Bài Kệ Tám Thức Bốn Trí Của Lục Tổ Huệ Năng - Thư Viện Hoa Sen

Bài kệ Tám Thức Bốn Trí

của Lục tổ Huệ Năng

Nguyễn Thế Đăng

  1. Khi vị tăng Trí Thông hỏi về Bốn Trí, Lục tổ nói bài kệ:
blankĐại viên cảnh trí: tánh thanh tịnhBình đẳng tánh trí: tâm không bệnhDiệu quan sát trí: thấy chẳng côngThành sở tác trí: đồng viên cảnhNăm, tám, sáu, bảy quả nhân chuyểnChỉ dùng danh ngôn không thật tánhNếu nơi chỗ chuyển chẳng lưu tìnhRộn ràng vẫn mãi Na-già định.

“Đại viên cảnh trí: tánh thanh tịnh”. Đại viên cảnh trí là trí như tấm gương lớn tròn sáng. Đây là bản tâm Phật tánh, hay nói theo Lục tổ, là tự tánh mà mỗi chúng sanh đều có. Ở chúng sanh, tấm gương tâm ấy bị nhiễm ô, chứa tất cả những kinh nghiệm của chúng sanh, như gương chứa tất cả hình bóng, và những hình bóng ấy che khuất tấm gương. Còn ở người giải thoát thì vẫn là tấm gương ấy nhưng chẳng bị các bóng làm nhiễm ô, các bóng chẳng “lưu tình”, nên gương vẫn hằng sáng, hằng “vẫn mãi Na-già định”.

Tấm gương ấy chứa giữ tất cả mọi nhiễm ô nên ở chúng sanh thì gọi là thức căn bản A-lại-da hay Tạng thức. A-lại-da thứcĐại viên cảnh tríô nhiễm. Duy thức tông nói “chuyển thức thành trí” là chuyển A-lại-da thức bị ô nhiễm thành Đại viên cảnh trí không ô nhiễm.

Sở dĩ người ta có thể loại bỏ hay tịnh hóa nhiễm ô bởi vì nhiễm ô do duyên sanh nên tạm thời có, không bền vững mãi. Nhất là bản chất của gương vốn trong sáng, không từng bị nhiễm ô. Gương chứa tất cả bóng nhưng gương không nhiễm ô, chẳng có bóng nào in chết cứng vào gương được; có bóng hay không có bóng, gương vẫn hằng trong sạch và sáng chiếu.

Gương ấy, tự tánh ấy, theo Lục tổ vốn là thanh tịnh, không hề bị nhiễm ô: “tánh thanh tịnh”. Tu hành là thấy được tấm gương ấy tánh vốn thanh tịnh, và như thế giải thoát khỏi mọi hình bóng nhiễm ô. Một khi đã chứng ngộ được “Đại viên cảnh trí: tánh thanh tịnh” thì các bóng trong tấm gương đại viên cảnh trí thanh tịnh ấy cũng thanh tịnh.

“Bình đẳng tánh trí: tâm không bệnh”. Tâm không có bệnh phân biệt thương ghét, lấy bỏ… thì đây là Bình đẳng tánh trí. Bình đẳng tánh trí vẫn là tấm gương Đại viên cảnh trí, nhưng nhấn mạnh phẩm tính bình đẳng của tấm gương. Gương thì bình đẳng, phẳng như nhau ở tất cả các bóng, không có cao thấp, xa gần, sâu cạn, dơ sạch, nhiều ít… Tất cả những cái này đều là vọng tưởng, vọng thấy của người không biết tấm gương. Tất cả các bóng đều bình đẳng trong gương vì tất cả các bóng đều là gương.

Mạt-na thức thứ bảy với những bệnh ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái của nó đã tạo ra bệnh khiến thấy gương có nhấp nhô, cao thấp, đến đi, nhiều ít. Hết bệnh thì Mạt-na thứcBình đẳng tánh trí.

“Diệu quan sát trí: thấy chẳng công”. Diệu quan sát trí là thấy mà không gia thêm ý thức phân biệt, không có công sức của ý thức phân biệt, bám chấp. Thấy chẳng do công sức như gương sáng đồng thời hiện tất cả các bóng, tất cả các hình tướng mà gương vẫn bất động. Đây là cái mà Kinh Lăng Nghiêm gọi là tánh thấy. Thức thứ sáu, Ý thức, khi dứt cái nghiệp phân biệt của nó thì chính ngay đó là Diệu quan sát trí.

“Thành sở tác trí: đồng viên cảnh”. Năm thức trước, tức là năm thức giác quan, mắt tai mũi lưỡi thân, một khi đã thanh tịnh thì đây là Thành sở tác trí, và Thành sở tác trí ấy chính là Đại viên cảnh trí đang hoạt động nơi các giác quan. Các hiện tượng do các giác quan kinh nghiệm đều thanh tịnh, nghĩa là đều là Đại viên cảnh trí. Như vậy, những sự vật trong cuộc đời sanh tử vô thường này được chuyển hóa thành Chân như, sanh tử biến mất. Các bóng trong gương khi đã thanh tịnh thì các bóng là gương.

Thế nên, Lục tổ nói các thức giác quan đã chuyển hóa thành thanh tịnh, thì các giác quan và các đối tượng của chúng đồng với Đại viên cảnh trí, nghĩa là các tướng đều thanh tịnh, đồng với tánh thanh tịnh.

“Năm, tám, sáu, bảy quả nhân chuyển”. Năm là năm thức giác quan. Sáu là Ý thức thứ sáu. Bảy là thức chấp ngã Mạt-na thứ bảy. Tám là thức A-lại-da. Tất cả tám thức được chuyển hóa theo tiến trình nhân quả. Mỗi thức vừa là nhân vừa là quả cho thức khác, như tiến trình duyên sanh. Chuyển hóa là từ gốc đến ngọn và từ ngọn đến gốc.

Nhưng tổng quát thì sự chuyển hóa có hai loại. Với người không biết, vô minh, thức càng chuyển thì lại càng tối tăm bất tịnh. Với người hiểu biết thì thức càng chuyển càng trở thành trí, càng thanh tịnh, an vui. Với người trước thì tánh chuyển thành tướng. Với người sau thì tướng chuyển thành tánh.

“Chỉ dùng danh xưng không thật tánh”. Tất cả tám thức bản tánh vốn thanh tịnh, cho nên chia làm tám thức nhiễm ô thì đó chỉ là danh xưng chứ không thật. Tám thức chỉ có trong chân lý tương đối để dễ dàng thực hành. Còn trong chân lý tuyệt đối chỉ có một vị thanh tịnh, dù tánh dù tướng cũng chỉ một vị thanh tịnh.

Thể của thức vốn là trí, hằng hằng thanh tịnh. Chỉ vì những nhiễm ô tạm thời mà chia làm các thức. Như thế, các thức chỉ có trên danh xưng, chứ các thức không có thật tánh. Bởi vì thật tánh của các thức là trí vốn thường hằng thanh tịnh. Như đại dương chuyển thành các sóng, cả hai đều cùng một vị mặn của đại dương. Như một chất vàng làm ra các thứ đồ dùng, thứ nào cũng có bản chất là vàng. Đã là Phật tánh thì chuyển thế nào cũng là Phật tánh.

“Nếu nơi chỗ chuyển chẳng lưu tình”. Tấm gương luôn luôn có, luôn luôn “chuyển” thành các bóng, nhưng gương vẫn mãi là gương. Mọi sự rắc rối phiền não bắt đầu sanh ra khi nơi có các bóng chuyển thành ấy mà có xúc tình sanh ra, lưu lại, có thương ghét, lấy bỏ, có cái tôi và cái chẳng phải tôi, có cái của tôi và cái chẳng phải của tôi… Có lưu tình như vậy liền có nhiễm ô, phiền não, khổ đau.

“Rộn ràng vẫn mãi Na-già định”. Nếu chẳng gia thêm vào tấm gương với các bóng những xúc tình làm cho méo mó, lộn xộn thì dù các bóng rộn ràng chuyển động xuôi ngược đến đâu, tấm gương tâm vẫn “mãi ở Na-già định”. Na-già là loài rồng, tượng trưng cho bậc Giác ngộ. Na-già định hay Phật định là cái định vốn như vậy từ vô thủy đến vô chung. Đó cũng chính là tấm gương tâm: “Đại viên cảnh trí: tánh thanh tịnh”.

Thực hành là biến những điều trên thành hiện thực, hiện thực hóa (to realize) chúng. Đó là đời sống bất tửthanh tịnhđạo Phật đề nghị.

  1. Qua bài kệ khai thị về Tám Thức và Bốn Trí này của Lục tổ, chúng ta còn nhận thấy những điều như sau:

Đức Phật đã nói, như đại dương chỉ có một vị mặn, Pháp của Phật chỉ có một vị. Dù về sau Phật giáo có chia thành các tông phái phù hợp với căn cơ người thực hành nhưng các tông phái ấy đều cùng một vị. Một vị ấy là “thật tướng của tất cả các pháp”. Do đó, các tông phái tương thông, hỗ trợ lẫn nhau chứ không chống trái, phủ định nhau. Tất cả tông phái đều cùng một Nền tảng mà Kinh Viên Giác gọi là “nhân địa thanh tịnh bản khởi của chư Phật, cũng là giác địa thanh tịnh của tất cả chúng sanh”. Từ Nền tảng ấy mà có những Con đường khác biệt để đi đến cùng một Quả Phật.

Nói về Bốn Trí, là một chủ đề lớn của Duy thức tông, chúng ta còn thấy có Mật tông (Ngũ Trí Như Lai), và ở đây là Thiền tông, và rải rác ở vài tông phái khác. Các tông phái ở trong Một Vị thì không khác nhau. Thế nên, các đại sư của một dòng truyền thừa đều thông hiểumở rộng để bao trùm các tông phái khác làm cho Phật giáo càng thêm phong phú.

Trong những lời dạy của Lục tổ trong kinh Pháp Bảo Đàn, ngài đã đề cập và trích từ nhiều kinh luận như Duy Ma Cật, Kim Cương, Đại Bát Niết Bàn, Thành Duy Thức Luận, Đại Bát Nhã…. Trong kinh này, ngài nói đến nhiều chủ đề của Đại thừa như Ba Thân Phật, Vô tướng, Vô trụ, Vô niệm, Thiền định, quy y, phát tâm, sám hối…

Một vị Tổ của một tông phái là người đã đi vào biển Phật pháp, nên vị ấy thông hiểu sâu rộng để có thể dung thông tất cả các tông phái khác khiến cho chúng sanh được nhiều lợi lạc, như lời nguyện của Bồ-tát: “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Lịch sử Phật giáo đã cho thấy rằng tông phái nào đủ bề sâu để mở rộng ra tiếp xúc, bao gồm các tông phái khác thì phát triển được lâu dài với thời gian.

(Văn Hóa Phật Giáo số 204)

Từ khóa » Diệu Quan Sát Trí Là Gì