Bài Học Chanchu được áp Dụng - Tuổi Trẻ Online

Tin tức, tin nóng, đọc báo điện tử - Tuổi Trẻ Online
  • Podcast
  • YouTube
  • Cần biết
  • Rao vặt
thông tin tài khoản Xin chào,
  • Cài đặt tài khoản
  • Tin đã lưu
  • Bình luận của bạn
  • Lịch sử giao dịch
  • Dành cho bạn
  • Vào Tuổi Trẻ Sao
  • Thoát Tuổi Trẻ Sao
  • Đăng xuất
Đặt báo Đăng ký Tuổi Trẻ Sao Vào trang Tuổi Trẻ Sao
  • Video
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
  • Công nghệ
  • Xe
  • Du lịch
  • Nhịp sống trẻ
  • Văn hóa
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Giáo dục
  • Nhà đất
  • Sức khỏe
  • Giả thật
  • Bạn đọc
0 Thời sự Xã hội 07/10/2006 17:14 GMT+7 Bài học Chanchu được áp dụng ĐĂNG NAM thực hiện ĐĂNG NAM thực hiện news google

TTCT - Đã xấp xỉ một tuần trôi qua kể từ khi cơn bão Xangsane (bão số 6) đổ bộ vào Đà Nẵng với sức tàn phá khốc liệt, vậy mà khuôn mặt của “vị tướng già” chống bão lụt Lê Huy Ngọ vẫn còn hằn nét trăn trở.

7cvMq38j.jpgPhóng to

Tại sở chỉ huy tiền phương trước giờ bão đổ bộ, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng (trái) đang bàn bạc với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát (phải) và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh (thứ hai từ trái qua)

TTCT - Đã xấp xỉ một tuần trôi qua kể từ khi cơn bão Xangsane (bão số 6) đổ bộ vào Đà Nẵng với sức tàn phá khốc liệt, vậy mà khuôn mặt của “vị tướng già” chống bão lụt Lê Huy Ngọ vẫn còn hằn nét trăn trở.

* Thưa ông, thành công lớn nhất của chúng ta qua đối phó với cơn bão Xangsane này là gì?

“Không lường nổi thương vong nếu không sơ tán kịp”

Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng

* 300.000 người được sơ tán trong vòng một ngày, trong số đó có 200.000 người ở các vùng xung yếu nơi bão có thể đi qua.

* 40.000 tàu thuyền với 100.000 ngư dân đang hoạt động trên biển được kêu gọi bắt buộc vào bờ, trong đó có hơn 100 tàu thuyền với 1.000 ngư dân phải tránh bão tại các nước lân cận.

- Không như dự đoán của nhiều người, đến nay có thể khẳng định rằng thiệt hại do cơn bão Xangsane gây ra, đặc biệt là về người và tàu thuyền trên biển, được xem là thấp. Thành công đó có được là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, của ban chỉ huy tiền phương. Công tác dự báo được tiến hành sớm, nhanh nhạy hơn, cơ quan dự báo đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn với dự báo quốc tế, nhờ vậy đã có được những dự báo một cách khá chính xác ngay từ rất sớm.

Từ đó, ban chỉ huy tiền phương đã đưa ra những quyết định thực tế hơn như sớm sơ tán dân, tổ chức lực lượng từ trung ương đến địa phương để kịp thời ứng phó. Lần đầu tiên Chính phủ thành lập một ban chỉ đạo đóng ngay tâm bão. Tất nhiên khi bão đổ bộ mới khẳng định được Đà Nẵng chính là tâm bão. Hay như quyết định thành lập ngay ba đoàn công tác đặc biệt với đủ các thành phần từ chính quyền địa phương đến các bộ, ngành rải dọc khắp miền Trung. Nhờ vậy mà chúng ta đã ứng cứu kịp thời. Cũng là lần đầu tiên chúng ta tiến hành thực hiện một cuộc sơ tán dân với số lượng lớn gần 300.000 người và chúng ta đã thành công.

* Bài học đắt giá nhất mà chúng ta rút ra được qua cơn bão này là gì?

MzCtftPO.jpgPhóng to

Ông Lê Huy Ngọ tại ban chỉ huy tiền phương

- Theo tôi, bài học lớn nhất là công tác phòng tránh. Chúng ta không thể đối đầu được với bão, lũ nhưng đã chấp nhận sống chung với nó thì phải biết cách phòng tránh nó. Những ngày ở Đà Nẵng, tôi đã suy nghĩ nhiều lắm về việc phát triển của miền Trung theo hướng bền vững trong nay mai như thế nào. Nói đến miền Trung là nói đến kinh tế biển: đánh bắt thủy hải sản và du lịch biển, nhưng không thể khai thác mà không tính đến phương án đầu tư.

Vì sao trong cơn bão Chanchu chúng ta mất mát lớn như vậy? Là vì chúng ta chỉ nghĩ đến việc đầu tư tàu thuyền để đánh bắt xa bờ mà không nghĩ đến chuyện đầu tư hệ thống thông tin liên lạc. Lần này với cơn bão Xangsane chúng ta đã thành công, phải nói là rất thành công trong công tác kêu gọi tàu thuyền vào bờ. Bằng nhiều cách khác nhau đưa thông tin đến với ngư dân như qua đường truyền thông báo chí, qua đường kêu gọi của biên phòng, của các trung tâm thông tin duyên hải, hay như huy động cả máy bay trực thăng để kêu gọi tàu vào bờ an toàn.

* Do hứng chịu tâm bão nên Đà Nẵng là nơi thiệt hại nặng nhất với 26 người chết và 61 người bị thương nặng. Có 9.906 nhà sập hoàn toàn; 25.845 nhà bị tốc mái, hư hỏng nặng; 47.018 nhà tốc mái, hư hỏng nhẹ; 320 tàu thuyền bị hư hại; 605 cơ quan, kho tàng, trạm xá hư hại; 1.395 phòng học bị tốc mái, hư hại; 23.000km đường giao thông, thủy lợi hư hỏng; gãy đổ 310 cột điện, gần 20km cáp các loại bị đứt; 20.260 cây xanh ngã đổ... Ước thiệt hại 5.290 tỉ đồng.

(Nguồn: UBND TP Đà Nẵng)

Thế nhưng khi vào đến bờ chúng ta lại bị thiệt hại nặng nề. Tàu thuyền thì bị bão đánh tan tành, nhiều người vì tiếc của mà chết đến nay chưa tìm thấy xác ngay trên sông Hàn. Vì sao? Là vì chúng ta chỉ chú trọng đầu tư tàu thuyền mà chưa chú trọng đầu tư một cách thỏa đáng các khu neo trú bão. Ngay như âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) quá nhỏ để tàu vào trú vì vậy phải neo đậu sát nhau. Hay như một số phải neo đậu dọc sông Hàn cuối cùng khi bão vào là tan tành. Thiệt hại về tài sản trong cơn bão này là quá lớn.

Một bài học nữa rút ra được từ cơn bão này là sự chỉ đạo có gắn đến trách nhiệm. Những lần sơ tán dân trước đây chúng ta chỉ ra mệnh lệnh mà không nói trách nhiệm. Lần này Chính phủ đề nghị: địa phương nào không kêu gọi được tàu thuyền vào bờ, không sơ tán dân kịp thời trước khi bão đổ bộ thì lãnh đạo địa phương đó bị cách chức. Nhờ vậy mà chúng ta đã thành công. Phải gắn trách nhiệm vào mệnh lệnh.

Một bài học khác nữa là nói đến bão phải nói đến lũ. Phải có phương án chống lũ ngay sau khi bão tan. Lần này số người chết vì lũ đang ngày một tăng lên. Đó cũng là một bài học đau xót. Hay như việc thành lập Ban chỉ huy tiền phương. Nếu như lập rồi mà đóng ở Hà Nội thì làm sao các thành viên trong ban chỉ đạo hiểu hết được sự cần thiết của việc sơ tán dân. Ngay như khi bão đổ bộ vào sáng 1-10 thì cuộc họp của Ban chỉ huy tiền phương buộc phải tạm dừng và mọi người lập tức phải sơ tán. Có vậy chúng ta mới hiểu được chuyện gì đã và đang xảy ra với đồng bào mình trong tâm bão để mà đối phó.

* Có quá nhiều bài học, kinh nghiệm được rút ra, nhưng thưa ông, người dân miền Trung không thể bỏ xứ mà đi vì bão, lũ được. Vậy phải làm cách nào để sống chung với nó mà đau thương sẽ giảm bớt đi?

- Sẽ không ai đến miền Trung nếu không có những khu du lịch biển xinh đẹp hấp dẫn, không có dầu khí và không có một nguồn lợi thủy hải sản phong phú. Nhưng kinh tế miền Trung chậm phát triển là bởi vì thiên tai chồng chất. Vì vậy để phát triển kinh tế chúng ta phải nghĩ đến chuyện làm sao tránh được thiên tai. Muốn làm được điều này thì ngay từ trong qui hoạch ban đầu, anh phải nghĩ ngay đến chuyện sau này làm sao tránh được bão.

Tôi vừa đi thị sát thị xã Hội An lên đến tận chân núi Sơn Trà, dọc con đường ven biển đó hầu như cây xanh đã bị đốn hạ để lấy đất mở đường, những đồi cát đã bị san bằng để lấy đất mở khu du lịch, nhà hàng. Ngân sách địa phương sẽ tăng lên hằng năm nhờ khai thác quĩ đất nhưng rồi cứ thấy vậy mà làm thì đến lúc chỉ cần một cơn bão lớn như Xangsane là mất sạch: giống như hàng loạt khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Hội An bị hư hỏng sau cơn bão này. Nếu phát triển mà không bền vững thì đề nghị phải xem xét lại. Nói như GS-TS Lê Huy Bá: “Chúng ta ghi nhận sự chịu đựng bền bỉ chiến đấu theo kiểu lợi dụng thiên nhiên mà né tránh thiên tai rất truyền thống của nhân dân miền Trung” (Tuổi Trẻ ngày 4-10).

Hãy nghĩ lại xem trong hai năm qua kinh tế miền Trung phát triển được bao nhiêu, thế nhưng chỉ cần ba cơn bão: bão số 7 (2005), bão Chanchu và nay bão Xangsane thì chúng ta đã thiệt hại quá lớn về người và của. Vì vậy phải xem xét lại hiệu quả kinh tế đầu tư khi làm. Khi qui hoạch phải nghĩ đến bão lũ, khi chọn vật liệu xây dựng cũng phải nghĩ đến bão lũ và rồi khi bắt tay vào xây dựng cũng phải nghĩ đến bão lũ.

Trong đầu của chính quyền và người dân phải luôn luôn nghĩ đến hai từ đó thì chúng ta mới phòng tránh và bảo vệ tính mạng con người được. Làm nghề cá mà chỉ nghĩ làm sao đi thật xa để có thật nhiều cá mà không nghĩ đến người ngồi trên tàu thuyền sẽ như thế nào. Hay như làm du lịch mà chỉ nghĩ đến địa thế của khu đất mà không nghĩ phía sau đó là làng mạc của hàng vạn người dân. Làm như vậy, nói thật hiệu quả kinh tế chưa thấy đâu mà thiệt hại về tính mạng, tài sản đã thấy rõ.

Qua cơn bão này tôi nghĩ Chính phủ nên thành lập một cơ quan bảo vệ tổng hợp để phòng và tránh bão lũ: cơ quan đó sẽ vừa quản lý hệ thống bảo vệ rừng, hệ thống hồ đập, hệ thống đê kè và tìm cách bố trí, sắp xếp lại dân cư cho thật hợp lý để tránh bão lũ.

* Đến thời điểm này có thể xác nhận rằng chưa một ngư dân nào chết trên biển. Đây là một thành công ngoài tính toán?

- Đúng là chúng ta đã thành công lớn trong việc ứng cứu ngư dân trên biển bằng con đường ngoại giao. Theo báo cáo đã có 108 tàu thuyền với hơn 1.000 lao động đã được các quốc gia, vùng lãnh thổ cho phép vào tránh bão. Nếu số tàu thuyền này không vào kịp thì chắc chắn sẽ xảy ra một thảm họa Chanchu thứ hai với số lượng lớn hơn nhiều lần.

Chúng ta đã rút kinh nghiệm sâu sắc từ bài học Chanchu về việc dự báo sớm hơn và chính xác hơn. Có được điều này là vì chúng ta đã tham khảo dự báo của các đài quốc tế và không “độc quyền” trong đưa tin dự báo (sau dự báo của chúng ta có kèm theo dự báo của Hải quân Mỹ, Hong Kong...). Muốn nâng cao công tác dự báo thì ngoài việc hợp tác, kết hợp với các đài quốc tế, học hỏi và khai thác kinh nghiệm của người dân vùng bão lũ thì những người làm công tác dự báo phải tiếp tục nâng cao hơn nữa trình độ của mình.

Tất nhiên Nhà nước cần phải đầu tư hơn nữa về hạ tầng kỹ thuật. Con người có giỏi đến mấy mà cơ sở vật chất yếu kém thì đành bó tay.

* Lần đầu tiên có một cuộc sơ tán dân được coi là lớn nhất và nhanh nhất trong lịch sử thời bình của VN. Ông đánh giá như thế nào?

- Cơn bão số 7-2005, chúng ta đã từng sơ tán 30 vạn dân nhưng vô cùng vất vả. Thế nhưng lần này chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ đồng hồ nhưng các địa phương đã kịp sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm một cách nhanh, an toàn trước khi bão đổ bộ. Nhờ vậy mà đã hạn chế rất lớn số lượng thiệt hại về người. Để làm được “sự kiện ” này phải kẻ đến sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, của Ban chỉ huy tiền phương trong việc sơ tán dân. Vấn đề là làm sao cho dân hiểu thông tin để đồng lòng, kịp thời sơ tán cũng là một vấn đề nan giải nhưng các ban, ngành địa phương đã làm được.

* Ông đánh giá như thế nào vai trò của báo chí trong “trận chiến” với cơn bão Xangsane?

- Lần này báo chí đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa thông tin cảnh báo bão, cũng như diễn biến, đường đi của bão đến sớm với người dân. Đặc biệt báo chí đã góp phần cổ vũ sự vươn lên trong bão của người dân cũng như đưa tin kịp thời về thiệt hại cơn bão đến với đồng bào cả nước để cùng chia sẻ.

49 người chết và mất tích, thiệt hại 9.982 tỉ đồng

Tổng hợp báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương cho biết tính đến ngày 4-10, bão Xangsane và lũ sau bão đã làm 49 người chết và mất tích (42 người chết, 7 người mất tích), 502 người bị thương. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 9.982 tỉ đồng.

Đối với thiệt hại tính ra tiền, địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất là Đà Nẵng (5.290 tỉ đồng).

Các thiệt hại khác: Nhà sập: 14.999 căn, trong đó Đà Nẵng 9.906 căn. Nhà tốc mái, hư hỏng: 244.077 căn, trong đó Quảng Nam 144.160 căn. Nhà bị ngập: 50.333 căn. Tàu thuyền chìm và bị hư hại: 561 tàu, trong đó Đà Nẵng 320 tàu.

UoV9lX01.jpgPhóng to 1o8RgQxd.jpgĐào hầm tránh bão - Ảnh: DOÃN HOÀNG Di tản dânbaL8fOyq.jpg n6gVy6Sv.jpg

Đưa thuyền lên bờ tránh bão

Chị Trương Thị Hoa và hai con nhỏ tìm kiếm mớ quần áo cũ trong căn nhà bị bão đánh sập hoàn toàn. Nhà của chị Hoa là một trong 28 căn nhà bị sập 100% ở thôn Bình An, xã Vĩnh Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế

Y7Ux98T1.jpg

VcZtcHBY.jpg

Xơ xác...

... đổ nát - Ảnh: VIÊT HÙNG

scwVxA3E.jpg esvjfiAi.jpgDựng lại nhà - Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH Lợp lại mái nhà ĐĂNG NAM thực hiện

BÌNH LUẬN HAY

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0 Bài viết hay? Tặng sao cho Tuổi Trẻ Chia sẻ

Tặng sao

Chuyển sao tặng cho thành viên

  • x1
  • x5
  • x10

Hoặc nhập số sao

Bạn đang có: 0 sao

Số sao không đủ. Nạp thêm sao

Tặng sao Tặng sao Tặng sao

Tặng sao thành công

Bạn đã tặng 0 Cho tác giả

Hoàn thành

Tặng sao không thành công

Đã có lỗi xảy ra, mời bạn quay lại bài viết và thực hiện lại thao tác

Quay lại bài viết Bình luận (0) thông tin tài khoản

Tối đa: 1500 ký tự

Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận

Xem thêm Xem tất cả bình luận (0)

Tin cùng chuyên mục

Trụ sở tòa án cũ bất ngờ bị san bằng, lãnh đạo huyện ngỡ ngàng

Trụ sở tòa án cũ bất ngờ bị san bằng, lãnh đạo huyện ngỡ ngàng

Đoạn đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đặt biển báo tốc độ riêng

Đoạn đường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đặt biển báo tốc độ riêng

Chi tiết 17 phường và 4 xã của TP Thủy Nguyên, Hải Phòng

Chi tiết 17 phường và 4 xã của TP Thủy Nguyên, Hải Phòng

Hải Phòng: Chi tiết về thành lập quận An Dương và các phường mới

Hải Phòng: Chi tiết về thành lập quận An Dương và các phường mới

Những kiểu giao hàng 'độc lạ' của shipper, đòi quăng nồi điện vào nhà để hoàn thành đơn hàng

Những kiểu giao hàng 'độc lạ' của shipper, đòi quăng nồi điện vào nhà để hoàn thành đơn hàng

Mức hỗ trợ xây dựng mới và cải tạo nhà ở cho người có công, thân nhân liệt sĩ

Mức hỗ trợ xây dựng mới và cải tạo nhà ở cho người có công, thân nhân liệt sĩ

Tuổi Trẻ Sao

Thông tin tài khoản ngày

Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản

1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping

Tổng số tiền thanh toán:

Số sao có thêm 0

Thanh toán Bình luận (0) thông tin tài khoản

Tối đa: 1500 ký tự

Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận

Xem thêm Xem tất cả bình luận (0) Bình luận (0)

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.

Được quan tâm nhất Mới nhất Xem các bình luận trước

Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận

Xem thêm thông tin tài khoản

Tối đa: 1500 ký tự

Hủy Gửi bình luận
  • Trang chủ
  • Video
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
  • Công nghệ
  • Xe
  • Du lịch
  • Nhịp sống trẻ
  • Văn hóa
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Sức khỏe
  • Giả thật
  • Bạn đọc

Tổng biên tập: Lê Thế Chữ

Giấy phép hoạt động báo điện tử tiếng Việt, tiếng Anh Số 561/GP-BTTTT, cấp ngày 25-11-2022.

Thông tin tòa soạn - Thành Đoàn TP.HCM

Địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0918.033.133 - Email: tto@tuoitre.com.vn

Phòng Quảng Cáo Báo Tuổi Trẻ: 028.39974848

Liên hệ Quảng cáo Điều khoản bảo mật Liên hệ góp ý RSS

Đăng ký email - Mở cổng thông tin

Luôn cập nhật tin tức, sự kiện mới nhất

Đăng ký tại đây

© Copyright 2024 TuoiTre Online, All rights reserved ® Tuổi Trẻ Online giữ bản quyền nội dung trên website này

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Họ và tên

Vui lòng nhập Họ & Tên.

Gửi bình luận Bạn vui lòng đợi 0s để tiếp tục comment Bình luận được gửi thành công
  • Bình luận
  • Đăng nhập
  • Tạo tài khoản
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn. Tên của bạn

Vui lòng nhập Tên hiển thị

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mã xác nhận

Vui lòng nhập mã xác nhận.

Gửi bình luận Đóng Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mật khẩu

Mật khẩu không đúng.

Thông tin đăng nhập không đúng.

Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Quên mật khẩu? Đăng nhập hoặc đăng nhập Google Facebook Tên của bạn

Vui lòng nhập Tên của bạn.

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mật khẩu

Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.

Xác nhận mật khẩu

Xác nhận mật khẩu không khớp.

Mã xác nhận captcha

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn Tạo tài khoản hoặc đăng nhập Google Facebook captcha Hoàn tất

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Email (*)

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Họ và tên (*)

Vui lòng nhập Họ & Tên.

Ý kiến của bạn (*)

Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.

captcha Gửi ý kiến

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Giới thiệu về Tuổi Trẻ Sao

Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao

Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).

Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.

Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.

Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.

Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.

TTO

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao

Nhập mã xác nhận

Mã capcha captcha Hủy bỏ Hoàn tất

Từ khóa » Thiệt Hại Bão Chanchu