Bài Học đắt Giá Từ Sự Phá Sản Của Chuỗi Siêu Thị đồ Chơi Lừng Danh ...

Chuỗi siêu thị đồ chơi Toys "R" Us đang chuẩn bị bán những tài sản và hoạt động kinh doanh thu lỗ ở Mỹ sau khi tập đoàn không thể tìm được người mua và cũng không thể tái cấu trúc khoản nợ với các chủ nợ, Bloomberg dẫn lời một số nguồn tin cho biết. Các nguồn tin nhận định khả năng tập đoàn ngừng hoạt động ở Mỹ có thể xảy ra trong vài ngày tới.

Chi nhánh Toys "R" Us ở Mỹ nộp đơn xin phá sản hồi tháng 9 năm ngoái để sát nhập với một công ty khác. Họ nhận khoản vay 3,1 tỷ USD để duy trì hoạt động của các siêu thị hiện nay trong thời gian tìm người mua hoặc tái cấu trúc khoản vay với các chủ nợ. Nhưng trong những đợt nghỉ lễ như Giáng sinh hay đầu năm mới vừa qua, doanh thu của các siêu thị vẫn không tăng khiến giới quan sát lo ngại về khả năng kinh doanh của Toy "R" Us.

ba i ho c da t gia tu su pha sa n cu a chuo i sieu thi do choi lu ng danh the gio i
Toy "R" Us là lựa chọn hàng đầu của phụ huynh Mỹ mỗi khi cần mua đồ chơi cho con trong thập niên 80, 90. Ảnh" pweb.com

Thảm cảnh của các siêu thị ở quê hương tác động xấu tới hoạt động kinh doanh của Toy "R" Us ở các nước ngoài. Chi nhánh của họ ở Anh đồng ý để tòa án chỉ định một ủy ban điều hành hoạt động kinh doanh sau khi các cuộc thương lượng về việc mua lại đổ bể. Ở những nước thuộc Liên minh châu Âu, các siêu thị của Toy "R" Us đang tìm doanh nghiệp muốn mua họ. Các cuộc đàm phán về mua lại hoạt động kinh doanh của hãng ở châu Á đang diễn ra. Trên thực tế, các siêu thị ở châu Á mang về nhiều lợi nhuận nhất cho Toy "R" Us. Giới truyền thông không nhắc tới tình trạng của chi nhánh Toy "R" Us tại Canada mặc dù họ nộp đơn xin phá sản cùng thời điểm với chi nhánh ở Mỹ.

Sự trỗi dậy của các dịch vụ thương mại điện tử như Amazon là một yếu tố tác động xấu tới Toys “R” Us, nhưng đó không phải là thủ phạm chính.

Các trò chơi trực tuyến cũng góp phần vào cơn bĩ cực của Toy "R" Us. Bản nhạc quảng cáo nổi tiếng của Toys "R" Us hồi thập niên 80 có đoạn “những đứa trẻ không muốn lớn". Câu đó đúng trong vài thập kỷ qua. Nhưng ngày nay, sở thích đồ chơi của trẻ em đã thay đổi. Ngay cả hãng đồ chơi nổi tiếng Lego của Đan Mạch cũng chịu ảnh hưởng. Doanh số của Lego vừa giảm lần đầu tiên trong 13 năm qua, một phần do sự phát triển của các trò chơi trực tuyến.

Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của Toys “R” Us là khoản nợ trị giá 6,6 tỷ USD mà các quỹ đầu tư Bain Capital và KKR & Co. đã vay để mua lại Toy “R” Us, và biến tập đoàn trở thành doanh nghiệp tư nhân vào năm 2005.

Khoản nợ khổng lồ khiến Toys “R” Us không thể đầu tư bài bản vào thương mại điện tử và các sáng kiến ​​mới để cạnh tranh với các đối thủ chuyên về công nghệ như Amazon. Charlie O'Shea, nhà phân tích bán lẻ hàng đầu tại Moody's, nhận xét rằng, do chìm sâu trong nợ nần và giảm mức độ tập trung vào hoạt động bán đồ chơi, nên Toys "R" Us gần như liên tục trong tình trạng tái cấp vốn. Điều đáng tiếc là Toys "R" Us tuyên bố phá sản giữa lúc doanh số bán đồ chơi tại Mỹ đang tăng, với mức tăng 5% trong năm ngoái.

"Sự cạnh tranh trong ngành bán lẻ rất khốc liệt", và các công ty không có tính linh hoạt về tài chính sẽ yếu thế trước các đối thủ mạnh về vốn như Walmart và Amazon. Vấn đề này càng đặc biệt cấp bách với những doanh nghiệp gánh khoản nợ lớn và Toys "R" Us là một trường hợp tiêu biểu", O'Shea bình luận.

Vài năm qua, Walmart và Amazon liên tục giảm giá mạnh các mặt hàng đồ chơi, khiến Toy “R” Us không còn hấp dẫn với người tiêu dùng nữa. Trong hồ sơ phá sản, tập đoàn nhấn mạnh rằng họ sẽ phải giảm giá mạnh để thu hút khách đến các cửa hàng".

Hoạt động bán lẻ của Toys "R" Us sẽ không kết thúc với đơn xin phá sản. Tập đoàn cam kết họ sẽ tận dụng tình trạng phá sản để dẹp các siêu thị kinh doanh kém, tập trung phát triển siêu thị còn lại và tăng khả năng cạnh tranh.

Từ khóa » Toys R Us Phá Sản