BÀI HỌC VỀ ỨNG XỬ QUA CÂU CHUYỆN “NƯỚC NÓNG, NƯỚC ...
Có thể bạn quan tâm
Câu chuyện “Nước nóng, nước nguội” được kể lại theo lời kể của đồng chí Nguyễn Việt Hồng in trong cuốn: “Một số lời dạy và mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sĩ. Đồng chí này từng là giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.
Được tin nhân dân “dư luận” về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc, Bác dặn trạm đón tiếp khu ATK, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ, “đồng chí cán bộ” vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước nguội.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội mát không?
- Dạ, có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa…
Theo: Nguyễn Việt Hồng
Bài học về cách ứng xử:
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”. Với Người, lời nói đi đôi với việc làm - đó là một trong những nguyên tắc sống trong suốt cuộc đời. Câu chuyện “Nước nóng nước nguội’ là lát cắt nhỏ trong mẫu chuyện về cuộc đời Bác thể hiện được nghệ thuật giáo dục con người ở Bác, về cách ứng xử khơi dậy được phần hương sắc trong tâm hồn của con người. Chỉ bằng một ví dụ rất nhỏ, rất bình dị trong cuộc sống, sự so sánh giữa hai cốc nước nóng và nguội mà Bác đã cảm hóa, cải tạo được tác phong làm việc của một con người tính nóng nảy, “ra oai” với cấp dưới của mình. Cốc nước nóng và nguội (nguội chứ không phải nước lạnh) - từ hiện tượng bình thường trong cuộc sống hàng ngày, Bác đã khéo léo để người cán bộ tự nhận thức ra được “nỗi lòng” của các anh chiến sĩ đáng thương thường hay bị quát mắng đôi khi còn bị bợp tai bởi sự nóng tính của chính mình. Bài học mà ta có thể nhận thấy ở đây là làm cán bộ tốt thì phải biết hòa nhã, điềm đạm, tôn trọng và yêu thương mọi người. Mà để làm được điều đó thì trước tiên phải đặt mình vào vị trí cấp dưới, vào người dân… Có như vậy mới có thể cảm nhận được tiếng lòng họ và làm công việc tốt hơn.
Trong câu chuyện này ta thấy, người cán bộ trung đoàn từng bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám. Nay (kháng chiến chống Pháp), Bác lại nghe “dư luận” không hay về đồng chí này… Bác cũng là người kiên quyết chống lại cái xấu, cái sai. Nhưng với Người, chống cũng nhằm mục đích xây. Đã là con người thì không ai tránh khỏi khuyết điểm. Chính vì thế mà “khuyết điểm” của đồng chí cán bộ trung đoàn đã được Bác khéo léo nhắc nhở vừa đủ để tự nhận thức, tự sữa chữa khuyến điểm đó. Tinh thần mạnh dạn hứa sẽ sửa chữa… chứng tỏ rằng thực hiện tự phê bình và phê bình ở mỗi cán bộ, đảng viên một cách thành khẩn, trung thực, thẳng thắn và dũng cảm chắc chắn sẽ là cán bộ, đảng viên gương mẫu, tiến bộ, là “đầy tớ của dân” trong ngày mai… Như vậy, bài học thứ hai mà ta học được qua câu chuyện này là phải thực hiện tự phê bình và phê bình một cách thành khẩn, thẳng thắn, dũng cảm ở người cán bộ đảng viên.
Bác có niềm tin vững chắc về tính hướng thiện trong mỗi con người. Như đồng chí cán bộ trung đoàn trong câu chuyện, trước đây là người cán bộ tốt, sau này lại hay nóng tính, bợp tai chiến sĩ… để lại nhiều “dư luận” không hay… Phải chăng, đồng chí này giờ là người cán bộ “xấu”, cần phải khai trừ… ? Nếu vậy, tại sao khi nghe Bác nói “Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dế tiếp thu hơn” thì người cán bộ đó hiểu ý giáo dục của Bác và hứa tự sửa lỗi? Ta học Bác niềm tin vào con người. Ta học Bác phương pháp giáo dục có thể lay động được tự ý thức giáo dục của người nghe, người học. Điều đó không dễ. Không dễ mới phải học.
Linh Hương
Từ khóa » Bài Học Về Câu Chuyện Nước Nóng Nước Nguội
-
Bài Học Về Cách ứng Xử Của Bác Hồ: Nước Nóng, Nước Nguội
-
Câu Chuyện Nước Nóng, Nước Nguội
-
Bài Học Về Bác: Nước Nóng, Nước Nguội - Sở Xây Dựng
-
Nước Nóng, Nước Nguội - Cấp Nước Bạc Liêu
-
Câu Chuyện “nước Nóng, Nước Nguội” Và Bài Học Về Cách ứng Xử ...
-
Học Tập Phong Cách ứng Xử Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Qua Mẫu ...
-
Học Tập Tấm Gương đạo đức Hồ Chí Minh Qua Câu Chuyện “nước ...
-
Câu Chuyện Nước Nóng, Nước Nguội - Trường Tiểu Học Hoàn Sơn
-
BÀI HỌC VỀ CÁCH ỨNG XỬ | Câu Chuyện Về Bác Hồ. - YouTube
-
Câu Chuyện Nước Nóng Nước Nguội - Quang Silic
-
Câu Chuyện Nước Nóng Nước Nguội
-
Học Tập Phong Cách Lãnh đạo, Giao Tiếp, ứng Xử Của Bác Qua Câu ...
-
Ý Nghĩa Câu Chuyện Nước Nóng Nước Nguội