Bài Học Từ Truyện Cổ Tích Dê Đen Dê Trắng Và Sói - Sách Hay 24H

Leonardo Davinci đã từng có những nhận xét: “Tôi yêu những người có thể mỉm cười trong gian khó, có thể tìm được sức mạnh từ đau thương, và trở nên can đảm nhờ suy ngẫm. Những điều này có thể làm chùn bước một tinh thần yếu đuối, nhưng những người có trái tim kiên cường và hành động không trái với lương tâm sẽ theo đuổi các nguyên tắc của mình tới chết.”

Trong cuộc sống, lòng can đảm chính là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại. Vì vậy khi sáng tác truyện cổ tích, các tác giả cũng rất chú ý đến việc ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp đặc biệt là lòng can đảm. Bởi đó là một trong những phẩm chất quý giá nhất của con người, cần phải được ngợi ca. Truyện cổ tích Dê đen, Dê trắng và Sói là một trong những truyện tiêu biểu nhất nói về lòng can đảm.

  • Bài Học Từ Truyện Ngụ Ngôn Dê Đen và Dê Trắng Qua Cầu
  • Phân tích bài ca dao “Trâu ơi ta bảo trâu này”
  • Ý nghĩa và bài học rút ra từ chuyện cô bé quàng khăn đỏ

Bài Học Từ Truyện Cổ Tích Dê Đen Dê Trắng Và Sói

Vài nét về tác phẩm

Dê đen và Dê trắng cùng sống trong một khu rừng. Hàng ngày, cả hai thường đến uống nước và tìm cái ăn ở trong khu rừng quen thuộc.

Một hôm, Dê trắng đi tìm cái ăn và uống nước suối như mọi khi. Dê đang mải mê ngặm cỏ, bất chợt một con Sói ở đâu nhảy xổ ra. Sói quát hỏi:

- Dê kia! mày đi đâu?

Dê trắng sợ rúm cả người, lắp bắp:

- Dạ, dạ, tôi đi tìm... tìm cỏ non và...và uống nước suối ạ!

Sói lại quát hỏi:

- Mày có gì ở chân?

- Dạ, dạ, chân của tôi có móng ạ...ạ!

- Trên đầu mày có gì?

- Dạ, dạ, trên đầu tôi có đôi sừng mới nhú...

Sói càng quát to hơn:

- Trái tim mày thế nào?

- Ôi, ôi, trái...trái tim tôi đang run sợ...sợ...

- Hahaha...

Sói cười vang rồi ăn thịt chú Dê trắng tội nghiệp

Dê đen cũng đi tới khu rừng để ăn cỏ non và uống nước suối. Đang tha thẩn ngặm cỏ, chợt Sói xuất hiện, nó quát hỏi:

- Dê kia, mày đi đâu?

Dê đen nhìn con Sói từ đầu tới chân rồi nghểnh cổ trả lời:

- Tao đi tìm kẻ nào thích gây sự đây!

Sói bị bất ngờ, nó hỏi tiếp:

- Thế dưới chân mày có gì?

- Chân thép của tao có móng bằng đồng.

- Thế...thế...trên đầu mày có gì?

- Trên đầu của tao có đôi sừng bằng kim cương!

Sói sợ lắm rồi, nhưng vẫn cố vớt vát:

- Mày...mày...trái tim mày thế nào?

Dê đen dõng dạc trả lời:

- Trái tim thép của tao bảo tao rằng: hãy cắm đôi sừng kim cương vào đầu Sói. Nào, Sói hãy lại đây.

Ôi trời, sợ quá, con Sói ba chân bốn cẳng chạy biến vào rừng, từ đó không ai trông thấy nó lởn vởn ở khu rừng đó nữa.

Bài Học Từ Truyện Cổ Tích Dê Đen Dê Trắng Và Sói

Bài học rút ra từ tác phẩm

Ca ngợi lòng can đảm và dũng cảm

Can đảm là đức hạnh số một của con người vì nó đảm bảo cho tất cả những đức hạnh khác. - Winston Churchill

Thật vậy, lòng can đảm là phẩm chất cao quý nhất của con người và là nơi tốt nhất nuôi dưỡng những ước mơ. Bởi chỏ có lòng cản đảm mới giúp con người bảo vệ được chính mạng của mình. Hiểu được tầm quan trọng của sự dũng cảm, truyện dê Đen, dê Trắng và Sói được viết ra nhằm ca ngợi lòng can đảm. Như chúng ta có thể thấy, dê Đen hoàn toàn không có sự run sợ trước kẻ thù muôn thuở - Sói. Nó sẵn sàng tuyên chiến và đặt mình ở thế cân bằng với một con vật có sức mạnh lớn hơn mình rất nhiều. Trong khi đó sói Trắng lại quá nhát gan, khiến cho Sói nhìn được sự yếu đuối ấy và dễ dàng khuất phục nó.

Người dũng cảm, tự tin chắc chắn sẽ bằng cách này hay cách khác phát triển trong tương lai. Trong cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn thử thách vì thế mọi người cần trang bị lòng dũng cảm, sự tự tin như Dê Đen trong truyện Dê Trắng và Dê Đen vậy chứ không thể mãi hèn nhát, rụt rè mà trốn tránh được, phải đối mặt với nó thì mới có thể nghĩ ra cách giải quyết được, người này mạnh những chắc chắn sẽ có người mạnh hơn nên chúng ta không cần lo sợ bất cứ gì,

Hành động Sói sợ hãi trước dê Đen chứng tỏ phẩm chất bên trong mới là yếu tố quyết định, đừng bao giờ để người khác nhìn thấy được trái tim đang run sợ của bạn, kẻ thù của bạn sẽ có cơ hội đánh gục bạn.

Bài học về niềm tin vào bản thân mình

Louise đã từng nói rằng “Nếu bạn chấp nhận một niềm tin giới hạn, thì nó sẽ trở thành sự thực với bạn”.

Không ai có thể định nghĩa được giới hạn của bản thân, bởi bản thân thì không có giới hạn, miễn là bạn còn tin bạn làm được. Câu chuyện trên đã vẽ ra hai thái cực khác nhau của hai kiểu người. Một bên là nhút nhát yếu đuối, không tự tin vào bản thân, tự cho rằng bản tính là yếu mềm nên không dám đứng lên đấu tranh với những kẻ thù đang khinh thường mình. Một bên là luôn tự tin vào khả năng của bản thân, họ luôn đặt mình vào thế bình đẳng với những người khác và vì vậy, họ luôn tin vào chiến thắng của bản thân mình, đẩy lùi được lợi thê của kẻ thù.

Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều lúc ta gặp phải những khó khăn mà ta không thể nhận được sự giúp đỡ từ người khác, chỉ có thể phát huy sức mạnh của bản thân mình. Vì vậy hãy nhớ rằng, bản thân của mỗi người là không có giới hạn. Người đọc có thể thấy được rất nhiều bài học đáng giá thông qua câu truyện Dê Trắng và Dê Đen. Đức tính của Dê Đen thì mọi người ai ai cũng cần có để có thể ứng biến xử lí các tình huống nguy hiểm cấp bách và nhất định không được nhút nhát rụt rè như Dê Trắng vì trong tình huống nguy hiểm mà mọi người cứ rụt rè nghĩ mãi không ra cách giải quyết thì chắc chắn sẽ phải nhận lấy hậu quả đáng tiếc.

Cái thiện luôn chiến thắng cái ác

Câu chuyện một lần nữa khẳng định tư tưởng của truyện cổ tích – sự chiến thắng tuyệt đối của cái chân – thiện – mĩ. Sói tượng trưng cho cái ác, dê tượng trưng cho cái thiện, phe yếu đuối. Song ngay cả trong thế giới của những kẻ yếu, vẫn có sự phân chia, một bên chấp nhận số phận, bên còn lại thì luôn khao khát chứng minh bản thân. Câu chuyện đi tìm chân lý thật sự của cái thiên, cái đẹp, khẳng định không phải tất cả những kẻ yếu đều là người tốt.

Kết truyện Sói đã phải chịu thua trước dê Đen và không bao giờ dám quay lại, điều đó chứng tỏ sự ủng hộ tuyệt đối của tác giả dành cho những kẻ yếu nhưng dám đối đầu với cái ác. Cái ác cho đến cuối cùng chắc chắn sẽ bị loại bỏ và không thể tồn tại.

Thảo Nguyên

Từ khóa » Dê Và Cáo