Bài Giảng Thương Mại Quốc Tế | Hoa_dại
Có thể bạn quan tâm
(bài giảng Thương mại quốc tế – VB 2, ĐH Luật Hà Nội, 2017)
Đại học Luật Hà Nội
Lớp: K14CCQ (2015 – 2018)
BÀI GIẢNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Thời lượng: 45 tiết
Mục mục
Vấn đề 1: Khái niệm cơ bản. 3
- Các khái niệm.. 3
- Thương mại 3
- Thương mại quốc tế. 4
- Luật thương mại quốc tế. 4
- Tự do hóa thương mại 4
- Bảo hộ mậu dịch. 5
- Chủ thể của thương mại quốc tế. 5
- Thể nhân. 5
- Pháp nhân. 5
- Quốc gia. 6
- Vùng lãnh thổ. 6
- Tổ chức kinh tế quốc tế. 6
III. Nguồn của luật thương mại quốc tế. 6
- Pháp luật quốc gia. 6
- Điều ước quốc tế. 7
- Tập quán thương mại quốc tế. 7
- Án lệ. 8
Vấn đề 2: Các nguyên tắc cơ bản của luật WTO.. 8
- Nguyên tắc tối huệ quốc. 8
- Khái quát về nguyên tắc tối huệ quốc (MFN – Most Favoured Nation) 8
- Nội dung nguyên tắc tối huệ quốc trong WTO.. 9
- Nguyên tắc MFN trong thương mại hàng hóa. 9
- Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT – National Treatment) 10
- Khái niệm.. 10
- Nội dung. 10
- Nguyên tắc NT trong thương mại hàng hóa. 11
III. Nguyên tắc mở cửa thị trường. 12
- Nội dung. 12
- Nguyên tắc mở cửa thị trường. 12
Vấn đề 3: Pháp luật điều chỉnh một số lĩnh vực của WTO.. 13
- Pháp luật điều chỉnh của WTO trong lĩnh vực hàng hóa. 13
- Hàng hóa và thuế quan. 13
- Hiệp định nông nghiệp. 14
- Hiệp định SPS – Hiệp định kiểm dịch động thực vật 16
- Hiệp định về hàng rào kỹ thuật – TBT. 17
- Hiệp định dệt may (đã hết hiệu lực từ năm 2000) 17
- Các quy định về chống bán phá giá. 18
- Hiệp định chống bán phá giá (ADA) 19
- Khái quát 19
- Khái niệm 1 sản phẩm bị coi là bán phá giá. 19
- Quá trình 1 vụ kiện chống bán phá giá. 21
- Điều tra chống bán phá giá. 21
- Áp thuế chống bán phá giá. 23
III. Hiệp định SCM về trợ cấp và các biện pháp đối kháng. 23
- Khái quát về hiệp định SCM.. 23
- Định nghĩa trợ cấp (Điều 1 SCM) 24
- Các loại trợ cấp. 24
- Các biện pháp xử lý khi có trợ cấp. 25
- Hiệp định tự vệ thương mại (SA) 25
- Khái quát 25
- Nội dung của hiệp định SA.. 26
Vấn đề 4: Giải quyết tranh chấp TMQT tại cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.. 27
- Thẩm quyền, nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp tại cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.. 28
- Giới thiệu DSB.. 28
- Thẩm quyền. 29
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp. 29
- Thủ tục trước DSB.. 30
- Thẩm quyền, nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài 32
- Thực thi phán quyết của DSB.. 33
- Chế tài trong tranh chấp thương mại quốc tế công. 33
- Buộc chấm dứt biện pháp vi phạm.. 33
- Bồi thường thương mại (đền bù) 33
- Tạm hoãn thi hành nhượng bộ (trả đũa thương mại) 33
Vấn đề 5: Pháp luật điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. 34
- Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) 34
- Giới thiệu về CISG.. 34
- Phạm vi áp dụng của CISG.. 35
- Hình thức của hợp đồng. 36
- Giao kết hợp đồng. 36
- Incoterms 2010. 39
- Giới thiệu chung về Incoterms. 39
- Giới thiệu chung về Incoterms 2010. 40
- Nội dung Incoterms 2010. 40
Vấn đề 6: Pháp luật về thanh toán đối với hợp đồng thương mại quốc tế. 45
- Phương tiện thanh toán quốc tế. 45
- Séc (Check) 45
- Hối phiếu (Bill of Exchange) 46
- Kỳ phiếu (Pronissory note) 46
- Phương thức thanh toán. 47
- Chuyển tiền (chuyển khoản) 47
- Nhờ thu. 47
- Phương thức tín dụng chứng từ (L/C – Letter of Credit – Thư tín dụng) 47
Vấn đề 7: Các phương thức giải quyết tranh chấp TMQT giữa các thương nhân. 48
- Thương lượng. 49
- Hòa giải / Trung gian. 50
- Giải quyết tranh chấp TMQT bằng tòa án. 51
- Giải quyết tranh chấp TMQT bằng trọng tài 51
- Vấn đề chọn trọng tài và chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. 52
Ngày 15/01/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Quỳnh Trang (Ths)
Tài liệu:
- Giáo trình Thương mại quốc tế – ĐH Luật Hà Nội
I. Các khái niệm
1. Thương mại
– Khái niệm (khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005) : Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm :
+ mua bán hàng hoá,
+ cung ứng dịch vụ,
+ đầu tư,
+ xúc tiến thương mại, và
+ các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Câu hỏi: Hoạt động giáo dục đào tạo có phải là hoạt động thương mại không ?
Trả lời: Nếu mục đích là sinh lời thì sẽ là hoạt động thương mại, ngược lại sẽ là hoạt động phi thương mại. Ví dụ hoạt động đào tạo sinh viên của Đại học luật Hà Nội là hoạt động phi thương mại, vì hàng năm trường đại học luật vẫn nhận được kinh phí hỗ trợ từ NN để đảm bảo cho hoạt động của trường, tức là hoạt động của trường đại học luật không sinh ra lợi nhuận.
Chú ý: có quan điểm cho rằng mọi hoạt động cung ứng, mua bán đều là hoạt động thương mại, theo đó thì giáo dục cũng là hoạt động thương mại
Ở VN hiện nay, với quan điểm xã hội hóa giáo dục, NN đã mở cửa (tức là cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực giáo dục) với giáo dục ở một số lĩnh vực, VD lĩnh vực quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, … và không mở cửa với một số lĩnh vực, VD không mở cửa với đào tạo luật, triết học, báo chí, … hoặc chỉ mở cửa với đào tạo luật quốc tế, không mở cửa với đào tạo luật dân sự, hình sự
– Trong quan hệ quốc tế “công” (khi gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế, hay các hiệp định thương mại), việc xác định 1 hoạt động là thương mại hay phi thương mại là rất quan trọng. Vì nếu xác định là hoạt động thương mại thì sẽ phải mở cửa cho đối tác nước ngoài đầu tư vào. Nếu VN coi 1 hoạt động là phi thương mại, nhưng quốc gia khác lại không coi đó là phi thương mại, mà VN không bảo vệ được quan điểm thì sẽ phải chấp nhận hoạt động đó là thương mại, và sẽ phải mở cửa hoạt động đó.
Bản chất của việc xác định hoạt động thương mại / phi thương mại là để NN bảo vệ “miếng bánh” của hoạt động đó trong nước.
– Trong quan hệ quốc tế “tư” (quan hệ giữa thương nhân – thương nhân), việc xác định 1 hoạt động là thương mại hay phi thương mại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định thẩm quyền của cơ quan giải quyết tranh chấp. Nếu các bên muốn sử dụng trọng tài thì tranh chấp đó phải là tranh chấp thương mại. Nếu các bên xác định đó là tranh chấp phi thương mại thì phải yêu cầu tòa án giải quyết.
2. Thương mại quốc tế
– Khái niệm: Là hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới của 1 quốc gia hoặc biên giới hải quan
– Hoặc: thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài
3. Luật thương mại quốc tế
– Là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế
– Nguồn của luật thương mại quốc tế:
+ điều ước quốc tế
+ luật quốc gia
+ án lệ
4. Tự do hóa thương mại
– Là xu hướng được khởi xướng từ sau thế chiến II
– Tự do hóa thương mại là giảm bớt sự can thiệp của NN vào hoạt động thương mại. Ví dụ: giảm thuế, phí, dỡ bỏ thuế quan, giảm bớt các biện pháp kiểm dịch động, thực vật, giảm bớt các biện pháp va tiêu chuẩn chất lượng, giảm bớt các thủ tục hành chính, …
– Gồm:
+ tự do lưu thông hàng hóa
+ tự do cung cấp dịch vụ
+ tự do dịch chuyển nguồn vốn
+ tự do chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
+ tự do dịch chuyển thể nhân: dịch chuyển người lao động
Câu hỏi: trong các nội dung của tự do hóa thương mại trên thì nội dung nào là khó thực hiện nhất ?
Trả lời: Tự do dịch chuyển thể nhân là khó nhất. Thực tế cho đến nay thì các nước đều không mở cửa cho việc dịch chuyển thể nhân (mở cửa thị trường lao động), mà chỉ mở cửa một cách rất hạn chế và có chọn lọc. Ở VN chỉ mở cửa cho nhân sự cấp cao mà VN không đáp ứng được, và cũng chỉ trong một số lĩnh vực nhất định.
Ngay cả trong WTO thì hiện mới chỉ thực hiện được tự do lưu thông hàng hóa và tự do cung cấp dịch vụ.
5. Bảo hộ mậu dịch
– Là việc chính phủ 1 nước tăng cường các biện pháp tác động đến thương mại nhằm mục đích bảo vệ các ngành sản xuất, dịch vụ trong nước.
– Nguyên nhân (lý do) của bảo hộ mậu dịch trong khi cả thế giới đang đi theo tự do hóa thương mại: tự do hóa thương mại yêu cầu sự bình đẳng giữa các quốc gia, tuy nhiên “sự bình đẳng giữa những nước có xuất phát điểm khác nhau lại là sự không bình đẳng”, các nước đều có hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau, việc đòi hỏi bình đẳng hòa toàn trong thương mại quốc tế là không khả thi, và ở góc độ nào đó là không công bằng.
Bản chất của tự do hóa thương mại là do các nước phát triển đặt ra, dẫn dắt “cuộc chơi”, do đó họ sẽ thiết kế các luật lệ để sao cho có lợi cho họ.
– Chú ý: Tự do hóa thương mại và Bảo hộ mậu dịch là 2 xu hướng trái ngược nhau, mâu thuẫn với nhau, nhưng lại luôn song hành với nhau. Bất kỳ quốc gia nào cũng thực hiện bảo hộ mậu dịch để bảo vệ nền sản xuất trong nước, nhưng lại đều muốn hưởng lợi ích từ tự do hóa thương mại.
WTO hướng tới tự do hóa thương mại, nhưng vẫn chấp nhận bảo hộ mậu dịch ở mức độ nhất định, cụ thể là WTO vẫn chấp nhận và khuyến khích các nước thực hiện bảo hộ mậu dịch bằng biện pháp thuế quan.
II. Chủ thể của thương mại quốc tế
Gồm: thể nhân, pháp nhân, quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức kinh tế quốc tế
1. Thể nhân
– Thể nhân là chủ thể “yếu” nhất trong 5 chủ thể của TMQT, nhưng lại là chủ thể quan trọng nhất của TMQT.
Tại sao ? Vì trong 5 chủ thể của TMQT thì thể nhân là chủ thể duy nhất hữu hình, 4 chủ thể còn lại đều vô hình, và sự hoạt động của 4 chủ thể đó đều phụ thuộc vào thể nhân, không có thể nhân thì 4 chủ thể còn lại đó không thể hoạt động được.
– Điều kiện chung của thể nhân để trở thành chủ thể của TMQT:
+ đầy đủ năng lực hành vi dân sự: các quốc gia có quy định khác nhau
+ không nằm trong nhóm bị truất quyền: bị truất quyền công dân, hoặc bị truất quyền kinh doanh (VD cấm kinh doanh trong 1 lĩnh vực nào đó trong 1 thời gian)
+ không nằm trong nhóm “bất khả kiêm nhiệm”: tức là nghề nghiệp chính mà thể nhân đang thực hiện không nằm trong danh mục cấm kiêm nhiệm công việc khác, VD công chức, luật sư, bác sỹ, công chứng viên
– Thể nhân là chủ thể đầu tiên của TMQT: từ thời cổ đại, các cá nhân đã buôn bán từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác
2. Pháp nhân
– Là chủ thể không hữu hình do PL tạo nên và trao cho chủ thể đó quyền và nghĩa vụ pháp lý
Pháp nhân = con người của pháp luật (tức là con người do pháp luật sinh ra)
– Pháp nhân được sinh ra khi được cấp Giấy chứng nhận thành lập
– Điều kiện của pháp nhân:
+ được thành lập hợp pháp
+ có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
+ có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó
+ nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
– Pháp nhân xuất hiện sau thể nhân trong TMQT, nhưng có sức mạnh vượt trội so với thể nhân. Hiện nay pháp nhân là chủ thể có sự ảnh hưởng lớn nhất trong số 5 chủ thể của TMQT.
Tại sao pháp nhân lại có sự ảnh hưởng lớn nhất ? Vì sức mạnh tại chính của pháp nhân đã cho phép pháp nhân có nhiều quyền lực.
3. Quốc gia
– Quốc gia là chủ thể có:
+ lãnh thổ xác định
+ dân cư ổn định
+ chính quyền thống nhất
+ độc lập trong tham gia quan hệ quốc tế
– Khi tham gia vào quan hệ TMQT, quốc gia còn cần phải được công nhận (phải được công nhận để tham gia vào các điều ước quốc tế)
– Vai trò của quốc gia trong TMQT:
+ xây dựng luật: đàm phán, thỏa thuận với các quốc gia khác để xây dựng luật
+ điều chỉnh các hoạt động trong nước để phù hợp với TMQT
– Quốc gia có tham gia vào quan hệ TMQT không ?
Theo tư pháp quốc tế thì quốc gia có quyền miễn trừ tư pháp (tức là miễn trừ xét xử, miễn trừ cưỡng chế, miễn trừ thi hành án) ==> nếu giữ nguyên các quyền miễn trừ này thì quốc gia không thể tham gia vào quan hệ TMQT. Tuy nhiên hiện nay thì quốc gia tham gia ngày càng nhiều vào TMQT bằng cách từ chối một phần quyền miễn trừ tư pháp của mình bằng cách tuyên bố chấp nhận chịu sự xét xử của các cơ quan giải quyết tranh chấp nhất định và khi có phán quyết thì họ sẽ tuân thủ những phán quyết đó.
4. Vùng lãnh thổ
– Là 1 phần của trái đất gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng biển, vùng lòng đất và khoảng không vũ trụ
– Vùng lãnh thổ có thể trở thành chủ thể của thương mại quốc tế:
+ vùng lãnh thổ tranh chấp chủ quyền
+ vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền 1 quốc gia
+ vùng lãnh thổ gồm nhiều quốc gia
VD: liên minh châu Âu là vùng lãnh thổ 28 quốc gia châu Âu, Hồng Kong, Ma Cao, Đài Loan là chủ thể trong TMQT (đều là thành viên độc lập trong WTO, có quyền và nghĩa vụ độc lập với Trung Quốc)
5. Tổ chức kinh tế quốc tế
– Là liên kết giữa các chính phủ hoặc các nhân tố phi chính phủ nhằm tạo ra các diễn đàn về phát triển và hợp tác kinh tế. VD: WTO, Câu lạc bộ Paris (của các chủ nợ đối với nợ công – nợ quốc gia), Câu lạc bộ London (của các chủ nợ tư)
– Vai trò chủ yếu của các tổ chức kinh tế quốc tế là tạo ra diễn đàn cho các bên ngồi lại với nhau để đưa ra những thỏa thuận và giải pháp để phát triển kinh tế
III. Nguồn của luật thương mại quốc tế
Gồm:
+ pháp luật quốc gia
+ điều ước quốc tế
+ tập quán thương mại quốc tế
+ án lệ
1. Pháp luật quốc gia
a. Khái niệm
– Là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm của 1 quốc gia điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của PL quốc gia đó
– PL quốc gia – nguồn của luật thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm của 1 quốc gia điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của PL quốc gia đó
b. Nguồn của PL quốc gia
– PL do NN ban hành: hiến pháp, luật, văn bản dưới luật
– Án lệ
– Tập quán thương mại quốc gia
– (lẽ phải và công bằng)
c. Trường hợp áp dụng
– Luật áp dụng:
+ luật nội dung: điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ TMQT
+ luật hình thức: điều chỉnh quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp
Luật quốc gia được áp dụng trong TMQT chủ yếu là luật nội dung.
– Khi nào luật quốc gia được áp dụng trong TMQT ?
+ khi các bên thỏa thuận áp dụng luật quốc gia để điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế, theo các hệ thuộc (nguyên tắc chọn luật) :
- luật nơi giao kết hợp đồng
- luật nơi thực hiện hợp đồng
- luật nơi đặt vật (tài sản)
- luật nơi các bên đặt trụ sở thương mại
+ khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu: 1 hệ thống luật quốc gia được áp dụng để điều chỉnh 1 hợp đồng thương mại quốc tế dù 2 bên không lựa chọn:
- luật nơi đặt tòa án (Lex fori): tòa án có quyền chọn luật tại nơi (quốc gia) đặt tòa án để giải quyết tranh chấp
- luật quốc tịch của các bên chủ thể
- luật nơi cư trú của các bên chủ thể
2. Điều ước quốc tế
– Là thỏa thuận giữa 2 hoặc nhiều thực thể công nhằm điều chỉnh các quan hệ TMQT
– Điều ước quốc tế là nguồn của luật thương mại quốc tế khi điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế
– Phân loại:
+ điều ước song phương / đa phương
+ điều ước toàn cầu / khu vực
– Trường hợp áp dụng:
+ đương nhiên áp dụng:
- Đối với quan hệ thương mại quốc tế công: tức là quan hệ thương mại giữa các thực thể công (các quốc gia) cùng là thành viên của các thỏa thuận, điều ước quốc tế
- Đối với quan hệ thương mại quốc tế tư: đến nay mới chỉ có duy nhất 1 điều ước quốc tế là Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) là có chứa các quy phạm quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong quan hệ TMQT. Tuy nhiên Công ước Viên 1980 này chỉ được áp dụng khi các bên không từ chối áp dụng nó; trường hợp ngược lại chỉ cần 1 bên không thừa nhận Công ước này thì Công ước này cũng không được áp dụng.
+ thỏa thuận áp dụng: trong quan hệ thương mại quốc tế tư
3. Tập quán thương mại quốc tế
a. Khái niệm
– Tập quán thương mại quốc tế: còn gọi là “luật thương gia”, tức là do 1 nhóm các thương nhân thiết lập và dần dần được phổ biến trong các quan hệ TMQT
– Tập quán thương mại quốc tế là thói quen:
+ hình thành lâu đời và được áp dụng liên tục trong thương mại quốc tế
+ được đa số các chủ thể hiểu rõ và áp dụng
+ có nội dung cụ thể rõ ràng
b. Trường hợp áp dụng
– Các bên thỏa thuận áp dụng: được ghi trong hợp đồng
– Quy định áp dụng: tập quán thương mại quốc tế được các điều ước quốc tế liên quan quy định áp dụng
– Luật trong nước quy định áp dụng: tập quán thương mại quốc tế được luật trong nước quy định áp dụng
– Cơ quan giải quyết tranh chấp áp dụng: thường là nguồn bổ trợ, hoặc khi các nguồn chính không đủ để giải quyết tranh chấp
c. Tập quán thương mại quốc tế phổ biến
– Incoterms: áp dụng trong hợp đồng xuất nhập khẩu
– PICC: áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế nói chung
– UCC: áp dụng trong hợp đồng tín dụng, chuyển tiền, thanh toán quốc tế
4. Án lệ
——————–
Ngày 22/01/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Quỳnh Trang (Ths)
Vấn đề 2: Các nguyên tắc cơ bản của luật WTOI. Nguyên tắc tối huệ quốc
1. Khái quát về nguyên tắc tối huệ quốc (MFN – Most Favoured Nation)
a. Khái niệm
– Quy chế tối huệ quốc là cam kết của 1 quốc gia sẽ dành cho nước đối tác những ưu đãi có lợi nhất, tốt đẹp nhất.
b. Sự phát triển của MFN
– MFN ra đời từ thế kỷ 17, xuất phát từ nhu cầu mở rộng thương mại giữa các quốc gia, sau đó được quy định trong các hiệp định thương mại hàng hải song phương.
– Đến năm 1947, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) đã sử dụng MFN một cách rộng rãi, và là 1 nguyên tắc cơ bản để thực hiện mục tiêu tự do hóa thương mại của WTO. Theo nguyên tắc này, bất kỳ ưu đãi, ưu tiên, đặc quyền hoặc miễn trừ nào mà nước thành viên dành cho sản phẩm của nước thành viên khác sẽ phải được dành cho sản phẩm cùng loại của tất các nước thành viên còn lại.
Ví dụ: WTO có 162 thành viên, nếu nước A dành cho sản phẩm thịt gà của nước B ưu đãi (như mức thuế nhập khẩu ưu đãi) thì nước A cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho sản phẩm thịt gà của tất cả 160 nước thành viên còn lại của WTO.
– MFN là sự ưu đãi như nhau, tức là đảm bảo sản phẩm nhập khẩu cùng loại sẽ được đối xử bình đẳng và không phân biệt tại nước nhập khẩu ==> MFN còn được gọi là nguyên tắc đối xử không phân biệt.
– Thông thường các quốc gia áp dụng MFN theo nguyên tắc có đi có lại. Tuy nhiên với những quốc gia có nền kinh tế phát triển, thì MFN được họ áp dụng một cách vô điều kiện, tức là không cần quan tâm đến nước đối tác có ưu đãi tương tự cho sản phẩm của nước mình hay không.
Điển hình là Mỹ, nước Mỹ đã trao quy chế MFN cho hầu hết các quốc gia trên thế giới (kể cả các quốc gia là thành viên của WTO và chưa là thành viên của WTO), do đó ở Mỹ thì MFN được coi là “đối xử bình thường”. Chú ý: ở Mỹ dùng thuật ngữ PNTR (Permanent Normal Trade Relations) – Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn, và thuật ngữ NTR (Normal Trade Relations) – Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường, 2 quy chế này được Mỹ áp dụng cho 2 nhóm quốc gia:
+ nhóm đạt được PNTR: tức là đạt được MFN vô điều kiện
+ nhóm chỉ đạt được NTR: tức là MFN có điều kiện, theo đó Mỹ sẽ tiến hành rà soát quy chế này hàng năm bằng những báo cáo liên quan VD báo cáo về nhân quyền, báo cáo về kinh tế thị trường, …
2. Nội dung nguyên tắc tối huệ quốc trong WTO
– Nội dung: dựa trên cam kết thương mại, 1 nước cam kết dành cho nước đối tác ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ dành cho nước thứ 3 khác trong tương lai.
– Bản chất của MFN trong WTO:
+ không phân biệt đối xử
+ vô điều kiện
– Mục đích: hướng tới tự do hóa thương mại
– Hiện WTO đã có 162 thành viên
– Mức độ ưu đãi cao hơn MFN: đó là chế độ ưu đãi đặc biệt tại các thỏa thuận FTA thế hệ mới
3. Nguyên tắc MFN trong thương mại hàng hóa
– Cơ sở pháp lý: Điều 1 GATT 1994
Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất – nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III, mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện.
– Đối tượng áp dụng:
+ nhóm biện pháp tại cửa khẩu:
- Thuế quan: chủ yếu thuế nhập khẩu (thuế xuất khẩu thường = 0)
- Phí hải quan thuộc bất kỳ loại nào được áp dụng đối với hoặc có liên quan đến: hoạt động nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu, hoạt động chuyển tiền thanh toán trong xuất nhập khẩu
- Các phương pháp đánh thuế và các phương pháp tính phụ thu
- Các biện pháp phi thuế quan khác: phí, lệ phí, phụ thu
+ nhóm biện pháp nội địa:
- Thuế trong nước hay các khoản thu nội địa
- Quy chế mua bán: luật pháp, quy tắc và các quy định tác động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở hoặc phân phối hàng trên thị trường nội địa
– Ngoại lệ không áp dụng MFN: có 3 ngoại lệ
+ chế độ ưu đãi thuế quan đặc biệt
+ hội nhập kinh tế khu vực
+ chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập
a. Chế độ ưu đãi thuế quan đặc biệt
– Đây là chế độ ưu đãi thuế quan riêng dành cho 1 nhóm các quốc gia có quan hệ mật thiết với nhau, hình thành trước khi GATT 1947 ra đời, ví dụ như các quốc gia có đường biên giới chung ở châu Âu, Khối thịnh vượng chung, ưu đãi giữa Mỹ và Philipin (quan hệ chính quốc – thuộc địa), …
Tuy nhiên sau đó thì các quốc gia có đường biên giới chung ở châu Âu thành lập EU, các quốc gia có quan hệ chính quốc – thuộc địa hình thành các FTA ==> chế độ này gần như không còn ý nghĩa thực tiễn
– Hơn nữa chế độ này chỉ giới hạn trong số 23 thành viên sáng lập GATT 1947, các nước tham gia sau này không thể áp dụng chế độ này.
– Tóm lại, hiện nay chế độ này gần như không còn ý nghĩa trong thương mại quốc tế hiện nay.
b. Hội nhập kinh tế khu vực
– Là 1 trong các ngoại lệ của GATT cho phép các thành viên vi phạm nguyên tắc MFN, tức là được phép có sự ưu đãi hơn cho 1 nhóm các nước thuộc khu vực mậu dịch tự do (FTA) hoặc đồng minh thuế quan (CU)
VD: ASEAN, NAFTA là các khu vực mậu dịch tự do, EC là khu vực đồng minh thuế quan
– Điều 24 GATT: các ưu đãi cao hơn MFN được xây dựng giữa các thành viên thuộc:
+ liên minh thuế quan (CU – Custom Union)
+ khu vực mậu dịch tự do (FTA – Free Trade Area)
+ hiệp định tạm thời sẽ không áp dụng cho các thành viên ngoại khối
Chú ý: các FTA thế hệ mới hiện nay (như TTP, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hàn Quốc, Hiệp định thương mại VN-EU, …) không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thuế quan mà còn mở rộng sang các ưu đãi trong thương mại dịch vụ, đầu tư, thậm chí có thể cả dịch chuyển thể nhân. Mặc dù trong các FTA đó đều có lời “Căn cứ vào Điều 24 GATT 1994”, tuy nhiên Điều 24 chỉ quy định về vấn đề thuế quan ==> nhu cầu sửa đổi bổ sung vào Điều 24 hiện nay.
c. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (Generalized System of Preferences)
– Là chế độ nhằm ưu đãi hơn cho các quốc gia đang phát triển.
– Nước phát triển đơn phương tự nguyện dành cho hàng hóa xuất khẩu từ các nước đang phát triển mức thuế nhập khẩu ưu đãi
– Chế độ này mang tính đơn phương, phụ thuộc vào quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia
Chú ý: đây không phải nguyên tắc bắt buộc nên không nằm trong bất cứ điều khoản nào của GATT, mà quan hệ này hoàn toàn mang tính tự nguyện, cũng không mang tính song phương theo kiểu “có đi có lại”, mà mang tính ngoại giao rất lớn.
Việt Nam là 1 trong các nước nhận được ít GSP nhất trong số các nước đang phát triển.
II. Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT – National Treatment)
1. Khái niệm
– Khái niệm: Đối xử với hàng hóa nước ngoài như đối với hàng hóa tương tự của nước mình.
VD: ở VN trước năm 1995 áp dụng chế độ 2 giá ở các điểm du lịch, đó là giá vé thăm quan cho người nước ngoài và giá vé cho người VN (thấp hơn). Sau 1995 thì đã bỏ chế độ 2 giá đó.
Câu hỏi: MFN là đối xử bình đẳng giữa những “người khách” với nhau, còn NT là đối xử bình đẳng giữa “người khách” với “người nhà”, vậy nguyên tắc nào khó thực hiện hơn ?
Trả lời: Nguyên tắc NT khó thực hiện hơn rất nhiều. Trong thương mại quốc tế có tự do hóa thương mại, và cũng có bảo hộ mậu dịch. Bất kỳ quốc gia nào cũng phải bảo hộ mậu dịch ở mức độ nào đó, tức là bảo hộ nền sản xuất trong nước, hay nói chính xác hơn là bảo vệ lợi ích của công dân nước mình. Thực tế các nước mặc dù cam kết thực hiện NT nhưng thường dựng lên những rào cản kỹ thuật tinh vi để bảo hộ nền sản xuất trong nước, nghĩa là tránh thực hiện NT một cách tinh vi, khó nhận biết.
Chính vì vậy, MFN luôn dễ dàng được các quốc gia thông qua, trong khi NT lại là mục tiêu của các cuộc đàm phán rất căng thẳng giữa các quốc gia. Và như vậy NT là sự thể hiện rõ nhất của tự do hóa thương mại.
2. Nội dung
– Dựa trên cam kết thương mại, 1 nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ nhà cung cấp của nước khác những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình.
– Bản chất: không phân biệt đối xử
– Mục đích: hướng tới tự do hóa thương mại
* Sản phẩm tương tự (Like products):
Cả MFN và NT đều hướng tới sự bình đẳng, và sự bình đẳng chỉ có ý nghĩa đối với các “sản phẩm tương tự” (nghĩa là sản phẩm thịt gà không thể “bình đẳng” với sản phẩm ô tô được). Như vậy có nghĩa là 1 sản phẩm muốn được đối xử bình đẳng thì phải chứng minh được sản phẩm đó là tương tự với 1 sản phẩm đang dược ưu đãi. Và 1 quốc gia có thể từ chối đối xử bình đẳng (tức là áp thuế cao hơn) với 1 sản phẩm bằng cách coi đó không phải là sản phẩm tương tự. Đây chính là điểm gây tranh cãi nhiều nhất trong WTO. Rất tiếc trong WTO lại không định nghĩa thế nào là “sản phẩm tương tự” mặc dù nhắc tới khái niệm này nhiều lần.
Ví dụ: 1 vụ kiện điển hình về thịt bò giữa các nước Âu, Mỹ và Nhật Bản, theo đó Nhật Bản đã quy định thịt bò từ các nước châu Âu, Mỹ vào Nhật Bản phải qua 1 Ủy ban phân phối, còn thịt bò trong nước thì không phải qua Ủy ban phân phối này, việc qua Ủy ban phân phối làm tăng giá trị của thịt bò nhập khẩu ==> các nước châu Âu, Mỹ kiện Nhật Bản không tuân thủ nguyên tắc NT, đối xử bất bình đẳng.
Lý lẽ của Nhật Bản đưa ra là thịt bò (Kobe) của Nhật khác với thịt bò nhập khẩu từ các nước Âu, Mỹ bởi vì thịt bò của Nhật trải qua quy trình chăn nuôi và giết mổ khác với ở châu Âu, Mỹ. Đó là bò Nhật Bản được massage hàng ngày, được ăn cỏ sạch, được nghe nhạc, … và khi giết mổ thì bằng phương pháp sốc điện (gọi là phương pháp nhân đạo), khác so với phương pháp truyền thống của các nước Âu, Mỹ (dùng búa đập vào đầu). Do đó Nhật coi 2 sản phẩm thịt bò là khác nhau, và áp dụng 2 chế độ khác nhau.
Vụ việc này được đưa lên WTO, và WTO đã kết luận cho dù con bò có được nuôi dưỡng và giết mổ như thế nào thì những đặc tính cơ bản của nó vẫn giống nhau, và mục đích của thịt bò vẫn là để ăn, do đó WTO kết luận sản phẩm thịt bò của Nhật và sản phẩm thịt bò của châu Ân, Mỹ là sản phẩm tương tự. Kết quả là Nhật Bản phải rút lại biện pháp quản lý đối với sản phẩm thịt bò nhập khẩu.
Sản phẩm tương tự được quy định trong HS – (Harmony System): hệ thống hài hòa của Liên minh hải quan quốc tế, theo đó những sản phẩm được coi là tương tự khi có cùng mã HS.
Trong điều 2.6 ADA: sản phẩm tương tự là sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét. Trong tường hợp không có sản phẩm giống hệt, thì có thể thay thế bằng sản phẩm gần giống, tức là sản phẩm có hầu hết các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, và có thể thay thế hoặc cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm đang được xem xét.
Như vậy, sản phẩm tương tự là:
+ sản phẩm giống hệt
+ sản phẩm gần giống
+ sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc có thể thay thế được
3. Nguyên tắc NT trong thương mại hàng hóa
– Cơ sở pháp lý: Điều 3 GATT 1994
– Đối tượng áp dụng nguyên tắc NT:
+ thuế trong nước hay các khoản thu nội địa (Điều 3.2 GATT 1994)
Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào vượt quá mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm nội tương tự.
+ quy chế mua bán (Điều 3.4 GATT 1994)
Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy tắc và các quy định tác động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị trường nội địa.
+ quy chế số lượng (Điều 3.5 GATT 1994): cấm hoàn toàn yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa
Không 1 bên ký kết nào sẽ áp dụng hay duy trì 1 quy tắc định lượng nội địa nào với pha trộn, chế biến, hay sử dụng sản phẩm tính theo khối lượng cụ thể hay theo tỷ lệ, trực tiếp hay gián tiếp đòi hỏi 1 khối lượng hay tỷ lệ nhất định của bất cứ 1 sản phẩm nào chịu sự điều chỉnh của quy tắc đó phải được cung cấp từ nguồn nội địa.
VD: trước đây VN có yêu cầu các nhà sản xuất xe máy phải đáp ứng tỷ lệ nội địa hóa nhất định, sau khi gia nhập WTO thì VN đã bỏ quy định này.
– Ngoại lệ không áp dụng NT:
+ Điều 3.8.a GATT: (Hiệp định mua sắm chính phủ) không nhằm mục đích thương mại, theo đó Chính phủ có thể ưu tiên mua hàng hóa nội địa hơn hàng hóa nhập khẩu, có thể ưu tiên cho các nhà thầu trong nước hơn so với nhà thầu nước ngoài.
+ Điều 3.8.b GATT: (Hiệp định SCM) WTO cho phép các nước thành viên chi trả các khoản trợ cấp cho sản xuất nội địa mà không chi trả những khoản này cho sản xuất của nước ngoài
+ Điều 4 GATT: (phân bổ thời gian trình chiếu phim về mục đích thương mại) thành viên WTO có thể đưa ra hay duy trì các quy định về số lượng phim ảnh trình chiếu, các quy tắc này sẽ có hình thức hạn ngạch về thời gian trình chiếu và đáp ứng các quy định tại GATT 1994.
VD: rạp chiếu phim của nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo thời lượng chiếu phim VN một số giờ nhất định; tương tự đối với các kênh truyền hình.
Lý do là vì phim ảnh là sản phẩm đặc biệt, liên quan đến văn hóa xã hội.
Trên thế giới hầu hết các quốc gia đều triệt để áp dụng ngoại lệ này để phát triển ngành phim ảnh quốc nội, cũng là hình thức để gìn giữ bản sắc văn hóa. Rất tiếc VN lại gần như không hề tận dụng quy tắc này, các rạp chiếu phim nước ngoài (như CGV) gần như không chiếu phim VN, hoặc nếu có thì với những điều khoản rất bất lợi cho nhà sản xuất phim VN, dẫn đến ngành điện ảnh của VN bị lép vế hoàn toàn ngay tại VN.
III. Nguyên tắc mở cửa thị trường
1. Nội dung
– Cơ sở lý luận của nguyên tắc mở cửa thị trường:
+ lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
+ lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo
theo đó, các nước không nên phát triển cách ngành sản xuất, dịch vụ giống như nhau, mà phải dựa trên điều kiện tự nhiên của mỗi nước để tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nhất định, sau đó xuất khẩu sang nhau (nguyên tắc chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động quốc tế)
– Nội dung của nguyên tắc: Các thành viên dựa trên cam kết của mình, thực hiện giảm dần và tiến tới xóa bỏ các rào cản thương mại để tăng cơ hội tiếp cận thị trường trong nước cho hàng hóa, dịch vụ và nhà đầu tư nước ngoài.
– Đây là nguyên tắc cơ bản, là nền tảng của các tổ chức, hiệp định thương mại tự do.
– Chú ý: các nước thành viên sẽ không mở cửa ngay lập tức mà mở cửa từ từ theo lộ trình cam kết.
– Nguyên tắc mở cửa thị trường đặt ra với tất cả các lĩnh vực: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư lao động, vốn, … Trong WTO mới chỉ áp dụng nguyên tắc mở cửa thị trường với thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.
– Mở cửa thị trường được thực hiện thông qua các cam kết về:
+ cấm áp dụng biện pháp hạn chế về số lượng
+ giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan
+ xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan
2. Nguyên tắc mở cửa thị trường
– Phần này sẽ nói về nguyên tắc mở cửa thị trường đối với thương mại hàng hóa, trong đó chủ yếu là xóa bỏ các biện pháp thuế quan và xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan.
a. Thuế quan
– Khái niệm: là khoản thu ngân sách áp dụng với hàng hóa khi nó dịch chuyển qua lãnh thổ hải quan.
Chú ý: lãnh thổ hải quan không trùng với lãnh thổ quốc gia, VD liên minh châu Âu là 1 lãnh thổ hải quan, Đài Loan, Hồng Kong, Macau, …
– Đặc điểm:
+ là 1 biện pháp tài chính
+ rất linh hoạt: mức thuế có thể thay đổi
+ minh bạch: danh mục thuế quan của mỗi quốc gia được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng
+ bảo hộ: bảo vệ sản xuất trong nước. Bản chất kinh tế hoạc của thuế quan là bảo hộ mậu dịch: khi mở cửa thị trường cho sản phẩm nước ngoài, có nghĩa là đã chia sẻ thị phần về sản phẩm đó, việc thu thuế nhập khẩu là 1 cách để bù đắp lại thiệt hại do việc nhường thị phần cho sản phẩm nước ngoài. Ngành nào cần bảo hộ thì mức thuế sẽ cao, ngành nào không cần bảo hộ thì mức thuế sẽ gần như không có.
– Tự do hóa thương mại về thuế quan:
+ WTO chấp nhận việc duy trì hàng rào thuế quan ở tất cả các thành viên như là hàng rào bảo hộ duy nhất và hợp pháp
+ WTO khuyến khích thuế hóa: vì thuế là biện pháp minh bạch nhất trong các biện pháp bảo hộ (là cách “đánh đổi” của WTO, theo đó WTO sẵn sàng chấp nhận cho thành viên tăng thuế để đổi lấy việc bỏ hàng rào phi thuế quan)
+ nghĩa vụ: giảm thuế theo Hiệp định (tuy nhiên mức giảm này rất thấp)
b. Phi thuế quan
——————–
Ngày 19/02/2017
Giảng viên: cô …
Vấn đề 3: Pháp luật điều chỉnh một số lĩnh vực của WTO– WTO là tổ chức thương mại tự do lớn nhất hành tinh, nhưng mức độ tự do trong WTO không cao. Sự tự do trong WTO mới được thể hiện trong thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, còn những vấn đề quan trọng khác như dịch chuyển vốn, dịch chuyển lao động, giải quyết tranh chấp giữa quốc gia sở tại với nhà đầu tư nước ngoài, … thì chưa được WTO đề cập đến.
I. Pháp luật điều chỉnh của WTO trong lĩnh vực hàng hóa
1. Hàng hóa và thuế quan
a. Hàng hóa
– Khái niệm: Hàng hóa trong thương mại quốc tế là sản phẩm được liệt kê, mô tả và mã hóa trong Danh mục HS của Công ước HS.
– Công ước HS: Công ước của Tổ chức hải quan thế giới, trong đó quy định Danh mục HS liệt kê, mô tả và mã hóa tất cả các sản phẩm được coi là hàng hóa trên thế giới. (VN gia nhập Công ước HS từ năm 2000)
Mục đích: hài hòa hóa danh mục hàng hóa, thuế quan giữa các nước với nhau
b. Thuế quan
– Khái niệm: thuế quan là 1 khoản thu của NN đối với hàng hóa khi hàng hóa đó di chuyển từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hải quan khác
– Lãnh thổ hải quan là:
+ 1 vùng lãnh thổ có chính sách thuế quan riêng biệt
+ Có thể nằm trong lãnh thổ quốc gia (VD khu chế xuất) hoặc có thể là quốc gia
+ Có thể nằm ngoài quốc gia, VD liên minh Châu Âu
– Mục đích của thuế quan:
+ Tăng ngân sách của nước nhập khẩu
+ Quản lý xuất nhập khẩu
+ Bảo vệ sản xuất trong nước: vì phải chia sẻ thị trường trong nước cho nước ngoài (đây là mục đích quan trọng nhất)
– Danh mục thuế quan: là danh mục HS quốc gia được xây dựng trên cơ sở Danh mục HS quốc tế, trong đó ghi rõ mức thuế đối với mỗi sản phẩm khi nhập khẩu vào quốc gia.
+ danh mục thuế quan quốc gia được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng
+ đối với khu vực mậu dịch tự do (FTA) hay liên minh thuế quan (CU) cũng có danh mục thuế quan cam kết của các nước thành viên. VD trong ASEAN (là 1 FTA) có danh mục thuế quan cam kết của mỗi nước theo trình đọ phát triển kinh tế của mỗi nước.
– Mức thuế trần: là cam kết không vượt quá 1 mức thuế nhất định.
Ngoại lệ: 1 nước có thể phá vỡ mức thuế trần, tức là áp thuế cao hơn mức thuế trần đã cam kết, với điều kiện phải đàm phán với các nước liên quan và có thể bị buộc bồi thường thiệt hại thương mại cho các nước liên quan.
– Lộ trình cắt giảm thuế quan: các nước tham gia WTO đều phải ca kết lộ trình cắt giảm thuế quan phù hợp với nền kinh tế của nước mình.
– WTO:
+ ủng hộ thuế quan
+ nó không phải là tự do hoàn toàn
+ các thành viên được phép duy trì hàng rào thuế quan, thậm chí có thể tăng mức thuế quan để đỏi lấy việc gỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan.
c. Biểu thuế suất nhượng bộ
– Biểu cam kết nhượng bộ:
+ là văn bản ghi lại kết quả đàm phán về thuế trong các thỏa thuận thương mại tự do
+ 164 quốc gia thuộc WTO có 164 biểu cam kết nhượng bộ, đính kèm vào trong GATT
+ nội dung:
- cam kết giảm, mức giảm, thời gian giảm
- đưa ra mức thuế trần
– Biểu thuế suất hiện hành:
+ là các mức thuế tại Danh mục HS quốc gia đang được áp dụng hiện hành
+ VD: sản phẩm Xe cứu thương
Mã HS: 8703.32.10
Mức thuế theo WTO 20% ; ATIGA 0% ; FTA ASEAN-China 20%
2. Hiệp định nông nghiệp
(đây là hiệp định cơ bản, đầu tiên của GATT 1947)
– Nội dung của hiệp định:
+ tiếp cận thị trường nông sản của các quốc gia
+ quy định về trợ cấp xuất khẩu
+ quy định về hỗ trợ trong nước
– Vì sao có Hiệp định nông nghiệp:
+ vì nông sản là hàng hóa “nhạy cảm” trong thương mại: đây là loại hàng hóa thiết yếu nhất đối với sự sinh tồn của con người ==> các nước đều có nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực trước tiên. Hơn nữa, thương mại nong nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất ra nông nghiệp, vốn chiếm đa số dân số thế giới, và thường có thu nhập không cao.
+ vì 2/3 quốc gia trên thế giới là đang phát triển và kém phát triển, sản phẩm làm ra phần lớn là nông sản
+ phục vụ nhu cầu của các nước phát triển: bảo vệ sức khỏe người dân
+ nông nghiệp phải có đất để sản xuất, trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp ==> cần quan tâm đến nông sản
– Mâu thuẫn giữa 2 bên: các nước đang phát triển tìm ưu đãi từ các nước phát triển để vào thị trường, còn các nước phát triển trợ cấp cho nông sản của họ ==> vòng đàm phán DOHA đổ vỡ, vì các nước đang phát triển không có điều kiện để phát triển ==> rơi vào bế tắc
– Nhóm các nước G20 yêu cầu xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản hoàn toàn ==> hy vọng các thành viên WTO xóa bỏ hỗ trợ để thị trường tự do hơn, công bằng hơn
– Mục đích của Hiệp định nông nghiệp:
+ giảm bớt hỗ trợ của các nước phát triển cho nông nghiệp
+ khuyến khích áp dụng thuế hóa thay cho các biện pháp phi thuế quan
a. Tiếp cận thị trường
– Bằng phương pháp thuế quan hoặc phi thuế quan
– Nghĩa vụ giảm thuế: không nhiều
+ giảm 36% trong 6 năm đối với các nước phát triển
+ giảm 24% trong 10 năm đối với các nước đang phát triển
Ví dụ: nước phát triển: hiện tại mức thuế là 40%, sau 6 năm mức thuế mới là 30% = 36% của 40%
– Phi thuế quan: (khoản 2) xóa bỏ hoàn toàn các biện pháp phi thuế quan (như hạn ngạch, các biện pháp hành chính, …)
b. Trợ cấp xuất khẩu
– Biểu cam kết của các thành viên:
+ các nước phát triển: từ 36% xuống 21%
+ các nước đang phát triển: từ 24% xuống 14%
c. Hỗ trợ trong nước
– Không phải cắt hoàn toàn mà tùy từng trường hợp có sự cắt giảm hoặc không cắt giảm.
– Khoản chi ngân sách cho khu vực nông thôn được chia thành các nhóm:
+ Green box (hộp màu xanh lá cây): là các biện pháp hỗ trợ của NN dành cho cơ sở hạ tầng, nghiên cứu về nông nghiệp, y tế công cộng, an ninh lương thực
+ Blue box (hộp màu xanh lam): là các chính sách trợ cấp của các nước đang phát triển, khoản chi trực tiếp nhằm hạn chế sản xuất nông nghiệp không mong muốn, VD thu hẹp đất trồng cây thuốc phiện
+ Amiber box (hộp màu bìa phách): các quốc gia phát triển cắt giảm 20% trong 5 năm; các quốc gia đang phát triển cắt giảm 13% trong 9 năm
Câu hỏi trắc nghiệm:
(1) Các thành viên WTO có nhiệm vụ xóa bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản và hàng phi nông sản
(2) Theo Hiệp định nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp được hiểu là tất cả các sản phẩm được sản xuất ở khu vực nông thôn, bao gồm: ngũ cốc, thịt, gia súc và thủy sản
(3) Theo Hiệp định nông nghiệp, các khoản trợ cấp có mục đích giúp người dân có thói quen trồng cây thuốc phiện sang trồng cây nông nghiệp nằm trong các khoản hỗ trợ phải cắt giảm.
(4) Theo Hiệp định nông nghiệp, các khoản trợ cấp dành cho nghiên cứu môi trường nông thôn hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đều là những khoản trợ cấp cần xóa bỏ
Trả lời:
(1) Sai. Không xóa bỏ hoàn toàn mà chỉ xóa bỏ theo cam kết trong Hiệp định: 36% số hàng được trợ cấp và 10% giá trị trợ cấp
(2) Sai. Vì thủy sản không được coi là hàng nông sản tron thương mại quốc tế.
(3) Sai. Các khoản hỗ trợ này nằm trong nhóm xanh lam, tức là mang tính chính sách và không bị xóa bỏ
(4) Sai. Vì các khoản trợ cấp đó nằm trong nhóm xanh lá cây, tức là không phải xóa bỏ
3. Hiệp định SPS – Hiệp định kiểm dịch động thực vật
– Đây là hiệp định nhằm điều chỉnh các hoạt động kiểm dịch động thực vật của các thành viên WTO.
a. Khái niệm biện pháp SPS
– Khái niệm: là các biên pháp nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người khỏi:
+ động, thực vật bị bệnh hay mang mầm bệnh
+ các bệnh do động thực vật hay sản phẩm từ động thực vật gây ra
+ chất phụ gia thực phẩm, độc chất hoặc vật gây bệnh
+ ngăn chặn hay hạn chế tác hại khác của sâu bệnh
VD: các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thịt bò nhập khẩu: có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, có chứng nhận về kiểm tra an toàn vệ sinh dịch tễ, dư lượng kháng sinh phải trong ngưỡng cho phép, …
Chú ý: Biện pháp kiểm dịch động thực vật chỉ áp dụng đối với hàng hóa nông sản
– Khác với quy định về thuế quan được quy định rất rõ ràng, thì các quy định trong SPS rất mơ hồ, không rõ ràng, mỗi quốc gia có quy định riêng, chia ra các mức độ khác nhau.
+ có thể quy định ở mức bằng quy định trong SPS
+ có thể quy định ở mức cao hơn quy định trong SPS: gọi là thị trường “khó tính”
+ có thể quy định ở mức thấp hơn quy định trong SPS: gọi là thị trường “dễ tính”
– WTO quy định về SPS:
+ mỗi quốc gia thành viên đều có thể xây dựng và áp dụng SPS riêng: không thành viên nào bị ngăn cấm thông qua hoặc thi hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, động vật và thực vật.
+ các thành viên khi xây dựng SPS quốc gia phải cố gắng hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khuyến nghị sẵn có
Ví dụ: tiêu chuẩn quốc tế quy định về hàm lượng chì trong sữa trẻ em là không quá 0.02 mg/kg
+ SPS của nước A quy định phải nhỏ hơn 0.0002 mg/kg ==> tiêu chuẩn cao hơn
+ SPS của nước B quy định không vượt quá 0.02 mg/kg ==> bằng tiêu chuẩn quốc tế
+ SPS của nước C quy định không vượt quá 0.2 mg/kg ==> tiêu chuẩn thấp hơn
Chú ý: nếu 1 quốc gia xây dựng tiêu chuẩn SPS thấp hơn so với tiêu chuẩn quốc tế, thì WTO cũng không can thiệp (vì nó không cản trở dòng chảy thương mại, mục đích của WTO làm “khơi thông” các dòng chảy thương mại hàng hóa, còn vấn đề sản phẩm an toàn thuộc lĩnh vực khác, nằm ngoài phạm vi quy định của WTO)
Nếu 1 quốc gia xây dựng tiêu chuẩn SPS cao hơn so với tiêu chuẩn quốc tế thì sẽ là đối tượng xem xét của WTO (vì nó là rào cản thương mại), và WTO sẽ đặt ra các tiêu chuẩn với nhóm này.
– Điều kiện đối với biện pháp SPS quốc gia trong trường hợp quy định cao hơn tiêu chuẩn thế giới:
+ Sự cần thiết: phải chứng minh được sự cần thiết
+ Phải có căn cứ khoa học: đây là điều kiện quan trọng nhất
Ngoại lệ: là trường hợp áp dụng “nguyên tắc phòng ngừa”, theo đó 1 quốc gia có thể áp dụng tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn của thế giới với mục đích phòng ngừa (theo kiểu “an toàn là trên hết”) cho dù chưa có căn cứ khoa học chắc chắn, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời trong thời gian hợp lý.
+ Các thông tin chuyên môn
+ Không phân biệt chế độ tối huệ quốc (MFN)
4. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật – TBT
– Đây là hiệp định điều chỉnh về hàng rào kỹ thuật của mỗi quốc gia áp dụng cho hàng nhập khẩu, bao gồm cả hàng nông sản và hàng phi nông sản.
Theo quan điểm như trên thì TBT sẽ bao gồm SPS
– Quy định kỹ thuật: là các văn bản quy định về các thủ tục hành chính bắt buộc nhằm xác định đặc tính của sản phẩm hoặc quy trình và các phương pháp sản xuất.
Ví dụ: đối với thịt hun khói đóng gói phải đảm bảo các tiêu chí:
+ hàm lượng chất bảo quản, phẩm màu thực phẩm, chất tạo giòn ==> là biện pháp SPS (vì nhằm bảo vệ sức khỏe con người)
+ quy cách đóng gói: phải được hút chân không và đặt trong túi nhựa ==> là biện pháp TBT
Nếu thêm yêu cầu túi nhựa phải thân thiện với môi trường ==> là SPS
+ giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm ==> là biện pháp TBT
– (Quy định về TBT cũng tương tự như quy định về SPS)
– WTO quy định về TBT:
+ mỗi quốc gia thành viên đều có thể xây dựng và áp dụng TBT riêng: không thành viên nào bị ngăn cấm thông qua hoặc thi hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, động – thực vật, bảo vệ môi trường, hay các quyền lợi khác của người tiêu dùng.
+ các thành viên khi xây dựng TBT quốc gia phải cố gắng hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khuyến nghị sẵn có.
Chú ý: nếu 1 quốc gia xây dựng tiêu chuẩn TBT thấp hơn so với tiêu chuẩn quốc tế, thì WTO cũng không can thiệp. Nhưng nếu 1 quốc gia xây dựng tiêu chuẩn SPS cao hơn so với tiêu chuẩn quốc tế thì sẽ là đối tượng xem xét của WTO (vì nó là rào cản thương mại), và WTO sẽ đặt ra các tiêu chuẩn với nhóm này.
– Điều kiện đối với biện pháp TBT quốc gia trong trường hợp quy định cao hơn tiêu chuẩn thế giới: phải tuân thủ nguyên tắc đối tử quốc gia (nguyên tắc NT), tức là quy định đối với hàng nhập khẩu như thế nào thì cũng phải quy định đối với hàng trong nước như thế.
Lý do là vì TBT là hiệp định quy định về thủ tục, không quan tâm tới “nội dung” bên trong (tức là không cần quan tâm đến căn cứ khoa học, đến sự cần thiết, … mà chỉ quan tâm đến “hình thức” là các thủ tục)
VD: trong 1 thời gian dài, Trung Quốc áp dụng biện pháp kiểm tra đối với ô tô nhập khẩu, theo đó với mỗi mẫu ô tô nhập khẩu phải thông qua 1 cơ quan của nhà nước TQ kiểm tra, thời gian kiểm ra là 1 tháng, phí kiểm tra là 10.000 USD. Hỏi quy định này có vi phạm TBT ?
Trả lời: Quy định này không vi phạm TBT nếu Trung Quốc quy định thủ tục kiểm tra này áp dụng đối với cả ô tô nhập khẩu và ô tô sản xuất trong nước.
Chú ý: SPS không quy định về nguyên tắc đối xử quốc gia, tức là 1 quốc gia có thể quy định về tiêu chuẩn đối với thịt bò nhập khẩu ví dụ là phải không có hóc môn tăng trưởng, không được biến đổi gen; tuy nhiên đối với thịt bò sản xuất trong nước thì vẫn có thể có hóc môn tăng trưởng, có biến đổi gen.
5. Hiệp định dệt may (đã hết hiệu lực từ năm 2000)
6. Các quy định về chống bán phá giá
a. Cơ sở pháp lý
– Điều 6 GATT 1994: Các bên ký kết nhận thấy rằng bán phá giá, tức là việc sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm, phải bị xử phạt nếu việc đó gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký kết hay thực sự làm chậm chễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước.
– Hiệp định thực thi điều 6 của GATT: hiệp định chống bán phá giá (Hiệp định AD; hay ADA)
b. Các khái niệm
– Hiệp định AD có hiệu lực với tất cả 164 thành viên của WTO, theo đó mỗi thành viên sẽ tự xây dựng PL quốc gia về chống bán phá giá sao cho phù hợp với những quy định của Hiệp định AD.
– Sản phẩm bán phá giá: là sản phẩm có giá xuất khẩu của 1 sản phẩm thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm tương tự tại thị trường xuất khẩu.
+ giá xuất khẩu: là giá của sản phẩm bán cho nước ngoài, tức là giá nhà xuất khẩu bán tại nước nhập khẩu
Các phương pháp xác định giá xuất khẩu: Giá xuất khẩu được xác định thông qua hợp đồng xuất khẩu (tức là giá nhà xuất khẩu bán cho nhà nhập khẩu)
Trong trường hợp không có giá xuất khẩu (là trường hợp Hợp đồng không tin cậy, VD chuyển giá), thì cơ quan có thẩm quyền xác định Giá xuất khẩu là giá sản phẩm nhập khẩu được bán lại lần đầu cho 1 người mua hàng khác (không liên quan đến nhà nhập khẩu). Nếu vẫn không xác định được thì giá xuất khẩu sẽ do cơ quan có thẩm quyền xác định (dựa trên chi phí sản xuất, phí vạn chuyển, thuế, lãi kinh doanh, …)
Giá xuất khẩu thông dụng nhất hiện nay là giá FOB (Giá giao trên tàu)
+ giá trị thông thường: là giá trị của sản phẩm trong điều kiện thương mại bình thường
Giá trị thông thường của sản phẩm đã xác định: là giá bán trong nước của sản phẩm tương tự, tức là giá mà nhà xuất khẩu bán tại thị trường nội địa.
Trường hợp chưa xác định được (trường hợp hàng hóa sản xuất ra chỉ để xuất khẩu, không bán trong nước, hoặc chỉ bán trong nước với số lượng rất ít, không đủ tạo thành giá trong nước. Quy định chung là số lượng bán trong nước phải chiếm ít nhất 5% lượng hàng xuất khẩu thì mới tạo thành giá bán thông thường) thì giá thông thường là giá sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm 1 khoản chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận.
Điều kiện thương mại bình thường: do mỗi quốc gia quy định. Quan điểm chung là điều kiện thương mại bình thường phải là trong nền kinh tế thị trường. Như vậy những nước chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường thường bị coi là có điều kiện thương mại không bình thường. Trong trường hợp nước xuất xứ của hàng hóa là nước có nền kinh tế phi thị trường, thì nước nhập khẩu có quyền lựa chọn nước thay thế để xác định giá thành sản xuất.
Ví dụ: trong vụ kiện bán phá giá cá tra – cá ba sa giữa VN và Mỹ, do VN chưa được công nhận có nền kinh tế thị trường nên Mỹ đã lựa chọn nước thứ 3 để xác định giá thông thường của cá tra – cá ba sa VN, nước được lựa chọn đó là Banglades. Một lý do nữa của VN khi nuôi cá tra – cá basa (và tất cả các loại thủy sản khác) là trong quá trình nuôi đều phải sử dụng điện và xăng, trong khi ở VN thì cả điện và xăng đều được NN trợ cấp giá ==> giá thành của cá tra – cá basa đã không còn chính xác.
——————–
Ngày 26/02/2017
Giảng viên: thầy Lê Đình Quyết
(tiếp bài trước)
Ôn lại về cấu trúc của WTO:
Hiệp định Marrakesh (là hiệp định thành lập WTO), gồm 4 phụ lục:
– Phụ lục 1:
+ Phụ lục 1a: gồm 13 hiệp định đa biên về thương mại hàng hóa:
- Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
- Hiệp định Nông nghiệp
- Hiệp định về Áp dụng các Biện pháp Kiểm dịch Động thực vật (SPS)
- Hiệp định về Hàng dệt may (Lưu ý: Hiệp định này đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2005)
- Hiệp định về các Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT)
- Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMs)
- Hiệp định về Chống bán phá giá (Điều VI của GATT 1994) (ADA)
- Hiệp định về Xác định Trị giá tính thuế hải quan (Điều VII của GATT 1994)
- Hiệp định về Giám định hàng hóa trước khi gửi hàng (PSI)
- Hiệp định về Quy tắc Xuất xứ
- Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu
- Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng
- Hiệp định về các Biện pháp tự vệ
+ Phụ lục 1b: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (hiệp định GATS)
+ Phụ lục 1c: Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (hiệp định TRIPs)
– Phụ lục 2: Hiệp định về Quy tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp trong khuôn khổ WTO (hiệp định DSU)
– Phụ lục 3: Hiệp định về Cơ chế Rà soát Chính sách thương mại (Hiệp định TPRM)
– Phụ lục 4: Các Hiệp định thương mại nhiều bên
- Phụ lục 4a: Hiệp định về Thương mại Máy bay Dân dụng
- Phụ lục 4b: Hiệp định về Mua sắm Chính phủ
- Phụ lục 4c: Hiệp định quốc tế về sữa (Lưu ý: Hiệp định này đã chấm dứt năm 1997)
- Phụ lục 4d: Hiệp định quốc tế về thịt bò ( Lưu ý: Hiệp định này đã chấm dứt năm 1997)
II. Hiệp định chống bán phá giá (ADA)
1. Khái quát
– ADA thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT 1994)
– Nằm trong nhóm Hiệp định điều chỉnh các biện pháp khắc phục thương mại
– ADA bao gồm 18 điều và 2 phụ lục
– Mục đích ra đời của ADA:
+ cho phép các nước thành viên được quy định các biện pháp, thủ tục điều tra chống lại hành vi bán phá giá
+ ngăn cản các thành viên lạm dụng biện pháp chống bán giá để tại ra rào cản thương mại với các quốc gia thành viên của WTO
– Các nội dung cơ bản của ADA:
+ định nghĩa sản phẩm bán phá giá
+ căn cứ để xác định hành vi bán phá giá
+ nguyên tắc điều tra bán phá giá
+ cơ sở của việc áp thuế đối kháng đối với hàng hóa nhập khẩu bán phá giá
2. Khái niệm 1 sản phẩm bị coi là bán phá giá
– Khoản 1 Điều 2 Hiệp định ADA: Một sản phẩm được coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu (EP) của sản phẩm được xuất khẩu từ nước này sang nước khác thấp hơn giá trị thông thường (NV) của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước đó theo những điều kiện thương mại thông thường.
X = NV – EP
Nếu X > 0 thì có hiện tượng bán phá giá
+ NV: giá trị thông thường
+ EP: giá xuất khẩu
+ X: biên độ bán phá giá
Ví dụ: mặt hàng tôm đông lạnh của nước A bán tại trường nước A với giá 15$/kg, khi xuất khẩu sang nước B và bán với giá 10$kg tại thị trường nước B. Trường hợp này đã xảy ra hiện tượng bán phá giá với sản phẩm tôm đông lạnh tại thị trường nước B vì giá xuất khẩu (10$) thấp hơn giá .
– Nguyên nhân của hiện tượng bán phá giá: muốn chiếm thị phần tại nước xuất khẩu, chèn ép các nhà sản xuất địa phương, đẩy các nhà sản xuất địa phương đến phá sản, và khi đã không còn đối thủ cạnh tranh thì sẽ nâng giá để kiếm lợi nhuận.
a. Giá xuất khẩu (EP)
– Khái niệm: là giá bán sản phẩm từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu
– Cách tính giá xuất khẩu: 1 trong các cách (theo thứ tự ưu tiên)
+ giá trong giao dịch mua bán giữa người xuất khẩu với nhà nhập khẩu, hoặc
+ giá bán sản phẩm nhập khẩu đó cho người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu, hoặc
+ giá do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu xác định
b. Giá trị thông thường (NV)
– Khái niệm: là giá trị của 1 sản phẩm ở điều kiện thương mại thông thường
– Cách xác định: 1 trong các cách (theo thứ tự ưu tiên)
+ giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu
+ giá bán của sản phẩm tương tự mà nhà xuất khẩu áp dụng tại 1 nước khác
+ theo chi phí sản xuất, các chi phí khác và mức mợi nhuận thông thường của nhà xuất khẩu
VD: Việt Nam nhập khẩu xe máy Dream được sản xuất tại Nhật. Vì người Nhật không sử dụng xe máy Dream nên không thể lấy giá bán xe máy Dream tại Nhật, khi đó có thể so sánh với giá bán xe máy Dream tại Thái Lan, Indonexia
VD: Iran là 1 nước theo đạo Hồi, nhập khăn choàng đầu sản xuất tại VN. Khi điều tra xem khăn choàng đầu từ VN có bán phá giá tại Iran không, thì Iran không xác định giá trị thông thường của khăn choàng đầu tại VN, vì VN có rất ít người theo đạo Hồi. Thay vào đó Iran sẽ só sánh với giá mà VN bán khăn choàng đầu tại một số nước cũng theo đạo Hồi như Indonexia, Paskistan
VD: trong vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá ba sa xuất xứ từ VN, vì Mỹ xem VN là nước có nền kinh tế phi thị trường (NME) nên sẽ không sử dụng chi phí sản xuất thực tế của các nhà sản xuất thủy sản VN để xác định giá trị thông thường của sản phẩm. Thay vào đó, Mỹ sẽ sử dụng các giá trị từ 1 nước thay thế để xác định giá trị của các “yếu tố sản xuất” dùng để sản xuất ra mặt hàng bị điều tra, nước được chọn là nước có điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên gần với VN và đã có nền kinh tế thị trường, Mỹ đã chọn Banglades.
c. Sản phẩm tương tự (like product) (Điều 2.6 ADA)
– Sản phẩm giống hệt: là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang xem xét
– Nếu không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét
– WTO không đưa ra các tiêu chí để xác định 2 sản phẩm có là sản phẩm tương tự không, mà trong quá trình giải quyết tranh chấp, sẽ dựa vào các án lệ.
Để xem xét 2 sản phẩm có phải sản phẩm tương tự, thông thường xem xét 4 yếu tố:
+ đặc tính vật lý của sản phẩm
+ thị hiếu của người tiêu dùng
+ mục đích tiêu dùng sản phẩm
+ phân loại các biểu thuế quan
d. Biên độ bán phá giá (Margin of dumping)
– Khái niệm: là khoảng chênh lệch giữa giá xuất khẩu (EP) với giá trị thông thường (NV) của sản phẩm
– Biên độ bán phá giá được tính theo tỷ lệ % giá xuất khẩu:
BĐPG = (NV – EP) / EP x 100%
nếu BĐPG >= 2% thì bị coi là bán phá giá
VD: giá trị thông thường là 140 Eur, giá bán tại thị trường EU là 100 Eur
==> BĐPG = (140 – 100) / 100 x 100% = 40%
==> bị coi là bán phá giá
– Chú ý: 1 sản phẩm chỉ được coi là bán phá giá khi có biên độ bán phá giá lơn hơn hoặc bằng 2%. Trường hợp mới chỉ xác định giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường thì chỉ được coi là có hiện tượng bán phá giá (tức là cần điều tra thêm, chưa thể kết luận).
3. Quá trình 1 vụ kiện chống bán phá giá
– Một vụ kiện chống bán phá giá thực chất là tổng hợp các bước điều tra xác minh các yêu cầu trong đơn kiện để kết luận có đủ điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá bị kiện hay không.
– Theo quy định của ADA, các bước cơ bản của “vụ kiện chống bán phá giá” như sau:
+ B1: Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng cứ ban đầu)
+ B2: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối đơn kiện, không điều tra)
+ B3: Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung cấp)
+ B4: Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời như buộc đặt cọc, ký quỹ…)
+ B5: Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại (có thể bao gồm điều tra thực địa tại nước xuất khẩu)
+ B6: Kết luận cuối cùng
+ B7: Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại)
+ B8: Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá (hàng năm cơ quan điều tra có thể sẽ điều tra lại biên phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế)
+ B9: Rà soát hoàng hôn (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa).
Từ bước 1 đến bước 7 của một vụ điều tra chống bán phá giá thường kéo dài khoảng 18 tháng đến 2 năm. Tuy nhiên, bước 8 và 9 có thể kéo rất dài sau đó.
VD: trong vụ kiện cá tra, cá basa ở Hoa Kỳ chẳng hạn, đơn kiện nộp ngày 28/6/2002, quyết định áp thuế ban hành ngày 7/8/2003. Sau đó 2005 và 2006 đều đã có rà soát lần 1, 2 đối với một số công ty xuất khẩu của VN.
4. Điều tra chống bán phá giá
a. Tư cách nguyên đơn
– Chủ thể có quyền khởi kiện:
+ cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu. VD ở VN là Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương
+ ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu
Hầu hết các vụ kiện chống bán phá giá trên thực tế đều được khởi xướng từ đơn kiện của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu.
– Nếu chủ thể khởi kiện là cơ quan có thẩm quyền thì đơn kiện sẽ được thụ lý ngay. Nếu chủ thể là ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu thì Đơn kiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện, và
+ các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước
Tình huống: có 3 nhà sản xuất thép, A chiếm 35%, B chiếm 20%, C chiếm 45% tổng sản lượng sản xuất thép tại VN. Thị trường thép VN có sự tham gia của thép nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
+ A cho rằng sản phẩm thép của Hoa Kỳ có hiện tượng bán phá giá và muốn khởi kiện
+ B cho rằng sản phẩm thép của Hoa Kỳ không bán phá giá và không đồng ý khởi kiện
+ C không đưa ra ý kiến
Hỏi trong trường hợp này, khi đơn khởi kiện của A gửi đến cơ quan có thẩm quyền của VN, cụ thể là Bộ Công thương thì có được chấp nhận không ?
Trả lời: Bộ Công thương chỉ chấp nhận đơn kiện khi đáp ứng đủ 2 điều kiện:
+ các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện ==> chỉ có A và B bày tỏ ý kiến với tổng sản lượng là 35% + 20% = 55%, và A chiếm 35% lớn hơn 50% của 55% ==> đáp ứng điều kiện thứ nhất
+ các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước ==> chỉ có A ủng hộ, và A chiếm sản lượng 35% lớn hơn 25% theo yêu cầu ==> đáp ứng điều kiện thứ hai
Như vậy Bộ Công thương sẽ chấp nhận đơn khởi kiện của A.
Nếu trong trường hợp chỉ có B khởi kiện, A có ý kiến không khởi kiện, và C không đưa ra ý kiến ==> đơn khởi kiện của B sẽ không được chấp nhận vì đã không đáp ứng điều kiện đầu tiên, vì chỉ có A và B bày tỏ ý kiến với tổng sản lượng là 35% + 20% = 55%, B chiếm 20% nhỏ hơn 50% của 55%. Ngay cả với điều kiện hai thì sản lượng của A ủng hộ đơn kiện chỉ là 20% nhỏ hơn 25 % theo yêu cầu.
Nếu A yêu cầu khởi kiện, cả B và C đều không đồng ý khởi kiện, thì điều kiện thứ nhất đã không đạt, vì tổng sản lượng của tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối là 35% + 20% + 45% = 100%, trong khi sản lượng của nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện là A chỉ có 35%, ít hơn 50% của 100% ==> đơn khởi kiện của A sẽ bị bác bỏ.
b. Các trường hợp chấm dứt điều tra bán phá giá
– Có 3 trường hợp trong quá trình điều tra bán phá giá, nước nhập khẩu nhận thấy 1 trong các điều kiện sau:
+ biên độ phá giá dưới 2%
+ kim ngạch nhập khẩu hàng bán phá giá dưới 3% tổng lượng nhập khẩu sản phẩm tương tự (chỉ áp dụng đối với nước xuất khẩu là nước đang phát triển)
+ biên độ bán phá giá lớn hơn 2% nhưng thiệt hại không đáng kể
– Lưu ý: điều tra vẫn có thể được tiến hành nếu tổng cộng hàng nhập khẩu của 1 số nước có hoàn cảnh tương tự (như cùng là nước đang phát triển) chiếm trên 7% tổng khối lượng nhập khẩu cho dù lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước chiếm dưới 3% tổng khối lượng nhập khẩu nói trên.
Ví dụ: nước A nhập khẩu gạo từ nước B, trong B có 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo vào A là doanh nghiệp C, D, E với sản lượng tương ứng là 0.5%, 2%, 0.4% ==> tổng lượng gạo nhập khẩu từ C, D, E là 0.5% + 2% + 0.4% = 2.9% nhỏ hơn 3% ==> A chấm dứt điều tra bán phá giá đối với các doanh nghiệp của B
Ví dụ: cũng với ví dụ trên, thêm thông tin là A còn nhập khẩu gạo từ các quốc gia khác, H, G, và K với lượng nhập khẩu của H là 1.9%, của G là 1.8%, của K là 1% ==> tổng sản lượng nhập khẩu của B, H, G, K là 2.9% + 1.9% + 1.8% + 1% = 7.6% lớn hơn 7% ==> A vẫn tiến hành điều tra
– Trường hợp đặc biệt: Cam kết giá (Điều 8 ADA) là hành vi tự nguyện của nhà xuất khẩu cam kết tăng giá hoặc ngừng xuất khẩu phá giá vào thị trường đang điều tra
VD: đang trong quá trình điều tra sơ bộ, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu đưa ra kết luận sản phẩm nhập khẩu có hiện tượng bán phá giá, thì doanh nghiệp xuất khẩu cam kết tăng giá bán lên sao cho biên độ phá giá nhỏ hơn 2% ==> chấm dứt điều tra
c. Áp dụng các biện pháp tạm thời (Điều 7 ADA)
– Căn cứ:
+ khi có kết luận sơ bộ của cơ quan điều tra về việc bán phá giá dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước, và
+ việc áp dụng là cần thiết trong quá trình điều tra để ngăn chặn tồn tại đang xảy ra
– Các biện pháp tạm thời có thể được áp dụng:
+ áp thuế tạm thời: ví dụ áp thuế bổ sung lên sản phẩm nhập khẩu bị coi là bán phá giá
+ áp dụng hình thức đảm bảo: yêu cầu doanh nghiệp bị coi là bán phá giá nộp 1 khoản tiền (để đảm bảo cho việc điều tra bán phá giá)
+ cho thông quan nhưng bảo lưu quyền đánh thuế và nêu rõ mức thuế nhập khẩu thông thường và mức thuế chống bán phá giá dự kiến áp dụng
5. Áp thuế chống bán phá giá
a. Thuế chống bán phá giá
– Khái niệm: Là khoản thuế được áp bổ sung lên sản phẩm bị coi là bán phá giá (bên cạnh thuế nhập khẩu)
– Mục đích:
+ đẩy giá của sản phẩm đó ngang bằng “giá trị thông thường” nhằm chấm dứt sự cạnh tranh không lành mạnh
+ bù đắp thiệt hại cho ngành sản xuất tương tự của nước nhập khẩu
b. Điều kiện để áp thuế chống phá giá (Điều 5.2 ADA)
– Có hành vi bán phá giá đã xảy ra
– Gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại “đáng kể” đối với ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước nhập khẩu
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại
c. Cách xác định mức thuế AD (Điều 8 ADA)
– Thuế chống bán phá giá (thuế AD) do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu xác định
– Thuế AD được xác định cho từng nhà xuất khẩu 1 cách hợp lý (tùy theo mức độ bán phá giá)
– Biện pháp AD thường được quy định là áp thuế nhập khẩu bổ sung
– Mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá. VD 1 sản phẩm bán phá giá 5% thì mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá 5%
d. Thời hạn áp dụng và xem lại thuế AD (Điều 11 ADA)
– Thời hạn áp dụng thuế AD:
+ tối đa 5 năm kể từ khi được áp dụng
+ có thể áp dụng tiếp tục (sau 5 năm) nếu có cơ sở pháp lý
– Thời gian tiến hành rà soát:
+ rà soát hàng năm: để tiến hành điều chỉnh mức bán phá giá cho phù hợp
+ rà soát cuối kỳ (rà soát hoàng hôn): kiểm tra xem có còn hiện tượng bán phá giá không, nếu vẫn còn sẽ tiếp tục gia hạn thêm 1 chu kỳ (tối đa 5 năm)
III. Hiệp định SCM về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
1. Khái quát về hiệp định SCM
– Nằm trong nhóm Hiệp định điều chỉnh các biện pháp khắc phục thương mại
a. Mục đích
– Đưa ra khuôn khổ cho việc áp dụng trợ cấp
– Điều chỉnh các hoạt động có thể được các nước thành viên thực hiện để đối kháng lại các tác động của trợ cấp
b. Nội dung chủ yếu của SCM
– Xác định khái niệm trợ cấp, các loại trợ cấp
– Các điều kiện áp dụng biện pháp đối kháng
– Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp đối kháng
– Đối xử đặc biệt với các nước đang phát triển
c. Phạm vi điều chỉnh SCM
– Chỉ áp dụng đối với các trợ cấp cá biệt cho 1 doanh nghiệp hoặc 1 ngành kinh tế hoặc 1 nhóm doanh nghiệp
– Áp dụng với hàng hóa công nghiệp và hàng hóa nông nghiệp
2. Định nghĩa trợ cấp (Điều 1 SCM)
– Là 1 khoản tài chính của Chính phủ hay cơ quan công quyền cấp cho tổ chức thương mại hoặc doanh nghiệp theo 1 trong các cách mang lại lợi nhuận:
+ chuyển kinh phí trực tiếp
+ miễn giảm 1 khoản thu của NN
+ cung cấp miễn phí 1 dịch vụ hay hàng hóa thay vì cơ sở hạ tầng chung
Ví dụ: Để phát triển ngành sản xuất lúa gạo, chính phủ VN đã cho phép các doanh nghiệp sản xuất lúa gạo được vay vốn để sản xuất với lãi suất thấp hơn so với thị trường. Trường hợp này nghĩa là NN đã thay doanh nghiệp trả 1 phần lãi suất cho ngân hàng ==> Chính phủ VN đã thực hiện hành vi trợ cấp.
Ví dụ: Cũng để hỗ trợ ngành sản xuất lúa gạo, Chính phủ VN miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp sản xuất lúa gạo ==> đã thực hiện hành vi trợ cấp.
– Tại sao hành vi trợ cấp của NN lại bị coi là hành vi bóp méo thương mại quốc tế ?
Tại vi khi được trợ cấp, giá thành sản phẩm sẽ giảm so với sản phẩm tương tự tại quốc gia không được NN trợ cấp, sẽ gây ra sự không công bằng trong cạnh tranh.
– Sự khác biệt giữa hành vi bán phá giá và hành vi trợ cấp ?
Khi bán phá giá thì sự khác biệt về giá bán ở nước nhập khẩu, do doanh nghiệp xuất khẩu “cố tình” bán giá thấp để chiếm lĩnh thị trường. Còn khi thực hiện hành vi trợ cấp thì sự khác biệt về giá bán diễn ra ngay tại thị trường nước xuất khẩu, và do giá bán trong nước đã thấp thì giá xuất khẩu cũng sẽ rất cạnh tranh so với sản phẩm tương tự không được trợ cấp.
Bán phá giá | Trợ cấp | |
Giống nhau: đều là hành vi bóp méo thương mại | ||
Chủ thể thực hiện | Doanh nghiệp xuất khẩu | Chính phủ của nước xuất khẩu |
Hành vi diễn ra | Tại thị trường nước nhập khẩu | Ngay tại thị trường nước xuất khẩu |
3. Các loại trợ cấp
– Trợ cấp bị cấm: là “trợ cấp đèn đỏ” (Điều 3 SCM)
– Trợ cấp có thể bị kiện: là trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị kiện (Điều 5 SCM), gọi là “trợ cấp đèn vàng”
Chú ý: không còn quy định về loại trợ cấp “đèn xanh” – trợ cấp không bị kiện (quy định này chỉ tồn tại từ 01/01/1995 đến 31/12/1999)
a. Trợ cấp bị cấm (Điều 3 SCM)
– Định nghĩa: là trợ cấp có điều kiện, theo đó:
+ người được trợ cấp phải đáp ứng được những mục tiêu xuất khẩu nhất định (trợ cấp xuất khẩu): đây là loại trợ cấp gây ra bóp méo thương mại một cách hoàn toàn
VD: Chính phủ VN ra chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp VN, thưởng 10 triệu USD cho doanh nghiệp nào đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD
VD: Chính phủ VN cung cấp miễn phí giống lúa gạo cho các doanh nghiệp sản xuất gạo cho doanh nghiệp có thành tích xuất khẩu tốt.
+ phải dùng hàng nội địa thay cho hàng nhập khẩu (trợ cấp thay thế nhập khẩu)
– Các loại trợ cấp này bị cấm theo thương mại quốc tế
b. Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị kiện (Điều 5 SCM)
– Định nghĩa: là trợ cấp không bị cấm, nhưng có thể bị kiện hoặc áp dụng biện pháp đối kháng, nếu các trợ cấp này gây tác động xấu cho lợi ích của thành viên khác, như:
+ gây thiệt hại cho ngành kinh tế trong nước
+ gây thiệt hại nghiêm trọng
+ làm vô hiệu hoặc suy yếu các lợi ích có được từ GATT 1994
3. Các biện pháp xử lý khi có trợ cấp
– Gồm 2 cách:
+ giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO
+ áp dụng biện pháp đối kháng (Phần 5 SCM): hầu hết các quốc gia lựa chọn hình thức này
a. Giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO (sẽ học sau)
b. Áp dụng biện pháp đối kháng
– Cơ sở pháp luật: Phần 5 SCM
– Định nghĩa: là việc áp đặt 1 khoản thuế bổ sung (bên cạnh thuế nhập khẩu) nhằm vào hàng hóa nhập khẩu nhằm làm cân bằng, đối kháng lại các khoản trợ cấp.
– Nguyên tắc và thủ tục áp thuế đối kháng: giống với ADA
– Áp thuế đối kháng (Điều 19 SCM):
+ quyết định áp thuế đối kháng do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu quy định
+ số tiền thuế đối kháng sẽ thu có thể bằng mức trợ cấp hay thấp hơn mức trợ cấp
+ thuế đối kháng được xác định phù hợp với từng trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm nhập khẩu
– Thời hạn áp dụng các biện pháp đối kháng: tối đa 5 năm kể từ ngày áp dụng
+ rà soát hàng năm: để điều chỉnh biện pháp đối kháng
+ rà soát hoàng hôn: quyết định có xóa bỏ biện pháp đối kháng hay không
IV. Hiệp định tự vệ thương mại (SA)
(Hiệp định thực thi điều 19 của GATT 1994)
1. Khái quát
– Nằm trong nhóm Hiệp định điều chỉnh các biện pháp khắc phục thương mại cùng với ADA và SCM.
– Khác với hiệp Hiệp định ADA và SCM, hiệp định SA điều chỉnh hành vi trong trường hợp không có hành vi gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh, không có hành vi gây ra sự bóp méo thương mại như đã quy định trong ADA và SCM, nhưng trong trường hợp 1 quốc gia bị thiệt hại bởi quá trình tự do hóa thương mại thì quốc gia đó có quyền được áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại.
a. Mục đích
– Cho phép áp dụng các biện pháp tự vệ để bảo hộ tạm thời
– Đưa ra khuôn khổ về điều kiện và thủ tục áp dụng để tránh lạm dụng biện pháp tự vệ để bảo hộ sản xuất trong nước.
b. Nội dung chủ yếu của SA
– Xác định khái niệm biện pháp tự vệ: thế nào là tự vệ, và trong trường hợp nào quốc gia được phép áp dụng biện pháp tự vệ
– Quy định các loại biện pháp tự vệ có thể được áp dụng
– Quy định về điều kiện, thủ tục, thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ
c. Phạm vi điều chỉnh của SA
– Chỉ áp dụng đối với thương mại hàng hóa, không áp dụng đối với thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ
2. Nội dung của hiệp định SA
a. Định nghĩa về biện pháp tự vệ
– Là khi số lượng hàng nhập khẩu tăng đột ngột, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành kinh tế trong nước, nước nhập khẩu được phép tạm thời hạn chế nhập khẩu mặt hàng đó bằng cách:
+ tăng thuế nhập khẩu cao hơn mức thuế quan ràng buộc, hoặc
+ áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng, trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc MFN
– Ví dụ: nước A là nước có ngành sản xuất gạo, và cũng nhập khẩu gạo từ các nước khác. Trong 1 khoảng thời gian ngắn, lượng gạo nhập khẩu về nước A tăng đột biến, khiến cung cao hơn cầu, làm giảm giá gạo, ảnh hưởng đến ngành sản xuất gạo trong nước. Khi đó mặc dù không có bất kỳ hành vi bóp méo thương mại nào nhưng theo luật WTO thì nước A có thể áp dụng biện pháp tự vệ để bảo hộ tạm thời ngành sản xuất gạo trong nước, chẳng hạn áp thuế bổ sung, áp dụng hạn ngạch.
b. Điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ
– Một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau:
+ số lượng hàng nhập khẩu gia tăng đột ngột
+ việc gia tăng hàng nhập khẩu đột ngột đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước
+ có mối quan hệ nhân quả: số lượng hàng nhập khẩu gia tăng đột ngột là nguyên nhân cơ bản gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước
– Nguyên tắc chung của việc áp dụng các biện pháp tự vệ:
+ áp dụng ở mức độ cần thiết (Điều 5 SA): nhằm ngăn chặn thiệt hại nghiêm trọng xảy ra với ngành sản xuất trong nước
+ việc áp dụng các biện pháp tự vệ phải tuân thủ nguyên tắc MFN (Điều 5 SA), tuy nhiên vẫn có ngoại lệ ưu đãi cho quốc gia đang phát triển
VD: A nhập khẩu từ B, C và D. Nếu A tuyên bố áp dụng biện pháp tự vệ bằng cách áp dụng hạn ngạch với B và C nhưng lại không áp dụng hạn ngạch với D thì khi đó A đã vi phạm nguyên tắc MFN. Tuy nhiên nếu B và C là quốc gia phát triển, còn D là quốc gia đang phát triển thì việc A làm như trên lại không vi phạm SA.
c. Bồi thường thiệt hại thương mại khi áp dụng biện pháp tự vệ (Điều 8)
– Tự vệ thương mại không phải là công cụ “miễn phí”, vì nó được sử dụng để “đối phó” với hành vi thương mại hoàn toàn bình thường (không có hành vi vi phạm pháp luật hay cạnh tranh không lành mạnh) nên về hình thức, việc áp dụng biện pháp tự vệ bị coi là đi ngược lại chính sách tự do hoá thương mại của WTO.
Do đó biện pháp tự vệ là một công cụ “phải trả tiền”. Điều này có nghĩa là các nước được phép áp dụng nó bảo vệ ngành sản xuất của nước mình nhưng phải “trả giá” cho những thiệt hại mà biện pháp này gây ra cho các nhà sản xuất nước ngoài (như một hình thức cân bằng cam kết thương mại với nước khác).
Cụ thể, nước áp dụng biện pháp tự vệ phải bồi thường thương mại cho các nước có hàng hoá bị áp dụng biện pháp tự vệ theo các điều kiện nhất định. Nếu nước này không tuân thủ, WTO cho phép các nước liên quan được áp dụng biện pháp trả đũa.
– Khái niệm:
+ “bồi thường” được hiểu là sự nhượng bộ dưới dạng giảm thuế quan đối với 1 hoặc nhiều mặt hàng khác của thành viên bị tác động bất lợi vì biện pháp tự vệ thương mại
+ nếu 2 bên không đạt được thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, thì bên bị áp dụng biện pháp tự vệ thương mại có quyền khởi kiện hoặc áp dụng biện pháp “trả đũa”, bằng cách đánh thuế cao hơn, áp hạn ngạch, hoặc cấm các mặt hàng nhập khẩu từ nước đã áp dụng biện pháp tự vệ:
- Trả đũa song hành: ví dụ A áp biện pháp tự vệ với sản phẩm gạo từ B, B trả đũa bằng cách áp thêm thuế vào sản phẩm gạo nhập từ A
- Trả đũa chéo: ví dụ A áp biện pháp tự vệ với sản phẩm gạo từ B, trong khi B không xuất gạo sang A, mà B xuất khẩu thép sang A, thì B có thể trả đũa bằng cách áp thêm thuế với thép nhập từ A
“Trả đũa” được hiểu là sự rút nhượng bộ hoặc nghĩa vụ khác cho nước áp dụng biện pháp tự vệ. Tuy nhiên không được thực hiện quyền trả đũa trong thời hạn 3 năm kể từ biện pháp tự vệ có hiệu lực, nếu biện pháp tự vệ này được thực hiện theo đúng quy định của SA.
Quy định 3 năm sau mới được thực hiện quyền trả đũa là 1 kẻ hở để các nước lợi dụng. Ví dụ A muốn bảo hộ ngành sản xuất trong nước, A áp dụng biện pháp tự vệ theo đúng quy định của SA, sau 2 năm, A rút lại biện pháp tự vệ. Sau 3 năm B muốn trả đũa thì sẽ không có căn cứ. Hành vi của A đã giúp cho ngành sản xuất của A được 2 năm thuận lợi, nhưng lại gây thiệt hại cho B.
WTO không khuyến khích thành viên áp dụng tự vệ thương mại.
d. Các biện pháp tự vệ có thể được áp dụng
– Tăng thuế nhập khẩu
– Các biện pháp hạn chế số lượng hàng nhập khẩu
e. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ
– Căn cứ pháp luật: Điều 7 SA
+ thời hạn tối đa: 8 năm, với các nước đang phát triển là 10 năm
+ quy định về “điều khoản hoàng hôn” tương tự ADA, SCM
Câu hỏi: So sánh sự khác nhau cơ bản giữa ADA, SCM và SA
ADA, SCM | SA |
Xử lý hành vi thương mại không lành mạnh | Áp dụng ngay cả khi hoạt động thương mại diễn ra lành mạnh |
Thông qua việc áp thuế | Áp thuế hoặc hạn ngạch |
Không phải đền bù | Phải đền bù |
Việc áp thuế là riêng biệt và cụ thể đối với từng doanh nghiệp vi phạm | Áp thuế hoặc hạn ngạch chung, không quan tâm đến từng doanh nghiệp |
——————–
Ngày 05/03/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Quỳnh Trang (Ths)
Vấn đề 4: Giải quyết tranh chấp TMQT tại cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO– Tranh chấp trong TMQT xảy ra khi:
+ thành viên vi phạm nghĩa vụ
+ thành viên không vi phạm nghĩa vụ nhưng gây thiệt hại cho thành viên khác
– Có 4 nhóm giải quyết tranh chấp:
+ tham vấn
+ môi giới / trung gian / hòa giải
+ giải quyết tranh chấp trước DSB
+ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
– Giải quyết tranh chấp TMQT trong khuôn khổ WTO là cách thức hóa giải mâu thuẫn một cách “hòa bình”, nhằm đưa mọi thứ trở về đúng quy định đã thỏa thuận trong WTO chứ không nhằm “trừng phạt” thành viên vi phạm. WTO cũng không có chế tài để cưỡng chế thành viên vi phạm, mà WTO trao quyền thực thi phán quyết cho chính các thành viên của mình. (khác với quy định về trừng phạt rất nghiêm khắc của Tòa án công lý của Liên minh châu Âu như buộc phải nộp tiền phạt)
– Trước 1995, cách thức giải quyết tranh chấp của WTO còn mang nặng tính “ngoại giao”, phụ thuộc vào kết quả đàm phán giữa các bên, vai trò của WTO khá mờ nhạt. Tuy nhiên, kể từ 1/1/1995, khi WTO chính thức ra dời dựa trên GATT 1947, thì WTO đã đặt ra 1 hệ thống giải quyết công bằng và tăng tính tư pháp.
Tuy nhiên về bản chất thì cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO vẫn là cơ quan “bán tư pháp” chứ chưa hoàn toàn là tư pháp, và tính hiệu quả của cơ quan này không được đánh giá cao khi tham gia giải quyết những tranh chấp phức tạp.
Mặc dù vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vẫn được coi là hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, và là hình mẫu của các tổ chức quốc tế khác (như ASEAN hầu như áp dụng nguyên cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO)
I. Thẩm quyền, nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp tại cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
1. Giới thiệu DSB
a. Khái niệm
– DSB (Dispute Settlement Body) là cơ quan giải quyết tranh chấp được thành lập theo thỏa thuận DSU (Điều 1 DSU)
– DSB là Đại hội đồng WTO (Khoản 3 Điều 4 Hiệp định Marrakesh): WTO không thành lập cơ quan giải quyết tranh chấp hoàn toàn độc lập và tách rời khỏi cơ cấu tổ chức chung của WTO (như với Tòa công lý trong EU), mà Đại hội đồng WTO vừa là cơ quan thường trực, vừa là cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Nghĩa là các thành viên của DSB cũng chính là đại diện của các nước thành viên trong Đại hội đồng. DSB có 1 Chủ tịch riêng độc lập hoàn toàn với Giám đốc WTO và được hỗ trợ bởi Ban thư ký của WTO trong quá trình tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp.
– Tuy nhiên DSB chỉ tham gia một số bước trong quá trình của thủ tục giải quyết tranh chấp, phần lớn các bước do 2 cơ quan giúp việc của DSB thực hiện: là Panel và Cơ quan phúc thẩm.
b. Cơ quan giúp việc cho DSB
– Panel: Ban hội thẩm / Nhóm chuyên gia
+ khái niệm: là cơ quan do DSB thành lập theo yêu cầu của ít nhất 1 bên trong từng vụ kiện, giúp DSB làm tròn chức năng giải quyết tranh chấp. Panel là cấp xét xử đầu tiên của hệ thống giải quyết tranh chấp.
Chú ý: Panel có đặc điểm giống với Tòa ad-hoc khi đều được thành lập theo từng vụ việc tranh chấp. Tuy nhiên với khác với tòa ad-hoc, panel không có thẩm quyền đưa ra phán quyết để giải quyết tranh chấp mà chỉ đưa ra tư vấn, khuyến nghị giúp DSB giải quyết tranh chấp.
+ tính chất: là cơ quan vụ việc, tự giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ
+ Panel hoạt động theo đúng trình tự quy định trong DSU – Thỏa thuận các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Understanding).
+ thành viên Panel: với mỗi tranh chấp, có thể lựa chọn 3-5 chuyên gia tham gia vào Panel, theo nguyên tắc các chuyên gia này không được mang quốc tịch của các bên tranh chấp và các bên liên quan
– Cơ quan phúc thẩm (AB – Appelate Body)
+ khái niệm: là cơ quan thường trực do DSB thành lập để xem xét kháng cáo về các vụ việc của Panel. AB là cấp xét xử thứ 2 của hệ thống giải quyết tranh chấp.
+ tính chất: là cơ quan thường trực
+ thành viên AB: gồm 7 chuyên gia có nhiệm kỳ 4 năm và mỗi người có thể được tái bổ nhiệm 1 lần, mỗi vụ việc sẽ do 3 chuyên gia xét xử
2. Thẩm quyền
a. Thẩm quyền của DBS
– Giải quyết các tranh chấp xảy ra khi 1 thành viên nhận thấy 1 lợi ích thu được 1 cách trực tiếp hay gián tiếp bị vô hiệu hay vi phạm do:
+ 1 thành viên không hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết (gọi là Tranh chấp do vi phạm)
+ 1 thành viên áp dụng 1 biện pháp nào đó, dù biện pháp này có thể trái với quy định của WTO hay không, nhưng gây thiệt hại cho thành viên khác (gọi là Tranh chấp không do vi phạm)
+ sự tồn tại 1 tình huống bất kỳ nào khác (thực tế đến nay chưa xảy ra)
– Phạm vi tranh chấp: giải quyết các tranh chấp liên quan đến các “hiệp định liên quan”, gồm:
+ hiệp định thành lập WTO
+ các hiệp định thương mại đa phương
+ các hiệp định thương mại tùy nghi của 1 số thành viên
Ngoại trừ cơ chế rà soát thương mại (Điều 1 DSU)
Chú ý: các thành viên của WTO cũng có thể tham gia 1 hiệp định đa phương khác, khi đó thành viên đó chịu 2 sự ràng buộc: WTO và hiệp định khác đó. Khi xảy ra tranh chấp thì quốc gia thành viên có thể lựa chọn hoặc giải quyết theo Hiệp định đa phương, hoặc giải quyết tranh chấp theo WTO. Và khi đã lựa chọn giải quyết giải quyết theo Hiệp định rồi, nếu thấy không thỏa mãn thì cũng sẽ không được phép yêu cầu giải quyết lại tại WTO nữa (theo nguyên tắc tôn trong phán quyết của tổ chức ngang cấp). Mặt khác các quy định của WTO được cho là có sự “ưu tiên” các nước đang phát triển, do đó hầu hết các vụ kiện, bên yếu thế đều lựa chọn giải quyết theo luật WTO.
b. Thẩm quyền của Panel (Điều 11 DSU)
– Tiếp xúc với các bên tranh chấp: tiếp nhận đơn kiện và bản bào chữa của các bên, tổ chức họp giữa các bên, …
– Đánh giá khách quan các tình tiết, khả năng áp dụng các hiệp định liên quan, đưa ra kết luận giúp DSB đưa ra phán quyết:
+ đánh giá các tình tiết là đúng / không đúng
+ lựa chọn điều khoản áp dụng trong các hiệp định liên quan (VD Hiệp định chống bán phá giá, Hiệp định về tự vệ, …)
+ kết quả làm việc của Panel là 1 bản Báo cáo được nộp lên cho DBS, nếu được DSB thông qua thì bản Báo cáo đó được coi như phán quyết của DSB và có giá trị pháp lý rằng buộc các bên tranh chấp, buộc các bên tranh chấp phải thi hành.
– Như vậy với mỗi vụ kiện, DSB chỉ tham gia vào 2 khâu: khâu đầu tiên, là khi thành lập Panel, và khâu cuối cùng, thông qua hoặc không thông qua báo cáo đó.
c. Thẩm quyền của cơ quan phúc thẩm (Khoản 6 Điều 17 DSU)
– Xem xét kháng cáo: chỉ được giới hạn về những vấn đề pháp lý được đề cập đến trong báo cáo của ban hội thẩm và những giải thích pháp luật của Panel. (tức là chỉ được xem xét việc áp dụng luật có đúng hay không)
3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
– Nguyên tắc bình đẳng:
+ các thành viên WTO trong tranh chấp, không phân biệt vị thế chính trị, sức mạnh tài chính, đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, đều có quyền trình bày ý kiến ở các phiên họp, đều có quyền kháng cáo
+ sự bình đẳng thể hiện ngay trong chính các thành viên của các cơ quan tham gia giải quyết tranh chấp: các thành viên của Panel hay AB đều có sự bình đẳng khi đưa ra ý kiến của mình trong giải quyết tranh chấp
+ trong các cuộc họp của DSB, mỗi thành viên có 1 lá phiếu bình đẳng như nhau
– Nguyên tắc bí mật:
+ quá trình tham vấn được giữ bí mật: các bên tranh chấp được quyền quyết định có cho phép bên thứ 3 tham gia hay không (mặc dù bên thứ 3 có quyền đề nghị được tham gia)
+ giai đoạn hội thẩm: có thể từ chối bên thứ 3 tham gia
+ nội dung họp của ban hội thẩm, ban phúc thẩm được giữ bí mật đối với các bên tranh chấp và các bên thứ ba
Vụ tranh chấp chỉ được công khai khi DSB đã đưa ra phán quyết cuối cùng.
– Nguyên tắc đồng thuận: 1 vấn đề chỉ được thông qua khi không có ý kiến phản đối (có thể có phiếu trắng): tất cả các vấn đề trong WTO đều được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận, ngoại trừ một số trường hợp sẽ áp dụng nguyên tắc đồng thuận phủ quyết.
– Nguyên tắc đồng thuận phủ quyết: (còn gọi là cơ chế thông qua tự động) vấn đề được thông qua khi có ít nhất 1 thành viên đồng ý thông qua. Được áp dụng trong việc ra quyết định thành lập Panel, thông qua báo cáo của Panel và AB.
Câu hỏi: VN gửi đơn kiện Mỹ áp thuế chống bán phá giá sai nguyên tắc của WTO. DSB sẽ họp để xem xét thành lập Panel giải quyết vụ việc theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết. Hỏi có bao nhiêu % khả năng Panel sẽ được thành lập theo yêu cầu của VN ?
Trả lời: gần như 100% Panel sẽ được thành lập, vì chỉ cần VN ủng hộ việc thành lập Panel thì DSB bắt buộc phải thành lập panel. (nếu muốn DSB phủ quyết việc thành lập Panel thì đòi hỏi 100% thành viên WTO phải phủ quyết, mà VN là 1 thành viên của WTO, không có việc VN tự phản đối chính mình)
Nhận xét: Panel và AB bề ngoài là các cơ quan tham vấn, giúp việc cho DBS, nhưng quyền lực của họ là rất lớn vì với cơ chế đồng thuận phủ quyết thì ý kiến của họ hầu như sẽ là ý kiến của DSB.
4. Thủ tục trước DSB
a. Giai đoạn tham vấn
– Khái niệm: tham vấn là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thành viên WTO chỉ có sự tham dự của 2 bên tranh chấp.
Các bên thứ 3 có quyền nộp đơn xin tham dự tham vấn, nhưng các bên tranh chấp có quyền từ chối.
– Tham vấn là thủ tục bắt buộc, đầu tiên trong quy trình giải quyết tranh chấp của WTO ==> gọi là thủ tục mở tố tụng. Tuy nhiên tham vấn cũng là 1 phương thức giải quyết tranh chấp độc lập, tức là nếu trong khi thực hiện tham vấn, các bên tranh chấp đã hóa giải được mâu thuẫn thì tranh chấp coi như đã được giải quyết và không cần phải thực hiện các bước tiếp theo.
Như vậy tham vấn có thể tồn tại dưới 2 hình thức:
+ là thủ tục đầu tiên trong quy trình giải quyết tranh chấp (thủ tục mở tố tụng)
+ là 1 phương thức giải quyết tranh chấp độc lập
– Đặc điểm của giai đoạn tham vấn:
+ tuân thủ nguyên tắc bí mật, tự do ý chí của 2 bên tranh chấp
+ chỉ có 2 bên tranh chấp, bên thứ 3 muốn tham dự phải được2 beên tranh chấp đồng ý
+ cơ hội tham vấn luôn mở ra cho các bên tranh chấp trong mọi thời điểm của quy trình giải quyết tranh chấp (ngay cả khi DSB đã ra phán quyết thì các bên vẫn có thể tiếp tục tham vấn; hoặc khi đang trong quá trình giải quyết tranh chấp mà các bên thông báo đã tham vấn thành công thì quá trình giải quyết tranh chấp sẽ bị đình chỉ). Chú ý: đây là đặc điểm quan trọng nhất của tham vấn, thể hiện nguyên tắc giải quyết tranh chấp của WTO là đề cao phương pháp “hòa bình”, đồng thời cũng thể hiện tính “bán tư pháp” trong quy trình giải quyết tranh chấp của WTO.
– Thời gian tham vấn:
+ không xác định thời gian tham vấn: các bên không bị giới hạn thời gian tham vấn
+ Quy định 60 ngày: trong trường hợp bị đơn vẫn muốn tham vấn, thì trong vòng 60 ngày kể từ ngày bắt đầu tham vấn, bên nguyên đơn không thể đề nghị thành lập Panel. Tức là bên nguyên đơn sẽ phải đợi ít nhất 60 ngày thì mới được yêu cầu thành lập Panel.
Ngoại lệ: trong vòng 60 ngày, nguyên đơn có thể đề nghị thành lập Panel nếu 2 bên cùng cho rằng tham vấn không thành công
– Thủ tục tham vấn:
+ Một bên gửi yêu cầu tham vấn cho DSB
+ Bên được yêu cầu tham vấn – nhận được tham tham vấn:
- Trả lời tham vấn trong 10 ngày.
- Tham gia tham vấn tích cực trong vòng 30 ngày
Nếu bên nhận yêu cầu tham vấn không trả lời trong 10 ngày, hoặc không tiến hành tham vấn trong 30 ngày thì nguyên đơn có thể trưc tiếp yêu cầu DSB thành lập Panel.
+ Các bên có thể đề nghị thành lập Panel khi:
- Sau 60 ngày đã tham vấn mà không thành công
- Trước 60 ngày nếu cả 2 bên cho rằng tham vấn không thành công
Chú ý: quy định 10 ngày, 30 ngày, 60 ngày như trên là quy định chung của WTO, các bên có thể thỏa thuận để thay đổi các mốc thời gian này.
Trường hợp khẩn cấp, hoặc với hàng hóa dễ hư hỏng, các bên phải tiến hành tham vấn trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn, nếu việc tham vấn không giải quyết được tranh chấp trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu tham vấn, thì nguyên đơn có thể yêu cầu thành lập Panel.
Câu hỏi: Các khẳng định sau là Đúng / Sai
(1) Theo quy định của WTO, các bên tranh chấp bắt buộc phải tiến hành tham vấn trước khi nguyên đơn yêu cầu thành lập ban hội thẩm
(2) Theo quy định của WTO, hai bên tranh chấp chỉ được tham vấn trong 60 ngày
(3) Theo quy định của WTO, khi các bên đã kết thúc tham vấn và kết quả là tham vấn không thành công thì sau này các bên không còn có cơ hội tham vấn
Trả lời:
(1) Sai. Vì các bên chỉ bắt buộc phải tiến hành thủ tục tham vấn, chứ không bắt buộc tham vấn. Tức là chỉ cần nguyên đơn thực hiện thủ tục Gửi yêu cầu tham vấn là đã hoàn thành thủ tục tham vấn, bên bị đơn có thể đồng ý tham vấn hay không đồng ý tham vấn, hoặc tham vấn thành công hay không thành công, đều là quyền của các bên, không bắt buộc.
(2) Sai. Vì tham vấn là hoạt động không giới hạn thời gian. Quy định 60 ngày chỉ được áp dụng khi tham vấn không thành công, nguyên đơn có quyền đề nghị thành lập Panel
(3) Sai. Vì cơ hội tham vấn luôn mở ra cho các bên trong mọi giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp, các bên hoàn toàn có thể khởi động lại tham vấn cho dù đã kết thúc giai đoạn tham vấn và kết quả là tham vấn không thành công.
b. Giai đoạn hội thẩm
– Khái niệm:
+ là giai đoạn sau tham vấn
+ giai đoạn làm việc giữa Panel và các bên tranh chấp / các bên liên quan
+ bắt đầu khi có Đơn yêu cầu thành lập Panel
+ kết thúc bằng Báo cáo cuối cùng của Panel trình lên DSB
– Thời gian:
+ thông thường: 06 tháng
+ khẩn cấp: 3 tháng
+ đặc biệt: 9 tháng
Chú ý: quy định về thời hạn trên là quy định chung, các bên có thể thỏa thuận để kéo dài hay rút gọn các mốc thời gian này.
c. Giai đoạn phúc thẩm
– Khái niệm:
+ giai đoạn xét xử sau giai đoạn hội thẩm – khi có kháng cáo đối với báo cáo cuối cùng của Panel, các bên sẽ có 1 khoảng thời gian để kháng cáo
+ do cơ quan phúc thẩm thực hiện
+ kết thúc bằng Báo cáo của cơ quan phúc thẩm lên DSB
Chú ý: cơ quan phúc thẩm không có thẩm quyền đối với toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, mà chỉ xem xét lại trong nội dung kháng cáo, và các bên cũng chỉ kháng cáo đối với những nội dung áp dụng luật của Panel
– Thời gian:
+ thông thường: 60 ngày
+ đặc biệt: 90 ngày
– Thủ tục:
+ AB làm việc độc lập – không tham vấn cùng các bên
+ các báo cáo của AB soạn thảo theo nguyên tắc bí mật
5. Thẩm quyền, nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài
a. Khái niệm
– Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là việc các bên tranh chấp nhờ đến trọng tài viên để hóa giải mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên.
Chú ý: khác với tòa án hay DSB, các bên tranh chấp có toàn quyền lựa chọn trung tâm trọng tài, lựa chọn trọng tài viên để giải quyết tranh chấp. Và trọng tài chỉ phát sinh thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi cả 2 bên công nhận thẩm quyền của trọng tài.
– Các trường hợp sử dụng trọng tài trong WTO:
+ giải quyết “toàn bộ” tranh chấp thay cho thủ tục trước DSB (Điều 25 DSU): các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận áp dụng thủ tục trọng tài thay cho thủ tục tố tụng của DSU
+ giải quyết tranh chấp về “khoảng thời gian hợp lý” (Điều 21 DSU): sau khi DSB đưa ra phán quyết, các bên sẽ có 1 “khoảng thời gian hợp lý” để thực thi phán quyết, nếu các bên không tự thỏa thuận được “khoảng thời gian hợp lý” là bao lâu thì sẽ nhờ đến trọng tài
+ giải quyết tranh chấp về “mức độ tạm hoãn thi hành nhượng bộ” (Điều 22 DSU): (còn gọi là biện pháp trả đũa) khi 1 thành viên bị kết luận vi phạm luật WTO và phải thực thi phán quyết của DSB nhưng lại không thực thi phán quyết đó, thì thành viên bị vi phạm có thể sử dụng các biện pháp trả đũa. Khi trả đũa có thể “quá” so với thiệt hại do thành viên kia vi phạm gây ra ==> cần có trọng tài để thỏa thuận biện pháp trả đũa phù hợp
b. Thẩm quyền của trọng tài
– Tùy theo vụ việc:
+ nếu áp dụng trọng tài theo Điều 21 và Điều 22 của DSU: thẩm quyền của trọng tài sẽ do WTO quy định
+ nếu áp dụng trọng tài theo Điều 25 DSU: thẩm quyền của trọng tài sẽ do các bên tranh chấp thỏa thuận
– Thủ tục trọng tài:
+ nếu theo Điều 25: do 2 bên thỏa thuận
+ nếu theo Điều 21, Điều 22: do WTO quy định
c. Thực thi phán quyết
– Các bên tranh chấp thỏa thuận tuân thủ phán quyết
– Phán quyết của trọng tài được DSB bảo đảm thực thi theo Điều 21, Điều 22 DSU
6. Thực thi phán quyết của DSB
– Phán quyết của DSB: báo cáo cuối cùng của Panel hoặc báo cáo của AB
– Giai đoạn thực thi phán quyết của DSB là giai đoạn mà các bên tranh chấp phải thực hiện những khuyến nghị của DSB, bắt đầu từ khi DSB đưa ra phán quyết và kết thúc khi các bên đã hoàn thành những khuyến nghị trong phán quyết đó.
– Nội dung phán quyết:
+ DSB kết luận rằng 1 biện pháp nào đó là không phù hợp với hiệp định có liên quan
+ DSB khuyến nghị rằng: thành viên đã sử dụng biện pháp đó cần điều chỉnh cho phù hợp với Hiệp định có liên quan
+ DSB có thể đề xuất các cách mà theo đó thành viên có liên quan có thể thực hiện các khuyến nghị
II. Chế tài trong tranh chấp thương mại quốc tế công
1. Buộc chấm dứt biện pháp vi phạm
– Là việc cơ quan giải quyết tranh chấp yêu cầu bên vi phạm dừng thực hiện biện pháp vi phạm Điều ước thương mại quốc tế đã được thỏa thuận giữa các bên
Chú ý: mặc dù biện pháp buộc chấm dứt biện pháp vi phạm này không mang tính chế tài rõ rệt, tuy nhiên WTO lại rất chú trọng đến biện pháp này, coi đây là biện pháp ưu tiên để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, thể hiện qua toàn bộ quy trình khiếu kiện đều hướng tới mục đích này (mục đích cuối cùng của WTO là duy trì trật tự thương mại thế giới)
2. Bồi thường thương mại (đền bù)
– Là việc 1 bên thực hiện các biện pháp có lợi cho bên kia
– Bồi thường thương mại không có nghĩa là thanh toán tiền tệ, chính xác hơn là bên vi phạm có nghĩa vụ phải cung cấp 1 lợi ích, ví dụ như giảm thuế, tương đương với lợi ích mà bên kia đã bị mất đi hoặc suy yếu do biện pháp vi phạm được áp dụng.
Tuy nhiên nếu áp dụng biện pháp này thì sẽ vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc (các nước thành viên khác không quan tâm đến việc các nước tranh chấp bồi thường cho nhau, mà họ quan tâm tới việc nước này giảm thuế cho sản phẩm nhập khẩu từ nước kia thì tại sao lại không giảm thuế tương ứng cho nước mình) ==> đây là chế tài hầu như chỉ có trên lý thuyết.
– Bồi thường thương mại chỉ được áp dụng tạm thời. Và sẽ chấm dứt khi bên vi phạm chấm dứt biện pháp vi phạm.
3. Tạm hoãn thi hành nhượng bộ (trả đũa thương mại)
– Là việc bên có quyền lợi bị xâm phạm tạm dừng việc áp dụng các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ của mình cho bên vi phạm
– Điều kiện áp dụng:
+ bên vi phạm không thực hiện chấm dứt biện pháp vi phạm
+ bên vi phạm không thực hiện phán quyết trong thời gian quy định
+ các trường hợp khác do DSB cho phép
– Tạm hoãn thi hành nhượng bộ cũng chỉ được áp dụng tạm thời. Và sẽ chấm dứt khi bên vi phạm chấm dứt biện pháp vi phạm.
Câu hỏi:
(1) Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, chỉ có các bên tranh chấp mới có quyền kháng cáo đối với báo cáo của ban hội thẩm
(2) Các bên tranh chấp là thành viên của WTO có thể lựa chọn thủ tục trọng tài để áp dụng thay thế cho thủ tục tố tụng của DSU
(3) Theo quy định của WTO, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu vẫn có thể tiến hành điều tra đối với hàng nhập khẩu bán phá giá ngay cả khi không có đơn đề nghị điều tra bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước
(4) Thuế suất nhượng bộ theo cam kết của 1 thành viên trong khuôn khổ WTO sẽ được thay đổi hoặc hủy bỏ khi nước này gia nhập khu vực mậu dịch tự do
(5) Thuế suất nhượng bộ theo cam kết của 1 thành viên trong khuôn khổ WTO sẽ được thay đổi hoặc hủy bỏ khi nước này gia nhập khu vực đồng minh thuế quan
Trả lời:
(1) Đúng. Chỉ có các bên tranh chấp mới có quyền kháng cáo đối với báo cáo của ban hội thẩm, các bên thứ 3 không có quyền kháng cáo
(2) Đúng. Theo Điều 25 DSU
(3) Đúng. Vì cơ quan điều tra có thể tự tiến hành điều tra khi thấy có hiện tượng bán phá giá mà không cần phải có đơn đề nghị điều tra của ngành sản xuất trong nước.
(4) Sai. Vì khi gia nhập khu vực mậu dịch tự do, vẫn cho phép mỗi quốc gia thành viên duy trì danh mục thuế quan của mình.
(5) Đúng.Vì khi gia nhập khu vực đồng minh thuế quan thì sẽ phải chấp nhận danh mục thuế quan chung của toàn bộ đồng minh thuế quan đó
——————–
Ngày 12/03/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Quỳnh Trang (Ths)
Vấn đề 5: Pháp luật điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa quốc tếThương mại hàng hóa là 1 trong 4 lĩnh vực của WTO, gồm:
+ thương mại hàng hóa: gồm mua bán, đại lý, môi giới, … tuy nhiên mua bán hàng hóa quốc tế là lĩnh vực chủ đạo của thương mại quốc tế
+ thương mại dịch vụ
+ sở hữu trí tuệ
+ đầu tư nước ngoài
I. Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)
1. Giới thiệu về CISG
– Công ước Viên 1980 về Hợp đồng Mua bán Hàng hoá Quốc tế của Liên hợp quốc (CISG):
+ CISG là công ước trong khuôn khổ của Liên hợp quốc
+ CISG do Ủy ban luật thương mại quốc tế của LHQ soạn thảo và ban hành (UNCITRAL – United Nations Commission on International Trade Law)
+ CISG ra đời dựa trên nhu cầu cần có 1 hệ luật chung để điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế (để tránh xung đột luật)
– Ý nghĩa của CISG:
+ thống nhất về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trong đó quy định các vấn đề về hình thức, về quyền và nghĩa vụ của các bên.
+ giúp hạn chế những vấn đề về chọn luật áp dụng trong thương mại quốc tế
+ đòi hỏi mỗi quốc gia thành viên WTO phải hài hòa hóa luật thương mại trong nước với CISG ==> tăng sự minh bạch, tính dễ dự đoán trong môi trường kinh doanh ==> CISG vừa có tính chất là luật thống nhất, vừa có tính chất là “luật mẫu” cho các quốc gia thành viên
– Hiện nay CISG có 85 thành viên, VN gia nhập ngày 18/12/2015, có hiệu lực trên lãnh thổ VN từ 01/012017
– Nội dung CISG: quy định về hình thức hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng, trong việc giao – nhận hàng, các nghĩa vụ cơ bản, các quy định về trường hợp bất khả kháng về hợp đồng
– Cấu trúc của CISG gồm 4 phần:
+ phạm vi áp dụng
+ giao kết hợp đồng
+ quyền và nghĩa vụ các bên (tự nghiên cứu)
+ bảo lưu (tự nghiên cứu)
2. Phạm vi áp dụng của CISG
– Trong thương mại quốc tế có nhiều loại hợp đồng, CISG không điều chỉnh tất cả các loại hợp đồng đó, như Hợp đồng dịch vụ không thuộc phạm vi áp dụng của CISG
– CISG chỉ áp dụng với Hợp đồng mua bán, và CISG cũng chỉ áp dụng đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (tức là có yếu tố nước ngoài), CISG không điều chỉnh đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa nội địa.
Tuy nhiên CISG cũng không điều chỉnh tất cả các loại hàng hóa quốc tế, mà chỉ điều chỉnh 1 nhóm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: đó là nhóm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có luật áp dụng là CISG.
Chú ý: “luật áp dụng” là luật quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên. Một hợp đồng có thể nhiều nguồn luật được sử dụng, ví dụ: nguồn luật điều chỉnh chỉnh thức hợp đồng, nguồn luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên, nguồn luật điều chỉnh trình tự tố tụng (thủ tục giải quyết tranh chấp), nguồn luật điều chỉnh mối quan hệ liên quan đến năng lực chủ thể.
– CISG trở thành luật áp dụng trong các trường hợp:
+ các bên đều có trụ sở thương mại tại các nước thành viên CISG và không viện dẫn Điều 6 CISG (Ðiều 6: Các bên có thể loại bỏ việc áp dụng Công ước này hoặc với điều kiện tuân thủ điều 12, có thể làm trái với bất cứ điều khoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó.)
VD: thương nhân VN ký kết HĐ với thương nhân Singapore (cả 2 đều là thành viên của CISG), nếu trong HĐ không nêu thì mặc nhiên CISG sẽ được áp dụng, các bên cũng có thể áp dụng luật khác, nhưng phải tuyên bố ngay trong HĐ.
+ có nguyên tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu áp dụng PL nước thành viên không tuyên bố bảo lưu (gọi là “dẫn chiếu tiếp”). VD nước A là thành viên CISG, nước B không là thành viên CISG, thương nhân nước A ký kết hợp đồng với thương nhân nước B, trong đó quy định luật áp dụng là luật nước A, mà trong khi tư pháp quốc tế nước A quy định dẫn chiếu đến CISG thì hợp đồng ký giữa thương nhân nước A và thương nhân nước B sẽ áp dụng CISG. Chú ý: nếu A tuyên bố bảo lưu việc “dẫn chiếu tiếp” thì luật áp dụng sẽ là luật nước A chứ không phải là CISG.
+ các bên có trụ sở thương mại tại các nước không là thành viên CISG nhưng thỏa thuận áp dụng CISG
+ do cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn CISG
– Phạm vi không áp dụng trong CISG:
+ hiệu lực của hợp đồng
+ quyền sở hữu: thời điểm chuyển giao quyền sở hữu giữa các bên (vấn đề này thường do luật trong nước điều chỉnh) và vấn đề phân chia chi phí như thông quan, vận chuyển (sẽ do Incoterms điều chỉnh)
– Dạng hợp đồng mua bán không áp dụng CISG:
+ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm mục đích tiêu dùng (tức là không sinh lời ==> không phải thương mại) hoặc thi hành văn kiện ủy thác (VD bán đấu giá lô hàng vi phạm do nợ thuế để trả khoản thuế mà họ đang nợ ==> không sinh lời)
+ hợp đồng mua bán những hàng hóa đặc biệt: cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán, chứng từ lưu thông tiền tệ (đây là các loại hàng hóa đặc biệt nên sẽ do luật riêng trong nước điều chỉnh), tàu thủy, máy bay, vật chạy đệm không khí
+ hợp đồng bán đấu giá: vì đây là loại hợp đồng theo trình tự ngược nên sẽ do PL bán đấu giá (trong nước) điều chỉnh
+ hợp đồng mua bán điện năng: về bản chất thì điện năng là 1 loại dịch vụ (CISG chỉ điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa)
+ hợp đồng mặc dù có tên là “mua bán” nhưng bên mua cung cấp phần lớn nguyên vật liệu để sản xuất. VD thương nhân A ký hợp mua bán giày với thương nhân B, nhưng A lại cung cấp hầu như toàn bộ nguyên vật liệu để B sản xuất giày
+ hợp đồng mà phần lớn nghĩa vụ của bên bán là cung cấp lao động và dịch vụ: gọi là hợp đồng gia công
– Ngoài ra CISG cũng không điều chỉnh một số vấn đề hậu quả của việc thực hiện hợp đồng như thiệt hại ngoài hợp đồng (thiệt hại do thực hiện hợp đồng gây ra liên quan đến tính mạng, sức khỏe con người)
3. Hình thức của hợp đồng
– CISG đề cao tuyệt đối tính tự do thỏa thuận về hình thức của hợp đồng, thể hiện trong Điều 11 và Điều 29:
+ Điều 11 CISG: Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng.
==> tức là hợp đồng có thể được giao kết dưới mọi hình thức
+ Điều 29 CISG:
- Một hợp đồng có thể được sửa đổi hay chấm dứt bằng thỏa thuận đơn thuần giữa các bên.
- Một hợp đồng bằng văn bản chứa đựng một điều khoản quy định rằng mọi sự sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng phải được các bên làm bằng văn bản thì không thể bị sửa đổi hay chấm dứt theo thỏa thuận giữa các bên dưới một hình thức khác. Tuy nhiên hành vi của mỗi bên có thể không cho phép họ được viện dẫn điều khoản ấy trong chừng mực nếu bên kia căn cứ vào hành vi này.
==> tức là hợp đồng có thể sửa đổi hoặc chấm dứt tùy ý bằng bất cứ hình thức nào theo thỏa thuận các bên, trừ khi trong hợp đồng có điều khoản quy định bắt buộc sửa đổi hoặc chấm dứt phải bằng văn bản.
Trong luật VN (và trong hầu hết các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law) thì quan điểm chung là hợp đồng phải bằng văn bản.
– Để tránh xung đột với PL quốc gia (mà quy định hình thức hợp đồng phải bằng văn bản), CISG đưa ra điều khoản bảo lưu theo Điều 96 CISG: Nếu luật của một quốc gia thành viên quy định hợp đồng mua bán phải được ký kết hay xác nhận bằng văn bản thì quốc gia đó có thể bất cứ lúc nào tuyên bố chiếu theo Điều 12, rằng mọi quy định của các Điều 11, 29 hay của phần thứ hai Công ước này cho phép một hình thức khác với hình thức văn bản cho việc ký kết, sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng mua bán, hay cho mọi chào hàng, chấp nhận chào hàng hay sự thể hiện ý định nào khác sẽ không áp dụng nếu như chỉ cần một trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia.
==> quốc gia có quyền bảo lưu Điều 11 và Điều 29 CISG, tức là chỉ cần 1 bên ký kết thuộc quốc gia thành viên đó thì bắt buộc hình thức hợp đồng phải theo quy định của luật quốc gia. (VN và hầu hết các nước theo Cival law đều đã thực hiện việc bảo lưu này)
4. Giao kết hợp đồng
– Quy trình: Chào hàng ==> Chấp nhận chào hàng ==> Giao kết hợp đồng
– Trình tự giao kết hợp đồng trong CISG là trình tự giao kết hợp đồng vắng mặt, tức là 2 bên không hề gặp mặt nhau vẫn giao kết hợp đồng ==> phải tuân thủ trình tự hết sức nhiêm ngặt để đảm bảo hợp đồng đã được giao kết.
– Công ước Viên 1980 về Hợp đồng Mua bán Hàng hoá Quốc tế của Liên hợp quốc (CISG), được thông qua năm 1980, đến nay đã gần 40 năm nhưng vẫn chưa 1 lần bổ sung, sửa đổi. Hiện nay CISG vẫn được đánh giá là bộ quy định về hợp đồng rất hiện đại, lô-gic, dễ hiểu và hợp lý, nó phân chia nghĩa vụ của các bên 1 cách hết sức công bằng và khách quan, và đặc biệt CISG sử dụng những từ ngữ, thuật ngữ rất gần gũi với đời sống thương mại quốc tế.
Chính vì vậy mặc dù CISG là 1 văn bản có tính liên chính phủ do 1 tổ chức công là Liên hợp quốc đưa ra, nhưng lại được rất nhiều thương nhân nhận định nó như là 1 tập quán, tức là nó quá gần gũi với đời sống của doanh nghiệp. Lý do là thực chất CISG cũng được xây dựng từ những tập quán.
4.1. Chào hàng
a. Khái niệm chào hàng
– Chào hàng là 1 đề nghị ký kết hợp đồng của 1 người gửi cho 1 hay nhiều người xác định (Điều 14 CISG)
– Điều kiện của chào hàng:
+ nêu được nội dung cơ bản của hợp đồng: nêu rõ hàng hóa, ấn định số lượng, giá cả, phương thức giao nhận, … 1 cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này
+ người được chào hàng xác định: có địa chỉ rõ ràng
b. Các loại chào hàng
– Căn cứ vào việc có thể hay không thể hủy bỏ, có 2 loại chào hàng:
+ Chào hàng không thể hủy bỏ (khoản 2 Điều 16)
- chào hàng chỉ rõ thời hạn xác định để gửi chấp nhận, hay bằng cách khác, rằng nó không thể bị thu hồi, hoặc
- nếu 1 cách hợp lý người được chào hàng coi chào hàng là không thể thu hồi được và đã hành động theo chiều hướng đó
==> ý nghĩa: trong thời hạn xác định để gửi chấp nhận, người chào hàng phải giữ lời hứa của mình
+ Chào hàng có thể bị hủy bỏ: các chào hàng ngoài chào hàng không thể bị hủy bỏ. Hủy bỏ bằng cách gửi Thư hủy chào hàng.
– Căn cứ vào tính chất của chào hàng, có 2 loại:
+ chào hàng ban đầu: là chào hàng đầu tiên đưa ra
+ hoàn giá chào (Điều 19 CISG): là chào hàng thứ phát, tức là chào hàng thứ 2 sau chào hàng đầu tiên. Là sự phúc đáp của người được chào hàng với mục đích muốn giao kết hợp đồng nhưng đưa ra thay đổi, bổ sung 1 số điều khoản cơ bản của chào hàng
VD: doanh nghiệp A gửi chào hàng bán sản phẩm giày cho doanh nghiệp B với giá là 12$ / đôi. Doanh nghiệp B trả lời rằng cam kết sẽ mua hết chỗ giày của A với điều kiện giá là 10$ / đôi. Khi đó chào hàng ban đầu của A (với giá 12$ / đôi) đã hết giá trị pháp lý, nội dung cơ bản của hợp đồng sẽ là nội dung trong bản Hoàn giá chào của B. Đồng thời vai trò của A và B đảo ngược, B trở thành người chào hàng với bản Hoàn giá chào; còn A trở thành người nhận chào hàng. Và A có quyền từ chối / chấp nhận bản Hoàn giá chào. Nếu A chấp nhận thì coi như hợp đồng đã được ký kết.
c. Giá trị pháp lý của chào hàng
– Thời điểm phát sinh giá trị pháp lý của việc chào hàng: khi người được chào hàng chấp nhận chào hàng.
– Trong thực tế có phát sinh trường hợp phải hủy thư chào hàng. Nguyên nhân hủy thư chào hàng: đã gửi chào hàng, nhưng sau đó lại gặp đối tác khác trả giá cao hơn; hoặc do sự kiện bất khả kháng không thể có hàng để bán như đã cam kết.
– Thư hủy chào hàng phải tới tay người được chào hàng trước hoặc cùng lúc người được chào hàng nhận chào hàng thì Thư chào hàng sẽ hết giá trị pháp lý
Tình huống: A gửi thư chào hàng cho B vào ngày 1/3, trong thư chào hàng nêu thời gian chấp nhận chào hàng là 15/3
B nhận được thư chào hàng của A vào ngày 8/3
Thư hủy chào hàng của A đến tay B vào ngày 10/3
Hỏi thư hủy có hủy được chào hàng không ?
Trả lời: đây là chào hàng không thể hủy bỏ, tức là trong thư chào hàng A đã quy định B có thời hạn để chấp nhận chào hàng ==> thư hủy vô giá trị, A sẽ bắt buộc phải chờ đến hết thời hạn 15/3.
Thư hủy chào hàng của A chỉ có giá trị hủy thư chào hàng nếu thư hủy này đến trước hoặc trong ngày 8/3, tức là ngày B nhận được chào hàng.
Nếu thư hủy đến vào ngày 16/3: thư hủy này cũng không có ý nghĩa vì đến hết ngày 15/3, B không trả lời thư chào hàng thì thư chào hàng đã tự hết hiệu lực (nên việc hủy 1 thư chào hàng đã hết hiệu lực là vô nghĩa)
– Đối với chào hàng không thể hủy bỏ, nếu hết thời hạn được ấn định trong chào hàng về việc gửi chấp nhận chào hàng mà người được chào hàng không gửi chấp nhận chào hàng thì chào hàng tự hết hiệu lực
– Đối với chào hàng có thể hủy bỏ, người chào hàng có thể hủy chào hàng nếu Thư hủy tới tay người được chào hàng trước khi người này gửi chấp nhận chào hàng
Bài tập: Ngày gửi chào hàng: 10h ngày 1/8/2012
Ngày nhận chào hàng: 9h ngày 03/08/2012
Ngày gửi chấp nhận chào hàng: 9h ngày 24/8/2012
Nếu chào hàng quy định: thời hạn gửi chấp nhận chào hàng là trước 10h ngày 25/8/2012
Người bán có thể hủy chào hàng nếu thông báo hủy tới tay người được chào hàng:
- Trước 9h ngày 24/08/2012
- Trước 9h ngày 03/08/2012
- Trước 10h ngày 2082012
Trả lời: Đây là chào hàng không thể hủy bỏ, thư hủy chỉ có thể hủy chào hàng nếu nó đến được tay người nhận chào hàng trước khi người này nhận được thư chào hàng ==> phương án B
——————-
Ngày 19/03/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Quỳnh Trang (Ths)
(tiếp bài trước)
4.2. Chấp nhận chào hàng
a. Khái niệm
– Khoản 2 Điều 19 Công ước Viên 1980 (CISG): Chấp nhận chào hàng là sự trả lời của người được chào hàng với mục đích giao kết hợp đồng và có thể chứa đựng những điều khoản bổ sung nhưng không làm thay đổi nội dung cơ bản của chào hàng
– Điều kiện của chấp nhận chào hàng:
+ phải đồng ý vô điều kiện với những nội dung cơ bản của chào hàng (hàng hóa, số lượng, giá cả, đồng tiền thanh toán): có thể thay đổi hoặc bổ sung điều khoản nhưng chỉ ở những điều khoản không cơ bản (vì nếu thay đổi điều khoản cơ bản thì sẽ trở thành Hoàn giá chào)
+ nếu chào hàng đưa ra thời hạn để chấp nhận chào hàng thì thư chấp nhận chào hàng phải được gửi trong thời hạn chấp nhận đó
+ nếu chào hàng không bằng văn bản, tức là chào hàng bằng lời nói (qua điện thoại) thì chấp nhận chào hàng phải được trả lời ngay lập tức
+ chấp nhận chào hàng phải được thể hiện dưới dạng mà người chào hàng có thể nhận biết được
Chú ý: thực tế có xảy ra trường hợp bên chào hàng tuy nhận được thư chấp nhận chào hàng nhưng lại cố tình coi là không nhận được (để từ chối giao kết hợp đồng)
Chú ý: im lặng không được coi là đồng ý. Theo CISG thì có trường hợp im lặng là đồng ý, có trường hợp là không đồng ý
b. Giá trị pháp lý
– Chấp nhận chào hàng phát sinh giá trị pháp lý vào thời điểm người chào hàng nhận được thư chấp nhận chào hàng.
4.3. Thời điểm phát sinh giá trị pháp lý của Hợp đồng
– Là thời điểm người chào hàng nhận được chấp nhận chào hàng
– Chấp nhận chào hàng có thể bị hủy nếu Thư hủy chấp nhận chào hàng được gửi tới người chào hàng trước hoặc cùng lúc với thư chấp nhận chào hàng
II. Incoterms 2010
– Bộ 3 nguồn cơ bản thường được áp dụng trong thương mại quốc tế:
+ Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG). Tuy nhiên CISG không điều chỉnh đầy đủ các vấn đề của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, như :
- hiệu lực của hợp đồng
- trách nhiệm ngoài hợp đồng
- phân chia rủi ro, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu
+ Incoterms: bổ sung các vấn đề chưa được điều chỉnh trong CISG. Có nhiều bản Incoterms như bản Incoterms của phòng thương mại quốc tế (ICC), bản Incoterms của Hòa Kỳ, bản Incoterms của Anh
+ PICC: là bộ các nguyên tắc chung, mang tính tổng thể về hợp đồng thương mại quốc tế chung (trong khi CISG, Incoterms là chuyên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế), tức là bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng đại lý, hợp đồng môi giới, … PICC do 1 tổ chức phi chính phủ ở Châu Âu soạn thảo. Tuy nhiên PICC ít được áp dụng so với Incoterms vì nó quá rộng, không chuyên biệt như Incoterms; hơn nữa PICC được soạn thảo bằng tiếng Pháp nên khó phổ biến như tiếng Anh của Incoterms; và trong PICC có nhiều thỏa thuận mang tính lý thuyết, không mang tính thực tiễn. Trong thực tế, PICC mang tính “luật mẫu” để các quốc gia tham khảo và đưa ra luật của mình cho phù hợp với luật quốc tế.
1. Giới thiệu chung về Incoterms
– Incoterms (International Comercial Terms – Tập quán (điều kiện) thương mại quốc tế) là văn bản tập hợp các tập quán về mua bán hàng hóa quốc tế. Đây là nguồn luật cơ bản được các bên áp dụng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
– Cơ quan soạn thảo và ban hành: Ủy ban luật và tập quán thương mại quốc tế – Phòng thương mại quốc tế (ICC)
ICC là 1 tổ chức phi chính phủ. Ngoài việc soạn thảo và ban hành Incoterms thì ICC còn có nhiều hoạt động khác, nổi bật nhất là với vai trò Trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
– Nội dung của Incoterms:
+ các dạng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: mỗi dạng là 1 quy tắc giáo nhận hàng hóa quốc tế
+ không điều chỉnh tất cả các vấn đề của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, mà tập trung chủ yếu vào công đoạn giao – nhận hàng hóa quốc tế: nghĩa vụ, chi phí và rủi ro trong quá trình giao hàng
– Lịch sử:
+ bắt đầu soạn thảo: 1921
+ bản Incoterms đầu tiên: 1936
+ đã sửa đổi bổ sung 6 lần
– Giá trị pháp lý của Incoterms:
+ về mặt pháp lý, các bản Incoterms có giá trị ngang nhau, các bên có thể lựa chọn bất kỳ bản Incoterms nào để áp dụng. Tuy nhiên trên thực tế các bên thường chọn bản Incoterms mới nhất. Bản Incoterms mới nhất hiện nay là Incoterms 2010
+ Incoterms không phải là luật, nên chỉ phát sinh giá trị pháp lý khi các bên thỏa thuận áp dụng trong hợp đồng, các bên sẽ phải ghi rõ bản Incoterms nào được sử dụng
+ thỏa thuận của các bên vẫn có giá trị cao nhất. Tức là mặc dù các bên đã thỏa thuận áp dụng Incoterms, nhưng vẫn có thể thỏa thuận 1 số điều khoản khác với quy định trong Incoterms, thậm chí có thể thỏa thuận trái ngược với Incoterms (tuy nhiên chỉ nên thỏa thuận khác với Incoterms ở những điểm “nhỏ”). VD các bên lựa chọn dạng hợp đồng EXW, trong đó quy định “người bán không có nghĩa vụ bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải của người mua”, thì các bên có thể thỏa thuận “người bán bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải của người mua”
– Cấu tạo chung của Incoterms: mỗi bản Incoterms đưa ra 1 số điều kiện giao hàng khác nhau. VD: trong Incoterms 2010 có 11 điều kiện giao hàng.
– Cấu tạo từng điều kiện của Incoterms:
+ mỗi điều kiện trong Incoterms có thể được coi là 1 dạng hợp đồng. Tuy nhiên vì Incoterms không điều chỉnh tất cả các vấn đề của hợp đồng nên các bên thường áp dụng đồng thời 1 nguồn khác, thường là CISG. Ví dụ trong Incoterms không điều chỉnh vấn đề trường hợp bất khả kháng, nhưng trong CISG lại điều chỉnh.
+ mỗi điều chứa 10 nghĩa vụ cơ bản của người bán và 10 nghĩa vụ cơ bản của người mua: liên quan tới thủ tục thông quan, chi phí vận tải, bảo hiểm, và các thủ tục khác
– Các vấn đề cơ bản khi sử dụng Incoterms:
+ thời điểm phân chia chi phí và thời điểm phân chia rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: tức là quy định từ thời điểm nào bên bán sẽ hết trách nhiệm, từ thời điểm nào người bán thoát khỏi trách nhiệm rủi ro. Tuy nhiên Incoterms lại không quy định thời điểm nào sẽ chuyển giao quyền sở hữu giữa các bên.
+ các chi phí cần quan tâm: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, chi phí thông quan, chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm, chi phí phát sinh, … Trong đó quan trọng nhất là chi phí thông quan (thuế và các loại phí) và chi phí vận tải (trong Incoterms là vận tải quốc tế)
+ phương tiện vận tải: đường biển, đường bộ, đường hàng không …
+ Incoterms không điều chỉnh hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm (Incoterms chỉ đưa ra ai (bên mua hay bên bán) có nghĩa vụ phải thực hiện vận tải hay nghĩa vụ mua bảo hiểm)
2. Giới thiệu chung về Incoterms 2010
– Được sửa đổi bổ sung dựa trên Incoterms 2000
– Các thay đổi (so với Incoterms 2000):
+ giảm số điều kiện: còn 11 điều kiện (so với 13 của Incoterms 2000)
+ tạo thêm điều kiện mới: DAT và DAP
+ tính đến các khu vực miễn thủ tục hải quan
+ tính đến thương mại điện tử, an ninh hàng hải
3. Nội dung Incoterms 2010
Chú ý: mặc dù tìm hiểu Incoterms 2010 nhưng sẽ sử dụng cách sắp xếp các điều kiện trong Incoterms 2000 (vì logic hơn, dễ hiểu hơn), theo đó các điều kiện được sắp xếp theo thứ tự: tăng dần nghĩa vụ của người bán, giảm dần nghĩa vụ của người mua.
Trong Incoterms 2010, 11 điều kiện được chia làm 4 nhóm là Nhóm E, Nhóm F, Nhóm C, và Nhóm D
a. Nhóm E
– Chỉ gồm 1 điều kiện là EXW, trong đó người bán chỉ việc thu tiền, còn lại toàn bộ các việc khác (như xin giấy phép xuất khẩu, thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu, bốc xếp hàng hóa,…) đều do người mua thực hiện
(1) EXW: (Ex Works – Giao tại xưởng) điều kiện dùng cho mọi phương thức vận tải
+ người bán có nghĩa vụ đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua tại cơ sở của người bán hoặc địa điểm đã chỉ định của người bán
+ người bán không xếp hàng lên phương tiện tiếp nhận
+ thủ tục thông quan xuất khẩu, nhập khẩu: người mua thực thiện
Trong hợp đồng cần thể hiện rõ: EXW – [Tên địa điểm giao hàng] – Incoterms 2010.
Ví dụ: EXW – Công ty TNHH ABC, 87 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, Việt Nam – Incoterms 2010
Nhược điểm: tại xưởng hay địa điểm của người bán thường là nơi có sẵn nhân lực, phương tiện bốc xếp của người bán, nhưng lại không được sử dụng để bốc hàng lên phương tiện tiếp nhận (của người mua)
Hai bên có thể thỏa thuận để người bán bốc hàng lên phương tiện tiếp nhận của người mua
==> gọi là điều kiện EXW-Bốc xếp
Nhận xét: người bán chỉ có sản xuất, không có bất kỳ nghĩa vụ nào khác ==> do đó giá bán hàng theo EXW là mức giá thấp nhất
Trong thực tế, EXW rất ít được sử dụng trong thương mại quốc tế, nó thường được dùng trong các hợp đồng trung gian, tức là bên mua đi mua hàng để bán lại cho người khác.
b. Nhóm F
– Gồm 3 điều kiện là FCA, FAS, và FOB. Cả 3 điều kiện này đều có chung từ Free, tức là không có trách nhiệm với chặng vận tải chính (là việc vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng); còn khác nhau là trách nhiệm vận chuyển hàng từ cơ sở của người bán lên tàu:
(2) FCA: (Free Carrier – Giao hàng cho người chuyên chở) điều kiện dùng cho mọi phương thức vận tải
+ người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc người khác do người mua chỉ định tại cơ sở của người bán hoặc địa điểm chỉ định khác
- Giao tại cơ sở của người bán: người bán có trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện chuyên chở của người mua
- Giao tại địa điểm khác: người bán có trách nhiệm chở hàng đến địa điểm đó, và tình trạng của hàng hóa là sẵn sàng để dỡ ==> trách nhiệm dỡ hàng xuống và bốc hàng lên phương tiện vận tải của người mua thuộc về người mua
+ người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu
(3) FAS: (Free alongside – Giao dọc mạn tàu) điều kiện dùng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa
+ người bán có nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc con tàu mà người mua chỉ định tại cảng giao hàng: tức là người mua ký hợp đồng vận tải, trong hợp đồng vận tải sẽ chỉ định con tàu, người bán dùng phương tiện vận tải của mình đưa hàng đến cảng, dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải của mình và xếp dọc mạn tàu
+ nếu hàng đóng trong container: nên giao theo FCA-bến
+ người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu
(4) FOB: (Free on Board – Giao trên tàu) điều kiện dùng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa
+ người bán có nghĩa vụ giao hàng lên con tàu mà người mua chỉ định tại cảng giao hàng hoặc mua được hàng hóa đã sẵn sàng để giao như vậy: tương tự như FAS, nhưng khác ở chỗ là người mua sẽ giao hàng lên hẳn tàu (chứ không để dọc lan can tàu như FAS)
+ nếu hàng đóng trong container: nên giao theo FCA-bến
+ người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu
c. Nhóm C
– Gồm 4 điều kiện là CFR, CIF, CPT, CIP. Trong nhóm điều kiện này, người bán ngoài việc chuyên chở hàng hóa lên tàu, thì còn đảm nhiệm luôn cả việc vận chuyển hàng hóa đến cảng của người mua. Khác với nhóm E và nhóm F khi mà người bán kết thúc trách nhiệm rủi ro cũng là thời điểm kết thúc trách nhiệm chi phí, thì đối với các tập quán của nhóm C, thời điểm phân chia rủi ro không phải là thời điểm kết thúc trách nhiệm chi phí.
(5) CFR: (Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí vận tải) điều kiện dùng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa
+ người bán có nghĩa vụ giao hàng lên con tàu tại cảng giao hàng hoặc mua được hàng hóa đã sẵn sàng để giao như vậy và phải trả các chi phí cần thiết để đưa hàng hóa tới nơi đến.
+ người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu
+ người mua làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu
+ chú ý 2 điểm tới hạn:
- thời điểm phân chia rủi ro: thời điểm người bán hoàn thành giao hàng lên tàu (giống với FOB)
- thời điểm phân chia chi phí: người bán phải trả chi phí cho đến khi hàng đến được cảng của người mua (chi phí dỡ hàng do người mua chịu)
Tức là nếu hàng hóa đang trên đường vận chuyển mà bị chìm, bị cướp thì cũng không phải trách nhiệm của người bán (mà người mua phải chịu)
Bất cập của các tập quán nhóm C: người bán chọn nhà vận tải để vận chuyển hàng hóa, nhưng lại không chịu rủi ro trên đường vận tải. Như vậy nếu địch vụ vận tải không đảm bảo thì người mua sẽ phải chịu hoàn toàn rủi ro.
(6) CIF: (Cost,Insurance and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải) điều kiện dùng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa
+ người bán có nghĩa vụ giao hàng lên con tàu tại cảng giao hàng hoặc mua được hàng hóa đã sẵn sàng để giao như vậy và phải trả các chi phí cần thiết để đưa hàng tới nơi đến và trả chi phí bảo hiểm ở mức tối thiểu (thường giá trị bảo hiểm bằng 110% giá trị hàng hóa).
+ người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu
+ người mua làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu
+ chú ý 2 điểm tới hạn:
- thời điểm phân chia rủi ro: thời điểm người bán hoàn thành giao hàng lên tàu (giống với FOB)
- thời điểm phân chia chi phí: người bán phải trả chi phí cho đến khi hàng đến được cảng của người mua và trả chi phí bảo hiểm (chi phí dỡ hàng do người mua chịu)
(7) CPT: (Carriage paid to – Cước phí trả tới) điều kiện dùng cho mọi phương thức vận tải
+ người bán giao hàng cho người chuyên chở hoặc người khác do người bán chỉ định tại nơi thỏa thuận, người bán ký hợp đồng vận tải và thanh toán cho đến khi hàng đến đại điểm người mua
+ người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu
+ người mua làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu
Đặc điểm nổi bật của CPT là ở chỗ giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người mua chỉ định nằm trong nội địa nước nhập khẩu:
CPT= CFR + f (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người mua chỉ định nằm trong nội địa nước nhập khẩu).
+ chú ý 2 điểm tới hạn:
- thời điểm phân chia rủi ro: thời điểm người bán giao hàng cho người chuyên chở
- thời điểm phân chia chi phí: người bán phải trả chi phí cho đến khi hàng đến được địa điểm của người mua (thường nằm sâu trong nội địa của nước nhập khẩu chi phí dỡ hàng do người mua chịu)
Tức là nếu hàng hóa đang trên đường vận chuyển mà bị chìm, bị cướp thì cũng không phải trách nhiệm của người bán (mà người mua phải chịu)
(8) CIP: (Carriage and insurance paid to – Cước phí và bảo hiểm trả tới) điều kiện dùng cho mọi phương thức vận tải
+ người bán giao hàng cho người chuyên chở do người bán lựa chọn và người bán trả chi phí cho tới khi hàng tới địa điểm người mua và người bán trả chi phí bảo hiểm ở mức tối thiểu (thường giá trị bảo hiểm bằng 110% giá trị hàng hóa)
+ người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu
+ người mua làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu
Chú ý: CIP khác CIF ở chỗ CIP không đòi hỏi vận đơn đường biển ==> CIP không áp dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa.
Việc người bán phải mua bảo hiểm thường trong tập quán mà người bán chọn hãng vận tải mà người mua phải chịu rủi ro (trong CIF, CIP)
d. Nhóm D
– Gồm 3 tập quán (điều kiện) là DAT, DAP, và DDP. Đối với nhóm E, F, C thì việc bàn giao hàng hóa diễn ra ở nước xuất khẩu, còn đặc trưng của nhóm D là việc bàn giao hàng hóa diễn ra ở nước nhập khẩu. Tức là người bán có trách nhiệm vận chuyển hàng đến tận địa điểm của người mua.
(9) DAT: (Delireres at terminal – Giao tại bến) điều kiện dùng cho mọi phương thức vận tải
+ người bán giao hàng khi hàng hóa đã được dỡ khỏi phương tiện vận tải, được đặt dưới sự định đoạt của người mua tại 1 bến chỉ định tại cảng hoặc nơi đến chỉ định
+ bến: bất kỳ địa điểm nào trong bến hay trong cảng, dù có mái che hay không, có thể là cầu tàu, nhà kho, bãi container hay đường bộ, đường sắt hay nhà ga sân bay
+ người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu
+ người mua làm thông quan nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu
(10) DAP: (Delivered at place – Giao tại nơi đến) (tức là giao hàng tại kho bãi của người mua) điều kiện dùng cho mọi phương thức vận tải
+ người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định
+ người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu
+ người mua làm thông quan nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu
Chú ý: với tập quán DAP thì người bán sẽ phải chuyển hàng vào sâu trong nội địa của nước nhập khẩu, trong khi việc làm thủ tục thông quan nhập khẩu lại là của người mua ==> người bán sẽ phải chờ người mua làm thủ tục thông quan nhập khẩu để có thể hoàn thành trách nhiệm. Như vậy nếu người mua vì lý do nào đó làm chậm thủ tục thông quan nhập khẩu thì hàng hóa sẽ phải lưu kho, lưu bãi ==> các chi phí này cần được thỏa thuận rõ trong hợp đồng (thường do người mua chịu)
(11) DDP: (Delivered duty paid – Giao hàng đã thông quan nhập khẩu) điều kiện dùng cho mọi phương thức vận tải
+ người bán giao hàng khi hàng hóa đó đã được thông quan nhập khẩu, được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải, sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định
+ người bán làm thông quan nhập khẩu: nộp thuế nhập khẩu, thuế VAT, … và các thủ tục khác
Như vậy, tập quán DDP thể hiện nghĩa vụ tối đa của người bán. Ngược hẳn với EXW thể hiện nghĩa vụ tối thiểu của người bán.
Bài tập:
(1) Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa bên VN và Singapore xảy ra tranh chấp trong khi dỡ hàng tại cảng đến, hàng bị rơi từ cần cẩu xuống nước, xác định rủi ro thuộc về bên mua hay bên bán trong các dạng hợp đồng: FOB, CIF, DAT, DAP ?
Trả lời:
+ FOB: thời điểm phân chia rủi ro là khi người bán hoàn thành giao hàng lên tàu ==> rủi ro thuộc về người mua
+ CIF: thời điểm phân chia rủi ro là khi người bán hoàn thành giao hàng lên tàu ==> rủi ro thuộc về người mua
+ DAT: thời điểm phân chia rủi ro là khi hàng hóa đã được dỡ khỏi phương tiện vận tải và được đặt dưới sự định đoạt của người mua tại bến ==> rủi ro thuộc về người bán (vì hàng hóa chưa được đặt xuống bến)
+ DAP: thời điểm phân chia rủi ro là khi hàng hóa đã được vận chuyển đến tận địa chỉ người mua, tức là đã phải qua bến cảng ==> rủi ro thuộc về người bán
(2) Hợp đồng xuất khẩu gạo giữa bên VN và bên Singapore xảy ra tranh chấp, trên đường vận chuyển từ VN sang Singapore gạo bị ngấm nước biển và hư hại. Xác định rủi ro thuộc về bên mua hay bên bán trong các dạng hợp đồng: FOB, CIF, DAT, DAP ?
Trả lời:
+ FOB: bên mua
+ CIF: bên mua
+ DAT: bên bán
+ DAP: bên bán
(3) Một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa bên VN và Singapore xảy ra tranh chấp khi dỡ hàng từ phương tiện chuyên chở ra bến tại cảng đến, người chuyên chở yêu cầu thanh toán các chi phí phát sinh ngoài hợp đồng vận tải. Xác định chi phí thuộc về bên mua hay bên bán trong các dạng hợp đồng FOB, CIF, DAT, DAT ?
Trả lời:
+ FOB: người mua
+ CIF: người mua
+ DAT: người bán
+ DAP: người bán
(4) Một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa A và B theo đó hàng hóa được chuyên chở theo lộ trình A – C – B. Tại cảng C, khi dỡ hàng từ phương tiện cũ sang phương tiện vận tải mới thì hàng bị rơi xuống nước. Xác định rủi ro thuộc về bên nào trong các dạng hợp đồng FOB, FAS, CFR, DDP ?
Trả lời:
+ FOB: bên mua
+ FAS: bên mua
+ CFR: bên mua
+ DDP: bên bán
(5) Một hợp đồng mua bán quặng FOB – Cảng X – Incoterms 2010 được giao kết giữa A và B. Khi hàng được vận chuyển từ cảng X đến cảng Y, bên B đã giao kết hợp đồng CFR-Float (giao hàng nổi) với bên C, bán lại toàn bộ số hàng hóa trên. Tuy nhiên, ngay sau đó có tin quặng ngậm nước và bị chìm, rủi ro xảy ra trước thời điểm bên B giao kết hợp đồng với bên C. Xác định rủi ro thuộc về ai, A, B hay C ?
Trả lời: C phải chịu rủi ro. Vì theo hợp đồng FOB giữa A và B thì rủi ro thuộc về B (vì A đã hoàn thành giao hàng lên tàu); theo hợp đồng CFR giữa B và C thì rủi ro thuộc về C vì thời điểm phân chia rủi ro là khi người bán (là B) đã hoàn thành giao hàng lên tàu, mà ở đây thì hàng đương nhiên đã được giao trên tàu (vì B bán theo kiểu “trao tay” từ A sang C). (mặc dù ở đây thời điểm ký hợp đồng thì hàng hóa đã bị chìm trước đó, theo lý lẽ thông thường thì rất bất công cho C, rằng B đã “lừa dối” khi bán hàng hóa đã bị chìm cho C)
Đây là vấn đề gây rất nhiều tranh chấp trong thực tế, nguyên nhân của rắc rối này là do trong Incoterms không hề đề cập đến vấn đề hiệu lực của hợp đồng, đến mức ICC (phòng thương mại quốc tế) đã phải ra khuyến cáo riêng về CFR-Float, theo đó các bên phải ghi rõ trong hợp đồng thỏa thuận về tình huống nêu trên, thông thường các bên sẽ quy định thêm ngoài việc áp dụng tập quán CFR-Float là việc sẽ áp dụng thêm pháp luật quốc gia (tùy 2 bên thỏa thuận, thường sẽ chọn PL quốc gia bên mua) về điều kiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, và hầu hết các quốc gia đều quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đều là từ thời điểm 2 bên ký kết hợp đồng.
(6) Thực tiễn các hợp đồng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp VN là “mua CIF bán FOB” (tức là hợp đồng nhập khẩu thường dùng CIF, hợp đồng xuất khẩu thường dùng FOB). Xác định các khẳng định đúng theo thực tiễn này:
(a) Thúc đẩy ngành hàng hải của VN phát triển
(b) Doanh nghiệp VN muốn tận dụng quyền chọn công ty vận chuyển
(c) Doanh nghiệp tránh chọn công ty vận chuyển
(d) Nguyên nhân khiến ngành hàng hải không có cơ hội phát triển
(e) Mua rẻ – bán đắt (chi phí nhập khẩu thấp – chi phí xuất khẩu cao) ==> xuất siêu
(f) Mua đắt – bán rẻ (chi phí nhập khẩu cao – chi phí xuất khẩu thấp) ==> nhập siêu
Trả lời:
+ Khẳng định A, B sai.
+ Khẳng định C là đúng, nguyên nhân là doanh nghiệp VN có rất ít kinh nghiệm về vấn đề vận tải hàng hải, lo sợ gặp rủi ro ==> do đó “nhường” quyền chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải cho đối tác nước ngoài
+ Khẳng định D là đúng. Vì khi doanh nghiệp VN đã nhường quyền chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải cho đối tác nước ngoài thì đương nhiên đối tác nước ngoài sẽ chọn công ty ở nước họ hoặc những công ty vận chuyển mà họ quen biết. Do đó ngành hàng hải VN không có cơ hội để phát triển.
+ Khẳng định E sai
+ Khẳng định F đúng
—————–
Ngày 26/03/2017
Giảng viên: cô Nguyễn Quỳnh Trang (Ths)
Vấn đề 6: Pháp luật về thanh toán đối với hợp đồng thương mại quốc tếI. Phương tiện thanh toán quốc tế
1. Séc (Check)
– Là phương tiện thanh toán truyền thống, ra đời gần như sớm nhất trong các phương tiện thanh toán, đồng thời séc cũng là cơ sở để phát triển các phương tiện thanh toán khác như hối phiếu.
a. Cơ sở pháp lý
– Công ước Geneva 1931 về séc
– Luật mẫu về séc quốc tế của UNCITRAL 1982
– Quy định của mỗi quốc gia về séc (trong đó Luật về séc của Anh rất phát triển, đã được nhiều nước tham khảo)
b. Khái niệm
– Theo luật thống nhất về séc – Công ước Geneva 1931: Séc là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do 1 khách hàng của ngân hàng ký phát cho ngân hàng đó, yêu cầu ngân hàng đó phải trả 1 khoản tiền từ tài khoản của mình cho người mang séc hoặc người được chỉ định trên séc.
– Theo luật hối phiếu của Anh 1982: séc là hối phiếu được lập ra đối với ngân hàng để thanh toán khi có yêu cầu.
– Các bên liên quan:
+ người phát hành séc – người ký phát: chủ tài khoản, người mua, người trả tiền
+ người bị ký phát: người bị yêu cầu phải chi trả khoản tiền (thường là ngân hàng)
+ người hưởng lợi: là người được ngân hàng trả tiền
+ người chuyển nhượng séc: là người chuyển quyền thụ hưởng séc cho người khác
c. Các đặc điểm của séc
– Séc có giá trị như tiền mặt:
+ séc ra đời từ chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ
+ có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền mặt: khi người được hưởng lợi nhận séc có thể coi như việc thanh toán đã xong (có thể mang ra ngân hàng đổi lấy tiền mặt)
– Séc là 1 loại hối phiếu trả ngay: khi trình séc với ngân hàng thì sẽ được nhận tiền ngay lập tức
d. Điều kiện ký phát séc
– Có tiền trong tài khoản của người ký phát:
+ tại thời điểm ký phát
+ tại thời điểm séc được xuất trình nhận thanh toán
– Số tiền ghi trên séc phải nhỏ hơn số tiền có trong tài khoản. Nếu không có đủ tiền trong tài khoản thì người ký phát séc phải có tài khoản thấu chi tại ngân hàng.
– Người phát hành séc phải có đủ năng lực pháp lý
– Séc phát hành phải trên mẫu in sẵn của ngân hàng
e. Sử dụng séc
– Tại VN: thông dụng trong thanh toán nội địa, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hầu như không dùng séc (lý do là vì các bên thường không gặp nhau trực tiếp để trao séc, thời điểm phân chia rủi ro và thời điểm thanh toán không trùng nhau ==> sẽ bất lợi cho 1 bên)
– Trên phạm vi quốc tế: được dùng trong thanh toán các khoản tiền nhỏ
2. Hối phiếu (Bill of Exchange)
– Khái niệm: là tờ lệnh đòi tiền vô điều kiện do 1 người ký phát cho 1 người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy lệnh, hoặc đến ngày cụ thể nhất định, hoặc đến ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả số tiền nhất định cho người nào đó, hoặc theo yêu cầu của người này trả cho người khác, hoặc trả cho người cầm tờ lệnh đó.
Như vậy séc về bản chất là 1 loại hối phiếu, và là 1 loại hối phiếu “trả ngay”.
– Hối phiếu được sử dụng khá thông dụng trong thanh toán quốc tế hiện nay.
3. Kỳ phiếu (Pronissory note)
– Là 1 giấy nhận nợ do người lập phiếu phát ra cam kết trả tiền vô điều kiện vào 1 ngày nhất định cho người hưởng lợi, hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho người khác được quy định trong kỳ phiếu đó.
– Đặc điểm:
+ là 1 công cụ hứa trả tiền: chú ý: kỳ phiếu không phải là công cụ để buộc bên có nghĩa vụ thanh toán phải chi trả tiền ngay lập tức
+ thường kèm theo yêu cầu bảo lãnh cho kỳ phiếu: đây là giấy nhận nợ, VD bên mua ký hợp đồng nhập khẩu và có nghĩa vụ phải thanh toán nhưng họ lại chưa có khả năng chi trả vào lúc đó, nên họ sẽ ký 1 kỳ phiếu để hứa sẽ trả vào 1 ngày nhất định, và để có giá trị thì kỳ phiếu phải được bên thứ 3 bảo lãnh, thường là Chính phủ sẽ đứng ra bảo lãnh.
+ không yêu cầu chấp nhận kỳ phiếu trong quá trình lưu thông: kỳ phiếu thường chỉ được sử dụng ở những bước đầu tiên trong quá trình xuất nhập khẩu khi các bên chưa có khả năng chi trả, và khi đến thời hạn chi trả thì bên bán hàng sẽ mang kỳ phiếu đến để yêu cầu lập hối phiếu.
+ kỳ phiếu được ký phát trước cho người thụ hưởng trước khi người này thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
* So sánh séc, hối phiếu, kỳ phiếu:
Séc | Hối phiếu | Kỳ phiếu | |
Bản chất | |||
Điều kiện thanh toán | |||
Tính chuyển nhượng | Không được phép chuyển nhượng | ||
Phạm vi sử dụng | |||
Vị trí của người ký phát |
II. Phương thức thanh toán
1. Chuyển tiền (chuyển khoản)
– Nội dung:
+ 1 người yêu cầu ngân hàng chuyển số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở địa điểm nhất định
+ chuyển tiền: người yêu cầu có thể đến ngân hàng để viết giất chuyển tiền, hoặc có thể thực hiện qua điện báo hoặc thư báo
– Chuyển tiền là phương pháp đơn giản, được áp dụng khi 2 bên mua bán có lòng tin với nhau rất cao, nên phù hợp với các giao dịch nội địa, rất ít được sử dụng trong xuất nhập khẩu.
2. Nhờ thu
– Là phương thức thanh toán trong đó người bán, sau khi giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho người mua, ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
– Điều chỉnh bởi:
+ các quy tắc thống nhất về nhờ thu của ICC
+ các quy định trong nước
– Phân loại nhờ thu:
+ căn cứ vào thời hạn:
- Nhờ thu trả ngay: người mua / người nhập khẩu phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ
- Nhờ thu trả chậm: người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán / người xuất khẩu
+ căn cứ theo chứng từ:
- Nhờ thu phiếu trơn: chỉ gồm Hối phiếu và yêu cầu nhờ thu của ngân hàng của người xuất khẩu
- Nhờ thu kèm chứng từ: ngoài Hối phiếu, Yêu cầu nhờ thu của ngân hàng, còn có bộ chứng từ gửi hàng. Khi đó người nhập khẩu muốn nhận hàng hóa thì phải đồng ý trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu (để được ngân hàng giao cho bộ chứng từ gửi hàng)
Hiện nay, hầu hết nhờ thu là nhờ thu trả ngay, hoặc nhờ thu kèm chứng từ
3. Phương thức tín dụng chứng từ (L/C – Letter of Credit – Thư tín dụng)
– Đây là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, mặc dù khá phức tạp nhưng nó đảm bảo sự an toàn cho cả bên bán và bên mua. Phương thức này ra đời vào năm 1993.
– Nội dung: 1 ngân hàng (phát hành – nơi mở L/C) theo yêu cầu của 1 khách hàng sẽ trả tiền cho người thứ 3 hoặc theo lệnh của người thứ 3 (người hưởng lợi); hoặc trả, chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người hưởng lợi phát hành; hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác thanh toán; chấp nhận, thanh toán hoặc cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ.
– Trong các hợp đồng xuất, nhập khẩu, thì việc mở Thư tín dụng thường là 1 trong các điều khoản bảo lưu của hợp đồng, tức là kiều kiện đó được thực hiện thì hợp đồng mới có giá trị pháp lý.
Thông thường bên nhập khẩu phải mở L/C thì hợp đồng mới có giá trị pháp lý và khi đó bên xuất khẩu mới phát sinh nghĩa vụ gửi hàng. Sau khi gửi hàng, bên xuất khẩu sẽ mang bộ chứng từ tới ngân hàng tại nước xuất khẩu (thường là đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng đã mở L/C) để được nhận thanh toán. Chú ý: để được thanh toán thì bộ chứng từ phải là bộ chứng từ “sạch”, tức là bộ chứng từ mà nhà vận chuyển xác nhận rằng:
+ hàng hóa đủ số lượng, đúng chủng loại hợp đồng
+ phải đóng gói đúng theo quy chuẩn
Tình huống: 1 thương nhân VN ký hợp đồng xuất khẩu với 1 thương nhân nước ngoài, trong đó có quy định điều kiện bảo lưu là mở L/C, tuy nhiên khi bên nhập khẩu chưa mở L/C thì bên xuất khẩu đã gửi hàng. Khi bên xuất khẩu mang bộ chứng từ tới ngân hàng để thanh toán thì bên nhập khẩu cho rằng hợp đồng vô hiệu vì điều khoản bảo lưu đã không được thực hiện. Hỏi khi đó thì ngân hàng có thanh toán cho bên xuất khẩu không ? Các mốc thời gian: ngày 20/3 ký hợp đồng, ngày 24/3 bên xuất khẩu gửi hàng, ngày 26/3 bên nhập khẩu mở L/C, ngày 27/3 bên xuất khẩu mang chứng từ ra ngân hàng yêu cầu thanh toán.
Trả lời: Đây là 1 tranh chấp “mẫu” rất phổ biến trong thời điểm đầu áp dụng L/C.
Ở đây, nếu theo đúng điều kiện bảo lưu thì hợp đồng xuất nhập khẩu chưa có hiệu lực vào ngày 24/3, do đó số hàng hóa được gửi từ ngày 24/3 là hàng hóa không có trong hợp đồng, và bên nhập khẩu không có nghĩa vụ phải thanh toán.
Trong thực tế, khi vụ việc được đưa ra trọng tài thương mại, thì theo phán quyết của trọng tài, ngày 26/3 là ngày hợp đồng phát sinh hiệu lực pháp lý, chứ không phải là từ ngày 26/3 các bên mới được phép thực hiện các công việc của hợp đồng, như vậy bên xuất khẩu thực hiện giao hàng từ ngày 24/3 vẫn được coi là thực hiện công việc của hợp đồng, và bên nhập khẩu vẫn phải chấp nhận lô hàng và phải thanh toán cho bên xuất khẩu.
Tình huống: Nhà xuất khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh, người mua hàng ở Ấn Độ, nơi đưa hàng đến là thành phố Osaka, Nhật Bản. Hãy lựa chọn điều kiện thương mại Incoterms 2010 thích hợp cho các trường hợp sau:
(1) Hàng hóa là gạo 8000 tấn, người bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu thuê phương tiện vận tải, trả cước phí vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa. Địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua sau khi hàng giao lên phương tiện vận tải ở nước xuất khẩu.
(2) Hai bên mua bán hoàn toàn chấp thuận các điều kiện đã nêu ở mục (a), nhưng thay đổi địa điểm chuyển rủi ro: sau khi người bán giao hàng an toàn trên phương tiện vận tải ở nước nhập khẩu.
(3) Nếu người bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu sẽ giúp người mua thuê phương tiện vận tải để chuyên chở gạo đến thành phố Osaka, Nhật Bản nhưng cước phí vận tải người mua sẽ trả ở cảng tới. Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa người mua tự thực hiện.
(4) Hàng hóa là gốm sứ mỹ nghệ 10 tấn. Người bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu giao hàng cho người vận tải là hết nghĩa vụ. Người mua thực hiện các công việc khác để đưa hàng đến nơi nhập khẩu tại Osaka, Nhật Bản.
(5) Hai bên mua bán chấp nhận hoàn toàn các điều kiện nêu ở mục (d) nhưng đề nghị người bán thực hiện các công việc có liên quan đến vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa, rủi ro về hàng hóa được chuyển từ người bán sáng người mua sau khi người bán giao hàng cho người vận tải tại nước xuất khẩu.
Trả lời:
(1) CIP-Thành phố Hồ Chí Minh – Incoterms 2010. Chú ý: nếu sử dụng vận tải đường biển thì sẽ dùng CIF
(2) DAP-[địa điểm của người mua]-Incoterms 2010. Chú ý: địa điểm của người mua phải chính xác, VD “87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội”, chứ không được ghi chung chung là “Hà Nội”
(3) Có thể chọn bất kỳ tập quán nào trong nhóm F và có sự thỏa thuận thêm là người bán sẽ giúp người mua thuê phương tiện vận tải và người mua sẽ trả cước phí đó. Nếu không nói rõ vận tải bằng đường biển thì dùng FCA
(4) Có thể chọn bất kỳ tập quán nào trong nhóm F. Nếu không nói rõ vận tải bằng đường biển thì dùng FCA
(5) Có thể sử dụng tập quán CIP hoặc CIF. Nếu không nói rõ sử dụng vận tải bằng đường biển thì dùng CIP
————————————————————————————————-
Ngày 02/04/2017
Giảng viên: thầy Lê Đình Quyết
Vấn đề 7: Các phương thức giải quyết tranh chấp TMQT giữa các thương nhân– Về cơ bản có 4 phương thức:
+ thương lượng
+ hòa giải / trung gian
+ trọng tài
+ tòa án
1. Thương lượng
– Khái niệm: là phương thức mà theo đó các bên cùng nhau đàm phán để giải quyết tranh chấp mà không cần có sự tham gia của bên thứ 3
– Đặc điểm:
+ có thể sử dụng thương lượng vào bất kỳ giai đoạn nào thích hợp
+ kết quả của thương lượng có thể được ghi nhận bằng văn bản với tính chất như 1 thỏa thuận hợp pháp về giải quyết tranh chấp đã phát sinh
+ thương lượng có thể dưới bất kỳ hình thức nào, có thể dưới dạng ngôn ngữ hoặc ngầm hiểu, công khai hoặc không công khai, trực tiếp hoặc thông qua các trung gian, bằng lời nói hoặc văn bản hoặc qua thư từ, email
– Nội dung: thương lượng không phải đơn giản chỉ là các bên “ngồi” lại với nhau để tự thỏa thuận, mà thường có chiến lược thương lượng cụ thể. Có 4 chiến lược cơ bản của thương lượng:
+ mặc cả quan điểm
+ xin đặc ân trước và ghi nợ
+ cách tiếp cận kiểu “con gà”
+ vòng tuần hoàn của giá trị dựa trên cơ chế “giải quyết vấn đề”
a. Mặc cả quan điểm
– Đây là chiến lược thương thượng phổ biến nhất, theo đó thì:
+ Một bên đưa ra quan điểm từ thấp / cao
+ Bên kia đáp lại bằng 1 yêu cầu từ cao / thấp
+ Cho đến khi 2 bên cùng nhận thấy thỏa mãn là thương lượng thành công
– VD: A vi phạm hợp đồng với B, tranh chấp xảy ra. Khi đó A chủ động đề nghị bồi thường, ví dụ 1 triệu USD. B muốn mức bồi thường cao hơn, B đưa ra yêu cầu đòi bồi thường 3 triệu USD. Trong quá trình đàm phán, A nâng dần mức bồi thường, còn B cũng giảm dần yêu cầu đòi bồi thường. Cuối cùng 2 bên thống nhất mức bồi thường của A là 2.2 triệu USD.
b. Xin đặc ân trước và ghi nợ
– Thường được áp dụng khi 2 bên đã có quá trình quan hệ thương mại nhất định (tức là đã có mối quan hệ thân thiết với nhau)
– Nội dụng: đưa ra sự thỏa thuận về 1 kết quả có lợi cho bên kia trước với mục đích đổi lại 1 sự đền đáp trong tương lai.
– VD: A và B là đối tác thương mại nhiều năm với nhau, khi xảy ra tranh chấp, ví dụ A giao thiếu hàng cho B, thì A có thể lợi dụng sự “thân thiết” để “xin đặc ân” của B để B sẽ không kiện đòi bồi thường, đổi lại trong những chuyến hàng sau A sẽ đưa ra những điều khoản có lợi cho B, ví dụ giảm giá, miễn phí vận chuyển, miễn phí bảo hiểm, …
c. Cách tiếp cận kiểu “con gà”
– Đây là cách thương lượng tập trung vào những cách thức thay thế – những biện pháp thay thế của bên nào tốt hơn và bên nào có thể làm cho bên kia bất lợi nhiều hơn.
– Thường áp dụng khi 1 bên “mạnh hơn”, bên kia “yếu hơn”.
– VD: A là thương nhân có thực lực tài chính mạnh, có 1 đối tác thương mại là B có thực lực tài chính yếu hơn và B phụ thuộc khá nhiều vào đơn hàng với A. Tranh chấp xảy ra, khi đó A có thể sử dụng lợi thế của mình để “ép” B phải chấp nhận những điều khoản có lợi cho A (và đương nhiên là bất lợi cho B), tuy nhiên A cũng sẽ chỉ “ép” B đến mức vẫn đảm bảo B vẫn có lợi trong thương mại với A.
d. Vòng tuần hoàn của giá trị dựa trên cơ chế “giải quyết vấn đề”
– Cách tiếp cận dựa trên cơ chế “giải quyết vấn đề” là việc tiếp cận bằng cách tập trung vào lợi ích của các bên, tìm cách tối đa hóa lợi ích chung và không đưa ra cam kết nào cho đến khi kết thúc thương lượng.
– Thường áp dụng khi các bên đã có mối quan hệ thương mại với nhau.
– Ưu điểm của thương lượng:
+ đơn giản
+ không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phiền phức
+ ít tốn kém: không phải chi trả cho bên thứ 3
+ không làm phương hại đến quan hệ hợp tác giữa các bên: mâu thuẫn không bị đẩy đến mức “gay gắt” như khi đưa ra trọng tài hay tòa án
+ giữ được các bí mật kinh doanh: đây là ưu điểm quan trọng nhất
– Nhược điểm của thương lượng: kết quả của thương lượng chỉ mang tính khuyến nghị với các bên, do đó thì:
+ hiệu quả của hình thức thương lượng phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của các bên
+ trong trường hợp các bên có thỏa thuận được về việc giải quyết tranh chấp thì kết quả vẫn có thể bị 1 hoặc cả 2 bên xem xét lại
+ việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có cơ chế pháp lý bảo đảm
VD: thực tế xảy ra trường hợp 1 bên lợi dụng thương lượng để kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp, để họ có đủ thời gian thực hiện việc khác, nên ngay cả khi 2 bên đã thống nhất kết quả thương lượng thì 1 bên vẫn có thể không thực hiện cam kết đã thương lượng ==> gây bất lợi cho bên kia.
2. Hòa giải / Trung gian
– Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua vai trò của bên thứ 3, theo đó bên thứ 3 hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên trong việc tìm kiếm giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên.
Đặc điểm của hòa giải:
+ bên hòa giải không đưa ra bất kỳ quyết định nào mà chỉ hỗ trợ các bên tìm ra giải pháp hoặc đề nghị các giải pháp và thuyết phục các bên lựa chọn
+ hình thức hòa giải do 1 tổ chức hoặc cá nhân bất kỳ tiến hành, tổ chức / cá nhân này do các bên thống nhất lựa chọn
– Trung gian là hình thức can thiệp của bên thứ 3, với sự chấp thuận của các bên liên quan trong tranh chấp. Chức năng của người trung gian là đưa ra giải pháp cho tranh chấp với mong muốn được các bên chấp thuận. Người trung gian sẽ là 1 cá nhân trung lập, với kiến thức chuyên sâu liên quan đến lĩnh vực tranh chấp.
– So sánh sự khác nhau giữa phương thức hòa giải và phương thức trung gian:
Hòa giải | Trung gian | |
Cách làm | Bên hòa giải không đưa ra bất kỳ quyết định nào mà chỉ hỗ trợ các bên tìm ra giải pháp chung được cả 2 bên đồng ý | Bên trung gian sẽ là người đưa ra giải pháp cho tranh chấp, với mong muốn được các bên chấp thuận |
Mục đích | Chủ yếu tìm cách thu hẹp sự bất đồng quan điểm giữa các bên | Đưa ra giải pháp, thuyết phục các bên đồng ý |
– Ưu điểm:
+ linh hoạt, tiết kiệm thời gian: không phải tuân theo các thủ tục tố tụng của trọng tài hay tòa án
+ có sự tham gia của người thứ 3 trong quá trình giải quyết tranh chấp, người thứ 3 là trung gian / hòa giải, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp ==> người thứ 3 dung hòa lợi ích của 2 bên
+ đảm bảo tính bí mật, sự hợp tác giữa các bên
– Nhược điểm: giống với thương lượng thì kết quả của hòa giải, trung gian vẫn chỉ mang tính khuyến nghị với các bên, do đó thì:
+ kết quả hòa giải vẫn phụ thuộc vào thiện chí của các bên và sự tự nguyện thi hành của mỗi bên
+ thường chỉ có hiệu quả khi áp dụng trong các trường hợp mà tranh chấp chủ yếu xoay quanh vấn đề sự kiện hơn là pháp lý
+ chi phí tốn kém hơn thương lượng
3. Giải quyết tranh chấp TMQT bằng tòa án
– Khái niệm: là phương thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng tại tòa án, gắn liền với quyền lực NN
– Ưu điểm:
+ phán quyết của tòa án được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của NN
+ nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của tòa án được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với PL
+ chi phí thấp hơn trọng tài
– Nhược điểm:
+ thủ tục phức tạp, tốn thời gian: do đó không phù hợp với thương mại hàng hóa dễ hư hỏng (như nông sản)
+ không đảm bảo được tính bí mật: nguyên tắc xét xử của tòa án là xét xử công khai, hoặc có xét xử kín thì toàn bộ thông tin cũng phải công khai với Hội đồng xét xử (gồm các thẩm phán, bồi thẩm đoàn, …)
– Vấn đề chọn tòa án để giải quyết tranh chấp:
+ quyền lựa chọn tòa án để xét xử tranh chấp trước hết thuộc về nguyên đơn
+ lựa chọn tòa án có thẩm quyền xét xử các tranh chấp TMQT theo quy định PL VN
+ vấn đề liệu tòa án của 1 nước có quyền xét xử đối với vụ kiện hay không, sẽ được xác định phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước này tham gia, hoặc quy tắc tư pháp quốc tế của nước đó (tức là theo quy phạm xung đột)
– Vấn đề chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp:
+ luật áp dụng gồm: các điều ước quốc tế có liên quan, các quy định PL quốc gia có liên quan
+ PL VN điều chỉnh giải quyết tranh chấp TMQT bao gồm các quy định trong luật Tố tụng dân sự, luật Trọng tài thương mại, luật Thương mại, luật Đầu tư và các văn bản dưới luật liên quan
– Thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài:
+ khái niệm: là việc quốc gia này thi hành bản án, quyết định của tòa án quốc gia khác trên lãnh thổ quốc gia mình
+ ý nghĩa:
- Bảo vệ quyền lợi của thương nhân trong và ngoài nước
- Góp phần hoàn thiện quá trình tố tụng dân sự quốc tế
+ điều kiện: về nguyên tắc thì bản án, quyết định của tòa án nước ngoài không có hiệu lực trên lãnh thổ quốc gia nước khác. Do đó nếu muốn được thi hành tại nước ngoài thì phải tuân theo 1 thủ tục pháp lý chính thức tại tòa án nước sở tại để bản án, quyết định của tòa án nước ngoài được công nhận là có hiệu lực trên lãnh thổ nước sở tại
4. Giải quyết tranh chấp TMQT bằng trọng tài
– Đây là phương pháp giải quyết tranh chấp được sử dụng phổ biến nhất.
– Khái niệm: Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động TMQT do các bên thỏa thuận và thống nhất, theo đó tranh chấp sẽ được giao cho người thứ 3 là các trọng tài viên để họ xét xử và ra quyết định cuối cùng
Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm (không thể kháng cáo, kháng nghị) và có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên
– Ưu điểm của giải quyết tranh chấp TMQT bằng trọng tài:
+ các quyết định và phán quyết của trọng tài là chung thẩm và có thể được tòa án trong nước công nhận và cho thi hành theo quy định
+ phương thức này mang lại cho các bên quyền tự định đoạt và sự kiểm soát đối với quá trình giải quyết tranh chấp
+ thủ tục linh hoạt, nhanh, gọn, bảo đảm được tính bí mật (so với phương thức tòa án)
– Nhược điểm của giải quyết tranh chấp TMQT bằng trọng tài:
+ trường hợp nếu trọng tài viên ra phán quyết rõ ràng là sai so với PL hoặc theo thực tế thì các bên cũng không được quyền kháng cáo, kháng nghị ==> có thể gây tổn hại đối với 1 bên tranh chấp
+ trọng tài viên không có quyền cưỡng chế thi hành phán quyết trọng tài
+ trong các tranh chấp có nhiều bên tham gia, 1 tổ chức trọng tài thường không có quyền triệu tập tất cả các bên, mặc dù tất cả các bên đều liên quan đến 1 nội dung nào đó của cùng 1 vụ tranh chấp
– Các hình thức trọng tài:
+ trọng tài thường trực (hay trọng tài quy chế): là hình thức trọng tài được thành lập có tổ chức, có trụ sở cố định, có danh sách trọng tài viên, hoạt động theo điều lệ tổ chức và các quy tắc tố tụng
+ trọng tài vụ việc (ad-hoc): là hình thức trọng tài được thành lập để giải quyết những tranh chấp cụ thể theo sự thỏa thuận của các bên sau khi tranh chấp đã xảy ra và tự gải thể khi giải quyết xong tranh chấp đó
– Một số quy tắc trọng tài TMQT:
+ quy tắc trọng tài UNCITRAL
+ quy tắc và điều khoản trọng tài ICC và LCIA
– Thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài: theo Công ước New York 1958 (VN đã là thành viên):
+ Công ước này áp dụng cho việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài được tuyên tại lãnh thổ của quốc gia khác với quốc gia nơi việc công nhận và thi hành được yêu cầu và xuất phát từ tranh chấp giữa các bên
+ Công ước cũng được áp dụng cho những phán quyết trọng tài trong nước của quốc gia nơi việc công nhận và thi hành được yêu cầu
5. Vấn đề chọn trọng tài và chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp
– Chọn trọng tài
– Chọn luật áp dụng:
+ luật điều chỉnh thỏa thuận trọng tài
+ luật điều chỉnh tố tụng trọng tài
+ luật điều chỉnh nội dung thực chất của tranh chấp
+ các nguyên tắc của luật quốc tế và các nguyên tắc chung của PL
+ lex mercatoria
+ PL quốc gia của các nước không có liên quan đến các bên
* So sánh 4 phương thức giải quyết tranh chấp TMQT, gồm:
Tiêu chí | Thương lượng | Hòa giải | Tòa án | Trọng tài |
Cách thức giải quyết tranh chấp | Trực tiếp giữa các bên | Thông qua hòa giải viên | Thông qua thẩm phán | Thông qua trọng tài viên |
Đảm bảo tính bí mật | Tính bí mật tuyệt đối | Bí mật tương đối, bí mật hơn so với phương thức tòa án | Ít tính bí mật (tòa thường xét xử công khai) | Bí mật tương đối, bí mật hơn so với phương thức tòa án |
Kinh phí | Ít tốn kém | Tốn kém kinh phí | ||
Khả năng thành công | Chưa có bằng chứng để đưa ra nhận xét. Điều này phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước | |||
Khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp | Có khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp | Không có khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp | Có khả năng lựa chọn người giải quyết tranh chấp | |
Giá trị ràng buộc của phán quyết giải quyết tranh chấp | Khuyến nghị | – Giá trị pháp lý bắt buộc, bị cưỡng chế thi hành (trong trường hợp không tuân thủ) – Có thể kháng cáo | – Giá trị pháp lý bắt buộc – Chung thẩm, không thể kháng cáo | |
Khả năng thực thi phán quyết giải quyết tranh chấp | Phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên | Khả năng thực thi cao | Khả năng thực thi phụ thuộc vào tòa án của các nước trong từng trường hợp cụ thể, nhưng thường là không cao |
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Slide Luật Thương Mại Quốc Tế
-
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
-
Bài Giảng Luật Thương Mại Quốc Tế PPT, PDF - ViecLamVui
-
Luật Thương Mại Quốc Tế - Chương 1 - Tiết 1 - YouTube
-
Slide Bài Giảng Luật Thương Mại Quốc Tế - 123doc
-
Bài Giảng Luật Thương Mại Quốc Tế.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
Bài Giảng Luật Thương Mại Quốc Tế - TaiLieu.VN
-
Bài Giảng Luật Thương Mại Quốc Tế - ĐH Thương Mại - TaiLieu.VN
-
Luật Thương Mại Quốc Tế - Giáo Trình Bài Giảng, Tài Liệu Học Tập
-
Bài Giảng Luật Thương Mại Quốc Tế - TS. Lê Minh Toàn PDF
-
Giáo Trình Luật Thương Mại Quốc Tế (Tiếng Việt)
-
Từ Khóa: Luật Thương Mại Quốc Tế - Thư Viện Số Đại Học Gia Định
-
Bài Giảng Luật Thương Mại Quốc Tế
-
Khoa Pháp Luật Thương Mại Quốc Tế
-
[PPT] Luật Thương Mại (hp 2)