Bài Luận Văn Là Gì? Cách Trình Bày Luận Văn Như Thế Nào?

Bài luận văn là gì? Vì sao cần phải viết luận văn tốt nghiệp? và cách trình bày luận văn như thế nào cho đúng chuẩn học thuật để có thể bảo toàn điểm số? Nhiều bạn vẫn còn rất bỡ ngỡ với luận văn và cảm giác như luận văn là một thử thách rất lớn trong thời gian ngồi trên ghế giảng đường. Trong bài viết dưới đây, Luận Văn 1080 sẽ giúp bạn làm quen với luận văn qua các kiến thức về cách trình bày luận văn đúng chuẩn.

Xem thêm:

Tổng hợp mẫu slide cảm ơn powerpoint đẹp nhất

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Bảo Vệ Luận Văn Thạc Sĩ

Mục lục

    • 1. Luận văn là gì?
      • 1.1 Định nghĩa về luận văn
      • 1.2 Vì sao phải viết luận văn?
    • 2. Quy định trình bày luận văn tốt nghiệp
      • 2.1 Cấu trúc của bài luận văn tốt nghiệp
      • 2.2 Cách trình bày luận văn chuẩn

1. Luận văn là gì?

Bài luận văn là gì? Cách trình bày luận văn như thế nào?
Bài luận văn là gì? Cách trình bày luận văn như thế nào?

1.1 Định nghĩa về luận văn

Luận văn là một văn bản trình bày công trình nghiên cứu về những đề tài mang tính cấp thiết và không trùng lặp. Các đề tài trong luận văn thường được tác giả lựa chọn theo chuyên môn, ý thích hoặc được ấn định bởi thầy cô hướng dẫn. Đối tượng làm luận văn là các sinh viên đại học, cao học sắp tốt nghiệp hoặc những người cần bảo vệ luận án lấy bằng thạc sĩ. 

1.2 Vì sao phải viết luận văn?

Viết luận văn giúp sinh viên thể hiện được khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn qua việc tổng hợp kiến thức, phân tích vấn đề, lập luận chứng minh, và đưa ra các đóng góp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề mình nghiên cứu.

Qua đó, giúp giáo viên đánh giá được năng lực và mức độ lĩnh ngộ kiến thức đã học của sinh viên, cũng như rèn luyện kỹ năng thuyết trình độc lập về công trình lao động của bản thân.

2. Quy định trình bày luận văn tốt nghiệp

Quy định trình bày luận văn tốt nghiệp

2.1 Cấu trúc của bài luận văn tốt nghiệp

Cách trình bày luận văn tốt nghiệp sẽ bao gồm trên dưới 100 trang giấy khổ A4, có cấu trúc như sau:

Trang bìa: Thể hiện tên đề tài, tên tác giả, tên giáo viên hướng dẫn, tên cơ sở đào tạo, địa điểm - thời gian thực hiện. 

Lời cam đoan: Giúp khẳng định giá trị độc nhất của luận văn, nội dung trong luận văn là công trình nghiên cứu của chính tác giả và không sao chép.

Lời cảm ơn: Giúp thể hiện lòng biết ơn của bạn với những người hỗ trợ trong quá trình viết luận văn.

Danh mục các từ viết tắt, bảng, hình: Là danh sách giúp người xem hiểu được những ký tự được viết tắt và nắm được danh sách các bảng biểu, hình ảnh liên quan đến nội dung trong luận văn.

Tóm tắt: Phần tóm tắt giúp người xem tổng quát được các ý chính mà nội dung luận văn muốn thể hiện.

Nội dung chính: Là phần quan trọng nhất trong luận văn, bao gồm phần giới thiệu đề tài, phân tích nghiên cứu, kết bài, nêu những kiến nghị cá nhân. 

Tài liệu tham khảo: Giúp liệt kê tất cả các tài liệu mà bạn đã dùng làm cơ sở lý luận để chứng minh cho các luận cứ trong luận văn.

Phụ lục: Trình bày cụ thể các dữ liệu thô, bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, bảng khảo sát… có liên quan đến quá trình nghiên cứu.

Tham khảo thêm các mẫu bìa luận văn tốt nghiệp đẹp và bắt mắt nhất.

2.2 Cách trình bày luận văn chuẩn

Cách trình bày luận văn chuẩn

Khi viết luận văn, bên cạnh việc trau chuốt kỹ lưỡng nội dung, bạn cũng cần thực hiện đúng theo hình thức đã được quy định sẵn, nhằm đồng bộ theo quy cách của những bài luận văn tốt nghiệp. Cụ thể như sau:

– Luận văn cần được đánh máy bằng phần mềm Microsoft Word theo bộ chữ Unicode chuẩn TCVN-6909 nhằm tiện lợi cho việc lưu trữ.

– Có 2 Font chữ quy định theo chuẩn là (1) Times New Roman, kích cỡ 13 - 14  hoặc (2) Arial, kích cỡ 12. Khoảng cách giữa các dòng được quy định là 1.5

– Theo cách trình bày luận văn chuẩn, khổ giấy A4 (210 x 297mm), canh lề trái 3cm, canh lề phải từ 2cm, canh lề trên và lề dưới là 2cm. Đây là các kích thước căn lề chuẩn để đảm bảo cắt xén an toàn khi in và có đủ chỗ trống cho hội đồng phản biện ghi nhận xét.

– Bìa luận văn nên được bảo vệ bên dưới một tấm nhựa mỏng trong suốt nhằm bảo quản luận văn tốt hơn, giúp tăng tính thẩm mĩ cho quyển luận văn và có thể dễ dàng dán phong bì đựng đĩa lên trên. Nội dung bìa cần có đầy đủ tên đề tài, sinh viên, tên khoa, tên lớp, tên thầy cô hướng dẫn, địa điểm và thời gian thực hiện để dễ lưu trữ và tìm kiếm.

– Mục lục luận văn

+ Số chương, tiêu đề chương hay các mục lớn cần được viết bằng chữ in hoa và in đậm

+ Dưới mỗi tiêu đề chương sẽ là tên các cấp tiểu mục thuộc chương đó. Từng cấp tiểu mục cần được đánh số thứ tự và viết trên từng dòng riêng biệt.

+ Một chương không nên có quá 4 cấp tiểu mục

+ Ở từng đề mục dù lớn hay nhỏ phải được thể hiện số trang nhằm giúp đọc giả có thể dễ dàng tìm kiếm đến phần mà mình cần đọc. 

– Tóm tắt: 

Phần này giúp tóm gọn lại các ý chính của luận văn giúp người xem dễ dàng nắm được những điểm cần lưu ý trong nội dung bài, và dễ dàng nắm bắt, theo kịp nội dung bài thuyết trình của tác giả.

Theo cách trình bày luận văn đúng chuẩn, tóm tắt chỉ nên dài tầm 300 chữ giúp dễ dàng truy cập nhanh khi đưa lên cơ sở dữ liệu trên hệ thống máy tính.

– Trích dẫn tài liệu tham khảo

Trích dẫn tài liệu tham khảo được thực hiện theo tiêu chuẩn APA. Đây là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi tại các trường cao đẳng, đại học, và học viện trên đất nước Việt Nam. 

Các trích dẫn tài liệu tham khảo sẽ xuất hiện trong phần cơ sở lý luận và những phần có sử dụng những lý thuyết từ bài nghiên cứu của những tác giả hoặc tổ chức khác. Trích dẫn tài liệu tham khảo tạo nên tính giá trị xác thực của luận văn. 

Theo cách trình bày luận văn chuẩn, khi trích dẫn bạn sẽ ghi họ của tác giả nước ngoài hoặc tên của tác giả Việt Nam, kèm theo năm xuất bản. Phần họ/tên tác giả cùng năm xuất bản sẽ được bỏ trong ngoặc đơn nếu như đặt ở cuối câu, và chỉ đóng ngoặc năm xuất bản nếu đặt ở đầu câu.

– Kết luận cho nội dung luận văn

Phần kết luận là phần cuối cùng trong cách trình bày luận văn phần nội dung chính, có độ dài 1-2 trang A4. Trong phần này, lần lượt các kết quả phát hiện được sẽ được kể ra kèm theo những giải pháp mà bạn đề ra nhằm giải quyết vấn đề mà luận văn đang nghiên cứu. Cuối cùng, bạn cần nêu thêm các kiến nghị của bản thân về những điểm cần sự nghiên cứu sâu hơn.

– Danh sách tài liệu tham khảo

Các tài liệu tham khảo sẽ được liệt kê thành một danh sách và đặt ở cuối luận văn sau phần kết luận của nội dung chính. Hình thức viết danh sách tài liệu tham khảo cũng được thực hiện theo tiêu chuẩn APA với các quy định về chữ viết tắt, chữ in nghiêng, nội dung trong ngoặc kép, ngoặc đơn… theo từng loại nguồn tài liệu tham khảo. Các bạn nên tìm hiểu sâu hơn về cách viết tài liệu tham khảo trong bài viết riêng về nội dung này nhé.

– Phụ lục luận văn

+ Mỗi phụ lục cần thể hiện trên một trang riêng

+ Các phụ lục cần được đặt tên và đánh số thứ tự

+ Phụ lục cũng cần được thể hiện trong mục lục của luận văn

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách trình bày luận văn tốt nghiệp đại học, nếu bạn trình bày đúng theo các quy chuẩn nói trên thì chắc chắn bạn có thể bảo toàn số điểm cho công trình nghiên cứu trong luận văn của mình. 

Nếu bạn cần giúp đỡ về bất cứ vấn đề gì về cách trình bày luận văn, đừng ngần ngại liên hệ với Tổng đài Luận Văn 1080 qua Hotline: 096.999.1080 hoặc Email: luanvan1080@gmail.com, chúng tôi sẽ trả lời những thắc mắc của bạn một cách sớm nhất.

Từ khóa » Trình Bày Gì