BÀI GIẢNG THỰC VẬT HỌC - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.53 KB, 90 trang )
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH1. Nguyễn Bá – Hình Thái Học Thực Vật. NXB Giáo dục – Hà Nội 2006.2. Katherine Esau – Giải Phẫu Thực Vật, tập 1&2. NXBKH&KT 1980.3. Hoàng Thị Sản – Hình Thái Giải Phẫu Thực Vật. NXB Giáo dục – Hà Nội1999.4. Nguyễn Tiến Bân - Cẩm Nang Tra Cứu Và Nhận Biết Các Họ Thực Vật HạtKín ở Việt Nam. NXBNN- Hà Nội 1997.5. Đỗ Tất Lợi - Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. NXBKHKT- Hà Nội1976. Đã có tái bản năm 2003.6. Dương Đức Tiến,Võ Văn Chi - Phân Loại Thực Vật Bậc Thấp.NXBĐHTHCN- Hà Nội 1978.7. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến - Phân Loại Thực Vật Bậc Cao. NXBĐHTHCNHà Nội 1978.8. Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy - Hệ Thống Học Thực Vật. TrườngĐHKHTN- Hà Nội 1998.9. Võ Văn Chi – Từ Điển Thực Vật Học. NXBKHKT – Hà Nội 1982.1HỌC PHẦN I: HÌNH THÁI GIẢI PHẪU THỰC VẬTCHƯƠNG I: MÔ THỰC VẬTTẾ BÀO THỰC VẬTCấu tạo cơ bản: Vách, tế bào chất, nhân, các bào quan, không bào chứa dịch bào, cácthể ấn nhập, các chất dự trữ.Vách tế bào: + Thành phần hoá học: Xenluloza, Hemixenluloza, Pectin+ Sự phát triển: Vách sơ cấp ,Vách thứ cấp.+ Biến đổi hoá học trong vách: Hoá gỗ; Hoá bần; Hoá cutin; Hoá nhầy;Hoá khoáng.+ Cặp lỗ: Gồm lỗ sơ cấp trên vách sơ cấp. Lỗ thứ cấp trên vách thứ cấpcó 2 kiểu (lỗ đơn và lỗ viền)I. MÔ PHÂN SINH1. Đặc điểm và chức năng.- Là mô chuyên hoá với chức năng phân chia và phân bố ở những vùng nhất định, hoạtđộng liên tục trong đời sống của một cá thể.- Đặc điểm chung: vách mỏng, tế bào chất đặc, nhân lớn, bào quan ít phát triển, khôngbào nhỏ, đường kính đồng đều hoặc dài hình thoi, khoảng gian bào hẹp.2. Phân loại và hoạt động:2.1. Mô phân sinh sơ cấp.Gồm mô phân sinh ngọn và mô phân sinh lóng.Mô phân sinh sơ cấp phân chia làm chothân rễ chủ yếu tăng chiều cao của thân, chiều dài của rễ.Mô phân sinh ngọn.- Đỉnh chồi dinh dưỡng: Theo Thuyết áo và thể của Schmid (1924) chia làm 2 miềngồm: Áo là lớp ngoài cùng hoặc các lớp tế bào bao quanh khối tế bào bêntrong là thể. Áo làm tăng thêm bề mặt, tế bào miền này thường phân chiatheo hướng xuyên tâm. Thể làm tăng thêm về khối lượng, tế bào miền nàyphân chia theo mọi hướng.- Đỉnh chồi sinh sản: Đỉnh chồi sinh sản thay thế đỉnh chồi dinh dưỡng, sản sinh ra hoahoặc cụm hoa. Mô phân sinh ngọn chuyển từ sự sinh sản vô hạn tới sự sinhtrưởng hữu hạn, bởi hoa kết thúc hoạt động của mô phân sinh.- Đỉnh rễ: Theo Thuyết sinh mô của Hanstein thì hình thành từ khối mô phân sinh nằmsâu bên trong , đó là các tế bào khởi sinh, từ đó hình thành :2+ Tầng sinh bì: Khởi sinh của biểu bì. Tế bào phân chia theo hướng xuyêntâm.+ Tầng sinh vỏ: Khởi sinh của vỏ sơ cấp. Tế bào phân chia theo mọi hướng.+ Tầng sinh trụ (tiền tượng tầng): Khởi sinh của bó dẫn sơ cấp. Tế bào phânchia chủ yếu theo hướng xuyên tâm.Mô phân sinh lóng: Là mô có ở thân nhiều cây họ Lúa và một số cây Một lá mầm. Có ở cảnhững loài có đốt (họ Cẩm chướng, họ Rau muối), có trong cuống lá và cụm hoa một sốcây, cuống nhụy ở cây lạc. Là một phần của mô phân sinh tận cùng được tách ra từ đỉnhngọn trong quá trình sinh trưởng.2.2.Mô phân sinh thứ cấp (mô phân sinh bên).Đặc điểm chung: Được hình thành từ tầng trước phát sinh (tiền tượng tầng) hoặc từ mô đãphân hoá (mô sống). Mô phân sinh thứ cấp chỉ có trong thân và rễ thực vật Hai lá mầm. Tếbào có dạng dẹt hình chữ nhật, không bào phát triển hơn so với mô phân sinh sơ cấp,chúng phân chia chủ yếu theo hướng tiếp tuyến làm tăng thiết diện ngang của thân và rễ.Tầng sinh bần-lục bì: phân chia ra phía ngoài là bần, phía trong lục bì để hình thành mô bìthứ cấp (chu bì). Tầng này có thiết diện mỏng, thường có vài lớp tế bào.Tầng sinh mạch (tượng tầng= tầng sinh libe-gỗ= tầng phát sinh= tầng sinh trụ): Phânchia ra phía ngoài là libe, phía trong gỗ để hình thành bó dẫn thứ cấp. Tầng sinh mạchphân chia chủ yếu gỗ nhiều hơn libe. Số lớp tế bào của tầng sinh mạch phụ thuộc vào loài,tuổi cây, vị trí trên cây.II. MÔ BÌLà mô bao bọc toàn bộ cơ thể thực vật và giữ vai trò bảo vệ. Có 2 loại: mô bì sơ cấp vàmô bì thứ cấp.1. Mô bì sơ cấp – Biểu bì :1.1. Đặc điểm tế bào:- Hình dạng khác nhau; lông; gai; lỗ khí.- Kích thước tuỳ vị trí.- Vách dày không đều, vách tiếp xúc với môi trường thường dày hơn.- Tế bào non có tế bào chất đặc. Tế bào già có không bào phát triển mạnh. Thườngkhông chứa lục lạp, luôn có mặt các vô sắc lạp.- Các tế bào biểu bì liên kết chặt chẽ với nhau. Khi biểu bì phát triển mạnh thì sự liênkết với các tế bào nằm dưới không chặt chẽ nên dễ bóc tách ra.1.2. Lông. Tế bào biểu bì kéo dài, có thể 1 hoặc nhiều tế bào.3- Hình thái đa dạng (hình sợi , que, sao….); Đơn bào hoặc đa bào; Có thể hoá gỗ, hoábần. Lông có thể phân nhánh.- Chức năng : lông che phủ, lông tiết, lông hấp thụ.1.3.Lỗ khí (khí khổng):- Gồm 2 tế bào đóng mở và khe lỗ khí (vi khẩu) ở giữa.- Tế bào đóng mở (tế bào lỗ khí) có chứa nhiều lục lạp → điều chỉnh đóng mở vi khẩu.- Tế bào lỗ khí có 2 dạng phổ biến: hình hạt đỗ (cây 2 và 1 lá mầm), hình gậy dài có 2đầu to giữa hẹp (cây 1 lá mầm).-Số lượng trung bình từ 100-300/mm2, kích thước ∈ môi trường, loài.- Chức năng của khí khổng là trao đổi khí và thoát hơi nước.1.4. Biểu bì một lớp và biểu bì nhiều lớp.- Một lớp nằm dưới biểu bì → là hạ bì (Đa, Chuối)- Biểu bì nhiều lớp: Gặp ở họ Gai, Trầu không, Thu hải đường, Dâu tằm.2. Mô bì thứ cấp .Gồm chu bì, thụ bì và bì khổng2.1. Chu bì. Gồm lớp bần ngoài cùng, tầng sinh bần và trong cùng là lục bì.a). Tầng bần: tế bào hình phiến xếp xít nhau, vách hoá bần, có khoảng 2 – 20 lớp tế bàotuỳ loài.b). Tầng sinh bần: xem phần Mô phân sinh.c). Lục bì: có ở thân cây, giống nhu mô vỏ, tế bào sống có diệp lục.Vách bằngxenluloza đôi khi hoá gỗ.2.2. Thụ bì. Chu bì mới liên tục hình thành, chu bì cũ phía ngoài chết đi từ đó hình thànhnhiều lớp chu bì gọi là thụ bì.2.2. Bì khổng (lỗ vỏ).Là chổ nứt ở trong bần. Là những nốt sần sùi. Tác dụng như khí khổng. Hình thành từhoạt động đặc biệt của tầng sinh bần.III. Mô mềm (Nhu mô).1. Đặc điểm chung.- Nguồn gốc: Từ mô phân sinh sơ cấp hoặc mô phân sinh thứ cấp tuỳ theo loại mô.- Mô sống, tế bào thường hình đa giác đều, vách mỏng mềm, có nhiều lỗ đơn.- Tiềm năng phân sinh. Nó có vai trò trong việc phân chia hàn gắn vết thương.- Mô mềm ít chuyên hoá, từ đó có nội chất khác nhau.- Mô chiếm một tỉ lệ lớn trong cơ thể cây. Theo tiến hoá là loại mô nguyên thuỷ nhất.4- Ít chuyên hoá, khác nhau:+ Về nguồn gốc+ Chức năng sinh lí+ Nội chất2. Các loại nhu mô.- Nhu mô vỏ ở trong vỏ sơ cấp với chức năng chủ yếu là bảo vệ, thời kì mới hìnhthành có thể quang hợp (ở thân sơ cấp). Trong vỏ thứ cấp nhu mô vỏ chiếm thiếtdiện mỏng hơn. Nguồn gốc có thể từ mô phân sinh sơ cấp hoặc thứ cấp.- Nhu mô tuỷ trong trung tâm của thân, rễ, cuống hay gân chính của lá. Nguồn gốctừ mô phân sinh sơ cấp.- Nhu mô đồng hoá chủ yếu trong thịt lá với chức năng đồng hoá nên chứa nhiềulục lạp. Nguồn gốc từ mô phân sinh sơ cấp.- Nhu mô dự trữ chủ yếu ở củ, quả, có thể ở thân với chức năng dự trữ. Tế bào to,không bào lớn. Có nguồn gốc từ mô phân sinh sơ cấp hoặc thứ cấp.IV. Mô cơ.1. Mô dày (Hậu mô)1.1. Đặc điểm chung.- Nguồn gốc từ mô phân sinh ngọn & được phân hoá sớm nhất.- Chức năng chống đỡ cơ học cho sự phát triển của lá và thân, tính dẻo dễ uốn nắn. Môcó tiềm năng phân sinh.- Mô sống, vách sơ cấp dày điển hình không hoá gỗ, chứa lục lạp.- Vị trí:+ Cơ quan đang phát triển và trưởng thành ở cây thảo (thân, lá, hoa quả cây Hai lámầm). Ở rễ chủ yếu phần rễ phơi ra ngoài ánh sáng.+ Nằm sát biểu bì ở thân, cành , có thể xếp thành vòng liên tục hoặc dãy. Trong lá,mô dày có ở phía dưới biểu bì trên hoặc dưới của gân lá.+ Tế bào có vách hoá gỗ sẽ biến đổi thành mô cứng.1.2. Phân loại: Phân loại dựa vào sự dày của vách tế bào.+ Mô dày phiến. Vách dày tập trung ở 2 phía vách đối diện,hướng tiếp tuyến của tếbào.+ Mô dày góc. Có vách dày tập trung ở góc, dọc theo chiều dài tế bào.+ Mô dày xốp.Tế bào trưởng thành vách có thêm nhiều lớp và chứa khoảng gianbào.2. Mô cứng (Cương mô).52.1. Đặc điểm chung: Là mô mà tế bào có vách thứ cấp chủ yếu dày hoá gỗ với chức năngchống đỡ cơ học hoặc bảo vệ. Mô cứng có tính đàn hồi so với mô dày có tính mềm dẻo.Tếbào vách dày thứ cấp hoá gỗ hoàn toàn → tế bào cứng. Tế bào chết lúc trưởng thành → môchết.2.2. Phân loại mô cứng. Phân biệt theo hình thái: Sợi và thể cứng.2.2.1. Dạng sợi- Nguồn gốc từ mô phân sinh sơ cấp hoặc thứ cấp.- Tế bào thuôn dài, nhọn hai đầu, nhiều lỗ đơn, vách thứ cấp rất dày hoá gỗ, khoanghẹp.- Dạng sợi xylem và sợi ngoài xylem (sợi phloem, sợi vỏ, sợi trụ).Sợi xylem (gỗ)Là một phần của xylem. Gồm có 2 loại: sợi gỗ và quản bào dạng sợi.- Sợi gỗ dài hơn quản bào sợi.- Trong gỗ thứ cấp cây Hai lá mầm có sợi gelatin hay gọi là sợi nhầy chứa nhiều ỏxenluloz và ít lignin.- Sợi xylem ngắn hơn sợi phloem.- Sợi xylem trưởng thành nói chung là những tế bào chết. Đôi khi một số họ cũng cónội chất sống và nhân trong sợi gỗ và quản bào.Sợi ngoài xylema). Sợi libe- Tế bào dài. Gai dầu sợi dài 0,5-5,5cm, ; lanh 0,8-6.9cm; gai làm bánh có thể đến55cm.- Vách sơ cấp chủ yếu xenluloza, vách thứ cấp hoá gỗ → giòn.- Phát triển mạnh trong phần libe ở thân:b). Sợi vỏ, sợi trụ+ Thân cây 1 lá mầm sợi tạo thành 1 trụ rỗng sát hoặc cách biểu bì. Có thể baoquanh các bó mạch.+ Lá → 1 lá mầm (chuối, móc, đùng đình).2.2.2. Thể cứngLà mô có trong nhiều phần khác nhau của cơ thể thực vật.- Nguồn gốc:+ Mô mềm trưởng thành phân hoá.+ Trực tiếp từ mô phân sinh ngọn và bên6+ Lớp nguyên bì hoặc tầng sinh bần.- Đa dạng, vách dày hoá gỗ (dạng tròn, sao, phân nhánh hoặc không phân nhánh, sợi)nhiều lỗ đơn phân nhánh.- Có thể phân biệt theo hình dạng:+ Tế bào đá: Là loại có đường kính đồng đều. Có trong phloem, vỏ, vỏ khô củathân, trong vỏ quả nạc.+ Thể cứng lớn: Có hình que trong vỏ hạt của cây họ Đậu.+ Thể cứng hình xương: Có hình xương ống hay hình cuộn chỉ với đầu tận cùngphình ra hình thuỳ và có khi phân nhánh. Có trong vỏ hạt, trong lá một số cây Hai lá mầm.+ Thể cứng hình sao: Thường có trong một số lá cây.+ Thể cứng hình sợi: Kiểu thể cứng kéo dài giống các lông biểu bì.V. Mô dẫn và bó dẫn.- Mô dẫn: Là tổ chức tế bào chuyên hoá chức năng vận chuyển gồm: mạch rây và tếbào kèm là mô dẫn truyền nhựa luyện từ lá đi xuống (dòng đi xuống); Quản bào và mạchgỗ là mô dẫn truyền nhựa nguyên từ rễ đi lên (dòng đi lên). Mô dẫn là một yếu tố trong bódẫn.- Bó dẫn: gồm libe và gỗ (≈ phloem và xylem). Phân biệt:+ Bó dẫn sơ cấp. Hình thành từ mô phân sinh sơ cấp (tiền tượng tầng).+ Bó dẫn thứ cấp. Hình thành từ mô phân sinh thứ cấp (tượng tầng)1. Libe (phloem):- Chức năng: dẫn truyền các chất hữu cơ được tổng hợp từ cơ quan đồng hoá.- Chiếm thiết diện thường ít hơn nhiều so với gỗ. Ở thực vật 2 lá mầm libe thứ cấpchết đi kết hợp với mô bì thứ cấp mang chức năng bảo vệ.1.1. Các yếu tố của libe: Có 3 yếu tố: dẫn truyền, dự trữ và cơ học.1.1.1. Yếu tố dẫn truyền (mô dẫn)a). Ống rây- Gồm các tế bào rây (tế bào sống) nối liên tiếp → ống rây hay mạch rây (yếu tố rây).- Vách bên xenluloz dày, không có vách thứ cấp.- Vùng rây là vách tế bào mà qua đó các chất nguyên sinh của các yếu tố dọc và ngangbên cạnh nối với nhau.Trên vùng rây có nhiều lỗ gọi là phiến rây.- Tế bào trưởng thành: nguyên sinh chất mỏng, nhân tiêu biến.- Ống rây thường hoạt động một mùa dinh dưỡng.b). Tế bào kèm7- Là tế bào chuyên hoá trong tổ hợp chức năng với các yếu tố rây để vận chuyển chấthữu cơ. Liên kết chặt chẽ với yếu tố rây bởi các sợi liên bào- Tế bào có nhân lớn và nổi bật là chứa rất nhiều thể ribo với tế bào chất đông đặc.- Tế bào kèm hình thành từ tế bào tiền thân của yếu tố rây.1.1.2.Yếu tố dự trữ (mô mềm)Gồm nhu mô libe (libe mềm) và tia libe tích luỹ tinh bột, dầu và các sản phẩm khác.1.1.3.Yếu tố cơ học (sợi libe)Tế bào thuộc mô cứng là sợi libe (libe cứng) có chức năng cơ học (do vách tế bào hoágỗ mạnh). Lúc trưởng thành có thể sống hoặc chết.1.2. Libe sơ cấp: Gồm libe trước và libe sau (phloem trước và phloem sau).- Phloem trước: Được hình thành ở phần cây đang sinh trưởng. Các yếu tố rây thườnghẹp, chúng bị kéo dãn và sớm mất đi chức năng rồi bị tiêu biến. Chỉ còn các mầm sợi pháttriển thành sợi trưởng thành.- Phloem sau: Các yếu tố rây phloem sau nhiều hơn, lớn hơn phloem trước. Tế bàokèm có đều đặn nhưng thường lại không có sợi.1.3. Libe thứ cấp- Các yếu tố dẫn và dự trữ của phloem thường xuyên có trong hệ thống trục. Yếu tố cơhọc thì sợi có thể có hoặc không, ít hoặc nhiều.2. Gỗ (xylem)- Chức năng : dẫn truyền nước, khoáng và chống đỡ.- Trong cây gỗ, xylem chiếm 80-90%.2.1. Các yếu tố gỗ: Gồm 3 yếu tố: dẫn truyền, dự trữ và cơ học.2.1.1. Yếu tố dẫn truyền (mô dẫn)Gồm quản bào và mạch, lúc trưởng thành vách hoá gỗ (là các tế bào chết). Trên váchchủ yếu các cặp lỗ viền.a). Quản bào- Yếu tố dẫn duy nhất ở thực vật hạt trần và phổ biến ở hạt kín.- Dạng nguyên thuỷ trên vách ngang không có sự thủng lỗ. Tế bào nhọn hai đầu.b). Mạch- Có ở thực vật hạt kín mạch là chủ yếu. Tế bào ngắn và vách ngăn ngang ít xiên hơnso với quản bào.- Vách có sự thủng lỗ ở vách ngăn ngang→ mạch thông.- Vách thứ cấp dày theo các dạng: mạch xoắn, vòng, thang, điểm và mạng.2.1.2. Yếu tố dự trữ (mô mềm gỗ = nhu mô gỗ)8Gồm nhu mô và tia gỗa). Nhu mô gỗ- Vách có lỗ đơn lỗ viền. - Mô mềm phát triển vào mạch→ thể nút trong mạch.- Là nơi chủ yếu dự trữ nước và khoáng.b). Tia gỗ- Các tế bào xếp dãy xuyên tâm (tia). Tia gỗ và tia libe với chức năng vận chuyển chấthữu cơ và nước theo hướng xuyên tâm.2.1.3. Yếu tố cơ học (mô cứng = sợi gỗ)Gồm sợi gỗ và quản bào dạng sợi. Gỗ có chất lượng kinh tế cao.2.2. Gỗ sơ cấp: Gồm có gỗ trước và gỗ sau (xylem trước và xylem sau)- Gỗ trước: Được phân hoá tại phần sơ cấp của cơ thể cho nên chưa có sự sinh trưởngvà phân hoá đầy đủ. Trong chồi, xylem trước trưởng thành trong sự kéo dài của mô và chịusự kéo căng ra và cuối cùng bị phân huỷ. Xylem trước thường chỉ co chứa các yếu tố dẫnnằm trong phần mô mềm, về sau các yếu tố này sẽ bị phá huỷ.- Gỗ sau: Thường xuất hiện trong phân đã sinh trưởng sơ cấp của cơ thể nên xylem nàyít bị ảnh hưởng của sự kéo dài sơ cấp của các mô bao quanh. So với xylem trước thì xylemsau có cấu tạo phức tạp hơn, có chứa các sợi trong các yếu tố dẫn và mô mềm. Các yếu tốdẫn của xylem sau được giữ lại sau sinh trưởng sơ cấp nhưng không còn hoạt động nữa khixylem thứ cấp hình thành.2.3. Gỗ thứ cấp. Thường có cấu tạo phức tạp hơn.- Gỗ có cấu tạo lớp và không cấu tạo lớp. Trong gỗ thứ cấp các yếu tố gỗ có thể sắpxếp thành tầng hoặc từng phần thành tầng.Trên bản cắt ngang của xylem thứ cấp có thểthấy rõ có hoặc không có các lớp xuyên tâm của tế bào.- Sự phân bố của mạch. Có 2 kiểu: mạch trong lớp tăng trưởng là mạch gỗ phân tán cókích thước ít nhiều đồng đều và gỗ vòng mạch với các lỗ mạch lớn hơn trong phần gỗ sớmso với gỗ muộn.- Sự phân bố mô mềm. Mô mềm có thể phân dọc theo trục thể hiện nhiều kiểu khácnhau với chức năng dự trữ. Mô mềm có thể sắp xếp theo kiểu tia, tế bào tia thực hiện chứcnăng vận chuyển theo hướng xuyên tâm các chất tổng hợp được vào mạch- Có thể hình thành thể nút trong mạch.3. Các kiểu bó dẫn (bó mạch)- Các thành phần: tượng tầng, libe và gỗ trong 1 bó dẫn+ Bó mạch đủ: Có đầy đủ cả libe và gỗ9+ Bó mạch thiếu: Chỉ có libe hoặc gỗ (VD. trong hoa, lá chỉ có phloem hoặcxylem).+ Bó mạch kín: Tầng trước phát sinh phân hoá hết thành libe và gỗ sơ cấp → bódẫn gồm libe và gỗ.+ Bó mạch hở (mở): Bó dẫn gồm libe, tượng tầng và gỗ.- Các kiểu: Cách sắp xếp libe và gỗ trong bó dẫn.+ Bó mạch chồng chất: Kín hoặc hở; chồng chất đơn, kép.+ Bó mạch đồng tâm.+ Bó mạch có xylem hình chữ V: dạng trung gian của chồng chất và đồng tâm.+ Bó mạch xen kẽ.VI. Mô tiết (Hệ thống bài tiết)Là tập hợp những tế bào (có thể có nguồn các mô khác nhau) làm nhiệm vụ bài tiết cácsản phẩm của quá ttình trao đổi chất. Có hai loại cấu trúc bài tiết chính: Cấu trúc bài tiếtngoài và cấu trúc bài tiết trong.1. Cấu trúc bài tiết ngoài1.1. Lông và tuyến tiết: Có nguồn gốc từ biểu bì hoặc tế bào nằm sâu hơn. Các loại lôngtiết ra các chất khác nhau như đường, muối, mật, chất nhầy, thức ăn cho côn trùng. Lôngngứa tiết ra nhiều chất phức tạp trong đó có histamin và axetylcholin. Tế bào có chấtnguyên sinh đông đặc, nhân lớn, ít hoá không bào.1.2. Tuyến mật: Thường ở hoa, thân , lá kèm cuống hoa. Cấu trúc của nó có thể 1 lớp tếbào bìểu bì. Cấu trúc tiết có thể ít nhiều tiếp xúc với mô dẫn. Đường có trong tuyến mật làdo phloem bài tiết ra.1.3. Tuyến thơm: Được phân hoá từ những phần khác nhau của hoa. (Vd: Các họ Thiên lí,Nam mộc hương, Ráy, Lan,...)1.4. Lỗ nước: Là cấu tạo bài tiết từ trong lá ra ngoài. Nước được bài tiết ra có chứa cácmuối, đường và các chất hữu cơ khác trực tiếp từ các quản bào. Lỗ nước có cấu tạo trônggiống lỗ khí nhưng không có cơ chế đóng mở.2. Hệ thống bài tiết trong2.1.Tế bào tiết: Tế bào ít nhiều khác bịêt với các mô mềm, có chứa nhiều chất như nhựa(họ Xoan), dầu (họ Bứa, Cam), tanin, chất nhầy ( họ Xương rồng, Long não, Ngọc lan),gôm và cả tinh thể (trong túi đá của lá đa). Tế bào tiết có thể trong các cơ quan dinhdưỡng và sinh sản.2.2. Túi tiết và ống tiết: Túi tiết và ống tiết khác với tế bào tiết ở cách hình thành. Có hailoại túi gian bào và ống gian bào phân sinh (họ Hoa tán) hoặc dung sinh (ống tiết dung sinh10như ở Cam, Chanh, Bông,…). Các sản phẩm do các biểu mô tiết ra như nhựa dính, dầunhựa, nhựa mủ, gôm hoặc chất nhầy. Chỉ có những tác động vào các mô thì sản phẩm bàitiết mới được thải ra ngoài.2.3. Ống nhựa mủ: Là những tế bào riêng bịêt có khả năng hình thành, tích luỹ một loạichất lỏng đặc biệt gọi là nhựa mủ. Là một tổ chức mô chuyên hoá có nguồn gốc liên quantới mô mềm cơ bản, có thể coi là mô cơ bản làm nhiệm vụ bài tiết. Ống nhựa mủ chủ yếutrong vỏ của thân, rễ và lá. Trong các chất nhựa mủ có cây chứa đường, protein, tanin,enzym hoặc alcaloit như họ Thuốc phiện, Trúc đào, Thiên lí,…11CHƯƠNG IICƠ QUAN DINH DƯỠNGCơ quan sinh dưỡng ở thực vật 1 và 2 lá mầmThực vật 2 lá mầm.- Lá mầm chiếm phần lớn trong hạt gồm hai phiến vai trò dự trữ, tích luỹ các chất dinhdưỡng cho cây non phát triển.- Lá mầm – cơ quan phân hoá nhất:+ Biểu bì+ Mô dẫn sơ cấp.+ Nhu mô cơ bản.Thực vật 1 lá mầm.- Lá mầm là một phiến mỏng nằm sát vào mô dự trũ (nội nhũ).- Vai trò là cơ quan hút: tiết ra các men giúp hoà tan các chất dự trữ để hấp thụ nuôicây mầm phát triển.Sự khác nhau giữa 1 lá mầm và 2 lá mầm (xem phần phân loại thuc vật):CẤU TẠO CƠ QUAN DINH DƯỠNG1. Rễ1.1. Khái niệm và chức năng của rễ.Cơ quan dưới đất hấp thụ nước & khoáng; Bám giữ vào giá thể & dự trữ.1.2. Hình thái và biến thái.Phân biệt các loại rễ:- Hệ rễ: Hệ rễ cọc , hệ rễ chùm.- Loại rễ : Rễ chính, rễ bên và rễ phụHình thái chung.- Rễ có khả năng phân nhánh → tạo diện tích bề mặt bên ngoài lớn.- Một rễ có thể phân biệt 3 miền:+ Miền sinh trưởng. Chủ yếu là hoạt động của mô phân sinh sơ cấp và kéo dài rễ.+ Miền miền hấp thụ. Mang chức năng chính của rễ là hút nước và khoáng.+ Miền phân hoá. Thực vật 1lá mầm ít thay đổi. Thực vật 2lá mầm có sự hình thànhmô phân sinh thứ cấp.Sự biến thái.Rễ chống; Rễ bám; Rễ hô hấp; Rễ giác mút; Rễ củ,…1.3. Cấu tạo giải phẫu.12Cấu tạo sơ cấp.Cấu tạo giải phẫu miền sinh trưởng.Gồm: Chóp rễ; Đỉnh sinh trưởng và phần kéo dài.a). Chóp rễ:- Tế bào sống, vách mỏng, hình thuôn dài, liên kết yếu.- Tế bào luôn đổi mới (khi chết hoá nhầy bảo vệ rễ & làm mềm phân tử đất giúp rễ đâmsâu).b). Đỉnh sinh trưởng (mô phân sinh sơ cấp):- Phía trên chóp rễ - tế bào xếp từng lớp:+ Tầng sinh bì: Tế bào đồng đều, phân chia hướng xuyên tâm hình thành biểu bì.+ Tầng sinh vỏ: Phân chia mọi hướng hình thành vỏ sơ cấp.+ Tầng sinh trụ = tiền tượng tầng (tế bào dạng hơi dài theo trụ) phân chia ra bó dẫnsơ cấp.c). Phần kéo dài.Sự phân chia tế bào ít, chủ yếu tăng kích thước, bắt đầu có sự phân hoá chức năng.Cấu tạo miền hấp thụ (miền lông hút).Gồm 3 phần: mô bì, vỏ sơ cấp và trung trụ.a) Biểu bì: Chức năng đặc biệt là hấp thụ nên lông hút phát triển mạnh về số lượng.- Có 1 lớp tế bào: nhu mô sống, vách mỏng.- Tế bào kéo dài → lông hút (lông đơn bào): số lượng phụ thuộc vào môi trường, tồntại 2-3 ngày.b) Vỏ sơ cấp: Gồm có ngoại bì, nhu mô vỏ và vòng nội bì.- Ngoại bì: 1 hoặc nhiều lớp tế bào dưới biểu bì, hoá bần. Thực vật 1 lá mầm hoá bầnmạnh.Thực vật 2 lá mầm chỉ ở một số cây thảo.- Nhu mô vỏ: chiếm thiết diện lớn của rễ. Chức năng vừa dự trữ nước và khoáng, vừadẫn truyền hướng xuyên tâm vào bó gỗ.- Nội bì:+ Tế bào được chuyên hoá cả về chức năng và cấu tạo.+ Giai đoạn phôi có tính phân sinh+ Vách xuyên tâm tế bào nội bì hoá bần hình thành đai Caspary ở nội bì thực vật 2lá mầm+ Một số thực vật 2 lá mầm và đa số thực vật 1 lá mầm thêm vách tiếp tuyến trongcủa tế bào nội bì hóa bần tạo thành đai Caspary hình chữ U. Tế bào đối diện đỉnhbó gỗ, có vách tiếp tuyến không hoá bần gọi là tế bào hút.13c)Trung trụ: Gồm trụ bì, bó dẫn , tia ruột và nhu mô ruột.- Trụ bì:+ Sát dưới nội bì, thường có kích thước nhỏ hơn nội bì, có một hoặc vài lớp tế bào.+ Tiềm năng phân sinh: có thể hình thành rễ bên và chồi phụ.- Bó dẫn:+ Bó dẫn sơ cấp: có kiểu bó dẫn xen kẽ (hay bó dẫn thiếu).+ Gỗ: Gỗ phân hoá hướng tâm. Các mạch gỗ xếp thành tia, số lượng tuỳ theo loài.(Vd: Củ cải, cà rốt có 2 tia; bí ngô có 3, 4, 5 tia).Ở thực vật 2 lá mầm các mạch gỗ phân bố cả trung tâm của rễ tạo bó gỗ hình saođặc.+ Libe: Các bó libe xen kẽ giữa các đỉnh bó gỗ, phân hoá giống gỗ.- Nhu mô ruột: Chiếm thiết diện lớn ở thực vật 1 lá mầm. Ở thực vật 2 lá mầm hầunhư không có.* Rễ bên:- Nguồn gốc từ trụ bì (nội sinh) và phát triển đối diện với tia gỗ.- Chức năng hút nước và chất khoáng. Bám vào giá thể, dự trữ.Cấu tạo miền trưởng thành- Cây một lá mầm: Lông hút rụng, cấu tạo sơ cấp vẫn tồn tại. Ngoại bì hoá bần mạnh(chức năng bảo vệ). Vách tiếp tuyến tế bào nội bì hoá bần dày, trụ bì cũng hoá bần.- Cây hai lá mầm : Ở một độ tuổi rễ (1 rễ), có thể vài ngày đến 10 ngày tượng tầng bắtđầu được hình thành từ trụ bì và nhu mô, ban đầu có dạng lượn sóng.Cấu tạo thứ cấp.Chỉ có ở thực vật 2 lá mầm do hình thành tượng tầng. Đa số cây một lá mầm rễ khôngcó cấu tạo thứ cấp, chỉ một vài cây như huyết dụ.- Tượng tầng hình thành và hoạt động sinh ra bó dẫn thứ cấp.- Bó dẫn thứ cấp dạng chồng chất hở.- Mô bì thứ cấp (chu bì) hình thành sau sinh trưởng của bó dẫn thứ cấp do hoạt độngcủa tầng sinh bần-lục bì.Cấu tạo chung. Gồm 2 phần: Vỏ và trụ- Vỏ: Tuỳ thuộc loài, vị trí có thể có chu bì mỏng hoặc dày.- Trụ: Gồm các bó dẫn chồng chất hở. Trong bó libe có các mạch rây phát triển mạnh,sợi kém phát triển. Trong bó gỗ có nhiều mạch lớn, gỗ phân hoá li tâm. Giữa các bó dẫn cókhoảng tia ruột tương đối lớn và giảm dần theo tuổi của rễ. Các đỉnh bó gỗ sơ cấp nằmgiữa các tia ruột. Số bó dẫn thứ cấp bằng số bó dẫn sơ cấp.14Cây Hai lá mầmDạng cây thảo: Nhu mô phát triển mạnh. Sự hoá gỗ kém.+ Các tia ruột chia bó dẫn dọc trục thành từng phần.+ Mạch và sợi phát triển yếu.Dạng thân gỗ: bó dẫn phát triển mạnh .Trong rễ sự hoá gỗ ở các tế bào ít hơn thân. Một số loài mạch ở rễ lớn hơn ở thân.1.4. Rễ nấm và nốt rễ1.4.1. Rễ nấm: Rễ sống cộng sinh với nấm (gồm 2 loại)- Rễ nấm ngoài: Nấm bao ngoài rễ dẫn đến lông rễ rụng. Nấm có chức năng hút nước.- Rễ nấm trong: Nấm phát triển vào trong của rễ, phía ngoài tạo thành bao không rõrệt.1.4.2. Nốt rễ- Sống cộng sinh giữa rễ và vi khuẩn Rhizobium.- Vi khuẩn kích thích rễ phân chia mạnh hình thành các nốt, trong đó vi khuẩn cư trúhấp thụ nitơ tự do → tạo đất giàu khoáng nitơ.1. 5. Cấu tạo một số rễ củ. Rễ phát triển thành rễ dự trữ- Cà rốt: tầng sinh bần hoạt động yếu → chu bì mỏng. Sự phình to của củ do hoạtđộng của tượng tầng sinh ra bó dẫn thứ cấp, trong đó tỉ lệ libe và gỗ có thiết diện tươngđương.- Củ sắn: tầng sinh bần hoạt động → chu bì (thụ bì đối với sắn lâu năm). Libe thứ cấplà lớp vỏ mỏng, không có sợi, chứa hợp chất cyanua (chất độc). Sự phình to của củ chủyếu là gỗ thứ cấp. Gỗ sơ cấp ở giữa hoá sợi nên có lõi xơ cứng.- Củ khoai lang: ngoài tượng tầng chính, còn có tượng tầng phụ hình thành từ nhu môgỗ thứ cấp. Tượng tầng phụ có rất nhiều quanh các mạch gỗ hoặc nhóm mạch gỗ, sinh rachủ yếu là nhu mô. Tạo xơ khi củ già, chủ yếu từ gỗ thứ cấp từ tượng tầng chính.- Củ cải đường: tượng tầng phụ đầu tiên sinh ra từ nhu mô gỗ, Tượng tầng phụ đầutiên phân hoá CHO các tượng phụ 1,2,3 nhưng bản thân vẫn giữ nguyên tính năng phânchia. Tượng tầng phụ sinh các bó mạch và mô mềm và đẩy tượng tầng phụ đầu tiên rangoài. Càng nhiều tượng tầng phụ củ càng to.2. THÂN2.1. Định nghĩa và chức năng .Là cơ quan trục nối giữa rễ và lá với chức năng chống đỡ, dẫn truyền.152.2. Hình thái và biến thái thân2.2.1.Các thành phần của thân- Đỉnh thân (chồi): Gồm có đỉnh sinh trưởng và mầm lá.- Gióng (lóng, đốt).- Mấu : tiếp điểm giữa thân và cuống lá.2.2.2. Dạng chồiChồi là phần đỉnh mầm của tổ hợp thân và lá hoặc hoa hoặc cả hai.Chồi mầm phát triển thành thân chính. Chồi có thể phát triển ngầm dưới đất (thân rễ,củ, hành, thân hành), trong nước, trên đất, leo hoặc bò.Theo chức năng- Chồi dinh dưỡng: Sẽ phát triển thành các cành bên. Thân chính và các cành bênđều mang chồi ngọn và sự sinh trưởng được tiến hành ở đỉnh ngọn (sinh trưởng hướngtrọng lực âm), có khi sinh trưởng theo hướng nằm ngang như ở các thân bò.- Chồi sinh sản : Là mầm của hoa hay cụm hoa.Phân loại chồi theo vị trí- Chồi ngọn : chồi đầu tận cùng của thân, cành. Chồi đảm bảo cho sự sinh trưởngcủa thân.- Chồi nách: phát triển từ u thứ cấp của chồi ngọn, mọc ở nách lá. Chồi nách là sựphân nhánh của thân, có thể có hai, ba hoặc nhiều hơn.- Chồi phụ (chồi bất định): trên mọi cơ quan.Theo thời gian- Chồi ngủ: chồi nách ở trạng thái nghỉ không thời hạn, không phát triển. Đặc biệtcó những chồi ngủ nằm trong thân cây có gỗ phát triển và che phủ sâu trong đó, cácchồi đó chỉ phát triển khi phần thân trên đó bị chặt hoặc gẫy. Có thể chồi dinhdưỡng hoặc sinh sản.- Chồi đông: Trong mùa đông chồi ngọn và chồi nách ở trạng thái nghỉ kéo dài.Những chồi này thường được che chở bởi những vẩy cứng, phía trong có nhữnglông tiết các chất nhựa để giảm bớt sự thoát hơi nước, chống lạnh và mọi tác động.Chồi đông có thể chồi dinh dưỡng hoặc chồi sinh sản.2.3. Dạng thân.Sự phân nhánh của chồi (sự phân cành).- Lưỡng phân. 2 loại : lưỡng phân đều và lưỡng phân lệch. Thường gặp ở nhóm thựcvật bậc thấp như tảo, nấm, địa y.16- Đơn phân (đơn trục). Trục chính phát triển thường xuyên bởi mô phân sinh đỉnhngọn, thường có kích thước lớn nhất. Các cành bên thường phát triển từ chồi nách và cũngphát triển theo kiểu đơn phân có kích thước thường nhỏ dần theo cấp. Kiểu này thường ởcác cây gỗ lớn như sồi, dẻ, chò…- Hợp trục. Trục chính sớm ngừng phát triển, chồi nách cạnh đỉnh phát triển thànhthay thế chồi ngọn, còn trục chính nghiêng sang một bên. Chồi bên phát triển thẳng đứngnhư là tiếp tục sự phát triển của thân chính. Cành bên này đến lượt nó lại đình chỉ sự sinhtrưởng ngọn và dưới đỉnh sinh trưởng của nó bắt đầu phát triển một chồi bên mới khác đểtiếp tục lặp lại theo cách đó, cứ như vậy tạo thành một trục. Hợp trục là kiểu phân nhánhthường gặp ở các loại cây bụi, các cây thảo như cà chua, khoai tây hoặc họ Trầu không.Phân loại cây cỏ: Theo sự hoá gỗ của thân, sự phân nhánh và thời gian sống. Ta có thểphân ra các nhóm cây:Cây gỗ: Là dạng thân gỗ. thân chính phát triển mạnh, cành bên phát triển phân cấpthường tạo vòm-tán. Sống lâu năm(có thể hàng chục, hàng trăm năm).- Cây gỗ nhỏ: cao dưới 15m (bưởi , ổi….).- Cây gỗ vừa: cao từ 15-25m ( dẻ, ngọc lan…).- Cây gỗ lớn : cao trên 25m (chò chỉ, chò nâu….).Cây bụi: Là dạng thân gỗ, nhưng thân chính kém phát triển, sự phân cành sớm sát gốckhông tạo vòm- tán. Cao không quá 4-6m. Có thể sống nhiều năm.Cây bụi nhỏ: có thân hoá gỗ một phần ở gốc (xương xông, cỏ lào…).Cây thảo (cây cỏ): thân hoá gỗ ít, thân mềm. Có thể phân cành mạnh hoặc ít, nhiềucây dạng hợp trục. Tuổi đời sống 1 năm, 2 năm hay nhiều năm (rau cải, bí, rau húng….).Là những cây thường có phần trên mặt đất chết vào cuối thời kì dinh dưỡng.Phân loại thân theo mặt cắt ngang- Thân hình trụ (cau, dừa…).- Thân hình tròn (hành, tỏi…).- Thân hình dẹp (xương rồng bà).- Thân hình cầu (xương rồng cầu gai).- Thân hình có góc: có 3 góc(họ Cói),4 góc (họ Hoa môi).- Thân có gờ (xương rồng, họ Hoa tán)Phân loại theo vị trí không gian- Thân leo (sắn dây, nho…).- Thân rủ (liễu, phong lan…).- Thân nổi (rau dút, bèo tấm…).17- Thân ngầm (riềng, chuối…).- Thân bò (khoai lang, rau má…).- Thân thẳng (cau, bạch dương…).- Thân chìm (cây rau nghể, rong đuôi chồn, đuôi chó)Biến thái của thân.- Thân củ. Là loại thân ngắn thích nghi với chức năng dự trữ (củ su hào, khoai tây).- Thân mọng nước với chức năng dữ trữ nước ( sống trong điều kiện khô).- Dạng tua cuốn. Có cấu tạo giống thân leo. (VD. Bầu bí)- Dạng gai. Thân hoá gỗ mạnh. Tế bào đá phát triển. (VD. Chanh, Bưởi, Bồ kết).- Thân, cành hình lá. Kiêm chức năng quang hợp (Cây quỳnh, thanh long, càngcua).- Thân rễ. Là thân ngầm dưới đất trông giống rễ (họ Gừng, họ Chuối hoa).2. 3. Cấu tạo giải phẫu thân2.3.1. Cấu tạo giải phẫu thân cây hai lá mầmCấu tạo thân sơ cấpGồm : Mô bì sơ cấp, vỏ sơ cấp và trung trụ.- Mô bì sơ cấp: Là lớp tế bào biểu bì, thường dài dọc theo trục của thân. Vách ngoài tếbào có thể hoá cutin. Biểu bì có thể kéo dài thành lông, gai (lông đơn bào hay đa bào). Xenkẽ có một số khí khổng.- Vỏ sơ cấp: mô dày, nhu mô vỏ và nội bì.+ Mô dày (hậu mô): thành dãy, đám hoặc thành vòng. Tế bào có chứa lục lạp. Thiếtdiện có kích thước tuỳ thuộc loài. Có chức năng nâng đỡ thân, cành còn non.+ Nhu mô vỏ: Tế bào lớn chứa lục lạp, quang hợp mãnh liệt thay lá khi lá chưatrưởng thành.Có thiết diện mỏng hơn rất nhiều so với nhu mô vỏ ở rễ sơ cấp.+ Nội bì: Có thể có 1 lớp tế bào đồng đều, xếp xít. Chứa nhiều tinh bột (không cótính cơ động) gọi là “vòng tinh bột”. Nhiều cây thân cỏ khi chuyển sang sinh sảnthì có đai Caspary.- Trung trụ: Gồm trụ bì, bó dẫn, ruột và tia ruột.+ Trụ bì: Là lớp ngoài cùng, nguồn gốc từ mô phân sinh →tiềm năng phân sinhhình thành chồi bên. Sớm phân hoá thành mô cơ và mô mềm hoặc sợi trụ bì.+ Bó dẫn: bó mạch, vết lá và khe lá.Bó dẫn: bó dẫn kiểu chồng chất đơn hoặc chồng chất kép là bó dẫn hở. Xylem phânhoá li tâm gồm quản bào, mạch, mô dự trữ. Các bó dẫn xếp thành vòng đồng tâm, giữa cácbó dẫn là tia tuỷ.18Tuỷ (ruột) : giữa thân là mô mềm(nhu mô ruột), có thể chết sớm, teo đi tạo nên thânrỗng ở giữa.Vết lá là phần nối giữa bó dẫn của thân và lá với nhau. Mỗi lá có thể có 1 hoặc 2vết lá.Khe lá là trong chồi tại chỗ vết lá đi vào lá gọi là hổng lá.+ Tượng tầng và các dẫn xuất chưa phân hoá → vùng tượng tầng.- Tia ruột: dẫn truyền hướng phóng xạ.Cấu tạo thân thứ cấpDo mô phân sinh thứ cấp hoạt động làm thân cành tăng thiết diện ngang.Mô phân sinh thứ cấp (mô phân sinh bên): Là tầng sinh libe-gỗ và tầng sinh bần-lục bì.a). Tượng tầng.- Được hình thành từ tầng trước phát sinh trong ở cấu tạo sơ cấp, sinh ra bó dẫn thứcấp. Các tế bào xếp thành tầng, dãy.- Tế bào tượng tầng phân chia theo hướng tiếp tuyến & hướng phóng xạ làm tăng thểtích cơ quan trục. Nhưng theo hướng tiếp tuyến là chủ yếu.b). Tầng sinh bần.- Nguồn gốc không cố định, có thể từ mô dày hay nhu mô vỏ sơ cấp. Hoạt động sinh rabần và mô mềm(xem phần mô phân sinh và mô bì).Cấu tạo giải phẫu.a). Cây gỗ và cây bụi. Gồm : vỏ thứ cấp và trụ.- Vỏ thứ cấp gồm chu bì &libe thứ cấp+ Chu bì , thụ bì. Giai đoạn đầu có thể còn vỏ sơ cấp.+ Libe thứ cấp: libe thứ cấp xuất hiện đẩy libe sơ cấp bẹp lại, sau đó tiêu biến.+ Vỏ thứ cấp có chức năng bảo vệ và dẫn truyền nhựa luyện.- Trụ gồm có tượng tầng,gỗ thứ cấp & nhu mô ruột.+ Gỗ phân hoá li tâm. Gồm đầy đủ các yếu tố phát triển điển hình .+ Gỗ tạo thành vòng liên tục phía trong tượng tầng.+ Tượng tầng hoạt động theochu kì (mùa của năm). Mỗi năm: gỗ 1 vòng nhạt & 1 vòng sẫm → vòng gỗ năm.+ Yếu tố dẫn tuỳ loài khác nhau về: kích thước, cấu tạo các bản thủng lỗ, kiểu dàylên của vách tế bào. Mạch có thể xếp thành vòng hoặc nằm rải rác. Quản bào xếpchủ yếu trong gỗ muộn.+ Yếu tố cơ học: Sợi gỗ phát triển mạnh.+ Yếu tố dữ trữ: Nhu mô gỗ giữ vai trò dự trữ và một phần dẫn truyền theo hướngphóng xạ (tia gỗ).19+ Phân biệt gỗ giác và lõi. Gỗ giác hay có màu nhạt phía ngoài, gỗ lõi (=gỗ ròng)có màu sẫm hơn ở phía trong (Sồi, Dẻ, Sưa, Trắc,…). Ranh giới thể hiện rất rõràng. Sự khác biệt giữa giác và lõi là ở chỗ các mạch của lõi có chứa các thể nút,các chất dầu, các chất gôm và tích luỹ trong các tế bào mô mềm các chất khácnhau, trong đó có chất như tanin, các chất độc đối với vi sinh vật. Vì vậy gỗ lõi cómàu sẫm và không dẫn truyền.b). Cây thảo- Thân cây thảo đặc trưng bởi mức độ nhu mô hoá lớn.- Mô dẫn và mô cơ chiếm vị trí nhỏ hơn- Sinh trưởng thứ cấp không phát triển khi cây bắt đầu ra hoa tượng tầng ngừng hoạtđộng.- Kiểu mạch hoàn thiện nhất gồm đốt ngắn, có lỗ đơn.- Cây thảo tiến hoá nhất.2.3.2. Cấu tạo thân cây một lá mầmĐặc điểm chung:- Nói chung chỉ có cấu tạo sơ cấp vì thiếu tượng tầng.- Một số cây có cấu tạo thứ cấp do có mô phân sinh thứ cấp: huyết dụ, náng, thùa...- Thân hình thành từ mô phân sinh ngọn và long = Mô phân sinh sơ cấp (xem chương“Mô Thực Vật”). Thân to do tế bào tăng kích thước.- Đa số cây chỉ phân biệt vỏ & ruột.- Bó dẫn: Bó dẫn chồng chất kín, bao quanh bó dẫn là cương mô. Các bó dẫn xếp lộnxộn trong khối nhu mô ruột.Cấu tạo giải phẫu thân cây một lá mầm. Từ ngoài vào gồm:- Mô bì. Lớp tế bào biểu bì → vách thường có sự biến đổi hoá học (hoá cutin, hoásáp..). Biểu bì kéo dài thấm silíc thành gai (phổ biến ở họ Lúa).- Mô cơ. Cương mô (sợi vỏ) gồm 2-3 lớp tế bào. → làm thân có vỏ cứng.- Nhu mô ruột. Chiếm hầu hết thiết diện thân. Tế bào đa giác nhiều mặt, kích thước rấtto ở giữa thân.- Bó dẫn: Các bó dẫn kiểu chồng chất kín → Số lượng nhiều, xếp rải rác, lộn xộn trongnhu mô ruột, phía ngoài kích thước bó nhỏ hơn phía trong. Mỗi bó có libe hướng ra ngoài,gỗ hướng vào trong.+ Libe: chỉ có ống rây và tế bào kèm.+ Gỗ: gồm nhu mô gỗ , 2 mạch điểm và 1 mạch xoắn. Khoang khí phía dưới gỗ. HọLúa đặc trưng: Mỗi bó đều có cương mô (bó sợi) bao quanh.203.2.3. Sinh trưởng thứ cấp ở một số cây một lá mầmMột số cây sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh thứ cấp →thân sinhtrưởng thứ cấp phân tán. Nhưng mô phân sinh này chỉ hoạt động có thời gian giới hạn.- Cây long huyết (Dracaena): Vòng mô phân sinh thứ cấp được hình thành từ nhu môgọi là vòng dày .- Cây cau, dừa: Mô phân sinh được hình thành dưới mấu lá và phân chia theo hướngtiếp tuyến- sản phẩm là mô mềm.- Bộ hành: Tầng phát sinh xất hiện trong mô mềm phía ngoài bó dẫn. Tầng này xuấthiện ở vùng đã kết thúc kéo dài. Các bó dẫn thứ cấp thường được sắp xếp thành dãy xuyêntâm còn bó dẫn sơ cấp thì lộn xộn.3. LÁ3.1. Định nghĩa và chức năng của láLá là thành phần khí sinh của cây. Chức năng chính là quang hợp, trao đổi khí và thoáthơi nước. Chức năng phụ là cơ quan dự trữ, sinh sản, bảo vệ....3. 2. Hình thái và biến thái.3.2.1. Thành phần lá- Thành phần một lá:+ Cuống hoặc bẹ. Lá không cuống (lá đính gốc).+ Phiến: phân biệt gân, mép, đầu, gốc lá, dạng phiến. Phiến có màu xanh. Có thể cólông hoặc gai do biểu bì kéo dài.Hệ gân (chứa bó mạch): Có 2 hệ gân chính: hệ gân hình mạng và hệ gân song song.* Hệ gân hình mạng: Các gân có kích thước lớn bé khác nhau tạo thành hệ gânlông chim, hệ gân chân vịt, hệ gân toả tròn.* Hệ gân song song: các gân có kích thước gần bằng nhau và chạy dọc theo lá.Những gân song song này có thể hợp với nhau ở ngọn lá hoặc hai đầu phiến hoặc mép lá.Gân hình cung thuộc về hệ gân song song.Mép: nguyên, răng cưa, lượn sóng, có thuỳ.Đầu lá: nhọn, tù, nhọn kéo dài, cụt …Gốc lá: nhọn, hình tim, lệch, hình mũi tên, tròn, có tai, hình thận…Dạng phiến: tròn, trứng, mũi mác, hình dải, trứng ngược...Hình thái mỏng, đối xứnghai bên. Có lá có nhiều mặt phẳng đối xứng (lá hình khiên).3.2.2. Các dạng biến đổi khác của lá21- Lá kèm: Thường tồn tại từng cặp phía dưới cuống lá chính hoặc có thể biến đổidạng búp (cây mít, thầu dầu), dạng gai, dạng thìa lìa (họ Lúa), dạng bẹ chìa (họ Raurăm).- Lá bắc: lá ở gốc cuống hoa, gốc hoa tự. Có khi dạng vẩy, dạng cánh hoa (hoagiấy), dạng mo (cau, dừa).- Lá khác hình – tính khảm của lá. Nhiều dạng lá trên cây (lá gốc, lá ngọn, non-già,lá mầm, lá vẩy).3.3. Phân loại lá:Dựa theo sự phân nhánh của cuống, số lượng phiến & số tầng rời (vùng rụng)Lá đơn: Có một cuống, một phiến và một tầng rờiPhân biệt:- Lá đơn nguyên- Lá đơn có thuỳ+ Lá đơn phân thuỳ (mép lõm đến 1/3 phiến).+Lá đơn chia thuỳ (mép lõm từ 1/3 đến 1/2 phiến).+ Lá đơn xẻ thuỳ (mép lõm > 1/2 phiến).Lá kép: Cuống phân nhánh mang nhiều phiến. Mỗi phiến gọi là lá chét, có tầng rời riêng.Phân biệt :- Lá kép hai: lá móng bò.- Lá kép ba: lá sắn dây, lá các loại đậu.- Lá kép chân vịt (chẻ ngón): lá ngũ gia bì.- Lá kép lông chim một lần chẵn: nhãn hương chi- Lá kép lông chim một lần chẵn lẻ: lá khế- Lá kép lông chim hai lần chẵn: phượng vĩ- Lá kép lông chim hai lần lẻ: xoan- Lá kép lông chim ba lần: xoan, đinh lăngCách mọc lá (đính lá trên thân):Mọc cách (bưởi, sắn dây..)Mọc đối (ổi, gioi…)Mọc vòng (trúc đào, hoa sữa…).Biến thái lá- Dạng tiêu hoá protein: Cây nắp ấm, rong đuôi chồn.- Tua cuốn: lá chét ở đậu Hà lan, lá chét cây ánh hồng- Gai: xương rồng.22- Tay móc: mây.- Vẩy: củ going (củ là thân ngầm)3. 4. Cấu tạo giải phẫu.3.4.1.Cấu tạo giải phẫu chung (ở thực vật hai lá mầm và một số cây một lá mầm).Cuống lá. Có cấu tạo mô giống như trong thân về cách sắp xếp.- Biểu bì: bao quanh cuống có tế bào hình chữ nhật, phủ ngoài là cutin, có lỗ khí hoặclông.- Mô cơ: mô dày nằm dưới biểu bì (2 lá mầm), sợi (1 lá mầm).- Mô mềm : dài theo trục cuống, chứa nhiều lục lạp. Giống nhu mô vỏ sơ cấp của thân.- Hệ thống dẫn: Các bó dẫn sắp xếp theo kiểu khác nhau. Có thể hình cung liên tụchoặc các bó riêng biệt xếp thành cung đều đặn uốn cong về phía trên của lá. Bó dẫn có gỗtrên, libe dưới; Thường số lượng bó ít, riêng ở thực vật nguyên thuỷ có nhiều hơn.3.4.2. Phiến lá.a). Biểu bì: gồm biểu bì trên và biểu bì dưới theo kiểu lưng bụng. Có thể có lông, gai.+ Biểu bì trên: 1 lớp tế bào hoặc có thêm 1, 2 lớp tiếp phía dưới gọi là hạ bì - chứanước (đối với loài chịu hạn); Thường vách ngoài tế bào hoá cutin. Tuỳ theo loài cóthể có khí khổng, nhưng ít.+ Biểu dưới: có 1 lớp tế bào; có chứa nhiều khí khổng.b). Mô đồng hoá (thịt lá). Trong thịt lá ngoài mô mềm đồng hoá có thể có thể cứng, túitiết, các tinh thể. Thường tồn tại 2 dạng(dạng không đồng nhất): mô dậu và mô xốp.+ Mô dậu: tế bào hình trụ xếp vuông góc và sát với biểu bì trên (mặt bụng), chứanhiều lục lạp. Số lớp tế bào tuỳ thuộc loài. Một số loài chịu hạn mô dậu có thể cònphân bố cả mặt lưng sát với biểu bì dưới, nhưng thường ít lớp tế bào hơn.+ Mô xốp (mô khuyết): dạng tế bào tròn hoặc có thuỳ chứa ít lục lạp. Thường phânbố sát với biểu bì dưới. Giữa chúng nhiều khoảng gian bào lớn thông với khíkhổng. Mô xốp thường chiếm thiết diện lớn hơn mô dậu, nhưng với loài chịu hạnthì ngược lại.c). Bó dẫn. Kiểu chồng chất kín.- Gỗ: chủ yếu mạch xoắn và quản bào. Phần tận cùng các nhánh thường có từ 1-2quản bào ngắn, đầu mút có thể thông với lỗ nước. Xylem trong lá ít chuyên hoá hơnphloem.- Libe: thường chuyên hoá hơn gỗ. Phần tận cùng có thể tiêu biến sớm hơn bó gỗ,các yếu tố rây hẹp với những tế bào kèm lớn.23- Hệ thống dẫn: trong gân chính và phân nhánh chạy vào phần thịt lá tạo nên hệthống mạng lưới dày đặc trong phiến.+ Trong gân chính: hệ thống các bó dẫn thường làm thành cung liên tục được baoquanh bởi lớp tế bào cương mô. Giữa là nhu mô.+ Trong gân bên (trong mô đồng hoá): thường là một bó dẫn chìm trong thịt lá cógỗ hướng lên trên, libe dưới. Bao quanh các gân bên bởi một hoặc một số lớp tếbào tạo nên một vòng bao bó mạch. Đối với TV nhóm C 4 vòng tế bào bọc mạch rấtphát triển.Cấu tạo giải phẫu lá cây một lá mầm và lá cây họ Lúa.Lá cây TV một lá mầm có hình thái và cấu tạo khác nhau, một số cây giống cây TVhai lá mầm. Một số có cuống và phiến nhưng phần lớn chỉ có bẹ và phiến. Phiến thườnghẹp, hệ gân song song. Một số loài có lá hình ống (VD. Allium). Lá cây họ Cói (VD.Carex) cứng do mô cứng phát triển mạnh. Nhiều cây một lá mầm mô cứng phát triển, đó làcác sợi thường được sử dụng trên thị trường. Những sợi này tổ hợp với bó mạch hoặcthành dải riêng biệt.Lá cây họ Lúa cấu tạo điển hình : bẹ ôm lấy thân với phiến hẹp3.2.1. Bẹ lá.Có cấu tạo tương ứng với thân.3.2.2. Phiến lá.a). Biểu bì: Dạng tế bào hẹp, kéo dài theo phiến lá, vách bên lượn sóng. Biểu bì còn cótế bào chứa silic, tế bào bần và có thể có lông. Khí khổng thường tế bào hẹp cùng với cáctế bào bên (phụ) trên cả 2 lớp biểu bì & sắp xếp thành hàng song song.+ Biểu bì trên: một lớp tế bào, xen kẽ có các nhóm tế bào trương nước (có vai tròtrong việc vận động gấp của lá. Có thể có gai silíc.+ Biểu bì dưới: có một lớp tế bào với nhiều khí khổng hơn so với biểu bì trên.b). Mô đồng hoá (Thịt lá):+ Tế bào dạng đồng nhất.+ Dưới biểu bì trên gần gân chính có thể là các đám cương mô.+ Mô đồng hoá thường tụ tập quanh bó dẫn.c). Bó dẫn:Các bó kiểu chồng chất kín giống ở thân. Mỗi bó dẫn có thể có đế cương mô đính vớicương mô sát biểu bì dưới. Một số bó dẫn kém phát triển, nhưng bao quanh có vòng tế bàonhu mô lớn gọi là vòng tế bào bọc mạch.* Phần gân chính:24- Bó dẫn ở giữa là lớn nhất, đối xứng hai bên là các bó dẫn lớn nhỏ xếp đối nhau.- Có khối nhu mô lớn chứa ít lục lạp .* Phần bó dẫn nằm trong thịt lá.Các bó lớn và vô số bó nhỏ nằm song song. Có những bó lớn kéo dài suốt từ biểu bìtrên xuống biểu bì dưới. Đối với TV quang hợp theo chu trình C4, số lượng vòng tế bàobọc mạch rất phát triển.3.5. Sự rụng lá- Gốc cuống có biến đổi tế bào học và sinh hoa→ vùng này gọi là vùng rụng gồm: lớptách rời ; lớp bảo vệ.- Tại vùng rụng sự phân chia tế bào xảy ra trước đó & có sự biến đổi trong vách, trongtế bào chất:+Tế bào lão hoá+ Sự hoá gỗ vách tế bào vùng này+ Thể nút hình thành trong yếu tố dẫn, rây+ Enzym phân huỷ vách tế bào+ Mất sự kết dính giữa các phiến giữa+ Vách celuloza bị thuỷ phân, yếu tố mạch gỗ gãySau sự biến đổi trên thì chỉ cần một luồng gió nhẹ là lá có thể rụng dễ dàng.25
Tài liệu liên quan
- Bài giảng thuc vat quy hiem
- 25
- 646
- 2
- Bài giảng thuc vat trong thao cam vien
- 46
- 863
- 7
- bài giảng động vật học có xương sống
- 73
- 3
- 9
- Bài giảng Thực vật (Phần 3) pps
- 2
- 638
- 4
- Bài giảng Thực vật (Phần 4) ppsx
- 5
- 529
- 3
- Bài giảng Thực vật (Phần 5) doc
- 4
- 549
- 14
- Bài giảng Thực vật (Phần 6) potx
- 3
- 528
- 1
- BÀI GIẢNG THỰC VẬT HỌC potx
- 264
- 1
- 26
- bài giảng khoáng vật học mô tả phần 01
- 34
- 1
- 2
- bài giảng khoáng vật học mô tả phần 02
- 28
- 669
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(573 KB - 90 trang) - BÀI GIẢNG THỰC VẬT HỌC Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Bó Mạch Kín
-
Lớp Hành (Liliopsida)
-
Định Nghĩa Và Phân Loại Mô Dẫn - Dược Liệu
-
Các Bó Mạch Dẫn - Tài Liệu Text - 123doc
-
TRƯỜng đẠi Học Nông Nghiệp Hà NỘi Bài Giảng Sinh HọC ĐẠi CưƠNG
-
Các Bó Mạch Dẫn - .vn
-
TV 2 Flashcards | Quizlet
-
Bó G Hình CH V, Bó M CH Kín | PDF - Scribd
-
Định Nghĩa Và Phân Loại Mô Dẫn | Thực Vật Dược Liệu
-
05:14 07/02/2021
-
[PDF] MÔ THỰC VẬT
-
[PDF] Mô Phân Sinh Chu Cấp Ngành Hạt Trần Và Lớp Là Mạm Của Cay Hạt Tru
-
Vẽ Bó Mạch Kín ở Thân Cỏ ống - YouTube
-
Bó Mạch Kín Thân Rễ Tranh | Quân Minh | Flickr
-
Thân (thực Vật) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Kiểu Bó Dẫn Có Thể Gặp ở Thân Cây Lớp Hành - Hàng Hiệu
-
ÔN TẬP BUỔI 2 - THỰC VẬT DƯỢC Quiz - Quizizz