Bài Học Lịch Sử 10
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Học tập
- Bài học
- Bài học lớp 10
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài học Lịch Sử 10
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Lịch Sử lớp 10
2.1. Vẽ sơ đồ tư duy các giai đoạn lịch sử
2.2. Dùng giấy nhớ
2.3. Ghi ra giấy nháp
2.4. Lựa chọn thời điểm học phù hợp
2.5. Học trên bản đồ
2.6. Đối chiếu lại những gì đã học
2.7. Học nhóm
2.8. Những lưu ý quan trọng
1. Giới thiệu bài học Lịch Sử 10
Xã hội nguyên thủy với những bước đi chập chững của loài người là hình thái xã hội mà bất cứ dân tộc nào cũng phải trải qua. Bước sang thời kì phong kiến, phương Tây hoa lệ đã lùi vào “đêm trường trung cổ” và phương Đông lại có những điều kiện để đẩy chế độ phong kiến lên vị trí đỉnh cao. Các cuộc cách mạng tư sản đã xóa tan đêm tối của châu Âu đưa lịch sử châu Âu bước sang giai đoạn mới – thời cận đại. Thời cận đại gắn liền với những cuộc cách mạng tư sản và sự xác lập chế độ tư bản ở các nước Âu – Mĩ.
Tương tự như thế giới, lịch sử Việt Nam được khắc họa từ thời nguyên thủy với sự ra đời của các quốc gia cổ: Văn Lang – Âu Lạc, Chăm pa, Phù Nam đến thời Bắc thuộc kéo dài 1000 năm và cuối cùng kết thúc ở những triều đại phong kiến độc lập.
Lịch sử 10 là sự tổng hợp kiến thức cả thế giới lẫn Việt Nam từ thời nguyên thủy đến tận thế kỉ XIX. Đây là khoảng thời gian dài với một khối lượng kiến thức lớn. Do đó, các em học sinh một mặt phải nắm vững những kiến, mặt khác phải biết khái quát, so sánh các sự kiện để thể ghi nhớ và khắc sâu kiến thức.
Với mong muốn đem đến cho các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Lịch Sử và đạt kết quả thật cao trong các kì thi sắp tới, eLib xin giới thiệu đến các em hệ thống bài giảng chương trình SGK môn Lịch Sử 10 bao gồm 3 phần, 12 chương với 40 bài học bên dưới đây. Nội dung của các bài học được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Lịch Sử lớp 10
2.1. Vẽ sơ đồ tư duy các giai đoạn lịch sử
Để học thuộc và ghi nhớ hàng trăm các mốc, sự kiện lịch sử lớp 10 là điều không hề dễ dàng. Điều này đòi hỏi các em học sinh cần có phương pháp, cách học tập đúng đắn. Một trong những phương pháp mà các em có thể sử dụng chính là vẽ sơ đồ tư duy lịch sử, xâu chuỗi các sự kiện với nhau đảm bảo tính thống nhất, logic theo trình tự thời gian. Học sinh nên vẽ sơ đồ tia của các giai đoạn, sự kiện, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của sự kiện đó để có thể nhớ kiến thức một cách khái quát nhất.
2.2. Dùng giấy nhớ
Một trong những phương pháp khá thú vị để giúp học sinh nhớ lâu kiến thức môn Lịch sử lớp 10 đó chính là ghi những sự kiện, mốc thời gian lên những tờ giấy ghi chú và dán ở vị trí mà chúng ta thường hay qua lại. Mỗi lần đi qua, các em sẽ dừng lại đọc qua môt lần, cứ lặp đi lặp lại như vậy thì các em sẽ khắc sâu những kiến thức đã được đọc. Biện pháp này khá dễ thực hiện mà kết quả lại đem lại rất cao nên các em học sinh có thể áp dụng để giúp mình học tốt Lịch sử hơn.
2.3. Ghi ra giấy nháp
Chỉ cầm quyển sách, quyển vở rồi học thuộc các ý trong đó thì các em học sinh có thể nhớ ngay lúc đó nhưng để qua 1-2 ngày hôm sau thì sẽ quên ngay. Thực tế cho thấy việc học sinh ghi chép về một nội dung kiến thức nào đó thì độ nhớ sẽ cao hơn gấp 5 lần so với học bằng miệng thông thường. Chính bởi vậy muốn học nhanh thuộc và nhớ lâu các kiến thức lịch sử thì mỗi học sinh cần chuẩn bị cho mình giấy bút đầy đủ để ghi ra nháp những ý chính. Đây là bí quyết mà rất nhiều thủ khoa khối C chia sẻ kinh nghiệm học tập để đạt được điểm cao khi làm bài thi Lịch sử.
2.4. Lựa chọn thời điểm học phù hợp
Thời điểm học bài đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Không nên học vào những thời điểm mà cơ thể quá mệt mỏi uể oải vì như vậy thì khả năng ghi nhớ kiến thức sẽ bị hạn chế đi rất nhiều. Tốt nhất học sinh chỉ nên học vào những lúc thực sự đầu óc được thư giãn. Thời gian học để có thể tiếp thu kiến thức nhiều nhất là buổi sáng sớm (5-7 giờ) và buổi tối từ 19- 22 giờ.
2.5. Học trên bản đồ
Học qua hình ảnh bao giờ cũng dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều so với việc chúng ta chỉ chăm chăm vào những trang giấy, trang sách đầy chữ. Lịch sử là môn học xã hội nhiều mốc sự kiện thời gian lịch sử vô cùng khó nhớ, việc học thuộc là điều vô cùng khó khăn.
Cách tốt nhất là chúng ta cần lựa chọn cách học mà mình cảm thấy thoải mái nhất, chẳng hạn học với bản đồ. Việc học với bản đồ thích hợp cho những nội dung kiến thức lịch sử liên quan đến diễn biến của một cuộc chiến dịch, tấn công nào đó.
Chẳng hạn để học về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ 1954, ta có thể nhìn bản đồ và hình dung được toàn bộ không gian trận đánh, thấy được các mũi tiến công của ta, hướng đi của giặc, căn cứ điểm quan trọng… Hiểu được bản chất sẽ khiến các em học sinh nhớ kiến thức lâu hơn rất nhiều.
2.6. Đối chiếu lại những gì đã học
Để học và nhớ lâu môn Lịch sử, hãy viết lại những gì đã học và đối chiếu. Học thuộc lòng bằng phương pháp viết là cách học hiệu quả để nhớ bài được lâu nhất. Cuối buổi học, các em hãy dành chút thời gian để đối chiếu lại những gì đã ghi với những gì trong sách vở. Làm đi làm lại bước này đến khi tỉ lệ sai sót là ít nhất.
Ngoài ra, để vể việc học sử được rành mạch và nhớ lâu thì nên có sự so sánh, đối chiếu những nội dung đã được học với nhau. Bất cứ môn học nào đều có những vấn đề khiến người học phải băn khoăn. Lịch sử cũng vậy. Khi học tập và ôn thi, các em hãy đưa ra những câu hỏi, kiểu như: Vì sao lại như vậy? Kết quả ra sao? Ý nghĩa là gì? Nó có gì đặc biệt so với những kiến thức mình đã được học?… Khi đã có câu trả lời cho những vấn đề này thì chắc chắn rằng các em sẽ nhớ bài rất lâu đấy.
Ví dụ: Tại sao lại gọi là Việt Nam hóa chiến tranh? Hay Chiến tranh đặc biệt với Việt Nam hóa chiến tranh thì có gì khác nhau?…
2.7. Học nhóm là cách học tập môn Lịch sử hiệu quả
Việc thảo luận, trao đổi kiến thức giữa những người học với nhau rất hiệu quả và thường mang lại một kết quả học tập tốt. Với môn lịch sử thì sự tranh luận sẽ giúp việc ôn luyện, củng cố kiến thức được rành mạch và giúp các em nhớ bài rất lâu.
2.8. Những lưu ý quan trọng nhất khi học môn Lịch sử
Các em có thể “làm mới” phương pháp học lịch sử của mình như học qua video, học qua tranh ảnh…để có hiệu quả cao hơn, bên cạnh việc học truyền thống là qua sách vở khô khan.
“Học vẹt” là phương pháp không mang lại hiệu quả trong môn lịch sử.
Sử dụng phương pháp vẽ sơ đồ để bao quát các sự kiện lịch sử được tốt hơn.
Nên rèn cho mình một cách ghi chép bài khoa học, cụ thể để phân biệt được đâu là ý chính, ý mở và ý quan trọng.
Tham khảo thêm
- Bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
- Bài 39: Quốc tế thứ hai
- Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri 1871
- Bài 37: Mác và Ăng-ghen Sự ra đời của CNXH khoa học
- Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
- Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
- Bài 34: Các nước TB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ
- Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
- Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Bài 63: Ôn tập
- Chương trình địa phương (phần TV)
- Bài 60: Động vật quý hiếm
- Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo)
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Ôn tập phần IV: Thủy sản
- Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
- Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)
- Tổng kết phần văn học (tiếp theo)
Chương I: Xã hội nguyên thủy
- 1 Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy
- 2 Bài 2: Xã hội nguyên thủy
Chương II: Xã hội cổ đại
- 1 Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông
- 2 Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô-ma
Chương III: Trung Quốc thời phong kiến
- 1 Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến
Chương IV: Ấn Độ thời phong kiến
- 1 Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ
- 2 Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
Chương V: Đông Nam Á thời phong kiến
- 1 Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở ĐNA
- 2 Bài 9: Vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc Lào
Chương VI: Tây Âu thời trung đại
- 1 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
- 2 Bài 11: Tây Âu thời kì trung đại
- 3 Bài 12: Ôn tập lịch sử thế giới
Chương I: Việt Nam Từ Thời Nguyên Thủy Đến Thế Kỉ X
- 1 Bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy
- 2 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
- 3 Bài 15: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
- 4 Bài 16: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tt)
Chương II: Việt Nam Từ Thế Kỉ X Đến Thế Kỉ XV
- 1 Bài 17: Quá trình hình thành, phát triển nhà nước phong kiến
- 2 Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế
- 3 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
- 4 Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc
Chương III: Việt Nam Từ Thế Kỉ XVI Đến Thế Kỉ XVIII
- 1 Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến
- 2 Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII
- 3 Bài 23: Phong trào Tây Sơn
- 4 Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII
Chương IV: Việt Nam Ở Nửa Đầu Thế Kỉ XIX
- 1 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn
- 2 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước
- 3 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX
- 4 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
Chương I: Các Cuộc Cách Mạng Tư Sản (Từ Giữa Thế Kỉ XVI Đến Cuối Thế Kỉ XVIII
- 1 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
- 2 Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh
- 3 Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Chương II: Các Nước Âu - Mĩ (Từ Giữa Thế Kỉ XVI Đến Cuối Thế Kỉ XVIII)
- 1 Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu
- 2 Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ
- 3 Bài 34: Các nước TB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- 4 Bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa
Chương III: Phong trào công nhân (Từ đầu TK XIX đến đầu TK XX)
- 1 Bài 36: Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân
- 2 Bài 37: Mác và Ăng-ghen Sự ra đời của CNXH khoa học
- 3 Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pa-ri 1871
- 4 Bài 39: Quốc tế thứ hai
- 5 Bài 40: Lê-nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài 34 Lịch Sử 10
-
Bài 34. Các Nước Tư Bản Chuyển Sang Giai đoạn đế Quốc Chủ Nghĩa
-
Vẽ Sơ đồ Tư Duy Bài 34 - Lịch Sử Lớp 10
-
Lịch Sử 10 Bài 34: Các Nước Tư Bản Chuyển Sang Giai ... - Hoc247
-
Vẽ Giúp Em Sơ đồ Tư Duy Của Bài 34 Lịch Sử 10 được Không ạ Em ...
-
Bài 34: Các Nước Tư Bản Chuyển Sang Giai đoạn đế Quốc - Tài Liệu Text
-
Lịch Sử 10 Bài 34: Các Nước Tư Bản Chuyển Sang Giai ...
-
Lịch Sử 10 Bài 34 (Lý Thuyết Và Trắc Nghiệm)
-
Giải Bài 34 Các Nước Tư Bản Chuyển Sang Giai đoạn đế Quốc Chủ Nghĩa
-
Soạn Sử 10 Bài 34 Các Nước Tư Bản Chuyển Sang Giai đoạn đế Quốc ...
-
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Lịch Sử 10 : Hệ Thống Kiến Thức Trọng Tâm ...
-
Giáo án Lịch Sử 10 Bài 34: Các Nước Tư Bản Chuyển Sang Giai đoạn ...
-
Kiến Thức Trọng Tâm Lịch Sử 10 Bài 13: Việt Nam Thời Kì Nguyên Thủy
-
Top 28 Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 10 Bài 4 2022 - Thả Rông