Bài Học đường đời đầu Tiên - Lý Thuyết Ngữ Văn 6

Bài học đường đời đầu tiênLý thuyết Ngữ Văn 6Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Bài học đường đời đầu tiên được VnDoc tổng hợp và giới thiệu nhằm giúp cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài giảng sắp tới và học tập tốt Ngữ văn lớp 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài học đường đời đầu tiên

  • 1) Tìm hiểu chung đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên
  • 2) Đọc - hiểu văn bản Bài học đường đời đầu tiên
  • 3) Bài tập minh họa truyện Bài học đường đời đầu tiên
  • 4) Trắc nghiệm văn bản Bài học đường đời đầu tiên

1) Tìm hiểu chung đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên

a/ Tác giả

-Tên thật là Nguyễn Sen

-Năm sinh: 1920

-Quê ngoại: Làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, Hà Đông. Nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội.

-Là nhà văn thành công trên con đường nghệ thuật từ trước Cách mạng tháng 8 - 1945 qua nhiều tác phẩm cho thiếu nhi.

b/ Tác phẩm

-Xuất xứ: Văn bản trích từ chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" xuất bản lần đầu năm 1941.

-Truyện 10 chương, thuộc thể loại Tiểu thuyết đồng thoại.

* Kể tóm tắt

Chàng thanh niên Dế Mèn cường tráng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, hay xem thường và bắt nạt mọi người. Một lần, Mèn bày trò trêu chọc Cốc để khoe khoang trước anh hàng xóm Dế Choắt, dẫn đến cái chết thảm thương của người bạn xấu số ấy. Cái chết của Choắt làm Mèn vô cùng hối hận, ăn năn về thói hung hăng bậy bạ của mình. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, lời kể chính là nhân vật Dế Mèn.

Các bạn có thể tham khảo thêm bài Tóm tắt Bài học đường đời đầu tiên

* Bố cục: 2 phần

-Phần 1: Từ đầu đến "thiên hạ": Bức chân dung tự hoạ của Dế mèn (Hình ảnh Dế Mèn)

- Phần 2: Còn lại: Mèn trêu chị Cốc dẫn đến bài học đường đời đầu tiên

* Ngôi kể

Dế Mèn tự kể, ngôi thứ nhất

→ Làm tăng tác dụng của biện pháp nhân hoá

⇒ Làm cho chuyện trở lên thân mật, gần gũi, đáng tin cậy đối với người đọc.

2) Đọc - hiểu văn bản Bài học đường đời đầu tiên

a/ Hình ảnh Dế mèn

- Ngoại hình

+ Càng: mẫm bóng

+ Vuốt: cứng, nhọn hoắt,

+ Cánh: áo dài chấm đuôi

+ Đầu: to, nổi từng tảng

+ Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp

+ Râu: dài, uốn cong

→ Chàng Dế thanh niên có vẻ đẹp cường tráng, rất khỏe mạnh, tự tin, yêu đời.

- Hành động

+ Ăn uống điều độ

+ Làm việc chừng mực

+ Đạp phanh phách

+ Vũ phành phạch

+ Nhai ngoàm ngoạp

+ Trịnh trọng vuốt râu

→ Mèn là một chàng dế thanh niên: Hùng dũng, đẹp đẽ. Khỏe mạnh, đầy sức sống. Tự tin, yêu đời, dấp dẫn

- Tính cách

+ Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung đùi như con nhà võ

+ Cà khịa với tất cả hàng xóm

+ Quát mấy chị cào cào

+ Đá ghẹo anh gọng vó

+ Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ.

+ Chê bai kẻ khác

→ Kiêu căng, tự phụ, hợm hĩnh

b/ Bài học đường đời đầu tiên của Mèn

- Dế Mèn coi thường Dế Choắt

+ Như gã nghiện thuốc phiện

+ Mẹ đẻ thiếu tháng

+ Cánh ngắn ngủn

+ Râu một mẩu

+ Mặt mũi ngẩn ngơ

+ Hôi như cú mèo

+ Có lớn mà không có khôn

+ Gọi là “chú mày” (Mặc dù trạc tuổi nhau)

→ Yếu ớt, xấu xí, lười nhát, đáng khinh

⇒ Dế Mèn kiêu căng, hách dịch, coi thường người hàng xóm yếu đuối của mình.

- Nghĩ kế trêu chị Cốc dẫn đến cái chết oan uổng cho Dế Choắt

+ Muốn ra oai với Dế Choắt

+ Muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ.

+ Xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả

+ Không dũng cảm, ngông cuồng

→ Gây ra hậu quả nghiêm trọng cho Dế Choắt

+ Xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả.

c/ Sự ân hận của Dế Mèn

- Hối hận và xót thương

+ Quỳ xuống, nâng dế Choắt lên mà than.

+ Đắp mộ cho Choắt, đứng lặng hồi lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

- Dế Mèn có

Biết lỗi → Sửa lỗi ⇒ Tình cảm của Dế Mèn chân thành

Khó

+ Làm sao có thể cứu được mạng người đã chết.

+ Cay đắng vì lỗi lầm của mình.

+ Xót thương Choắt (mong Choắt sống lại)

+ Nghĩ đến việc thay đổi cách sống của mình.

→ Dế Mèn: Kiêu căng nhưng biết hối lỗi

→ Dế Choắt: Yếu đuối nhưng biết tha thứ

→ Chị Cốc: Tự ái, nóng nảy.

- Bài học về: Thói kiêu căng: kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác khiến phải ân hận suốt đời.

* Tổng kết

Nội dung

- Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi

- Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình

Nghệ thuật

- Kể chuyện kết hợp miêu tả.

- Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi trẻ thơ.

- Sử dụng hiệu quả phép tu từ.

- Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

- Miêu tả loài vật sinh động. Ngôn ngữ miêu tả chính xác

- Trí tưởng tượng độc đáo khiến thế giới loài vật hiện lên dễ hiểu như thế giới loài người.

- Dùng ngôi thứ 1 để kể Dế Mèn (hiện lên) tự kể về mình gây cảm giác hồn nhiên, chân thực cho người đọc.

Ý nghĩa

- Đoạn trích nêu lên bài học

- Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác

- Sám hối, sửa chữa lỗi lầm, rút ra bài học đường đời cho mình.

3) Bài tập minh họa truyện Bài học đường đời đầu tiên

Đề bài: Ở đoạn cuối truyện, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết một đoạn văn diễn tả lại tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn

1/ Mở đoạn: Dế Mèn đứng trước mộ Dế Choắt, suy nghĩ về hành động dại dột của mình.

2/ Thân đoạn

- Kể lại sự việc trước và sau khi gây ra cái chốt oan uổng của Dế Choắt.

- Tự nguyền rủa hành động nông nổi của mình.

- Day dứt, ân hận.

3/ Kết đoạn

- Xin Dế Choắt tha thứ.

- Rút ra bài học thiết thực cho bản thân.

Đoạn văn mẫu

Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng im lặng hồi lâu trước nấm mồ mới đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng!

Biết mình có ưu thế về sức khỏe nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm mổ cho đến chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.

Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám làm mà không dám chịu. Khi chị Cốc bực mình lên tiếng, sao không dám ra mặt đối đầu với chị mà lại chui tọt vào hang, khiếp sợ nằm im thin thít?! Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan? Chỉ vì muốn thỏa mãn cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi đã trở thành kẻ giết người.

Lúc này, tỏi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng than ôi, mọi việc đều đã muộn! Dế Choắt ốm yếu đáng thương đã nằm yên trong lòng đất! Dế Choắt ơi, tôi thành tâm xin lỗi bạn và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời!

Xin bạn hãy tha thứ cho tôi! Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thía cho mình.

4) Trắc nghiệm văn bản Bài học đường đời đầu tiên

Câu 1: Đặc điểm nào chưa đúng về nhà văn Tô Hoài?

A. Tô Hoài sinh năm 1920,

B, Ông sinh ra ở mảnh đất Nghệ An giàu truyền thống cách mạng.

C. Ông viết văn từ trước cách mạng tháng Tám – 1945

D. Là nhà văn hiện đại Việt Nam, có nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi.

Câu 2: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được trích từ tác phẩm nào?

A. Đất rừng phương Nam.

B. Dế Mèn phiêu lưu kí.

C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

D. Những năm tháng cuộc đời.

Câu 3: Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm?

A. Chương I

B. Chương III

C. Chương VI

D. Chương X

Câu 4: Chi tiết nào sau đây không thể hiện sự trịch thượng, ích kỉ và khinh thường Dế Choắt

A. Xưng hô với Dế Choắt là chú mày và tao mặc dù cả hai cùng bằng tuổi

B. Sang chơi nhà Dế Choắt thì hết sức chê bai nhà Dế Choắt

C. Khi Dế Choắt xin đào giúp một ngách sang nhà thì Dế Mèn khinh khỉnh, ích kỉ không cho và nói những lời phỉ báng.

D. Dế Mèn đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum và đắp thành nấm mộ to

Câu 5: Hai nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

A. Mẹ Dế Mèn và Dế Mèn.

B. Dế Mèn và chị Cốc.

C. Dế Mèn và Dế Choắt.

D. Chị Cốc và Dế Choắt.

Câu 6: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

A. Buồn rầu và sợ hãi

B. Thương và ăn năn hối hận

C. Than thở và buồn phiền

D. Nghĩ ngợi và xúc động

Câu 7: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 8: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên sử dụng hiệu quả nhất biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Câu 9: Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?

A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao.

B. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ.

C. Mập mạp, xấu xí và thô kệch.

D. Thân hình bình thường như bao con dế khác.

Câu 10: Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên như thế nào?

A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác.

B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh,

C. Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác.

D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người.

Câu 11: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra được qua cái chết của Dế Choắt là gì?

A. Không nên trêu ghẹo những con vật khác, nhất là họ hàng nhà Cốc.

B. Nếu có ai nhờ mình giúp đỡ thì phải nhiệt tâm thực hiện, nếu không có ngày mình cần thì sẽ không có ai giúp đỡ.

C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân.

D. Cần đối xử với mọi người thân thiện, hòa nhã, tránh thái độ xem thường người khác.

Câu 12: Trước khi chết, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn những gì?

A. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

B. Ở đời không nên xem thường người khác, cần tôn trọng người khác như chính bản thân mình.

C. Cần phải báo thù cho Choắt.

D. Không nên trên ghẹo người khác.

Câu 13: Bài học rút ra từ đoạn trích là gì?

A. Sống ở đời phải khiêm tốn, biết nhường nhịn và cảm thông với người khác.

B. Không được kiêu căng, tự phụ để rồi không chỉ hại mình mà còn gây vạ cho người khác.

C. Cần phải sống đoàn kết, thân ái với mọi người xung quanh.

D. Tất cả đều đúng

Câu 14: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào?

A. Truyện kể theo ngôi thứ nhất hấp dẫn.

B. Cách quan sát, miêu tả loài vật sống động, trí tưởng tượng phong phú.

C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án

1 - B2 - D3 - A4 - D5 - C6 - B7 - C
8 - C9 - B10 - C11 - C12 - A13 - D14 - D

-------------------------------------------

Với nội dung bài Bài học đường đời đầu tiên các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh ra đời, giá trị nghệ thuật và triết lý cuộc sống, bài học được rút ra từ đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí....

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 6: Bài học đường đời đầu tiên. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm: Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Học tốt Ngữ Văn 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Từ khóa » Bài Học đường đời đầu Tiên