Bài Học đường đời đầu Tiên được Kể Theo Ngôi Thứ Mấy Vì Sao Em Biết
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính Show
- Soạn văn 6: Bài học đường đời đầu tiên
- II. Cốt truyện
- III. Nhân vật
- IV. Người kể chuyện
- V. Lời kể chuyện và lời nhân vật
- VI. Từ đơn và từ phức
- Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên
- I. Trước khi đọc
- II. Đọc văn bản
- III. Sau khi đọc
- Video liên quan
Câu chuyện trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên được kể từ ngôi thứ nhất: nhân vật Dế Mèn tự kể về mình. Cách kể này vừa gây ấn tượng về một câu chuyện có thực vừa tạo ra sự gắn kết giữa nhân vật và độc giả. Các suy nghĩ, hành động của nhân vật mang tính chất chủ quan. Do đó, cái thực càng trở nên dễ đồng cảm, dễ chấp nhận.
Trong văn học, cách này cũng khá phổ biến và trở thành một biện pháp tự sự quan trọng trong tổ chức nghệ thuật của tác phẩm. Ở đây, các tác giả nhường lời cho nhân vật, khác với cách kể từ ngôi thứ ba, ở đó tác giả kể lại câu chuyện về một (hay nhiều) nhân vật, một (hay nhiều) số phận, cho độc giả.
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba là câu chuyện mà tác giả đã biết và kể lại cho độc giả, những người muốn biết về câu chuyện đó. Ớ cách kể từ ngôi thứ nhật, độc giả và nhân vật cùng song hành với nhau, nhân vật đóng vai trò người dẫn đường, vừa đi vừa kể lại những gì thuộc về cuộc đời mình. Mỗi cách kể có sức hấp dẫn riêng của nó.
Các Bài Viết Cùng Chuyên Mục
Những Bài Văn Hay - Nhung Bai Van Hay
Ngữ văn lớp 6 trang 12 sách Kết nối tri thức tập 1
Bài học đường đời đầu tiên trích trong Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm được giới thiệu trong chương trình học kì I của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 6.
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Bài học đường đời đầu tiên. Mời bạn đọc tham khảo dưới đây.
Soạn văn 6: Bài học đường đời đầu tiên
- Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.
- Truyện đồng thoại là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đề bật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vậy vừa mang đặc điểm của con người.
II. Cốt truyện
Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định; có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
III. Nhân vật
Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ… được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật, đồ vật…
IV. Người kể chuyện
Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện ngôi thứ ba), không tham gia vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.
V. Lời kể chuyện và lời nhân vật
- Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.
- Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.
VI. Từ đơn và từ phức
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
- Từ phức là từ có hai tiếng trở lên:
- Những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép.
- Những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng giữa các tiếng có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần) được gọi là từ láy.
Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên
I. Trước khi đọc
1. Có thể em đã từng đọc một truyện kể hay xem một bộ phim nói về một niềm vui hay nỗi buồn mà nhân vật đã trải qua. Khi đọc (xem), em đã có suy nghĩ gì?
Gợi ý: Khi đọc một truyện kể hay xem một bộ phim, bản thân người đọc (xem) có thể cảm nhận được niềm vui và nỗi buồn của nhân vật.
2. Chia sẻ với các bạn vài điều em thấy hài lòng hoặc chưa hài lòng khi nghĩ về bản thân.
Gợi ý:
- Điều hài lòng: chăm chỉ học tập, tự giác trong công việc.
- Điều chưa hài lòng: đôi khi còn chủ quan trong giờ kiểm tra, còn ham chơi, chưa giúp đỡ bố mẹ công việc nhà…
II. Đọc văn bản
1. Dế Mèn giới thiệu về bản thân
- Hình dáng
- Đôi càng mẫm bóng.
- Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
- Người rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được và rất ưa nhìn.
- Đầu tôi to ra, nổi từng tảng rất bướng.
- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp.
- Cử chỉ, hành động:
- ăn uống điều đồ, làm việc có chừng mực
- bước đi bách bộ, cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.
- Chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
- đi đứng oai vệ, mỗi bước đi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.
- Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mất chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó…
=> Một chàng dế thanh niên cường tráng.
2. Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt
- Dự đoán về sự việc sắp được kể: Dế Mèn kiêu ngạo, hung hăng sẽ trêu trọc, coi thường Dế Choắt.
- Cuộc đối thoại giữa Dế Mèn và Dế Choắt:
- Một lần sang chơi nhà Choắt, Dế Mèn lên tiếng chê bai: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng…Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn..”.
- Hay khi Choắt bày tỏ ý muốn Dế Mèn đào một cái ngách sang bên nhà của Mèn, để khi có kẻ đến bắt nạt thì giúp đỡ nhau. Nhưng Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”. Sau đó, chàng ta trở về mà chẳng nghĩ ngợi gì.
=> Thái độ của Dế Mèn đã thể hiện sự kiêu căng, ích kỉ.
- Khi Dế Mèn rủ Dế Choắt không hề nghĩ đến hậu quả, khiến chị Cốc tức giận. Dế Mèn nhanh chóng chui vào hang để Dế Choắt một mình đối mặt với chị Cốc. Chú Dế Choắt tội nghiệp phải chịu nỗi oan ức, bị chị Cốc mổ cho đến kiệt sức. Nhưng Dế Mèn vẫn không ra cứu bạn, nhận lỗi về mình và chịu trách nhiệm về lỗi lầm. Cuối cùng Dế Choắt kiệt sức mà chết.
- Khi Dế Choắt chết: Dế Mèn ân hận về cách đối xử của mình với Dế Choắt. Nó hối hận khi đã gián tiếp gây ra cái chết của Dế Choắt. Nó tự trách mình rằng nó là một kẻ có sức mạnh nhưng lại chỉ biết trốn tránh một cách nhát gan. Chôn cất Dế Choắt xong, cảm giác của nó thật hụt hẫng và bất lực bởi Dế Choắt đã chết rồi, đâu thể cứu vãn được nữa. Dế Mèn đứng lặng bởi nó muốn suy nghĩ một cách nghiêm túc về cách sống của mình trong suốt thời gian qua.
=> Cái chết của Dế Choắt đã khiến Dế Mèn nhận ra bài học đường đời đầu tiên.
III. Sau khi đọc
1. Tác giả
- Tô Hoài (1920 - 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen.
- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
- Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
- Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật đời thường.
- Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…
- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)
- O chuột (tập truyện ngắn, 1942)
- Cỏ dại (hồi ký, 1944)
- Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)
- Tự truyện (1978)
- Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)
- Cát bụi chân ai (hồi ký, 1992)
- Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)
- Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)...
2. Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên
a. Xuất xứ
- Bài học đường đời đầu tiên trích trong chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
- Tên của đoạn trích do người biên soạn SGK đặt.
- Dế Mèn phiêu lưu kí được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc nhất và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện gồm mười chương, kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính là chú Dế Mèn.
b. Tóm tắt
Dế Mèn là một chú dế cường tráng bởi biết ăn uống điều độ. Tuy nhiên, cậu chàng lại có tính kiêu căng, luôn nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn luôn coi thường những người xung quanh, đặc biệt là Dế Choắt - người bạn hàng xóm gầy gò và yếu ớt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến cho Dế Choắt phải chịu oan. Choắt bị chị Cốc mổ đến kiệt sức. Trước khi chết, Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói kiêu căng của mình. Dế Mèn vô cùng ân hận và nhận ra bài học đường đời đầu tiên của mình.
Xem thêm Tóm tắt đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên
c. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “có thể sắp đứng đầu thiên hạ”: Dế Mèn giới thiệu về bản thân.
- Phần 2. Tiếp theo đến “Tôi về, không chút bận tâm”: Câu chuyện về người bạn hàng xóm là Dế Choắt.
- Phần 3. Còn lại: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
- Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật: Dế Mèn.
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.
Câu 2. Đọc phần một đoạn trích, nêu một số chi tiết miêu tả Dế Mèn khiến em liên tưởng tới đặc điểm của con người. Lối miêu tả này thường được sử dụng ở loại truyện nào?
- Một số chi tiết miêu tả Dế Mèn:
- ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chóng lớn lắm
- một chàng dế thanh niên cường tráng
- bước đi bách bộ, cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.
- Chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
- đi đứng oai vệ, mỗi bước đi làm điệu dún dẩy
- hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
- Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mất chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó…
- Lối miêu tả này thường được sử dụng ở các truyện cổ tích.
Câu 3. Em thích hoặc không thích điều gì trong cách Dế Mèn tự miêu tả và đánh giá bản thân ở phần một? Vì sao?
- Những điều thích: một chàng dế ăn uống và làm việc có chừng mực, luôn yêu đời và khỏe mạnh. Bởi đó là những đức tính tốt đẹp của Dế Mèn đáng khâm phục và noi theo.
- Những điều không thích: kiêu căng, ngạo mạn không coi ai ra gì. Bởi đây là những đức tính không tốt, khiến con người dễ mắc sai lầm, gây ấn tượng xấu với mọi người xung quanh.
Câu 4. Dế Mèn nói gì khi sang thăm nhà Dế Choắt và khi Dế Choắt nhờ giúp đỡ? Những lời nói đó thể hiện thái độ gì của Dế Mèn?
- Khi sang nhà Dế Choắt, Dế Mèn đã nói: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng... Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”.
- Khi Dế Choắt nhờ giúp đỡ: “Hức! Thông ngách sang nhà ta?... Đào tổ nông thì cho chết!”.
- Những lời nói đó thể hiện thái độ của Dế Mèn: ra vẻ bề trên, khinh thường Dế Choắt.
Câu 5. Chứng kiến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những cảm xúc, suy nghĩ gì? Những cảm xúc suy nghĩ đó cho thấy sự thay đổi nào ở Dế Mèn?
- Chứng kiến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những cảm xúc, suy nghĩ:
- Hối hận khi hành động của mình đã gây ra cái chết Dế Choắt: “Tôi hối hận! Tôi hối hận lắm!... Tôi biết làm thế nào bây giờ?”.
- Thương xót, buồn bã trước cái chết của Dế Choắt: “Tôi thương lắm… chết toi rồi”.
- Những cảm xúc suy nghĩ đó cho thấy sự thay đổi của Dế Mèn: Không còn thái độ kiêu căng, coi thường những người xung quanh.
Câu 6. Theo em, từ những trải nghiệm đáng nhớ, Dế Mèn đã rút ra được bài học gì?
Bài học mà Dế Mèn đã rút ra: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình.
Câu 7. Nêu hình dung của em về nhân vật Dế Choắt. Nêu gặp một người bạn có đặc điểm giống như Dế Choắt, em sẽ đối xử với bạn như thế nào?
- Hình dung về nhân vật Dế Choắt: Dế Choắt có dáng dấp nhỏ bé, gầy gò và yếu ớt, nhút nhát nhưng lại khá am hiểu sự đời.
- Nếu gặp một người bạn có đặc điểm giống như Dế Choắt, chúng ta cần biết coi trọng, giúp đỡ cũng như yêu thương.
4. Viết kết nối với đọc
Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể lại một sự việc trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên bằng lời của một nhân vật do em tự chọn.
- Gợi ý:
- Nhân vật: Dế Mèn hoặc Dế Choắt (xưng tôi)
- Sự kiện: Dế Mèn sang nhà Dế Choắt chơi, Dế Mèn trêu chị Cốc…
- Bài mẫu:
Một hôm, anh Dế Mèn sang nhà tôi chơi. Vừa nhìn xung quanh, anh đã chê bai căn nhà của tôi là luộm thuộm, tuềnh toàng. Anh còn dọa nếu như có kẻ xấu nào chui vào tôi thì tôi sẽ đi đời. Tôi lấy làm sợ hãi lắm, buồn rầu giải thích rằng mình vốn yếu ớt, không có sức lực để đào tổ nữa. Tôi xin anh Dế Mèn đào giúp mình một cái ngách sang bên nhà anh để phòng khi tối lửa tắt đèn có nhau. Nhưng tôi chưa nói hết câu, anh đã hếch răng lên, xì một hơi rõ ràng rồi nói với tôi bằng một giọng khinh khỉnh. Anh chê tôi hôi như cú mèo, khiến anh không chịu được. Sau đó, anh ra về không chút bận tâm. Tôi cảm thấy buồn bã và khổ tâm hết sức nhưng cũng không dám nói gì thêm.
Xem thêm tại Đoạn văn kể lại một sự việc trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên
Cập nhật: 06/09/2021
Từ khóa » Bài Học đường đời đầu Tiên được Kể Theo Ngôi Thứ Mấy Vì Sao
-
Bài Học đường đời đầu được Kể Theo Ngôi Thứ Mấy - Nguyễn Hiền
-
Văn Bản Bài Học đường đời đầu Tiên được Kể Theo Ngôi Thứ Nhât Vì ...
-
Truyện được Kể Theo Ngôi Thứ Mấy? Bài Học đường đời ... - Tech12h
-
Bài Học đường đời đầu Tiên - Trích Từ Truyện “ Dế Mèn Phiêu Lưu Kí ...
-
Truyện được Kể Theo Ngôi Thứ Mấy? Bài Học đường đời đầu Tiên Của ...
-
Bài Học đường đời đầu Tiên được Kể Bằng Lời Của Nhân Vật Nào Kể ...
-
Bài Học đường đời đầu Tiên Kể Theo Ngôi Thứ Mấy
-
Ngôi Kể Của Văn Bản Bài Học đường đời đầu Tiên - Học Tốt
-
Bài Học đường đời đầu Tiên đoạn Trích được Kể Theo Ngôi Thứ Mấy Vì ...
-
Câu Chuyện Bài Học đường đời đầu Tiên được Kể Bằng Lời Của Nhân ...
-
Đoạn Trích Trên được Kể Theo Ngôi Thứ Mấy Vì Sao Em Biết | HoiCay
-
Bài Học đường đời đầu Tiên Mà Dế Mèn Rút Ra Sau Sự Việc Xảy Ra Với ...
-
Câu Chuyện được Kể Bằng Lời Của Nhân Vật Nào? Kể Theo Ngôi Thứ ...