS đọc thông tin sgk/127 và cho biết rêu có những vai trò gì?(SGK/127) HS: Hình thành đất, tạo than. 1. MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA RÊU - Rêu thường sống ở những nơi ẩm ướt như : bờ tường, ven suối, thành giếng, … 2..QUAN SÁT CÂY RÊU. - Rêu là những thực vật đã có thân, lá thật sự nhưng còn cấu tạo đơn giản. - Thân chưa phân nhánh, chưa có mạch dẫn và chưa có rễ chính thức. - Rêu là thực vật bậc cao sống trên cạn đầu tiên. 3.TÚI BÀO TỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RÊU. - Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử. - Bộ phận sinh sản của rêu là bào tử. - Cây rêu mang túi bào tử, khi bào tử chín thì túi bào tử mở nắp cho các bào tử rơi ra. Gặp đk đất ẩm thuận lợi, các bào tử nảy mầm thành cây rêu con. - Hình thức sinh sản ở rêu là sinh sản vô tính. 4. VAI TRÒ CỦA RÊU - Góp phần vào việc tạo thành chất mùn. - Rêu mọc ở đầm lầy, khi chết tạo thành lớp than bùn dùng làm phân bón, làm chất đốt. Củng có và luyện tập (3’) BÀI TẬP: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp: Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có … (1) …, .. (2) …, chưa có … (3) … thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có … (4) … Rêu sinh sản bằng … (5) … được chứa trong … (6) …, cơ quan này nằm ở … (7) … cây rêu. 1 – thân 5 – bào tử 2 – lá 6 – túi bào tử 3 – rễ 7 – ngọn 4 – mạch dẫn Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’) * Bài cũ : Học bài và làm bài tập 1,2,3,4 sgk / 127 vào vở bài tập. Tìm hiểu thêm về môi trường sống và cấu tạo của các loại rêu khác. * Bài mới : Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Quyết – cây dương xỉ” Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 128,129. Sưu tầm một số tranh ảnh về các loại cây dương xỉ. Mỗi nhóm chuẩn bị 1 cây dương xỉ, 1 cây lông cu li, 1 cây rau bợ. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết Ngày dạy QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ MỤC TIÊU: Kiến thức: Trình bày được đặc điểm cấu tạo, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của dương xỉ. Nhận dạng một cây thuộc dương xỉ. Kỹ năng : Rèn luyện khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết , phân tích và tổng hợp kiến thức. Thái độ: Giáo dục HS thái độ và hành vi yêu và bảo vệ thiên nhiên. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh phóng to hình thức sinh sản của cây dương xỉ. Tranh cây dương xỉ. Mẫu vật thật: cây dương xỉ, Kính lúp, kẹp gắp Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận. Học sinh: Nghiên cứu thông tin và nội dung bài “Quyết – cây dương xỉ” Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận của bài trong sgk/ 128,129. Sưu tầm một số tranh ảnh về các loại cây dương xỉ. Mỗi nhóm chuẩn bị 1 cây dương xỉ, 1 cây lông cu li, 1 cây rau bợ. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận trao đổi nhóm, quan sát, vấn đáp. TIẾN TRÌNH: Ổn định tổ chức :Kiểm tra sỉ số học sinh và vệ sinh lớp học. (1’) Kiểm tra bài cũ : (4’) Câu hỏi Trả lời Điểm HS:Rêu sống ở những môi trường nào? *Trình bày sự hình thành và phát triển của cây rêu? HS: Mục 1 * Mục 3. 2 8 Giảng bài mới: (35’) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Mở bài: HĐ1: Tìm hiểu, quan sát cây dương xỉ (5’) MT: Nêu được đặc điểm, hình thái của rễ, thân, lá cây dương xỉ. Nắm được đặc điểm túi bào tử và sự sai khác trong quá trình phát triển của dương xỉ với rêu. GV: yêu cầu HS các nhóm báo cáo mẫu vật đã thu thập được. Hướng dẫn HS quan sát kỹ cây dương xỉ, đối chiếu với tranh và thảo luận nhóm về các đặc điểm của rễ, thân, lá quan sát được. Chú ý đặc điểm của lá non. Trả lời câu hỏi (3’) ?Cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ gồm có các bộ phận gì? (rễ, thân, lá: lá già, lá non) ?So sánh lá già và lá non ? (lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn.) ?So sánh CQSD của rêu và dương xỉ? (DX có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn) ?Thân mọc như thế nào so với mặt đất ? (dưới đất -> thân ngầm) GV lưu ý HS :tránh nhầm lẫn cuống lá già với thân) GV: yêu cầu HS lật mặt dưới lá dương xỉ già, quan sát và tìm túi bào tử. Kết hợp quan sát hình 39.2 đọc kỹ chú thích và thảo luận theo bàn trả lời câu hỏi bài tập. Dựa vào bài tập trả lời các câu hỏi :(5’) Điền vào chỗ trống những từ thích hợp sau: đẩy bào tử bay ra, bào tử, cây dương xỉ con, túi bào tử, nguyên tản. - Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm chứa … (1) … - Vách túi bào tử có một vòng cơ với màng tế bào dày lên rất rõ, vòng cơ có tác dụng …(2) … khi túi bào tử chín. Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành …(3) … rồi từ đó mọc ra …(4) … - Dương xỉ sinh sản bằng …(5) … như rêu, nhưng khác rêu ở chỗ có …(6)… do bào tử phát triển thành. 1-túi bào tử ; 2 - đẩy bào tử bay ra ; 3 - nguyên tản ; 4 – cây dương xỉ con ; 5 – bào tử ; 6 – nguyên tản. ?Vòng cơ có tác dụng gì?( đẩy bào tử bay ra khi túi bào tử chín) ?Cơ quan sinh sản, bộ phận sinh sản và sự phát triển của bào tử? (Cơ quan sinh sản của của dương xỉ là túi bào tử;bộ phận sinh sản là túi bào tử ; sự sinh sản:túi bào tử chứa các bào tử, khi chín các bào tử được các vòng cơ đẩy ra ngoài rơi xuống đất ẩm mọc thành nguyên tản. Các tinh trùng và trứng có trong nguyên tản kết hợp thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cây dương xỉ con) GV: yêu cầu HS tự nghiên cứu trả lời câu hỏi sau: ? Hãy so sánh sự sinh sản phát triển của dương xỉ với cây rêu? (Túi bào tử của rêu ở trên ngọn cây rêu; bào tử phát triển thành cây rêu con Túi bào tử của dương xỉ ở mặt dưới lá già; bào tử phát triển thành nguyên tản) HĐ2: Quan sát tranh vẽ hoặc mẫu thật một số cây khác nhau thuộc dương xỉ (10’) MT: Nêu được sự đa dạng (đặc biệt về lá) của các cây này. Nêu được đặc điểm chung của các lá non (cuộn tròn lại ở đầu). GV: hướng dẫn HS cách quan sát, đối chiếu cây lông cu li với tranh ảnh minh hoạ. Dựa vào các gợi ý như sau : + Sự đa dạng hình thái + Đặc điểm chung + Tập nhận biết một cây thuộc dương xỉ ( căn cứ lá non) : Cho HS quan sát cây rau bợ, bèo ong (nếu có)) HĐ3: Tìm hiểu sự hình thành than đá (15’) MT: HS có thể biết được than đá đã được hình thành như thế nào trong tự nhiên. Qua đó, HS có thể thấy được vai trò của quyết – dương xỉ với tự nhiên và con người. GV: yêu cầu HS đọc thông tin SGK/130 và trả lời câu hỏi: ?Than đá được hình thành như thế nào?(Cách đây khoảng 300 triệu năm, cây Quyết cổ đại có thân gỗ rất lớn (có cây cao 40m) sinh sản rất nhanh thành rừng. Nhưng do vỏ trái đất thay đổi làm cho nhiều ĐTV chết đi, trong đó có quyết cổ đại, bị vùi lấp sâu dưới lòng đất. Nhờ tác dụng của các vi khuẩn và sức nóng, sức ép của tầng trên trái đất mà chúng dần dần hình thành than đá) GV: gợi ý hướng dẫn HS hoàn thành kết luận bài bằng các câu hỏi nhỏ : ? Tổ tiên của cây dương xỉ ngày nay là cây gì? (quyết cổ đại) ? Nhờ đâu mà quyết cổ đại hình thành được than đá? (do vỏ trái đất thay đổi làm quyết cổ đại bị chết và bị vùi sâu dưới lòng đất, nhờ vi khuẩn và sức nóng, sức ép của tầng trên trái đất mà nó dẩn thành than đá) 1. QUAN SÁT CÂY DƯƠNG XỈ a) Cơ quan sinh dưỡng. - Lá. - Thân - Rễ thật: có mạch dẫn nhưng còn đơn giản b) Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ. - Dương xỉ sinh sản bằng bào tử. - Túi bào tử chứa các bào tử, khi chín các bào tử được các vòng cơ đẩy ra ngoài rơi xuống đất ẩm mọc thành nguyên tản. Các tinh trùng và trứng có trong nguyên tản kết hợp thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cây dương xỉ con 2..MỘT VÀI LOẠI DƯƠNG XỈ THƯỜNG GẶP. - Một số cây dương xỉ thường gặp là : cây dương xỉ, cây lông cu li, cây rau bợ. 3. QUYẾT CỔ ĐẠI VÀ SỰ HÌNH THÀNH THAN ĐÁ - Tổ tiên của cây dương xỉ ngày nay là cây quyết cổ đại. - Do vỏ trái đất thay đổi làm quyết cổ đại bị chết và bị vùi sâu dưới lòng đất, nhờ vi khuẩn và sức nóng, sức ép của tầng trên trái đất mà nó dẩn thành than đá. Củng cố và luyện tập (3’) BÀI TẬP: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp: Dương xỉ là những cây đã có … (1) …, .. (2)…, … (3) … thật sự. Trên thân cây dương xỉ thường có phủ những … (4) … Lá non của cây dương xỉ bao giờ cũng có đặc điểm … (5) … Khác với cây rêu, bên trong thân và lá dương xỉ đã có … (6) …, làm chức năng vận chuyển. Dương xỉ sinh sản bằng … (7) … như rêu, nhưng khác rêu ở chỗ có … (8) … do bào tử phát triển thành. Các túi bào tử của dương xỉ thường mọc thành … (9) … nằm ở … (10) …, và vách túi bào tử thường có … (11) …, có tác dụng … (12) … bào tử. 1 – thân 6 – mạch dẫn 2 – lá 7 – bào tử 3 – rễ 8 – nguyên tản 4 – lá non 9 – những đốm đen 5 – cuộn tròn 10 – mặt dưới lá 11 – các vòng cơ 12 – đẩy Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’) * Bài cũ : Học bài và làm bài tập 1,2,3 sgk / 131 vào vở bài tập. Tìm hiểu thêm về môi trường sống và cấu tạo của các loại dương xỉ khác. Đọc mục : “Em có biết ?” * Bài mới : Chuẩn bị tiết sau ôn tập giữa học kỳ. Học bài và xem lại nội dung, bài tập và các câu hỏi thảo luận trong tất cả các bài đã học bắt đầu từ chương “SINH SẢN SINH DƯỠNG” đến nay. RÚT KINH NGHIỆM:File đính kèm:
- T(48+49).doc
- Đề kiểm tra học kì II năm học 2011-2012 môn: sinh học- lớp 6 thời gian: 45 phút
3 trang | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0
- Kiểm tra 1 tiết - Môn: Sinh học 8 (Tiết 20)
1 trang | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0
- Đề kiểm tra học kì II-Năm học 2012-2013 môn: sinh học – lớp 6
3 trang | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0
- Kiểm tra viết môn: sinh học
1 trang | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 0
- Đề thi khảo sát chất lượng học kì 1 môn: sinh học 6 thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
3 trang | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
- Đề kiểm tra học kỳ hai môn: sinh 6
2 trang | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0
- Chuyên đề Sử dụng máy chiếu đa năng trong dạy học sinh học ở trường trung học cơ sở
7 trang | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0
- Kiểm tra 45 phút môn: sinh học 6 thời gian: 45 phút
2 trang | Lượt xem: 857 | Lượt tải: 0
- Đề thi kiểm tra học kì 1 môn sinh học 6
2 trang | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0
- Kiểm tra: học kì II môn : sinh học – khối 6 thời gian làm bài : 45 phút
5 trang | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0
Copyright © 2024 DeThiMau.vn, Đề thi mới nhất, Thư viện Đề thi
Từ khóa » Cách Vẽ Cây Rêu
-
Kỹ Thật Chấm Phá Vẽ Cây đá Rêu Phong Trên Núi Gần - YouTube
-
Cách để Vẽ Graffiti Rêu - WikiHow
-
Vẽ Cây Rêu - Bài Tập Sinh Học Lớp 6
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Cách Vẽ Rong Rêu Mới Nhất 6/2022 ...
-
Giải Bài Tập Sinh Học 6 - Bài 38: Rêu - Cây Rêu
-
Nếu Không Có Mẫu Vật Thật Hãy Xem Hình Vẽ. Chú ý đến Một Vòng Tế ...
-
Soạn Sinh Học 6 Bài 38 Rêu - Cây Rêu Chi Tiết
-
Hình ảnh Cây Rêu Tải Xuống Miễn Phí - Pikbest
-
Tạo Chữ Bằng Rêu Trên Tường? Cách Làm Không Khó Như Bạn Nghĩ!
-
Vẽ Sơ đồ Khoá Lưỡng Phân Về { Rêu , Dương Sỉ , Hạt Kín , Hạt Trần }
-
Giải Bài 3 Trang 77 SBT Sinh Học 6
-
Sinh Học 6 Bài 39: Quyết - Cây Dương Xỉ - Hoc247