Bài Học Israel By Nguyễn Hiến Lê - Goodreads

Jump to ratings and reviewsWant to readBuy on AmazonRate this bookBài Học Israel

Nguyễn Hiến Lê

4.32Want to readBuy on AmazonRate this book
    GenresHistoryNonfiction

Paperback

First published January 1, 1968

Book details & editionsLoading interface...Loading interface...

About the author

Profile Image for Nguyễn Hiến Lê.

Nguyễn Hiến Lê

107 books206 followersNguyễn Hiến Lê (1912–1984) là một nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập, với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế,... Sinh thời, ông viết và dịch rất nhiều sách (khoảng chừng 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký, gương danh nhân, chính trị, kinh tế...)

Ratings & Reviews

What do you think?Rate this bookWrite a Review

Friends & Following

Create a free account to discover what your friends think of this book!

Community Reviews

4.325 stars36 (46%)4 stars32 (41%)3 stars8 (10%)2 stars0 (0%)1 star1 (1%)Search review textFiltersDisplaying 1 - 10 of 10 reviewsProfile Image for Cuong.Cuong5 reviewsDecember 7, 2018Cuốn sách làm vỡ vụn những định kiến, ảo tưởng.Người do thái thông minh, tài giỏi, tốt bụng ... bla bla. Rất nhiều những điều như vậy được truyền thông, báo chí đưa tin hàng ngày về việc học hỏi người do thái, người do thái tài giỏi.Mấy ai biết về lịch sử của người do thai, dẫn đến nhiều những tấm bi kịch không sao kẻ hết. Một dân tộc với nối tiếng là tài giỏi, khôn ngoan, ai ngờ rằng đó là một dân tộc luôn bị coi là những kẻ nô lệ, dân mọi, bẩn thiểu hơn cả người da đen theo cách nhìn của người da trắng.Một dân tộc luôn bị kì thị và bắt sống biệt lập, có khi còn không cho đi học.Một dân tộc đã đống đinh Đức Chúa Jêsus, một dân tộc bị coi là kẻ thù một sống một còn đối với người Ả Rập và người theo thiên chúa.Thử ai sẽ sống đc yên bình với nhiều kẻ thù như vậy. Không ai cả, họ sống lưu vong, sống trong khổ nhục, kì thị ... và đến một lúc may mắn cũng đến với họ, họ cũng phải đổ rất nhiều máu để đánh đổi được điều đó. Là một dân tộc có đất đai, chủ quyền và độc lậpNgày 29 tháng 11 năm 1947 là ngày họ đã ăn mừng sau bao năm lưu vong chốn đất khách quê người và được trở về chính quên hương họ, nơi họ đã ra đi. Ngày thành lập nhà nước do thái - israel.Nhiều người Việt hay so sánh với người do thái, và rất nhiều niềm khao khát, ngưỡng mộ họ. chắc cũng vì nghĩ mình cũng thông minh giống họ và lịch sự di dân của dân tộc Bách Việt.Những ông chủ truyền thông người do thái đã tạo ra rất nhiều những vẻ đẹp huyện hoặc về một giống người đặc biệt . Khi đọc xong cuốn này, chắc bạn cũng giống tôi đều nghĩ người do thái cũng giống như những dân tộc khác, đủ các thăng trầm ...Thần thánh hóa, tô vẽ lên những vẻ đẹp trên trời có lẽ không phải là hành động của một người một nhìn sự thật.Mà sự thật thường bình thường :)))Profile Image for Duong.Duong996 reviews115 followersDecember 10, 2021Vì phần Israel vs Palestine của cuốn Divided hay quá nên mình tìm lại mấy cuốn viết về chiến tranh Sáu ngày đọc thêm, và may mắn quá chừng được tiếp cận cuốn này. Thật sự bác Nguyễn Hiến Lê là người có cách viết sử hay nhất mà mình từng được đọc, từ bộ Lịch sử thế giới mình đã mê muốn chết rồi, qua cuốn này thì mình xin tôn bác lên hàng thánh trong lòng mình luôn.Viết lịch sử mà như một anh bạn thân ngồi kể chuyện vậy, kể chuyện người thật mà đọc thấy thương cảm, thấy động lòng, hiểu được tiền căn hậu quả vì sao từ a đến b rồi qua c nhảy vào d. Chứ không hề viết kiểu chiến tranh làm gãy 7 cây tăm 10 cây đũa. Một cách kể chuyện lịch sử tuyệt vời.Đọc để thấy vì sao người Israel lưu vong 2000 năm, vì sao họ lại gìn giữ được bản sắc dân tộc đến vậy, những lý do buộc phải thành lập nhà nước Israel, cuộc chiến tranh Sáu ngày, và các mâu thuẫn dai dẳng giữa đạo Do Thái, Kito, và đạo Hồi. Sao có thể thù hận nhau đến mức diệt chủng chỉ vì tôn giáo nhỉ? Là một người châu Á vô thần, mình không thể hiểu nổi. Cũng như bác Nguyễn Hiến Lê đã viết “Tôi có cảm tưởng rằng người phương Tây có tinh thần - tôi gần như muốn nói là cái “máu” kỳ thị màu da và tôn giáo. Chỉ ở châu Âu chúng ta mới thấy những chiến tranh tôn giáo dằng dai và kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại; và chỉ ở Mỹ - cũng là gốc Âu nữa - chúng ta mới thấy những vụ tàn sát da đỏ và da đen nối tiếp nhau hàng thế kỷ. ”Kiểu của Palestine là cả châu Âu ăn hiếp Do Thái xong để những người này chạy qua Palestine đánh cho người Ả rập thua xiểng niểng, giành luôn đất nước, trong khi châu Âu chẳng bị gì hết, tức chứ bộ.Đọc xong mình có một chút đồng tình với người Palestine. Thế này nhé, đồng ý họ cũng có thời bắt nạt dân Do Thái theo trào lưu, và kiểu làm ăn của họ lúc bán mấy mỏm đất cằn cỗi cho người Do Thái lúc đầu cũng không chính trực gì, nhưng hãy nghĩ tới nếu như chúng ta là họ, dân tộc tổ tiên ông bà cha mẹ chúng ta giành được mảnh đất đó từ lâu, bỗng dưng 1 ngày ông chủ cũ quay lại, xin được ở nhờ rồi tu hú chiếm tổ luôn, không chịu trả lại đất cho chúng ta, còn đánh chúng ta bay luôn cái nhà, nát luôn quốc gia, thì chúng ta cũng hận chứ. Nói chung là thông cảm lắm cho người Palestine nhưng vẫn thấy sự thành lập Israel thì chẳng có gì sai cả, hm.
    non-fictionvietnam-before-75
Anhmai Vu115 reviews19 followersDecember 18, 2018Vụ án Dreyfus Năm 1894, ở Paris xảy ra vụ án làm sôi nổi dư luận châu Âu. Kẻ bị kết án là một sĩ quan Do Thái tên là Anfred Dreyfus. Bộ Quốc phòng Pháp ngờ Dreyfus do thám cho Đức, gởi những tài liệu quân sự bí mật cho Đức và toà án xử ông ta bị tội đầy. Dân chúng hay tin đó phẫn nộ, hô hào “Diệt tụi Do Thái!”. Ông Dreyfus một mực kêu oan, bảo rằng mình vô tội. Nét mặt ông khi ra toà thật thảm thương, chân thành, lảm cho một số người động lòng trắc ẩn, trong số này có một vị nguyên lão nghị viên tên là Scheurer Kestner và văn hào Emile Zolr. Zolr thấy chứng cớ không đủ vững, tin rằng Dreyfus vô tội, can đảm viết một bài bất hủ nhan đề “J’accuse” (Tôi buộc tội) để buộc chính phủ phải xét lại vụ đó. Dư luận sôi nổi vì một số người cho rằng Dreyfus bị xử oan chỉ vì ông ta là Do Thái và chính quyền làm như vậy tức là tỏ ra rằng vẫn có tinh thần kỳ thị Do Thái. Thế là ở Pháp nổi lên hai phe: một phe bài xích Do Thái, một phe bênh vực. Bài “J’accuse” được dịch ra nhiều thứ tiếng ở châu Âu, đăng lên nhiều từ báo làm cho khắp châu Âu ngó về nước Pháp. Nhà cầm quyền Pháp sau đành phải đưa vụ đó ra xử lại ở toà án quân sự Rennes: lần này án được giảm xuống mười năm cầm cố (1899). Bảy năm sau có đủ tài liệu chứng thực rằng Dreyfus vô tội, toà phải đem xử lại và tha bổng cho Dreyfus, nhưng sau mười hai năm bị oan uổng, tủi nhục, ông hoá ra con người bỏ đi. Dreyfus có ngờ đâu chính nỗi bất công ông phải chịu đã làm thay đổi hẳn một người đồng chủng của ông, làm cho người từ một ký giả tầm thường hoá ra một danh nhân, đóng một vai trò quan trọng vào bậc nhất trong lịch sử thế giới. Ký giả đó là Théodore Herzl, sinh ở Budapest năm 1860.Năm 1894, Herzl sống một đời vô tư, vui vẻ như phần đông người Do Thái tri thức ở châu Âu tin rằng thế giới đã văn minh, luật pháp các nước đối với người Do Thái đã công bằng thì các mối thù truyền kiếp hồi xưa rồi đây dần dần sẽ mất hẳn không có gì đáng lo ngại nữa. Ngày 22 tháng chạp năm 1894, ông được toà báo “Neue Freie Presse” phái lại dự vụ lột lon Dreyfus trước công chúng ở Paris để viết bài tường thuật. Ông vì phận sự mà tới chớ không cho việc đó là quan trọng. Nhưng khi ông thấy Dreyfus mặt tái xanh, giọng vô cùng thiểu não, thốt ra câu: “Tôi vô tội”, thì ông bỗng thấy quặn ở trong lòng. Và khi ông nghe quần chúng Pháp hô hét “Giết chết tụi Do Thái!” thì ông kinh hoàng, toát mồ hôi mặc dầu trời lạnh: ông tin chắc rằng Dreyfus chỉ vì lỡ sinh là người Do Thái như ông mà bị tội oan. Về nhà ông đâm ra suy nghĩ: Dân tộc Pháp là dân tộc có tinh thần rộng rãi nhất, biết trọng tự do và bình đẳng nhất; tư tưởng cách mạng đã thấm nhuần họ trên trăm năm rồi kể từ cái hồi họ phá ngục Bastille, vậy mà còn kì thị, bài xích Do Thái đến mức đó, thì còn mong gì ở các nước khác nữa? Nông nỗi này thì thảm kịch Do Thái quả là bất tuyệt, vô phương giảm được. Dân tộc Do Thái còn bị nguyền rủa, xua đuổi, căm thù đến lúc tận thế thôi. Trừ phi là lật ngược lại vấn đề, không xin đồng hoá với các dân tộc khác nữa, không ở nhờ một quốc gia nào nữa - họ có thực tâm cho mình đồng hoá đâu - mà tạo lấy một quốc gia Do Thái được Hội Vạn Quốc thừa nhận. Vẻ mặt thê thảm của Dreyfus, tiếng gầm thét: “Giết tụi Do Thái!” ảm ảnh ông hoài. Và tháng sáu năm 1895 sang Paris, Herzl viết trong hai tháng xong một cuốn sách nhỏ nhan đề “Quốc gia Do Thái” (L’Etat juif). Cuốn sách xuất bản ở Vienne ngày 14 tháng 2 năm 1896 và được dịch ra nhiều thứ tiếng: “Quốc gia Do Thái cần thiết cho thế giới; vậy thì thế nào nó cũng sẽ thành lập. Nếu tinh thần thế hệ hiện nay còn hẹp hòi quá thì sẽ có có một thế hệ khác tốt hơn, cao thượng hơn. Người Do Thái nào muốn có một quốc gia của mình thì sẽ có quốc gia và xứng đáng được có quốc gia”. Ông đã suy nghĩ rất kỹ, đã tiên liệu hết thảy, cả những tiểu tiết nữa, như các vấn đề thuộc về pháp luật vì ông có bằng tiến sĩ luật. Ông tưởng tượng sự di trú (ông chưa gọi là hồi hương) sau này sẽ thực hiện trong những điều kiện, hoàn cảnh ra sao. Ông vẽ cờ và quốc huy cho quốc gia tương lai của ông, ông đưa ra những dự án về các cơ quan cần thiết cho sự thành lập quốc gia đó. Có người cho là giản dị quá ngây thơ Cái công lớn nhất của Herzl, sự nghiệp lịch sử của ông là đã tiêm được một bầu nhiệt huyết vào lòng người Do Thái, đã làm cho lòng tư hương của của họ có thêm một ý chí hành động, tích cực chiến đấu. Lần đầu tiên trong lịch sử Do Thái, ông đã tạo cho dân tộc đó một sức mạnh để xây dựng tương lai. Lần đầu tiên, một người Do Thái nhận ra rằng nếu mọi ngưởi Do Thái ở khắp nơi trên thế giới tự coi mình là một dân tộc, tự tổ chức thành một dân tộc thực sự có non sông, tổ quốc, thì các dân tộc kia phải nhận họ là một dân tộc, đối đãi với họ như với một dân tộc - chứ không phải như một giống người ăn đậu ở nhờ, lang thang, bị khinh bỉ, hắt hủi, ông bảo: chỉ có mình mới tự cứu mình được thôi, và vấn đề Do Thái phải do người Do Thái giải quyết lấy.Profile Image for Duyen Nguyen.Duyen Nguyen46 reviews1 followerJuly 16, 2021Nguyễn Hiến Lê - một tác giả có cái nhìn thấu đáo về lịch sử thời cuộc khắp Á Phi Âu, và đặc biệt cách Ông tiếp cận thông tin và truyền tải tình hình Trung Đông cực kì sắc nét và sắc sảo. Qua “Bán đảo Ả Rập - tinh thần Hồi giáo và thảm kịch dầu mỏ” vô tình biết được quyển này, để tìm hiểu rõ hơn về nỗi đau khổ tận cùng về sự diệt vong của 1 dân tộc mất nước lưu vong hơn 2 ngàn năm để rồi hồi sinh trong sự kinh ngạc của thế giới.Sự thành lập Quốc gia Israel vào năm 1948 quả là một phép mầu. Một dân tộc đã mất Tổ quốc mình non hơn 2 ngàn năm, phiêu bạt khắp nơi trên thế giới. Tới đâu cũng bị kỳ thị, hắt hủi, chịu nhiều cảnh thảm nhục, tàn sát không sao tưởng tượng nổi. Mối thù tôn giáo khi xưa của Do Thái và La Mã (đức Ki Tô - nhiều lần giảng đạo vạch thói kiêu căng và giả dối của một nhóm người Do Thái xưa, một môn phái Do Thái oán ghét Ki Tô xúi dân chúng nổi dậy, cho ông là phiến loạn buộc nhà cầm quyền La Mã xử tội ông và ông bị đóng đinh trên núi Golgotha cùng hai tên cướp). Sau đó, sự cai trị của La Mã tàn khốc, dân tộc Do Thái nổi loạn nhiều lần rồi cuối cùng mất nước lưu vong từ 720 TCN. Và từ đó mang trên vai một tội lơn “Giết Chúa”, bị Công giáo - Kito Giáo - Hồi giáo oán ghét, mà oán ghét từ thời xa xưa đó cho đến tận mãi bây giờ đã hơn 2000 năm. Mà kinh khủng nhất là sự tận diệt gốc rễ và nòi giống của Do Thái vào thế kỉ XX của Đức bởi bàn tay Hitle rồi lan rộng ra khắp Châu Âu khiến nhiều triệu người Do Thái chết trong nỗi ấm ức và đau khổ tột cùng. Trong tập Hồi kí của một văn sĩ Do Thái, có một đoạn chua chát:“Nhưng cái thảm thương nhất trong bi kịch Do Thái ở thế kỉ XX này những kẻ bị tai hoạ không thể hiểu nổi ý nghĩa của bi kịch đó: tại sao người ta lại giết họ khi họ không có lỗi gì cả? Thời Trung cổ, tổ tiên họ phải đau khổ nhưng ít nhất hiểu mình đau khổ vì cái gì: vì tín ngưỡng, vì Luật đạo...(...)Nhưng đã từ lâu rồi những người Do Thái ở thế kỉ XX không còn tín ngưỡng đó nữa, chỉ muốn sáp nhập vào các dân tộc khác...(...) Người ta tàn sát họ như vậy là có lý do không...”Tại các nước theo Hồi giáo, người Do Thái như một loại người tiện dân, hễ họ đụng tới vật gì thì vật đó hoá ra dơ dáy. Họ không được không mở quán tạp hoá, không được ra khỏi n��i cư trú khi trời mưa. Nếu một người Hồi giết người Do Thái thì chỉ bị đền cho nhân thân người bị giết 1 khoản tiền rồi được tự do - và người Do Thái tuyệt nhiên không được chống án. Ở Maroc, họ dưới quyền cai quản của Nhà Vua, Vua muốn xử sao thì xử, có thể bắt làm nô lệ hay giết họ cũng được. Ở Yemen, người Do Thái ko được phép lớn tiếng trước mặt người Hồi, không được cất nhà cao hơn, không được đụng chạm người Hồi...Nhưng dù gì người Do Thái sống chung với người Hồi vẫn còn gọi là yên ổn hơn ở Châu Âu.Tại Châu Âu, thân phận người Do Thái điêu đứng. Họ thường xuyên bị tra tấn, trục xuất... bắt buộc phải từ bỏ tôn giáo của họ để theo Tôn giáo khác. Bị trút lên đầu những tội lỗi mà họ ko gây ra, bị treo cổ, dìm nước, thọc tiết, thiêu sống, chôn sống, hà hơi ngạt chết tập thể...Họ phải sống trong khu biệt lập gọi là ghetto và ban đêm ko được phép ra khỏi khu. Kinh khủng và tàn bạo nhất là tận diệt giống nòi Do Thái dưới thời Đức quốc xã không phải chỉ kì thị Tôn giáo mà còn thêm kỳ thị chủng tộc, hễ tổ tiên ba bốn mươi đời là Do Thái cũng bị giết (cho dù họ có cải giáo cũng bị giết). Ban đầu lính tráng giết bằng súng đạn, họ cho người Do Thái xếp thành hàng, và nã súng liên tục tận diệt nhiều ngày đêm, cả người già trẻ em không tha một ai. Sau đó, thấy cách giết này mất thời gian và tốn nhiều súng đạn. Họ cho xây cái trại Tập trung và lùa vào giết bằng hơi ngạt, khiến mấy triệu người Do Thái chết trong một thời gian ngắn. Tội ác của Hittle thấu cùng của sự man rợ và dã tâm.Sau đó, một số phần tử tiến bộ của Do Thái vì thấy dân tộc mình muốn sống yên ổn cũng không được, bị tàn sát dã man. Họ lập các tổ chức kêu gọi lập quốc và được sự hậu thuẫn của Anh, họ tuyên bố thành lập nhà nước Israel vào năm 1948. Họ bắt đầu chiến dịch cho hồi hương tất cả những người Do Thái ở thế giới về lại lãnh thổ để xây dựng quê hương mà “Chúa hứa ban”. Đã có những cuộc hồi hương liên tục tử giai đoạn đó cho đến nay. Vì dân Do Thái toả đi khắp nơi từ đã lâu nên hoà nhập vào nền văn hoá bản địa, nói những ngôn ngữ khác nhau. Và giờ tựu trung tại Israel và sinh sống với nhau, nên họ cho các tổ chức gom họ thành từng khu vực sinh sống theo cụm, đầu tiên dạy họ tiếng Hébreu - vì chỉ có ngôn ngữ mới có thể kết nối họ lại - dạy họ chữ viết, làm canh nông kỹ thuật. Họ dẫn nước vào các sa mạc xa xôi đất đai khô cằn để phủ xanh lãnh thổ, để cư dân sinh sống theo từng Kibboutz (cùng canh tác, cùng ăn uống sinh hoạt chung, tất cả đều ko tư hữu và mọi người bình đẳng). Và đất nước họ có hàng trăm Kibboutz, với hình thức này họ kết nối được dân với nhau, thời bình thì giúp phát triển kinh tế cộng đồng. Nhưng thời chiến thì cũng giúp họ đánh úp được địch rất thành công.Một đất nước bước lên từ đau khổ, khi dồn họ đến đường chết thì họ lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết để có thể sinh tồn. Họ thông minh, bãn lĩnh, biết hấp thụ những gì tiên tiến của phương Tây để xây dựng an sinh cho cộng đồng của mình. Họ đoàn kết, quả cảm nên dù với dân số thấp rất nhiều so với Ả Rập. Ấy thế mà, họ vẫn thông minh và chiến thắng vang dội với Liên quân Ả Rập vào năm 1967 để dành trọn Jerusalem và bức tường than khóc. Dù rằng cho đến bây giờ, vùng Trung Đông vẫn đang bất ổn, họ vẫn gồng mình để bảo vệ lãnh thổ nhưng những gì mà dân tộc Do Thái đã làm được cũng đáng được thế giới công nhận ở mặt tích cực.Chiến tranh ở nơi đó chưa bao giờ kết thúc, dù tác giả viết quyển sách này ở thế kỷ XX. Cho đến nay, ở thế kỷ XX1, nó vẫn nóng bỏng nhưng Quốc gia Israel đã được thừa nhận và có tên trên bản đồ thế giới như một Quốc gia độc lập sau 2000 năm lưu vong.Nguyen Phu7 reviewsSeptember 24, 2022Một tác phẩm chi tiết, tường tận của cụ Nguyễn Hiến Lê về mảnh đất Israel - Pakistan.Đã từ rất lâu chúng ta đã quá quen với những cụm từ như "Chiến tranh Trung Đông", Jerusalem - vùng thánh địa tranh chấp hay Israel - Do Thái, một dân tộc hùng cường. Nghe nhiều nhưng số người biết rõ tường tận về những khái niệm này lại rất ít. Tò mò, tìm đến sách của cụ để khai minh bản thân. "Bài học Israel" kể lại câu chuyện về dân tộc Do Thái, từ ngày đầu tổ phụ Abraham khai mở vùng đất này cho đến những ngày gây dựng đất nước của thế kỷ XX. Càng viết cụ càng cho người đọc thấy cái sắc sảo của mình. Có những vấn đề về dân tộc - tôn giáo mà cụ trình bày làm cho người đọc ngộ ra rất nhiều điều. Đó đều là những góc nhìn 2 chiều lợi - hại, vì vậy mà người đọc đều hình dung rõ ràng vấn đề cụ đang muốn nói. "Nếu người Do Thái chịu bỏ một số câu trong Thánh Kinh hay người Ả Rập chịu bỏ một số câu trong kinh Q'ran, những cuộc chiến tranh sẽ không xảy ra." Một luận điểm vô cùng hay!Profile Image for Lâm Nguyễn .Lâm Nguyễn 373 reviews21 followersDecember 4, 2021Một công trình khảo cứu của Nguyễn Hiến Lê, từ khởi thủy của dân tộc Do Thái vốn đã bị vong quốc và nhiều đợt tàn sát, kinh khủng nhất là đợt đại chiến thế giới II, và họ đã dần lập dựng được một quốc gia được thế giới công nhận. Tác giả đã ghi lại chi tiết giai đoạn từ ngày lập quốc tới 1968 và có cập nhật bổ sung đến 1974 trong những lần tái bản sau đó.Điểm mình lưu tâm trong tập sách này là dân tộc Israel đã tạo một tổ chức xã hội rất đặc biệt: kibboutz - dựa trên tình thần tự nguyện và bình đẳng, và nó còn duy trì được đến ngày nay.
    khảo-cứu
Profile Image for Công Nguyễn.Công Nguyễn30 reviews4 followersNovember 22, 2019Sách hay, nhiều thông tin giá trị, dễ tiếp cận cho người Việt đáng giá 4*. Tuy nhiên mình đọc bản đc chép theo sách in 1994 có quá nhiều thông tin dạng định hướng đc tuyên giáo đưa vào làm hỏng hết tinh thần sử học của cuốn sách. Nếu muốn tìm hiểu về sử Israel mình khuyên mọi người nên tìm đọc cuốn Israel: A concise History of a nation reborn.Linh17 reviews6 followersJuly 2, 2021tuy sách cũ và chưa update nhưng khá là hayProfile Image for Nguyen Huy.Nguyen Huy2 reviewsJuly 4, 2019Phần đầu lịch sử Do Thái rất hấp dẫn, phần sau thông tin hơi cũ có thể skipProfile Image for Đại Phạm Văn.Đại Phạm Văn2 reviewsMarch 28, 2016 Sách được tác giả viết cách đây khá lâu (từ thời còn chiến tranh VN), sau từng đấy thời gian, giá trị cuốn sách càng tăng, có lẽ vì đất nước Israel mà tác giả nói đến phát triển càng mạnh, và những bài học của họ luôn vẫn quý giá cho thời điểm hiện tại. Sách viết về lịch sử lưu lạc hàng ngàn năm của người Do Thái, sự tồn tại của họ trong thân phận kẻ ở nhờ ở khắp nơi trên thế giới, tài năng kinh doanh và tinh thần yêu chuộng trí thức của họ, quá trình lập quốc, các cuộc chiến tranh sinh tồn với láng giềng đông đảo, các nhân vật xuất chúng, quá trình xây dựng kinh tế, khoa học công nghệ…Cuốn sách sẽ đem đến cái nhìn toàn diện hơn về đất nước, con người Israel. Cá nhân đánh giá cao hơn quyển Quốc gia khởi nghiệp.Displaying 1 - 10 of 10 reviews

Join the discussion

Adda quoteStarta discussionAska question

Can't find what you're looking for?

Get help and learn more about the design.Help center

Từ khóa » Bài Học Israel